Morning Glories and Suiseki

Hokusai, Blue blossom of morning glory on vine, ink wash on paper
Hokusai, Blue blossom of morning glory on vine, ink wash on paper


Morning Glories and Suiseki

Phat Vo

Morning glory or asagao in Japanese, in my opinion, is the best flower to display with suiseki during summertime. The fleetingness and softness of the flower contrast sharply with the almost indestructibility and hardness of the rock. And we are there, somewhere in between, but sometimes more ephemeral than the most fragile flower, enjoying the arrangement, and contemplating the meaning of life.

The morning glory was introduced to Japan rather recently. When The Tale of Genji was written in the 11th century, asagao was referred to as blue bell in chapter 20. Until the 16th century it was still rare in Japan, as told by Okakura Kakuzo in The Book of Tea.

“… In the sixteenth century the morning-glory was as yet a rare plant with us. Rikyu had an entire garden planted with it, which he cultivated with assiduous care. The fame of his convulvuli reached the ear of the Taiko, and he expressed a desire to see them, in consequence of which Rikyu invited him to a morning tea at his house. On the appointed day Taiko walked through the garden, but nowhere could he see any vestige of the convulvulus. The ground had been leveled and strewn with fine pebbles and sand. With sullen anger the despot entered the tea-room, but a sight waited him there which completely restored his humor. On the tokonoma, in a rare bronze of Sung workman- ship, lay a single morning-glory—the queen of the whole garden!”

But the morning glory had spread fast, and by the 17th century it was found in the poor poet Basho’s garden.

morning glories —
locked during daytime,
my fence gate
(Basho)

Or it was found wild near a well.

the morning glory
took the well-bucket away from me —
I go to the neighbor for water
(Chiyo-Ni)

Kuniyoshi, Chiyo-Ni and Morning Glories, woodblock
Kuniyoshi, Chiyo-Ni and Morning Glories, woodblock

Naturally the greatest Japanese artists loved to paint morning glory flowers. Katsushika Hokusai painted morning glories and produced multiple woodblocks of them. Utagawa Kuniyoshi depicted the famous moment of Chiyo-Ni seeing the morning glory taking over her water bucket. But the best is Utagawa Hiroshige with his woodblocks on the subject of morning glories, and we could feel the sensitive flowers trembling under the weight of a grasshopper.

Hiroshige, Morning Glories and Grasshopper, woodblock
Hiroshige, Morning Glories and Grasshopper, woodblock

This adoration of morning glories is a very Japanese thing, as the flower has not got into the art and literature of China or other East Asian countries over their long histories. It is perhaps no accident that the worship of the morning glory is associated with the maturity of teaism.

We used to grow some Japanese morning glories over the summer and enjoyed them in a pot, or with our suiseki. Lately we traveled often and so we settled with origami morning glories. The feeling was different. A nice hanging scroll of the flower is better, you might say.

Origami morning glories
Origami morning glories

In summertime while looking for stones on the banks of Eel River, we never ceased to be amazed at the sight of pink morning glories here and there. Somehow they have survived the frost, snow, and heavy rain of the harsh winter, to bloom for a few hours in those summer mornings. They are tougher than they look.

Morning glories near Dos Rios on the Eel River
Morning glories near Dos Rios on the Eel River

Ever since we got into suiseki, we have looked hard for a morning glory picture in stone. But the asagao suiseki seems so elusive. Just recently we found a small rock from Hawaii that resembled a single morning glory flower. What a joy!

Morning glory, Hawaii beach
Morning glory, Hawaii beach

A few years back I googled Matsunaga Teitoku, author of a lovely poem on morning glory.

The morning glory blooms but an hour
And yet it differs not at heart
From the great pine that lives for a thousand years.
(Matsunaga Teitoku)

And I found it in several moving eulogies mourning the deaths of children. Who could have thought a fragile flower could bring people across space and time together.

Suzuki Kiitsu, Morning Glories, folding screen
Suzuki Kiitsu, Morning Glories, folding screen

Article appeared in California Aisekikai Newsletter May 2023 Issue

Triêu Nhan và Thuỷ Thạch
Võ Tấn Phát

Triêu nhan hay asagao trong tiếng Nhật, theo tôi, là loại hoa thích hợp nhất để trưng bày với thủy thạch trong mùa hè. Vẻ phù du và mảnh dẻ của đóa hoa tương phản mạnh mẽ với độ cứng hầu như không thể phá hủy của hòn đá. Và chúng ta hiện diện ở nơi này, đâu đó giữa hai thái cực, nhưng đôi khi dễ vỡ hơn cả đóa hoa mỏng mảnh nhất, thưởng thức sự trưng bày, và suy ngẫm về ý nghĩa của kiếp nhân sinh.

Hoa triêu nhan được đem vào Nhật Bản chỉ gần đây. Trong tiểu thuyết Nguyên Thị Vật Ngữ được viết vào thế kỷ 11, triêu nhan được dùng để chỉ hoa chuông xanh ở chương 20. Đến tận thế kỷ 16 triêu nhan vẫn còn hiếm ở Nhật, như Okakura Kakuzo viết trong cuốn Trà Thư.

“… Vào thế kỷ thứ mười sáu, triêu nhan còn là một loại hoa hiếm có ở Nhật Bản. Lợi Hưu có cả một vườn trồng toàn hoa đó, và ông chăm nom hết sức cẩn thận. Danh tiếng của loại hoa leo đó đến tai Thái Cáp. Thái Cáp ngỏ ý muốn xem hoa, do đó Lợi Hưu mời Thái Cáp tới nhà dùng trà buổi sáng. Tới ngày hẹn, Thái Cáp đi dạo chơi khắp vườn, nhưng không thấy bóng triêu nhan đâu cả. Mặt đất đã san bằng và trải cuội với cát. Bạo chúa bước vào trà thất, vừa buồn vừa giận, nhưng một cảnh bất ngờ làm cho ông vui hẳn lên. Trên sàng gian, trong một báu vật bằng đồng tinh xảo đời Tống, đặt một đóa triêu nhan duy nhất – vị nữ vương của tất cả hoa viên!”

Nhưng triêu nhan đã lan tỏa nhanh chóng, và đến thế kỷ 17 hoa đã mọc cả ở vườn nhà thơ nghèo Ba Tiêu.

triêu nhan—
giữa ban ngày lại khóa
cổng hàng rào của ta
(Ba Tiêu)

Hoặc triêu nhan mọc hoang dại bên bờ giếng.

triêu nhan
chiếm gàu nước của ta rồi —
đành xin nước thôi
(Thiên Đại Ni)

Hiển nhiên các họa sĩ lớn nhất của Nhật Bản đều mê vẽ triêu nhan. Katsushika Hokusai vẽ tranh thủy mặc hay họa những bức mộc bản về triêu nhan. Utagawa Kuniyoshi họa những bức mộc bản ghi lại thời điểm nổi danh khi Thiên Đại Ni bắt gặp triêu nhan chiếm mất gàu nước. Nhưng tuyệt nhất có lẽ là Utagawa Hiroshige với những bức mộc bản vẽ triêu nhan, và ta cảm nhận được đóa hoa nhạy cảm đó run rẩy dưới sức nặng của con châu chấu.

Lòng sùng bái triêu nhan là rất riêng của Nhật Bản, vì loại hoa này không đi vào văn chương nghệ thuật trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Hoa hay các nước Đông Á khác. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà sự tôn sùng triêu nhan đi đôi với sự trưởng thành của trà đạo.

Chúng tôi thường trồng triêu nhan Nhật vào mùa hè và ngắm nhìn chúng trong bình hay thưởng thức chúng với thủy thạch. Gần đây chúng tôi thường đi du lịch nhiều, nên đành sắp đặt bình hoa triêu nhan origami (gấp giấy). Cảm giác dĩ nhiên khác nhau. Bạn có lẽ sẽ bảo, treo một bức thủy mặc vẽ hoa triêu nhan thì hay hơn.

Vào mùa hè khi tìm kiếm đá trên bờ sông Eel, chúng tôi không bao giờ hết ngạc nhiên trước những đóa triêu nhan phớt hồng mọc rải rác khắp nơi. Bằng cách nào đó chúng đã sống sót qua được tuyết giá, mưa bão của mùa đông khắc nghiệt, để nở ra chỉ vài giờ vào những sáng mùa hè. Triêu nhan mạnh mẽ hơn vẻ ngoài của chúng.

Từ khi bắt đầu đam mê thủy thạch, chúng tôi gắng tìm hình ảnh triêu nhan trên đá. Nhưng thủy thạch có hình triêu nhan khó tìm thấy. Mới đây chúng tôi lại thấy một hòn đá ở Hawaii tựa như một đóa triêu nhan. Thật là quá hay!

Vài năm trước đây tôi tra tìm trên mạng Matsunaga Teitoku, tác giả một bài thơ đẹp về triêu nhan.

triêu nhan chỉ nở một giờ
mà tâm không khác
thông già nghìn năm
(Matsunaga Teitoku)

Và tôi đã thấy bài thơ này được dùng trong vài bài điếu văn cảm động cho tang lễ các trẻ thơ. Có ai ngờ được một đóa hoa mỏng manh như thế có thể mang con người vượt không-thời gian để đến với nhau.

On Tea — Rikyū

Sen no Rikyu by Tōhaku Hasegawa
Sen no Rikyu by Tōhaku Hasegawa

On Tea
Rikyū

The principles of Tea as taught by Rikyū are comprised in the four expressions Harmony, Reverence, Purity, Calm. Luxury and Ostentation were to be strenuously avoided.

Once a certain person came to Rikyū and asked him what were the mysteries of Tea. “You place the charcoal so that the water boils properly, and you make the tea to bring out the proper taste. You arrange the flowers as they appear when they are growing. In summer you suggest coolness and in winter coziness. There is no other secret,” replied the Master.

“Tea is naught but this.
First you make the water boil,
Then infuse the tea.
Then you drink it properly.
That is all you need to know.”

“All that I know already,” replied the other with an air of disgust. “Well, if there is anyone who knows it already, I shall be very pleased to become his pupil,” returned Rikyu.

Source: A. L. Sadler, Cha-no-yu: The Japanese Tea Ceremony, Chapter 2, Sen No Rikyū

02942253-564A-4F54-A1C3-8B695D721D9E

harmony (和 wa)
respect (敬 kei)
purity (精 sei)
tranquility (寂 jaku)

Tai-an tea house at the Myōki-an, Kyoto
Tai-an tea house at the Myōki-an, Kyoto

Trà
Rikyū (Lợi Hưu)

Các nguyên tắc Trà do Rikyū truyền dạy bao gồm bốn biểu hiện Hoà, Kính, Tinh, Tịch. Phú quý và Phô trương phải được hết sức tránh xa.

Có lần một người đến gặp Rikyū và hỏi bí mật của Trà là gì. Vị Trà Sư trả lời: “Hãy lấy than đun sôi nước đúng cách, rồi pha trà để đạt được đúng hương vị. Hãy cắm hoa cho tự nhiên. Mùa hè hãy gợi sự mát mẻ, mùa đông gợi sự ấm áp. Không có bí mật nào khác.”

“Trà chỉ là thế này.
Trước tiên đun sôi nước,
Sau đó pha trà.
Rồi uống trà đúng cách.
Đó là tất cả những gì cần biết.”

“Tất cả những thứ đó tôi đều biết hết rồi”, người kia khinh khỉnh nói. “À, nếu ai mà biết hết những điều này, thì tôi sẵn sàng theo làm đệ tử”, Rikyū trả lời.

Sen no Rikyū (千利休 – Thiên Lợi Hưu, 1522 – April 21, 1591)

harmony (和 wa) – hoà
respect (敬 kei)- kính
purity (精 sei) – tinh
tranquility (寂 jaku) – tịch

Tai-an (待庵) – Đãi Am – Trà Thất do Lợi Hưu thiết kế

Pebble — Zbigniew Herbert

Ansel Adams, Mt. Williamson from Manzanar, California
Ansel Adams, Mt. Williamson from Manzanar, California


Pebble

Zbigniew Herbert
Translated from Polish by Peter Dale Scott and Czeslaw Milosz

The pebble
is a perfect creature

equal to itself
mindful of its limits

filled exactly
with a pebbly meaning

with a scent that does not remind one of anything
does not frighten anything away does not arouse desire

its ardour and coldness
are just and full of dignity

I feel a heavy remorse
when I hold it in my hand
and its noble body
is permeated by false warmth

— Pebbles cannot be tamed
to the end they will look at us
with a calm and very clear eye

Source: https://www.uvm.edu/~sgutman/Herbert.html

Original in Polish

Bust of Zbigniew Herbert, Budapest
Bust of Zbigniew Herbert, Budapest

Kamyk
Zbigniew Herbert

kamyk jest stworzeniem
doskonałym

równy samemu sobie
pilnujący swych granic

wypełniony dokładnie
kamiennym sensem

o zapachu który niczego nie przypomina
niczego nie płoszy nie budzi pożądania

jego zapał i chłód
są słuszne i pełne godności

czuję ciężki wyrzut
kiedy go trzymam w dłoni
i ciało jego szlachetne
przenika fałszywe ciepło

— Kamyki nie dają się oswoić
do końca będą na nas patrzeć
okiem spokojnym bardzo jasnym

Source: http://paczemoj.blogspot.com/2010/09/pebble.html?m=1

Chiura Obata, Upper Lyell Fork, near Lyell Glacier in Yosemite
Chiura Obata, Upper Lyell Fork, near Lyell Glacier in Yosemite

Sỏi
Zbigniew Herbert
Võ Tấn Phát dịch (từ bản Anh ngữ do Peter Dale Scott và Czeslaw Milosz dịch từ tiếng Ba Lan)

Sỏi
là một tạo vật hoàn hảo

đong vừa vặn với chính mình
biết rõ những giới hạn của bản thân

chứa vừa đủ
một hồn sỏi

với cái mùi không gợi lên điều gì
không gây sợ hãi không khơi dậy dục vọng

nhiệt huyết và sự lạnh lùng của nó
công bằng và đầy phẩm giá

lòng tôi tràn đầy hối hận
khi tôi giữ nó trên tay
cơ thể cao quý của nó
bị cái ấm áp giả tạo thấm vào

— Sỏi không thể bị thuần hoá
cuối cùng chúng sẽ nhìn ta
bằng con mắt bình thản và tỉnh táo

On Censorship

Cartoon by Xavier Bonilla (Bonil)
Cartoon by Xavier Bonilla (Bonil)

On Censorship

And on the subject of burning books: I want to congratulate librarians, not famous for their physical strength or their powerful political connections or their great wealth, who, all over this country, have staunchly resisted anti-democratic bullies who have tried to remove certain books from their shelves, and have refused to reveal to thought police the names of persons who have checked out those titles.

So the America I loved still exists, if not in the White House or the Supreme Court or the Senate or the House of Representatives or the media. The America I love still exists at the front desks of our public libraries.
-Kurt Vonnegut

Censorship is the tool of those who have the need to hide actualities from themselves and from others. Their fear is only their inability to face what is real, and I can’t vent any anger against them. I only feel this appalling sadness. Somewhere, in their upbringing, they were shielded against the total facts of our existence. They were only taught to look one way when many ways exist.
-Charles Bukowski

For a citizen in our free society, it is an enormous privilege and a wonderful protection to have access to hundreds of periodicals, each peddling its own belief. There is safety in numbers: the papers expose each other’s follies and peccadillos, correct each other’s mistakes, and cancel out each other’s biases. The reader is free to range around in the whole editorial bouillabaisse and explore it for the one claim that matters — the truth.
-E. B. White

There is more than one way to burn a book. And the world is full of people running about with lit matches. Every minority, be it Baptist/Unitarian, Irish/Italian/Octogenarian/Zen Buddhist, Zionist/Seventh-day Adventist, Women’s Lib/Republican, Mattachine/FourSquareGospel feels it has the will, the right, the duty to douse the kerosene, light the fuse. Every dimwit editor who sees himself as the source of all dreary blanc-mange plain porridge unleavened literature, licks his guillotine and eyes the neck of any author who dares to speak above a whisper or write above a nursery rhyme.
-Ray Bradbury

Real readers finish books, and then judge them; most people who propose banning a book haven’t finished it. In fact, no one who actually banned Salman Rushdie’s “The Satanic Verses” even read it.
-John Irving

Source: https://www.themarginalian.org/2012/10/01/literary-icons-on-censorship/

Cartoon by Xavier Bonilla (Bonil): https://www.indexoncensorship.org/drawing-pressure-cartoons-from-around-world/

Về Kiểm Duyệt
Nhiều tác giả
Võ Tấn Phát dịch

Và trên chủ đề đốt sách: tôi muốn ca ngợi những thủ thư, không nổi tiếng vì sức mạnh thể xác hay những quan hệ chính trị quyền lực hay sự giàu có vô cùng, những người đó, trên khắp quốc gia này, đã kiên quyết chống lại những tên côn đồ phản dân chủ cứ gắng loại bỏ một số sách nào đó khỏi kệ sách, và đã từ chối tiết lộ cho những tên cảnh sát tư tưởng biết tên tuổi của những người đã mượn đọc những cuốn sách đó.

Như thế nước Mỹ tôi đã yêu mến vẫn tồn tại, không phải ở toà Bạch Ốc hay Tối Cao Pháp Viện hay Thượng Viện hay Hạ Viện hay trong các phương tiện truyền thông. Nước Mỹ tôi yêu mến vẫn tồn tại ở những quày tiếp khách ở các thư viện công cộng của chúng ta.
-Kurt Vonnegut

Kiểm duyệt là công cụ của những kẻ có nhu cầu giấu diếm sự thật với chính họ và với người khác. Nỗi sợ của họ chỉ là không có khả năng đối mặt với thực tế, và tôi không thể trút giận lên đầu họ. Tôi chỉ thấy buồn kinh khủng. Ở một nơi nào đó, trong lúc lớn lên, họ được che chắn khỏi toàn thể thế giới của chúng ta. Họ chỉ được dạy dỗ để theo một hướng trong khi có biết bao nhiêu là hướng đi.
-Charles Bukowski

Đối với một công dân trong xã hội tự do của chúng ta, đó là một đặc ân to lớn và một sự bảo vệ tuyệt vời khi được tiếp cận với hàng trăm tạp chí định kỳ, mỗi tạp chí rao bán niềm tin của riêng mình. Đó là sự an toàn về số lượng: các bài báo phơi bày những điều điên rồ và sai lầm của nhau, sửa lỗi cho nhau và loại bỏ những thành kiến ​​​​của nhau. Người đọc có thể tự do tìm hiểu toàn bộ đống bài xã luận và khám phá nó để tìm ra một điều quan trọng – sự thật.
-E. B. White

Có nhiều cách để đốt sách. Thế giới có đầy dẫy những kẻ chạy khắp nơi cầm những que diêm cháy sáng. Mỗi nhóm thiểu số, dù là Baptist/Unitarian, Irish/Italian/Octogenarian/Zen Buddhist, Zionist/Seventh-day Adventist, Women’s Lib/Republican, Mattachine/FourSquareGospel, đều cảm thấy nó có ý chí, quyền, và nghĩa vụ phải đổ dầu và châm lửa. Mỗi biên tập viên tự coi mình là cội nguồn của thứ văn chương xơ cứng đơn giản buồn thảm, đều vuốt ve cái máy chém và ngắm nghía cái cổ của bất kỳ tác giả nào dám nói to hơn một lời thầm thì hay viết cái gì vượt khỏi một bài đồng dao.
-Ray Bradbury

Độc giả thật sự đọc hết cuốn sách, rồi mới phán xét cuốn sách đó; hầu hết những kẻ cứ đòi cấm sách chưa hề đọc đọc hết cuốn sách. Thực ra, chưa có kẻ nào ra lệnh cấm cuốn sách “Những vần thơ quỷ” của Salman Rushdie đã đọc cuốn sách này.
-John Irving

Spring haze, moon, plum haiku — Basho

Baigetsu Natsume
Baigetsu Natsume (Lacquer Tea Caddy, Plum and Moon)

Spring haze, moon, plum haiku
Basho

春もやや
気色ととのふ
月と梅

haru moya ya
keshiki totonou
tsuki to ume

Barely Spring,
a colorful complexion of
the moon and a plum blossom

https://matsuobashohaiku.home.blog/category/moon/

The spring scene
is well prepared:
the moon and plum-blossoms.
— R.H.Blyth

Spring too, very soon!
They are setting the scene for it –
plum tree and moon.
— Harold G. Henderson

Spring
gradually takes shape–
moon and plum blossoms
— Haruo Shirane

Spring is, at long last,
Here, it feels, in the
Moon and plum blossom.
— Thomas McAuley

Spring haze –
The landscape’s perfect
The moon and apricot blossoms.
— Takafumi Saito & William R. Nelson

This spring scenery
has been properly prepared:
moon and plum blossoms
— Sam Hamill

slowly now the spring
is beginning to appear:
moon and plum blossoms
— Tim Chilcott

slowly spring
is taking shape:
moon and plum
— David Landis Barnhill

slowly spring
is making an appearance
moon and plum
— Jane Reichhold

Link: Basho’s haiku in Romanji and English

sương khói mùa xuân,
khí sắc hiện ra,
trăng và mai

春 – spring – xuân
靄 (もや moya) – haze – (Hán-Việt ái) khí mây, mây khói, sương mù
気 – air- (phồn thể 氣) – khí
色 – color, appearance – sắc
月 – moon – nguyệt
梅 – plum – mai
整う, 調う, ととのう totonou – to be prepared; to be in order; to be put in order; to be arranged – (Hán-Việt 整 chỉnh, 調 điều)

Picture: Japanese lacquer tea caddy (natsume) named Baigetsu (Plum and Moon)
https://www.rikyucha.com/item/list2/277681

Hình minh họa: hộp trà sơn mài Nhật Bản tên Mai Nguyệt.

Cracked Ice Sceen — Maruyama Okyo

Cracked Ice Sceen by Maruyama Okyo
Cracked Ice Sceen by Maruyama Okyo


Cracked Ice Sceen

by Maruyama Okyo

As a young man, Okyo was employed by a Kyoto toy merchant, Nakajima Kambei, to design prints and paintings incorporating Western-style ‘vanishing-point’ perspective, for use with novelty viewing machines that contained a mirror and a lens to accentuate the three-dimensionality of the images. Okyo applied the lessons of these early experiments to his mature works which, for the first time in the history of Japanese art, have a structure based on integrated spatial recession.

This low two-fold screen (‘furosaki-byobu’) would have been placed behind the various utensils used in the Tea Ceremony when these were laid out on the ‘tatami’ mat of the tea-room, and the minimalist composition consisting of nothing more than cracks in the ice covering a pond is typical of the austere taste associated with the world of tea during the Edo period. Even in such a seemingly simple work, however, Okyo has taken pains to arrange the cracks so that they suggest the absolutely flat surface of the ice receding far into the distance. Each brush stroke is executed with sharp, unwavering precision. Though the subject suggests the dead of winter, the intention may have been to provide a touch of cooling decor at a stifling summer Tea Ceremony.

Source: https://www.britishmuseum.org/collection/object/A_1982-1012-0-1

More from PBS: https://www.pbs.org/video/paving-way-maruyama-okyos-masterpiece-kxln4w/

Maruyama Ōkyo (円山応挙, traditional characters: 圓山 應舉, June 12, 1733 – August 31, 1795)

furosaki byōbu 風炉先屏風, literally “furnace folding screen”

Bức bình phong ‘Các vết nứt trên băng’
Họa phẩm của Maruyama Okyo

Lúc trẻ, Okyo được một thương gia làm đồ chơi người Nhật, Nakajima Kambei, thuê phác thảo các ấn bản và họa phẩm, sử dụng luật phối cảnh với điểm tụ theo lối Tây phương, để dùng cho máy coi hình mới lạ gồm gương và thấu kính, nhằm tạo hiệu ứng 3 chiều của hình ảnh. Okyo áp dụng những bài học từ các thử nghiệm lúc trẻ đó vào những tác phẩm lúc chín muồi, và chúng đã tạo được hiệu ứng chiều sâu không gian lùi ra xa lần đầu tiên trong lịch sử hội họa Nhật Bản.

Bức bình phong gồm hai tấm này có thể được đặt sau những trà cụ trong Trà Đạo nằm trên các tấm nệm rơm của trà thất, và cái bố cục tối giản không có gì ngoài những vết nứt trên băng bao phủ mặt hồ là tiêu biểu của thị hiếu mộc mạc của trà giới trong thời đại Edo. Tuy nhiên ngay cả trong một tác phẩm dường như đơn giản như thế, Okyo đã dày công sắp xếp các vết nứt sao cho chúng gợi ý bề mặt hoàn toàn bằng phẳng của băng đang lùi ra xa. Mỗi nét bút được thực hiện với độ chính xác cao độ, không chút dao động. Mặc dù chủ đề là ngay giữa mùa đông, mục đích bức họa có thể là trang trí để tạo cảm giác mát lành trong một buổi trà đạo vào mùa hè oi bức.

Maruyama Ōkyo (円山応挙, phồn thể: 圓山 應舉 – Viên Sơn Ứng Cử, 12/6/1733 – 31/8/1795)

furosaki byōbu 風炉先屏風 – phong lô tiên bình phong

tatami 畳 – tấm niệm dày bằng rơm lót phòng của Nhật Bản

Edo 江戸4 (hay 江戶) – Giang Hộ, tên cũ của Tokyo (thời đại Giang Hộ, hay thời đại Mạc Phủ Đức Xuyên, từ 1603 tới 1868)

Zelensky’s Speech Before Congress

6233D52C-2064-4873-8F0D-C76C61339269
Zelensky’s Speech Before Congress


Ladies and gentlemen — ladies and gentlemen, Americans, in two days we will celebrate Christmas. Maybe candlelit. Not because it’s more romantic, no, but because there will not be, there will be no electricity. Millions won’t have neither heating nor running water. All of these will be the result of Russian missile and drone attacks on our energy infrastructure.

But we do not complain. We do not judge and compare whose life is easier. Your well-being is the product of your national security; the result of your struggle for independence and your many victories. We, Ukrainians, will also go through our war of independence and freedom with dignity and success.

We’ll celebrate Christmas. Celebrate Christmas and, even if there is no electricity, the light of our faith in ourselves will not be put out.

Source: https://www.nytimes.com/2022/12/21/us/politics/zelensky-speech-transcript.html

Diễn văn của Zelensky trước Quốc Hội Hoa Kỳ


Kính thưa quý vị – quý vị, những người Mỹ thân mến, trong hai ngày nữa chúng tôi sẽ đón mừng Giáng Sinh. Có lẽ bằng đèn cầy. Không phải vì lãng mạn, không đâu, mà vì sẽ không có, sẽ không có điện. Hàng triệu người sẽ không có lò sưởi và nước dùng. Đó là kết quả của tên lửa và drone của Nga tấn công vào hệ thống năng lượng của chúng tôi.

Nhưng chúng tôi không than van. Chúng tôi không phán xét và so sánh xem cuộc sống của ai dễ dàng hơn. Sự sung túc của quý vị là kết quả của nền an ninh quốc gia của quý vị; là kết quả của sự tranh đấu cho nền độc lập và của nhiều thắng lợi khác. Chúng tôi, những người Ukraine, sẽ đi hết cuộc chiến giành độc lập và tự do với nhân phẩm và sẽ thành công.

Chúng tôi sẽ đón mừng Giáng Sinh. Đón mừng Giáng Sinh và, ngay cả khi không có điện, ánh sáng niềm tin của chúng tôi vào chính mình sẽ không bao giờ bị dập tắt.

Nguồn: https://www.nytimes.com/2022/12/21/us/politics/zelensky-speech-transcript.html

Huntington Library Aiseki Kai 2022 Exhibition

Huntington Library Aiseki Kai 2022 Exhibition – Lisa and Phat Vo

 

“Island of Self”, “Hải Đảo Tự Thân”, Kern River, CA WxHxD 11x5x6 inches
“Island of Self”, “Hải Đảo Tự Thân”, Kern River, CA WxHxD 11x5x6 inches

 

One Stroke Daruma, Đạt Ma Một Nét Bút (Nhất Bút Đạt Ma), A river in the USA, WxHxD 9x11x4 inches
One Stroke Daruma, Đạt Ma Một Nét Bút (Nhất Bút Đạt Ma), A river in the USA, WxHxD 9x11x4 inches

 

Chrysanthemum, Hoa Cúc, Eel River, WxHxD 7x11x11 inches
Chrysanthemum, Hoa Cúc, Eel River, WxHxD 7x11x11 inches

 

Plum Blossoms, Hoa Mai A river in the USA, WxHxD 8x8.5x4.5 inches
Plum Blossoms Hoa Mai A river in the USA WxHxD 8×8.5×4.5 inches

 

Tsukubai (stone washbasin), Bồn nước, A river in the USA, WxHxD 7.5x4.5x7 inches
Tsukubai (stone washbasin), Bồn nước, A river in the USA WxHxD 7.5×4.5×7 inches

 

Glacier, Băng Hà, Eel River, WxHxD 14x5.5x9.5 inches
Glacier, Băng Hà, Eel River, WxHxD 14×5.5×9.5 inches

Suiseki and the Chrysanthemum

Chrysanthemum in Vase
Suiseki and the Chrysanthemum
Phat Vo

Chrysanthemums were first cultivated in China in 15th century BC. In 5th century Tao Qian canonized the chrysanthemum as a recluse of flowers, as his poetic lines “I pluck chrysanthemums under the eastern hedge/Then gaze long at the distant summer hills” told of a dream of finding peace in a bustling district. The Chinese literati class included the chrysanthemum among the Four Nobles (along with the plum blossom, orchid, bamboo) in arts and literature. In the Mustard Seed Garden Manual of Painting first published in China in the 17th century, The Book of Chrysanthemums preface summed up the characteristics of the chrysanthemum the literati so much admired:

“The chrysanthemum is a flower of proud disposition; its color is beautiful, its fragrance lingers… Although the chrysanthemum is usually placed in the category of herbaceous plants, its proud blossoms brave the frost and it is classed with the pine (i.e., with trees and ligneous plants). Its stem is solitary and strong, yet as supple as the stems of spring flowers. Its leaves are rich and sleek, yet they have aspects of varied as those that quickly fade.”

Gao Fenghan, Chrysanthemums and Rock
Gao Fenghan, Chrysanthemums and Rock

Woodblock print by Utagawa Hiroshige
Woodblock print by Utagawa Hiroshige

Chrysanthemums later spread to Korea, Japan, and Vietnam, and were loved by the Confucian literati as well as the Buddhist monks. The Japanese were so taken by the chrysanthemum that they made it the Emperor’s crest. Chrysanthemums have permeated the whole of Japanese society, from the court’s symbol, to the noblemen’s ink paintings, to the monks’ haiku, to the farmers’ decorations on everyday utensils. The Japanese tearoom was constructed with Tao Qian’s philosophy, as a serene haven in the middle of a noisy city.

Japanese Emperor’s Crest
Japanese Emperor’s Crest

Naturally suiseki connoisseurs love chrysanthemum stones. It seems like a miracle to have a picture of an elegant and intricate chrysanthemum flower imprinted on a piece of hard rock in nature. People who are fortunate enough to find one in nature can talk for hours about that marvelous moment he or she discovered such a stone.

Last summer after visiting Mt. Rainier and on the way home, we stopped at the Eel River to look for stones. We walked along the river for hours without finding anything significant. When we decided it was time to head back, I saw a chrysanthemum stone in front of me. We dug it up, cleaned it, and were thrilled with joy. We just stayed there and discussed the best way to present it. One position suggested a Chinese poet with white hair holding a few chrysanthemum flowers; another position seemed like chrysanthemums in front with Mt. Fuji in the background. We were so fascinated with our stone that we forgot the time, and later had to walk back to our car in the dark for maybe half an hour.

“Chrysanthemums Under the Eastern Hedge”, WxHxD 11x11x7 inches
“Chrysanthemums Under the Eastern Hedge”, WxHxD 11x11x7 inches

“Chrysanthemums and Mt. Fuji”, WxHxD 11x11x7 inches
“Chrysanthemums and Mt. Fuji”, WxHxD 11x11x7 inches

Chrysanthemums were a symbol of autumn back in old Vietnam, but it was also a familiar flower during Tet (Lunar New Year) when we grew up. In America we still buy chrysanthemums to celebrate Tet and to honor our deceased relatives.

While chrysanthemum stones are extremely rare, chrysanthemum flowers are so common nowadays. We cannot walk into a grocery store or a nursery without spotting some yellow chrysanthemums. We usually just buy a bunch of flowers together without thinking, and don’t even take time to know the fragrance of each type of flower, let alone of the chrysanthemum. And we would throw away the whole vase of flowers at the first sight of a wilted flower or a yellow leaf. Modern life is so convenient that we miss out on the beauty of taking time to appreciate each step of development of a single chrysanthemum flower. And we miss out on some simple surprises that our ancestors enjoyed.

emaciated
yet somehow the chrysanthemums
begin to bud
— Basho, translation by Makoto Ueda

Article appeared in California Aiseki Kai Newsletter November 2022 Issue

Thuỷ Thạch và Cúc
Võ Tấn Phát

Cúc được trồng trước tiên ở Trung Hoa vào thế kỷ 15 trước Công Nguyên. Vào thế kỷ thứ 5, Đào Tiềm điển phạm hoá cúc thành loài hoa ẩn dật, với những câu thơ “Hái cúc dưới giậu đông, thơ thới nhìn núi Nam” đã ghi lại mơ ước tìm được an bình giữa chốn thị thành nhộn nhịp. Giới văn nhân Trung Hoa liệt cúc vào hàng Tứ Quân Tử (cùng với mai, lan, và trúc) trong văn chương nghệ thuật. Trong cuốn Giới Tử Viên Hoạ Truyền xuất bản lần đầu tiên vào thế kỷ 17, lời nói đầu của tập Cúc Phổ đã tóm tắt những phẩm chất của của cúc mà giới sĩ phu ngưỡng mộ:

“Cúc là loài hoa kiêu hãnh; màu hoa đẹp, hương hoa đọng… Dù cúc được xếp vào loại thân thảo, những đoá hoa kiêu hãnh đối diện với giá rét và cúc được xếp chung với tùng (tức là các loài thân mộc). Thân hoa đứng đơn độc và mạnh mẽ, nhưng mềm mại như thân các loại hoa mùa xuân. Lá cúc đậm màu và trơn láng, nhưng có đầy đủ phẩm chất của các loại lá mau chóng tàn phai.”

Sau đó cúc lan truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, và Việt Nam, và được cả giới sĩ phu Khổng Giáo lẫn giới tu sĩ Phật Giáo yêu chuộng. Người Nhật yêu thích cúc tới nỗi đã lấy cúc làm huy hiệu Hoàng Đế. Cúc đã thấm đẫm xuống mọi tầng lớp của xã hội Nhật, từ huy hiệu của triều đình, tới tranh thủy mặc của giới quý tộc, tới thơ haiku của các nhà sư, cho tới các trang trí trên những vật dụng thường ngày của nông dân. Trà thất Nhật Bản được xây với triết lý của Đào Tiềm, như một trú cư thanh bình giữa phố thị ồn ào.

Lẽ tự nhiên là một người sành thủy thạch yêu thích đá hình hoa cúc (cúc hoa thạch). Hình ảnh đóa hoa cúc thanh nhã mềm mại in trên một phiến đá cứng trong tự nhiên ắt phải là một phép mầu. Ai may mắn tìm được một hòn đá hình hoa cúc có thể huyên thuyên hàng giờ về giây phút tuyệt vời lúc tìm được hòn đá đó.

Mùa hè vừa rồi sau khi thăm viếng núi Rainier, trên đường về nhà, chúng tôi dừng lại ở sông Eel để tìm đá. Chúng tôi đã lang thang hàng mấy giờ liền dọc theo bờ sông mà không tìm được gì. Khi chúng tôi quyết định quay lại, thì tôi thấy một hòn đá hoa cúc ngay trước mặt. Chúng tôi đào lên, rửa sạch bùn đất, và mừng vui khôn xiết. Chúng tôi ngồi bên bờ sông bàn luận nên trưng bày hòn đá như thế nào. Ở một góc nhìn này thì hòn đá giống như một thi nhân Trung Hoa tóc bạc đang cầm vài đóa hoa cúc; ở một góc nhìn khác thì tựa như khóm cúc với núi Phú Sĩ ở hậu cảnh. Chúng tôi bị hòn đá làm mê hoặc đến quên cả thời gian, khi quay lại chỗ đậu xe chúng tôi phải lần mò trong đêm tối cả nửa giờ.

Hoa cúc cũng là biểu tượng mùa thu của Việt Nam một thời xa xưa, nhưng khi chúng tôi lớn lên thì cúc lại rất quen thuộc vào dịp Tết. Ở Mỹ chúng tôi cũng mua cúc về đón Tết và tưởng nhớ những người thân đã mất.

Trong khi đá hoa cúc thì cực kỳ hiếm, hoa cúc lại rất thông thường hôm nay. Chúng ta không thể bước vào bất kỳ ngôi chợ hay vườn cây nào mà không thấy hoa cúc vàng đâu đó. Chúng ta thường mua cả bó hoa mà không chút bận tâm, và không thèm bỏ thời gian ra để nhận biết hương thơm mỗi loại hoa, nói gì đến hương cúc. Rồi chúng ta sẵn sàng đổ cả bình hoa đi khi có dấu hiệu một đóa hoa tàn hay một chiếc lá úa. Đời sống hiện đại quá tiện lợi nên ta làm sao biết được điều tuyệt diệu khi chậm rãi thưởng thức từng nét đổi thay của mỗi đóa cúc. Và ta cũng thiếu vắng những bất ngờ giản dị mà cổ nhân từng thụ hưởng.

úa tàn
mà sao cúc
trổ hoa
— Ba Tiêu

A walk in Izumosaki with Rev. Tenge on an autumn day — Ryokan Taigu

Ryokan’s Gogo-an (thatched hut)
Ryokan’s Gogo-an (thatched hut)

A walk in Izumosaki with Rev. Tenge on an autumn day
Ryokan Taigu
Translated by Kazuaki Tanahashi

Human life is like a blade of grass
floating downstream.
How can one respond to such a situation?
I live this way not without reason.
Waving my belled staff, I parted from my family;
raising my hands, I bade the town farewell.
I keep repairing my patched robe.
Who knows how many springs this begging bowl has seen?
I happen to love the quietude of a grass hut.
Two of a similar spirit have met;
who can distinguish host from guest?
The wind high, the pine a thousand feet tall,
chrysanthemum blossoms chilly with frost—
with our hands holding what is outside the secular world,
we forget everything on this serene shore.

Source: https://terebess.hu/zen/mesterek/Ryokan-Tanahashi.doc

Ryokan’s Gogo-an (thatched hut): https://terebess.hu/english/haiku/ryokan.html


Bada Shanren’s chrysanthemum ink painting. British Museum.
Bada Shanren’s chrysanthemum ink painting. British Museum.


Mùa thu dạo bước ở Izumosaki với thiền sư Taige

Lương Khoan Đại Ngu
Võ Tấn Phát dịch từ bản dịch Anh ngữ

Đời người như lá cỏ
trôi nổi theo dòng sông.
Người đời cứ tất tả
ta thuận theo nhân duyên.
Vẫy gậy rời gia quyến
giơ tay biệt quê nhà.
Y rách cứ vá mãi
bát sờn, bao suối sông.
Ta như nhiên tự tại
mến thảo am lặng im.
Khi ý hợp tâm đầu
chủ, khách không khác biệt.
Gió cao, thông nghìn thước,
khóm cúc lạnh giá sương.
Thỏng tay ngoài thế sự
vô tâm bên sông yên.

Bada Shanren’s chrysanthemum ink painting: https://www.britishmuseum.org/collection/object/A_1926-1012-0-3