Frog Haiku – Basho

IMG_3945
Basho’s calligraphy

古池や
蛙飛び込む
水の音

ふるいけや
かわずとびこむ
みずのおと

furu ike ya
kawazu tobikomu
mizu no oto

———-

Old pond — frogs jumped in — sound of water.
Translated by Lafcadio Hearn

A lonely pond in age-old stillness sleeps . . .
Apart, unstirred by sound or motion . . . till
Suddenly into it a lithe frog leaps.
Translated by Curtis Hidden Page

Into the ancient pond
A frog jumps
Water’s sound!
Translated by D.T. Suzuki

The old pond;
A frog jumps in —
The sound of the water.
Translated by R.H. Blyth

An old pond —
The sound
Of a diving frog.
Translated by Kenneth Rexroth

Pond, there, still and old!
A frog has jumped from the shore.
The splash can be heard.
Translated by Eli Siegel

Old pond
and a frog-jump-in
water-sound
Translated by Harold G. Henderson

The old pond, yes, and
A frog-jumping-in-the-
Water’s noise!
Translated by G.S. Fraser

The ancient pond
A frog leaps in
The sound of the water.
Translated by Donald Keene

old pond
frog leaping
splash
Translated by Cid Corman

The old pond,
A frog jumps in:
Plop!
Translated by Alan Watts

Breaking the silence
Of an ancient pond,
A frog jumped into water —
A deep resonance.
Translated by Nobuyuki Yuasa

The quiet pond
A frog leaps in,
The sound of the water.
Translated by Edward Seidensticker

The old pond —
A frog leaps in,
And a splash.
Translated by Makoto Ueda

old pond
a frog in-leaping
water-note
Translated by Cana Maeda

The old pond
A frog jumped in,
Kerplunk!
Translated by Allen Ginsberg

The old pond is still
a frog leaps right into it
splashing the water
Translated by Earl Miner & Hiroko Odagiri

old pond . . .
a frog leaps in
water’s sound
Translated by William J. Higginson

Old dark sleepy pool
quick unexpected frog
goes plop! Watersplash.
Translated by Peter Beilenson

Listen! a frog
Jumping into the stillness
Of an ancient pond!
Translated by Dorothy Britton

Old pond
leap — splash
a frog.
Translated by Lucien Stryk

The old pond;
A frog jumps in —
The sound of the water.
Translated by Robert Aitken

The old pond —
a frog jumps in,
sound of water.
Translated by Robert Hass

At the ancient pond
a frog plunges into
the sound of water
Translated by Sam Hamill

dark old pond
:
a frog plunks in
Translated by Dick Bakken

Ancient silent pond
Then a frog jumped right in
Watersound: kerplunk
Translated by John S. Major

old pond
a frog leaps in —
a moment after, silence
Translated by Ross Figgins

ancient is the pond —
suddenly a frog leaps — now!
the water echoes
Translated by Tim Chilcott

pond
frog
plop!
Translated by James Kirkup

old pond
a frog jumps into
the sound of water
Translated by Jane Reichhold

There once was a curious frog
Who sat by a pond on a log
And, to see what resulted,
In the pond catapulted
With a water-noise heard round the bog.
Translated by Alfred H. Marks

Within aging pond
frogs jumping vibrate the calm
water’s resonance
Translated by Sarah Isbell

———-

Cái ao cũ —
Con nhái nhảy vào
Tiếng nước động.

 

Ao cũ —
Con nhái nhảy vào
Tiếng nước xao.

———-

Notes:

Image is Basho’s calligraphy.

Matsuo Bashō (松尾芭蕉 – Tùng Vĩ Ba Tiêu, 1644 – 28 November 1694)

http://www.bopsecrets.org/gateway/passages/basho-frog.htm

https://briefpoems.wordpress.com/2015/08/30/frogs-bashos-many-english-frogs/

http://www.japanpitt.pitt.edu/essays-and-articles/culture/matsuo-bashō-and-art-haiku

http://basho-imagery.blogspot.com/2012/11/basho-in-sumi-wood-bronze.html?m=1

 

https://m.youtube.com/watch?v=UiZTrPVh81A

Cicada Voice Haiku – Basho

IMG_3941
Painting by Hobun Kikuchi

閑かさや
岩にしみ入る
蝉の声

しづかさや
いはにしみいる
せみのこゑ

shizukasa ya
iwa ni shimi-iru
semi no koe

———-

stillness—
sinking into the rocks,
cicadas’ cry
—Barnhill, Bashō’s Haiku, 94, #392

the stillness—
seeping into the rocks
cicadas’ screech
—Ueda, Bashō and His Interpreters, 249

Quietness—
Sinking into the rocks,
A cicada’s cry.
—Ueda, Matsuo Bashō, 52

stillness—
sinking deep into the rocks
cries of the cicada
—Shirane, Traces of Dreams, 228, 273

Lonely stillness—
a single cicada’s cry
sinking into stone
—Hamill, The Essential Bashō, 22, 143

Ah, such stillness:
that the very rocks are pierced
by cicadas’ drone!
—Carter, Traditional Japanese Poetry, 356

Ah, tranquility!
Penetrating the very rock,
a cicada’s voice.
—Helen Craig McCullough, Classical Japanese Prose, 539

How still it is here—
Stinging into the stones,
The locusts’ trill.
—Keene, Narrow Road, 99

Quietness: seeping into the rocks, the cicada’s voice
—Sato, Narrow Road, 95

Silence—
Penetrating the rocks,
Cicada voices.
—Stephen Addiss, The Art of Haiku

———-

Tĩnh lặng –
Thấm vào đá,
Tiếng ve.

———-
Notes:

Painting by Hobun Kikuchi

https://en.m.wikisource.org/wiki/Template:Basho_Haiku_S

https://www.uwosh.edu/facstaff/barnhill/es-244-basho/hokku.pdf

https://m.youtube.com/watch?v=qfxJROv86XU

-—

Suiseki Terms

水石
Suiseki
water stone
thủy thạch

台座
Daiza
pedestal/base
đài tọa

山水景石
Sansui keiseki
landscape scenery stone
sơn thủy cảnh thạch

遠山石
Toyama-ishi
distant mountain
viễn sơn thạch

島形石・
Shimagata-ishi
island
đảo hình thạch

岩潟石
Iwagata-ishi
costal rock
nham tích thạch

水溜まり石
Mizutamari-ishi
pool, lake
thủy lưu thạch

滝石 (Japanese 滝 = Chinese 瀧)
Taki-ishi
waterfall
lung thạch

土坡
Doha
plateau/hillside
thổ pha

段石
Dan-ishi
plateau/step stone
đoạn thạch

洞門
Domon
tunnel
đỗng môn

姿石
Sugata-ishi
figure/object
tư thạch

形象石
Keisho-seki
figure/object
hình tượng thạch

茅舎石 (Japanese 舎 = Chinese 舍)
Kuzuya-ishi
thatched hut
mao xá thạch

紋様石 (Japanese 様 = Chinese 樣)
Monyo-ishi
pattern
văn dạng thạch

Source:

http://www.suiseki.jp/great.html

http://www.suiseki-assn.gr.jp/en/record1.html

http://aisekikai.com/resources/July+newsletter+20.pdf

———-

Notes:

Painting Poet on a Mountaintop (杖藜遠眺) by Shen Zhou (沈周 – 1427–1509)

Poem on the painting reads:

白雲如帶束山腰,石磴飛空細路遙。獨倚杖藜舒眺望,欲因鳴澗答吹簫。

White clouds sash-like
wrap mountain waists,
The rock terrace flies in space
distant, a narrow path.
Leaning on a bramble staff
far and free I gaze,
To the warble of valley brook
I will reply, whistling.

(Translation from Indiana University.)

Tranh minh họa Trượng Lê Viễn Thiếu của danh họa thời Minh Thẩm Chu.

Source: http://www.chinaonlinemuseum.com/painting-shen-zhou-poet-on-a-mountaintop.php

Stone – Charles Simic

Stone
Charles Simic

Go inside a stone
That would be my way.
Let somebody else become a dove
Or gnash with a tiger’s tooth.
I am happy to be a stone.
From the outside the stone is a riddle:
No one knows how to answer it.
Yet within, it must be cool and quiet
Even though a child throws it in a river;
The stone sinks, slow, unperturbed
To the river bottom
Where the fishes come to knock on it
And listen.
I have seen sparks fly out
When two stones are rubbed,
So perhaps it is not dark inside after all;
Perhaps there is a moon shining
From somewhere, as though behind a hill–
Just enough light to make out
The strange writings, the star-charts
On the inner walls.

—————

Đá
Charles Simic
Võ Tấn Phát dịch

Đi vào trong hòn đá
Là con đường của tôi.
Hãy để ai khác làm chim câu
Hoặc nghiến răng hổ báo.
Tôi hạnh phúc được làm một hòn đá.
Từ bên ngoài hòn đá là một câu đố:
Không ai biết lời giải.
Nhưng bên trong hòn đá ắt phải mát dịu và tĩnh lặng
Dù bị đứa bé quăng xuống hồ;
Hòn đá chìm, chậm rãi, vững chãi
Xuống đáy sông
Nơi cá tìm đến gõ cửa
Và lắng nghe.
Tôi đã thấy những tia lửa phóng ra
Khi hai hòn đá được quẹt vào nhau,
Có lẽ bên trong đá đâu phải tối đen;
Có lẽ một vầng trăng đang tỏa sáng
Ở đâu đó, dường như sau một ngọn đồi-
Chỉ đủ sáng để thấy được
Những chữ viết lạ, những biểu đồ sao
Trên những bức tường bên trong.

Source: https://owlsmag.wordpress.com/2010/04/06/olives-simic/

Rock Hunting in Yuha Desert

Rock Hunting in Yuha Desert
Phat Vo
(Bilingual)
http://www.aisekikai.com/resources/May+newsletter+17.pdf

On Friday, March 31, 2017 we drove to Calexico, CA for a tanseki – a rock hunting trip. Next morning we went to Yuha Desert with the Aiseki Kai members and their dogs to look for rocks. The weather was very nice, and the desert was full of beautiful flowers, insects, and reptiles. We found one of the best rocks of the trip, which was either a cave, a polar bear, or a shelter according to several members.

That Saturday night we went back to the hotel and had a big party. We ate a lot, had a few drinks, got into lively conversations, and opened our hearts to others. A few years back we went on the rock hunting trip in Yuha for the first time. When we were deep in the desert, Larry Ragle asked us to listen to the strange silence of the land. On that last trip his wife Nina found one of the best thatched hut stone. Here was the haiku I had for that occasion.

In Yuha Desert,
A thatched hut
Found its dweller.

Sunday morning we went to a different place in the Yuha Desert and looked for more rocks, and said goodby and drove home around 2PM. On the way back we stopped at a gas station and asked for the best Mexican restaurant in Calexico. Then we stopped at the dPoly restaurant and had the best Mexican food ever.
It was a short but wonderful trip!

3BF5936B-92F7-423A-AAD5-B4F84B8DA8B1
Nina and Larry Ragle’s hut stone

Tìm đá trong sa mạc Yuha
Võ Tấn Phát

Thứ 6, 31/3/2017 tụi mình lái xe tới Calexico tiểu bang California để tìm đá cảnh. Sáng hôm sau lái xe tới sa mạc Yuha với các thành viên của Aiseki Kai (Ái Thạch Hội) và vài chú chó để tìm đá. Thời tiết rất đẹp, còn sa mạc thì đầy hoa, côn trùng, và thằn lằn. Hai vợ chồng tìm được một hòn đá đẹp nhất trong cả chuyến đi, nhìn thì lúc giống như hang động, gấu bắc cực, hay vũ túc thạch (đá trú mưa).

Tối thứ 7 cả nhóm về lại khách sạn và bày tiệc. Cả bọn ăn nhiều, uống sương sương, tán chuyện thoải mái, và mở lòng với nhau. Vài năm trước hai đứa mình đi lượm đá lần đầu tiên với hội đá ở sa mạc Yuha. Khi ở sâu trong sa mạc, Larry Ragle (ông hội trưởng) bảo tất cả hãy yên lặng để lắng nghe sự tĩnh lặng lạ kỳ trong đó. Trong chuyến đi đó vợ ông là Nina đã tìm thấy một trong những hòn đá hình ngôi nhà tranh tuyêt đẹp. Mình đã làm thử một bài haiku nhân sự kiện đó.

Trong sa mạc Yuha,
Một ngôi nhà tranh
Đã tìm thấy người khách trọ.

Sáng chủ nhật cả nhóm đến một chỗ khác trong sa mạc Yuha tìm đá, rồi chia tay khoảng 2 giờ chiều ra về. Hai vợ chồng dừng lại ở một tiệm đổ xăng và hỏi quán ăn Mễ ngon nhất ở Calexico. Rồi tới quán tên dPoly và ăn những món ăn Mễ ngon nhất hồi giờ.

Một chuyến đi ngắn nhưng rất tuyệt!

Hut stone picture from Valavanis’s blog: https://valavanisbonsaiblog.com/2015/02/09/2015-2nd-japan-suiseki-exhibition/

Suiseki Philosophy – Hideko Metaxas

6B9CDCFC-51FE-4A90-B188-0DCFC3FB9C95
Suiseki in Hideko’s collection, photo by Sam Edge

Suiseki Philosophy
Hideko Metaxas

A stone by itself is just a stone. It may possess an excellent landscape or scenery, but a stone must be first cleaned, aged, and properly placed in an appropriate suiban with suitable sand, or placed in an appropriate daiza to be classified as a suiseki. An immortal stone, hard and cold, has a life with spirit and feeling. Especially when it is a suiseki. It speaks to you, it comforts you, and it listens to you. It also helps one to introspect and accept life.

The late Mr. Keiseki Hirotsu (our sensei) often used to tell us in his lectures, “Suiseki equals Zen”. I never fully understood what he meant then. He used to say true suiseki admirers were the people who understood Zen Buddhism, but for some mysterious reason, became attracted to stones and eventually finding a peaceful world of stillness, nothingness, and tranquility in solitude, which is the world of Zen Buddhism.

My concept of suiseki is contemplation. Suiseki has a magical power to eliminate all nonessential desires, greed, emotions, etc. In contemplation through suiseki, there is nothing between oneself and nature. There is nobody between oneself and almighty god, the creator of the universe. Suiseki is magnanimous and patient. Suiseki allows individuals to find one’s own spiritual sanctuary in their own space.

From: Golden Statements, November/December 2001
Source: http://felixrivera-suiseki.com/galleries/hideko.html

Minh triết của thủy thạch
Hideko Metaxas
Võ Tấn Phát dịch

Một hòn đá tự thân chỉ là một hòn đá. Nó có thể mang hình dáng một phong cảnh tuyệt hảo, nhưng trước tiên nó phải được rửa sạch, nuôi dưỡng, và được đặt vào trong thủy bồn vừa cỡ với loại cát thích hợp, hoặc để lên cái đai-za vừa vặn, thì mới thành thủy thạch. Một hòn đá – bất tử, cứng và lạnh – có một đời sống mang linh hồn và cảm xúc riêng. Nhất là khi nó là thủy thạch. Nó trò chuyện, xoa dịu, và lắng nghe ta. Nó cũng giúp ta tự vấn và chấp nhận cuộc đời.

Người thầy quá cố của chúng tôi, Keiseki Hirotsu, trong những bài giảng cho chúng tôi thường nói rằng “thủy thạch tức là Thiền”. Hồi đó tôi không hiểu nghĩa câu nói này của ông. Ông thường nói rằng một người yêu thủy thạch là một người thấu hiểu Phật Giáo Thiền Tông, nhưng vì một lý do bí ẩn nào đó, bị đá hút hồn rồi cuối cùng tìm thấy một thế giới bình an của thinh lặng, của cái không, của niềm an lạc trong cô tịch, vốn là thế giới của Phật Giáo Thiền Tông.

Quan niệm của tôi về thủy thạch là suy ngẫm. Thủy thạch có năng lực thần bí giúp loại bỏ những ham muốn, tham lam, cảm xúc không cần thiết. Khi suy ngẫm về thủy thạch, không có gì ngăn cách giữa ta và thế giới. Không còn ai xen giữa ta và đấng thượng đế toàn năng, đấng sáng tạo thế giới. Thủy thạch rộng lượng và kiên nhẫn. Thủy thạch cho phép mỗi cá nhân tìm ra ngôi đền thờ tinh thần trong không gian riêng của mình.

Photo source: https://samedge.wordpress.com/2010/10/30/gsbf-suiseki-panel-discussion/

Sui-seki (水石) – Richard Ota

Sui-seki
Richard Ota

According to the dictionaries a stone is a “piece of rock” and a rock is any “solid mineral matter”. To a Sui-seki enthusiast a stone is more than that, considerably more.

No one really knows when the cult of sui-seki began, however the first written records appeared some 600 years ago. It has been said in Japan that the full appreciation of Sui-seki can be acquired only after one has cultivated and acquired reverence and appreciation for ancient writings, objects d-arte, paintings and bonsai, but even if true, anyone with a love of beauty can admire Sui-seki. Like bonsai, Sui-seki fall into several definite styles of classifications. For example, there is the 
to-yama-ishi or “Distant Mountain View stone”, the shima-gata-ishi or “Island Shaped Stone”, the sugata-ishi or “Figure” stone, which may be in the shape of clouds, or birds, or various animals. There are eight classic styles.

How or where a Sui-seki stone is displayed of no matter, so long as it is in a
natural manner. An Island Stone should sit in its mounting so that it is viewed as an island and a kikka- seki so that its chrysanthemum blossom shows to its best advantage. Never however, color, or carve, or alter the natural shape, nor put two or more stones together to look like one. A Sui-seki stone is of Nature’s creation, not a piece of sculpture.

It is written in an ancient book that “stone is close to Zen”. If this observation seems a bit esoteric consider the following: No two stones are alike. The impressions a person receives from a stone are singular, to him and for him alone. And while the beauty of a flower is a fleeting thing, a stone is forever.

This importance of the more permanent over the transient is why Japanese gardens display flowers at a minimum and stress rocks and sand and evergreens. The famous stone garden, Ryoan-ji, in Kyoto is a perfect example of the fore-going, just rocks and sand and yet, each observer receives a different emotional experience, a different impression when he sees it and, perhaps, a distinctly different one when he sees it again, or at another hour of the day.

Probably the most important factor, aside from a stone’s intrinsic beauty is the sense of immortality its permanence conveys. Changeable in its effect, yet unchangeable in essence. The same stone under a hot sun is a different stone in the moonlight, or wet with rain. And to repeat, what you see in this stone is not what I see. This is the fascination of Sui-seki. This is its curious beauty. And lastly, a Sui-seki stone should evoke memories of the day you found it, the difficulty of the search, the heat, or the cold, even the mood that possessed you at the time.

Search for a Sui-seki stone sometime. They’re not everywhere. But when you find one, look closely, you may see that it can be a great deal more than just a chunk of “solid mineral matter”.

Source: Aisekikai Newsletter, June 2009

Thủy Thạch
Richard Ota
Võ Tấn Phát dịch

Bản dịch đã đăng ở Tiền Vệ https://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=9981

Theo từ điển thì một hòn đá chỉ là một hòn đá, bất kỳ “mảnh khoáng vật ở thể rắn”. Đối với một người mê thuỷ thạch thì một hòn đá còn hơn thế, hơn rất nhiều.

Không ai thực sự biết được môn phái thuỷ thạch ra đời khi nào, nhưng những ghi chép đầu tiên xuất hiện khoảng 600 năm trước. Ở Nhật bản người ta cho rằng một người chỉ thấu hết cái đẹp của thuỷ thạch khi nào y trau dồi, thực lòng sùng mộ, và cảm nhận được thư pháp cổ nhân, tác phẩm mỹ thuật, tranh và cây cảnh. Nhưng cho dù thực sự như thế, bất kỳ người nào yêu cái đẹp cũng có thể thưởng thức thuỷ thạch. Cũng như cây cảnh, thuỷ thạch được phân ra nhiều loại. Thí dụ như, to-yama-ishi (遠山石) hay “Viễn Sơn Thạch”, shima-gata-ishi (島形石) hay “Đảo Hình Thạch”, sugata-ishi (姿石) hay “Tư Thạch”, đá có hình mây, chim, hay thú vật. Có tám dáng thuỷ thạch cổ điển.

Một hòn thuỷ thạch được sắp đặt như thế nào và ở đâu thì không quan trọng, miễn là nó trông tự nhiên. Một Đảo Thạch nên đặt sao cho giống một hòn đảo, và một kikka-seki (菊花石 – “Cúc Hoa Thạch”) sao cho đoá hoa cúc khoe phía đẹp nhất ra. Tuy vậy không bao giờ sơn phết, đục đẽo, hay làm đổi thay hình dáng tự nhiên, hay gộp vài viên đá với nhau giả làm một. Một viên thuỷ thạch là một sản phẩm của tự nhiên, không phải là một tác phẩm điêu khắc.

Một cuốn cổ thư viết rằng “đá gần với Thiền”. Nếu nhận xét này có vẻ hơi bí ẩn thì hãy suy xét điều này: không có hai hòn đá nào giống nhau. Ấn tượng một người nhận được từ một hòn đá là độc nhất, chỉ từ y và cho y mà thôi. Và trong khi vẻ đẹp của một đoá hoa là thoáng qua, một hòn đá là vĩnh cửu.

Sự đặt nặng cái thường hằng hơn cái phù du là lý do vườn Nhật trồng hoa ở mức tối thiểu và nhấn mạnh vào đá và cây thường xanh. Vườn đá nổi tiếng, Ryōan-ji (龍安寺 – “Long An Tự”) ở Kyoto là một ví dụ hoàn hảo nhất, chỉ với đá và cát và tuy thế, mỗi người nhận được một kinh nghiệm cảm xúc khác nhau, một ấn tượng khác nhau khi y ngắm khu vườn và, có thể, sẽ khác nữa khi y ngắm nó lần nữa, hay vào lúc khác trong ngày.

Có lẽ yếu tố quan trọng nhất, bên cạnh vẻ đẹp tự thân của hòn đá là cái cảm giác bất tử truyền lại từ sự vĩnh hằng của nó. Ảnh hưởng thì thay đổi, còn bản chất thì không hề. Cùng hòn đá đó ở dưới ánh mặt trời nóng bỏng khác với hòn đá dưới ánh trăng, hay đẫm ướt dưới mưa. Và hãy nhắc lại, cái bạn nhìn thấy trong hòn đá này không phải là cái tôi thấy. Đó là sự mê hoặc của thuỷ thạch. Đó là vẻ đẹp kỳ diệu của nó. Và cuối cùng, một viên thuỷ thạch sẽ gợi lại ký ức cái ngày bạn tìm ra nó, sự khó khăn của cuộc tìm kiếm, tiết trời nóng lạnh, thậm chí tâm trạng lúc đó của bạn.

Hãy đi tìm một hòn thuỷ thạch. Không phải chỗ nào cũng tìm được đâu. Nhưng khi tìm thấy nó, hãy nhìn kỹ, bạn có thể thấy rất nhiều, chứ không phải chỉ là một “mảnh khoáng vật ở thể rắn”.

—————-
Nguồn: Aisekikai Newsletter, June 2009

Books

IMG_3920


Books

Phat Vo

May 23, 2016

This article was published in the E-zine http://damau.org/archives/42647

October last year (2015) my sister and her family came over from Vietnam to visit my father in Little Saigon, California. We visited many places and took many pictures, but one picture has been my favorite of the whole visit. It had poor lighting, strange composition, crooked angle, all the signs of an amateur photographer with an iPhone 4S. There after a long day walking around the Museums and Gardens of the Huntington Library, exhausted, we headed out and on the way stopped by the real Library which housed all the precious manuscripts and books. Somehow my father and my niece happened to read together the information at the display of the first printed book of Western Civilization, the Gutenberg Bible. Asking them to turn around for a pose, I took the picture very quick without thinking. Right there and then I remembered it very vividly.

I remembered that a little more than 40 years ago, myself the 5 and 1/2 year old kid was an enthusiastic book destroyer. In a storage room with all the windows closed or opened a little, I enjoyed throwing torn books and pages into a fire in the middle of the room. The kid in me was happy to play with fire without knowing what was going on.

Only a long time later when I knew enough, my parents told me of the event. After the Communist North won the war in April 1975, they ordered people to turn in books published in the South which they deemed decadent, depraved and anti-revolutionary, to be destroyed. My father – who as a kid in his small village witnessed the Communist Land Reform in the early 1950s, in which the poor farmers were directed by the soldiers to torture old rich farmers – knew not to trust the communists. Afraid that the communists would record our books for later punishment, he decided to burn most of the books in our small library. To hide from the potentially nosy neighbors, we closed or opened slightly most windows during the reluctant book burning ritual. Hundreds of books were burned in a few days.

Growing up and studying totally under the communist rule, I soon forgot all about that incident. That tragedy of ours was insignificant compared to the loss of lives and properties of countless others. I was pretty happy despite all the hardship our family endured during the communist mismanagement of the country. As I got older, I vaguely realized something was wrong during those years. A teacher of mine and a close friend of our parents whom I loved and respected so much escaped by boat without saying goodbye to me. Some of our parents’ friends came over and talked about their shame of teaching kids the lies in textbooks. Some others from the South Vietnam Army after being “re-educated” came and wished they had fought harder. Relatives and neighbors died because of a shortage of medicines or medical staff’s carelessness. Wars after wars. Endless news of enemies trying to destroy our countries. Those terrible years of not having enough to eat, of mistrust between neighbors and friends, of listening to lies through propaganda in all forms of media, of living lives of fear under constant watch of local policemen. There I read most of the remaining books in our library. Valuable books were hard to find, but our parents managed to buy good books, even some banned books, and encouraged us to read and to learn the truth through them. The book burning images came back a little, and I sometimes wondered if I was reading books which were burned in that closed room years ago.

Then I came to America. I saw in a small American city a library bigger than the Vietnam National Library in Saigon, and was astonished to be able to get the library card within a few minutes and was able to borrow tons of books right there.

That experience of book burning and book scarcity in Vietnam during my young years probably explains my crazy love of books in physical form. I could go for hours in libraries or old bookstores admiring books hundreds of years old. In San Francisco museums or in Boston old bookstores, I was attracted to old books or old manuscripts on display and longed to touch them in order to feel the wisdom of old age on those pages. More than once I could not resist the urge to buy an old copy of a favorite book of mine, so I could read, reread, feel the pages, and enjoy the illustrations, like a small child. A few copies of Candide. A few copies of The Book of Tea.

In school and at work occasionally I had to argue with people who still considered Ho Chi Minh a just and enlightened leader of Vietnam. Many times my English was not good enough to defend my points, I found myself repeating the indictment just like a kid, “but he was a mass murderer.” Maybe now I would add, “he was also a mass book destroyer?”

Back to the picture, there stood a grandpa who burned his beloved books 40 years ago, next to a granddaughter who first came to a country which treasured books, next to a first printed book copy of the West. The picture draws tears sometimes when I look at it.

I know I am forever an enemy of those thugs who burn books! No matter how small or hopeless my effort is.

Sách
Võ Tấn Phát

Đã đăng ở da màu http://damau.org/archives/42647

Tháng 10 năm ngoái (2015) em gái tôi và gia đình từ Việt Nam qua thăm ba tôi ở Little Saigon, California. Cả gia đình đã đi nhiều nơi và chụp nhiều hình. Nhưng có một tấm hình tôi thích nhất. Thiếu ánh sáng, thiếu bố cục, ảnh bị nghiêng, nó mang đầy dấu ấn của một tay thợ chụp hình nghiệp dư dùng iPhone 4S cũ kỹ. Sau một ngày dài đi bộ hết Bảo tàng này sang Khu vườn nọ của Huntington Library, và quá mệt mỏi, chúng tôi ra về, và trên đường đi ra cổng đã dừng lại ở Thư Viện chứa đầy những cuốn sách và bản thảo quý giá. Tình cờ ba tôi và cháu gái cùng đứng trước hộp triển lãm chứa cuốn sách in đầu tiên của văn minh Tây phương, cuốn Kinh Thánh Gutenberg. Khi cả hai quay ra ngoài làm mẫu, tôi đã chụp rất nhanh không suy nghĩ. Ngay lúc đó hình ảnh quá khứ hiện ra rõ mồn một.

Tôi nhớ lại hơn 40 năm trước, tôi cái thằng bé năm tuổi rưỡi là một kẻ đốt sách nhiệt thành. Trong căn phòng kín cửa, tôi đã khoái trá quăng những cuốn sách và những trang sách bị xé dở vào đống lửa giữa nhà. Thằng bé trong tôi sung sướng chơi trò đốt lửa, không hề biết chuyện gì xung quanh.

Rất lâu về sau khi tôi đã khôn lớn, ba má tôi mới kể về vụ đốt sách đó. Khi Cộng Sản Bắc Việt chiến thắng vào tháng 4 năm 1975, họ đã ra lệnh mọi người phải nộp để đem hủy những cuốn sách xuất bản ở miền Nam bị coi là đồi truỵ và phản cách mạng. Ba tôi – khi còn nhỏ đã chứng kiến cảnh Cải Cách Ruộng Đất trong làng, đã nhìn thấy những người nông dân vốn hiền lành bị ép phải hành hạ những ông phú nông già nua – không tin người Cộng Sản chút nào. Lo sợ Cộng Sản sẽ ghi lại tên sách để tính sổ sau này, ông đã quyết định đốt gần hết sách trong cái thư viện nhỏ của gia đình. Để phòng ngừa những người hàng xóm tọc mạch, ba má tôi đã đóng kín hoặc chỉ hé các cửa phòng lúc đốt sách. Hàng trăm cuốn sách đã bị đốt trong vài ngày.

Lớn lên và được học hành hoàn toàn dưới chế độ cộng sản, tôi nhanh chóng quên đi vụ đốt sách. Thảm kịch đó vô cùng bé nhỏ so với những tổn thất nhân mạng và tài sản của vô số người khác. Tôi khá vui vẻ mặc cho những khó khăn gia đình tôi phải chịu dưới sự quản lý đất nước yếu kém của cộng sản. Nhưng khi lớn hơn một chút, tôi lờ mờ nhận ra có gì đó không ổn. Một thầy giáo tôi rất quý trọng và cũng là bạn thân của gia đình đã vượt biên bằng thuyền một cách bí mật không nói với tôi gì cả. Một vài người bạn của gia đình đến và kể về nỗi xấu hổ phải dạy con nít những dối trá trong sách giáo khoa. Những người bạn trong quân đội Miền Nam đi cải tạo về đến thăm và ước gì họ đánh lì hơn chút nữa. Những người thân chết vì thiếu thuốc hay cẩu thả của ngành y. Rồi chiến tranh tiếp nối chiến tranh. Những tin tức không ngừng về những kẻ thù cứ muốn tàn phá đất nước tôi. Những năm không đủ ăn, nghi kỵ giữa hàng xóm và bạn bè với nhau, thường xuyên bị dội những tuyên truyền dối trá đủ mọi hình thức, sống trong lo sợ dưới sự dò xét thường trực của cảnh sát phường xóm. Hồi đó tôi đã đọc hầu hết những cuốn sách còn lại trong thư viện gia đình. Sách có giá trị khó tìm, nhưng ba má vẫn gắng mua sách, gồm cả sách cấm, và khuyến khích chúng tôi đọc và tìm hiểu sự thật qua sách. Những hình ảnh đốt sách trở về, và đôi khi tôi tự hỏi cuốn sách nào mình đang đọc là cuốn đã bị đốt trong phòng kín nhiều năm trước.

Rồi tôi được tới Mỹ. Tôi nhìn thấy cái thư viện của một thành phố nhỏ của Mỹ còn lớn hơn cả Thư Viện Quốc Gia ở Sài Gòn, và tôi kinh ngạc thấy mình có thể làm thẻ thư viện trong vài phút và mượn được hàng tấn sách ngay lúc đó.

Kinh qua vụ đốt sách và thời kỳ khan hiếm sách lúc trẻ có lẽ đã làm tôi mê sách điên cuồng. Tôi có khi đi dạo hàng giờ trong những thư viện hay tiệm sách cũ ngắm nhìn những cuốn sách hàng trăm năm. Trong những bảo tàng ở San Francisco hay tiệm sách cũ ở Boston tôi bị hút hồn vào những cuốn sách hay bản thảo cổ và thèm được chạm vào chúng để thấu được cái minh triết cổ xưa trên những trang sách đó. Nhiều lần tôi không thể cưỡng lại cám dỗ phải mua một bản in cũ của cuốn sách tôi yêu thích, để được đọc đi đọc lại, chạm vào những trang sách, và thưởng thức những bức tranh minh hoạ, như một đứa trẻ con. Vài bản in Candide. Vài bản Trà Thư.

Lúc còn đi học hay đi làm sau này đôi khi tôi phải tranh cãi với những người vẫn còn cho Hồ Chí Minh là một lãnh tụ anh minh chính nghĩa của Việt Nam. Nhiều khi tiếng Anh của tôi không đủ để tranh luận, tôi thấy mình cứ lập lại những lời kết tội như con nít: “nhưng mà ông ta là tên sát nhân hàng loạt mà”. Có lẽ giờ đây tôi nên thêm vào lời kết tội: “ông ta cũng là tên đốt sách hàng loạt nữa”.

Trong tấm hình, ông ngoại – người đã đốt những cuốn sách quý giá 40 năm trước – đứng cạnh đứa cháu lần đầu tiên đến một đất nước trân quý sách, bên cuốn sách in đầu tiên của phương Tây. Nhìn tấm hình đó đôi khi tôi thấy muốn rớt nước mắt.

Tôi biết mình sẽ mãi là kẻ thù của tụi đốt sách! Dù cho những nỗ lực của tôi có nhỏ bé vô vọng thế nào đi nữa.

Suiseki

Suiseki
Phat Vo

This article was printed in the California Aiseki Kai Catalog 2014

I don’t know exactly when and why we began to love rocks. Maybe it is an innate human quality. Or maybe it is just like most other passions; we cannot understand them, we simply experience them. Then one day, as a way of professing our love we decided to join Aiseki Kai and take collecting suiseki seriously.

The art of suiseki improves us in so many way. It trains our eyes to appreciate the asymmetry of shapes, the balance of volumes, the pleasing roughness of texture, as well as the absorbent nature of dark colors. The art of suiseki is the most democratic of all: all the rocks of the world are there for any of us to collect; but it takes perseverance and constant research to make one a respectable collector.

Meditating with a favorite suiseki thousands of years old trains our mind. We feel at one with the universe, acknowledge the impermanence of life, and enjoy the present moment in every breath. We are present with our suiseki. We respect nature as is and value the imperfection of things. Cutting a stone, for example, should never be considered.

People often write about the difference between the East and the West. Hiking in Yosemite Valley, or rafting in the Grand Canyon, the rock formations around us look like the old sumi-e paintings of Japan or the landscapes of the Chinese masters. How close the West and the East! Chinese painter Shen Zhou or Japanese poet Basho and his visual counterpart Sesshu would have loved to spend time there writing commemorative poems, or drawing sumi-e paintings of these wonderful scenes. An what is more Zen than the title of Kundera’s novel Unbearable Lightness of Being, or these lines in William Blake’s poem, Auguries of Innocence:

“To see a world in a grain of sand
And a heaven in a wild flower,
Hold infinity in the palm of your hand,
And eternity in an hour.”

Oh, how much alike we all are, East or West! This might explain the rapid spread of the arts of bonsai and suiseki in the West!

Einstein once said gloomily, “I know not with what weapons World War III will be fought, but World War IV will be fought with sticks and stones.” It took the terrible tolls of World War II for the American people and the Japanese people to understand each other, and for the Japanese people to offer gifts of suiseki to America. In this turbulent time, shouldn’t we all find the common beauty in rocks and exchange suiseki between nations, before it’s too late?

Trang & Phat, “Island of Self” (“Hải Đảo Tự Thân”), Kern River, WxHxD 11x4x5.5 in. Photo by Eric Stoner.
Trang & Phat, “Island of Self” (“Hải Đảo Tự Thân”), Kern River, WxHxD 11x4x5.5 in. Photo by Eric Stoner.

Thủy thạch
Võ Tấn Phát

Bài đã đăng ở California Aiseki Kai Catalog 2014

Tôi không biết đích xác khi nào và vì sao chúng tôi bắt đầu mê đá. Có lẽ đó là bẩm sinh của loài người. Hay có lẽ giống như hầu hết mọi đam mê khác trên đời, ta chỉ có thể trải nghiệm thôi chứ không thể nào thấu hiểu hết. Rồi một ngày để bày tỏ tình yêu của mình chúng tôi gia nhập Ái Thạch Hội và bắt đầu sưu tầm đá thật sự.

Môn thủy thạch hoàn thiện chúng ta về nhiều mặt. Nó luyện cho con mắt biết yêu cái bất cân xứng của hình, cái cân bằng của khối, cái thô ráp thú vị của bề mặt, cũng như sức hút hồn của sắc màu tối. Nghệ thuật thủy thạch là môn dân chủ nhất: vì hết thảy đá ngoài kia ai cũng lượm được cả; nhưng cần phải bền chí và kiên trì học hỏi mới trở thành một bậc thầy của môn thủy thạch.

Khi lắng lòng suy tư bên một hòn thuỷ thạch hàng ngàn năm tuổi, trí tuệ của ta được khai mở. Ta thấy mình hoà nhập với vũ trụ, thấu suốt được cái vô thường của đời sống, và tận hưởng mỗi giây mỗi phút của từng hơi thở. Ta thấy mình sống trong giờ phút hiện tại với hòn thuỷ thạch. Ta tôn kính tự nhiên và yêu quý cái bất toàn của mọi vật. Cưa đá để làm nó hoàn chỉnh hơn là điều cấm kỵ.

Người ta thường viết về sự khác biệt của Đông và Tây. Khi lội bộ ở Thung lũng Yosemite, hay chèo thuyền dưới Đại Vực (Grand Canyon), những núi đá xung quanh ta gợi lại những bức tranh thuỷ mặc của Nhật hay tranh phong cảnh của các danh hoạ Trung Hoa. Đông và Tây thật gần nhau vậy! Danh hoạ Trung Hoa Thẩm Chu, hay thi sĩ Nhật Bản Ba Tiêu, hay hoạ sĩ Tuyết Chu chắc chắn sẽ thèm đến làm thơ hay vẽ tranh ghi nhớ những thắng cảnh đó. Và có gì Thiền hơn tiêu đề cuốn tiểu thuyết của Kundera Đời Nhẹ Khôn Kham, hay những vần thơ này của William Blake, Những Vần Vô Nhiễm (Auguries of Innocence):

“Thế giới trong hạt cát
Thiên đường trong đoá hoa
Vô hạn trong bàn tay
Vĩnh cửu trong một khắc.”

Ô, chúng ta giống nhau làm sao, Đông và Tây! Đó là vì sao những môn nghệ thuật bonsai và thủy thạch lan toả nhanh ở Phương Tây!

Einstein có lần đã nói rất bi quan: “Tôi không biết người ta đánh nhau bằng thứ gì trong Thế Chiến III, nhưng Thế Chiến IV thì chắc là đánh nhau bằng gậy bằng đá thôi”. Phải qua những kinh hoàng của Thế Chiến II người Mỹ và Nhật mới hiểu nhau hơn, và nhân dân Nhật mới tặng nước Mỹ những món quà thủy thạch để kết bạn. Ở thời điểm hỗn loạn này, chúng ta có nên đi tìm cái đẹp trong đá và trao những món quà thủy thạch giữa các quốc gia với nhau, trước khi quá trễ?