A Hermit Monk in the Mountains – Ikkyu Sojun

The Zen priest Ikkyū by Bokusai
Ikkyū by Bokusai (Motsurin Shōtō, 1412-1492) 43.7 x 26.1 cm. Important Cultural Property. Tokyo National Museum, Tokyo


A Hermit Monk in the Mountains

Ikkyu Sojun
Translation into English by John Stevens

I like it best when no one comes,
Preferring fallen leaves and swirling flowers for company.
Just an old Zen monk living like he should,
A withered plum tree suddenly sprouting a hundred blossoms.

John Stevens, Wild Ways: Zen Poems of Ikkyū. Boston, Mass. Shambhala, 1995

Source: https://phaphoan.ca/2021/09/23/kanshi-32-ikkyu-sojun-一休宗純-nhat-huu-tong-thuan

A wooden statue of Ikkyū at Shūon’an
A wooden statue of Ikkyū at Shūon’an

Ẩn Tăng trong Núi
Ikkyu Sojun
Võ Tấn Phát dịch (từ bản dịch Anh Ngữ)

Cửa thiền: không người lui tới,
Bằng hữu: lá rụng hoa rơi.
Lão tăng: an nhiên tự tại,
Mai khô: trăm nụ bỗng cười.

Cảm ơn một bạn FB, Tuệ Hỷ giúp sửa đổi “Cửa thiền: không người qua lại” thành “Cửa thiền: không người lui tới”.

Ikkyu Sojun (一休宗純) – Nhất Hưu Tông Thuần)

A portrait of Ikkyū with his famous red sword
A portrait of Ikkyū with his famous red sword

Haiku: Birth & Death of Each Moment – Patricia Donegan

Bada Shanren (Zhu Da), Two Grasshoppers on Lotus Leaves
Bada Shanren (Zhu Da), Two Grasshoppers on Lotus Leaves


Haiku: Birth & Death of Each Moment

Patricia Donegan

clear water is cool
fireflies vanish–
there’s nothing more
—Chiyo-ni 1703-1775; trs. Donegan & Ishibashi

Japanese haiku, the simple three-line form of poetry, is now the world’s most popular poetic form. Since it first became known in the West one hundred years ago, it has been seen from various perspectives. As a way to convey an aesthetic image, as a way to appreciate nature and as a way to record the Zen ah! moment. Perhaps it could also be seen as a means to appreciate “transience” — a way (or perhaps a practice) to enabling us understand and accept death in our ourselves and everything around us.

Haiku brings us the birth and death of each moment. Everything is stripped away to its naked state. No high tech speed, but slowly and naturally we discover what is simply here, as in meditation: our aging bodies, the afternoon light on the bed sheets, the sound of a siren in the distance. Whatever is contained in this very moment, without adornment. The Tibetan Book of the Dead talks about these momentary bardo states, states of transition from one realm to another, from life to death to re-birth. These states of transition also exist in each moment of our life when we are alive on this earth, each moment containing a mini-birth and mini-death. One result of the shock of September 11, 2001 is a greater recognition of this transience, on an individual, national and world level of consciousness.

Usually it takes a personal crisis such as a death or separation from a loved one to awaken this realization of our true human condition. It is really our inability to accept this impermanence that causes us to appreciate less and suffer more. As Pema Chödron, a Tibetan meditation teacher says, “… happiness lies in being able to relax with our true condition which is basically fleeting, dynamic, fluid, not in any way solid, not in any way permanent. It’s transient by nature…”

violets, grow here and there
in the ruins
of my burned house
—Shokyu-ni 1713-1781

However, in the midst of the speed of post-modern culture, we somehow miss this point. The effect of speed is that it ignores, denies or negates the natural process of life. For things take time to grow: a garden, a baby’s steps, the trust of a friend, the study of a map or the stars, even a good cup of coffee or tea. This was recently illustrated in a Japanese comic strip showing the making of a cup of Japanese tea: a hundred years ago, one hour to make and serve tea in tea-ceremony style; fifty years ago, fifteen to thirty minutes to boil water in a kettle and serve tea in a ceramic cup; twenty years ago, five minutes to steep a tea-bag from a hot-pot into a paper cup; ten years ago, five seconds to get a hot can of tea from a vending machine (See KJ 47, P. 91). Modern civilization’s evolution or ‘de-evolution’?

A speedy culture ignores natural laws. For through this unconscious addiction to speed and hyper-living, even in the simple act of drinking a cup of tea, the natural process of birth, growth, old age and death is given little attention. No part of this is escaped, but the process is missed. Any transformation emerging from reflection is bypassed. And without self-reflection, especially reflection of our mortality, we cannot really see ourselves or our world clearly. This is where haiku awareness can possibly bridge the gap — as a practice to be more conscious of these momentary states in our lives.

plucking my gray hairs—
beside my pillow
a cricket sounds
—Basho (1644-1694)

Haiku can be an antidote to the speed of post-modern culture — allowing one to step off the spinning wheel, to stop and breathe deeply and slowly. To note the birth and death of each moment. Whether we write it down, recording it in words, isn’t of ultimate importance, although it may be enjoyable for some. But rather, seeing things around us with ‘haiku eyes’ is of importance.

Haiku awareness can be a vehicle to help bring our attention back to the moment. Reading good traditional or modern haiku can give us a hint as to how to be more present. Haiku’s shortness, too, fits the short attention span of a speedy world. In fact, the process of tracing the rising and falling of this moment’s birth and death is built into this three line Japanese poetic form, which makes it one of the easiest art forms to use, in expanding this kind of awareness.

rising steam from the bath—
spring begins
on this moon-lit night
—Issa (1762-1826)

Expanding awareness means noticing what is already here in this time and space. Noticing for a few moments, perhaps only for as long as the count of 1, 2 or 3 breaths… Letting the thoughts and sensations of the moment’s sounds and images fade and new sensations arise. Perhaps noting the fading sunlight on the curtain… That moment dies and another is born; no need to catch it but just note its passing, as a thought in meditation, as in a last breath, as in the loss of something which becomes dearer because it’s fleeting.

This traditional Japanese life view, an acceptance of mujo or transience, is naturally embedded in haiku. This aesthetic in Japanese is known as mono no aware, which roughly translates as “the beauty of dying things” or “the beauty of transient things.” Rather than a traditional Western poetry of denial in ‘rage, rage against the dying of the light’ (Dylan Thomas) or ‘Death, thou shalt die.’ (John Donne), Japanese traditional poetry shows an acceptance and awe of the natural stages of becoming and disappearing in each thing. As in these haiku:

summer grasses—
the only remains
of warriors’ dreams
—Basho

good-bye…
I pass like all things
dew on the grass
—Banzan 1661-1730

the dead body—
autumn wind blows
through its nostrils
—Iida Dakotsu 1885-1962

And although it’s possible to find the opposite view in each tradition, nonetheless, these two views of acceptance and denial still pervade the cultures of the ‘East and West.’

Whether we ultimately deny or accept transience, the main thing is to note the passing of things. That in itself is transformative, for it forces us to slow down. For in the speed of modern culture, instead of using ‘saved time’ to be quiet, sit still and just be, as in slower less ‘high tech’ cultures, we instead do another thing — go to another appointment, travel a further distance, and wonder why we have ‘less time.’ Our modern litany is, ‘I don’t have enough time.’ Speed accelerates, draws us into the vortex, so instead of doing less we are doing more.

The speed of Western-style globalized culture has a dehumanizing effect. It ironically defeats our original purpose, to have more time to relax and enjoy the moment. Haiku may be a way to step out of this vortex, if only for a few moments a day. To write it down, or just stop and note the moment’s passing will inevitably force us to slow our pace, so that we can participate in the moment’s birth and death. It is essential for our survival, for even our health & sanity, but above all for our humanness.

I kill an ant
realize my children
have been watching
—Hekigodo

As I look up from writing down these thoughts about ‘haiku and transience’ in Zenpukuji park near my house in Tokyo, the autumn day turns to dusk. I note the pale gray light descending and shimmering in waves across the surface of the pond; the wild ducks floating in the dimming light. I note the stillness and the passing of the light in the ending of the day; the shouts of nearby children squealing with delight. The scene makes me wonder… the ducks or clouds don’t seem to be moving any faster than they did when I was a kid, or I imagine even a hundred years ago, but it is us human beings who are moving faster than is natural.

We are losing something vital, and we know it; we can feel it, an unbearable emptiness from loss. Empty because we are disconnecting from the slower rhythm of life around us, away from the slower pace of each moment’s passing. This disconnection seems to create a deep, unspeakable loneliness within us. And as we connect more and more to the instant-electronic net, we seem further and further disconnected from the natural net, the web of life. Ironically, in other eras when human beings were more connected to natural rhythms, they wrote haiku but didn’t need to use it, in the way we do today.

To relax with our true human condition which is itself transient, we must slow down enough to be aware, to feel the gap, the crack in the universe’s egg. For without seeing what is here, we are just speeding past and seeing very little. It reminds me of taking the shinkansen (bullet train) from Tokyo to Kyoto — it saves time, about three hours, but you see a blur instead of relaxing scenery; and in fact, one gets a headache if one stares out the window to see a view at all. We need to slow down, even for a few minutes, with whatever is in our sphere.
Breathing in and out with the ducks across the pond, breathing in and out with the rising and falling of the red maple branches, breathing in and out with the sick spouse or child sleeping next to us, just noting that… This is our heritage as a human being with all the other sentient beings on our planet. And haiku awareness in this post-modern era, can be a vehicle leading us, not back to another slower time which is virtually impossible, but back to this very moment, if just for a moment.

the first mists—
one mountain after another
unveiled
—Chiyo-ni

Source: https://kyotojournal.org/fiction-poetry/haiku-birth-death-of-each-moment/

Bada Shanren, Lotus and Ducks
Bada Shanren, Lotus and Ducks


Haiku: Sinh tử trong mỗi sát na

Patricia Donegan
Võ Tấn Phát dịch

nước trong rất lạnh
đom đóm biến mất—
không còn gì khác
—Chiyo-ni 1703-1775; Donegan & Ishibashi dịch

Haiku Nhật Bản, dạng thi ca ba dòng đơn giản, là hình thức thi ca phổ biến nhất thế giới hiện nay. Từ khi được Phương Tây biết đến khoảng 100 năm trước, nó được nhìn dưới nhiều nhãn quan. Như một cách truyền tải một hình ảnh mỹ học, như một cách để thưởng thức thiên nhiên, và như một cách để ghi lại khoảnh khắc “a ha!” của Thiền Tông. Có lẽ nó cũng được coi như một phương tiện để thấu hiểu “vô thường” — một phương cách (hay một lối thực tập) để chúng ta có thể hiểu và chấp nhận sự hoại diệt của chính mình và mọi thứ xung quanh ta.

Haiku mang đến cho ta cả sinh lẫn tử của mỗi khoảnh khắc. Mọi thứ đều bị lột ra trần trụi. Không có tốc độ hiện đại, mà chậm rãi và tự nhiên, chúng ta khám phá ra cái gì đơn giản hiện diện ở đây, như thông qua thiền định: cơ thể ta đang già đi, nắng chiều trên khăn trải giường, tiếng còi hụ ở xa. Bất kỳ thứ gì đang hiện diện vào chính khoảnh khắc này, không tô vẽ. Cuốn Tạng Thư Sống Chết nói về những trạng thái trung hữu (bardo) này, những trạng thái chuyển tiếp từ một thực tại này sang thực tại khác, từ sống sang chết rồi tái sinh. Những trạng thái chuyển tiếp này cũng hiện hữu trong mỗi khoảnh khắc trong đời sống của ta trên thế gian này, mỗi khoảnh khắc đều có sinh và tử. Một hậu quả của cơn sốc vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 là một nhận thức sâu rộng hơn về sự vô thường này ở tầm ý thức của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, và trên thế giới.

Thông thường cần có một khủng hoảng cá nhân như cái chết hay chia ly với một người thân yêu để đánh thức sự thấu hiểu này về tình trạng thực tại của đời người. Chính vì không thể chấp nhận sự vô thường này nên ta an vui ít và khổ đau nhiều. Như Pema Chödron, một vị thầy thiền định của Tây Tạng đã dạy: “… hạnh phúc ở trong khả năng an nhiên trước thực tại, mà cơ bản là phù du, năng động, thay đổi, không hề chắc chắn, không hề thường hằng. Thực tại tự bản chất là vô thường…”

hoa tím, mọc đó đây
trong hoang tàn
của căn nhà đã cháy của tôi
—Shokyu-ni 1713-1781

Tuy nhiên, trong lúc tăng tốc chạy theo văn hoá hậu hiện đại, ta vì sao đó quên mất điểm này. Ảnh hưởng của tốc độ là bỏ qua, chối từ, và phủ nhận quá trình tự nhiên của đời sống. Vì mọi thứ đều cần thời gian để phát triển: một khu vườn, những bước chân của trẻ con, sự tin cậy của một người bạn, hiểu được bản đồ các ngôi sao, hay thậm chí một tách cà phê hay trà ngon. Điều này được minh họa mới đây trong một biếm họa Nhật Bản về cách pha trà Nhật: một trăm năm trước, cần một giờ để pha và uống trà trong một nghi lễ trà truyền thống; năm mươi năm trước, mười lăm tới ba mươi phút để nấu nước trong ấm và pha trà trong tách bằng gốm; hai mươi năm trước, năm phút để nhúng một gói trà vào nước nóng trong một cái ly giấy; mười năm trước, năm giây để mua một lon trà nóng từ máy tự động. Nền văn minh hiện đại đang tiến lên hay lùi lại vậy?

Một nền văn hoá chạy theo tốc độ thì sẽ bỏ qua các luật tự nhiên. Bởi vì trong cơn nghiện vô thức với tốc độ và sống gấp này, ngay cả những hành động đơn giản như uống trà, quá trình sinh ra, lớn lên, già đi, và chết, cũng không được chú ý. Không có điều nào bị thiếu, chỉ có quá trình chuyển hoá là bị mất. Bất kỳ sự chuyển hoá nào đến từ suy ngẫm là bị bỏ qua. Và khi không còn tự suy xét, nhất là suy xét về sự hoại diệt của ta, thì làm sao ta có thể nhìn thấy ta trong vũ trụ của mình một cách tường minh được. Đấy chính là nơi mà nhận thức haiku điền vào chỗ trống — như một lối thực hành để ý thức hơn về những tình trạng thực tại tức thời này trong đời sống của ta.

nhổ tóc bạc—
bên gối
tiếng dế
—Basho (1644-1694)

Haiku có thể là thuốc chữa cho cơn lốc của văn hoá hậu hiện đại — cho phép người ta bước ra khỏi cái vòng quay tít mù, để ngừng lại để thở sâu và chậm. Để nhận biết sự sinh ra và hoại diệt của mỗi khoảnh khắc. Chúng ta có viết nó xuống, hay ghi lại bằng từ ngữ hay không, thì cuối cùng cũng không quan trọng lắm, dù nó có thể được ai đó yêu thích. Nhưng đúng hơn, nhìn mọi vật xung quanh bằng ‘con mắt haiku’ là điều quan trọng hơn.

Nhận thức haiku này có thể là một phương tiện để mang ý thức của ta quay về giây phút hiện tại. Đọc những bài haiku đẹp theo truyền thống hay hiện đại có thể gợi ý cho chúng ta biết làm thế nào để quay lại hiện tại. Độ ngắn của một bài haiku, cũng thích hợp với sự tập trung tinh thần ngắn hạn của thế giới gấp gáp này. Thực vậy, quá trình dõi theo sự tăng giảm của sinh và tử trong giây phút này đây đã được cấu trúc trong thể thơ Nhật Bản ba dòng này, làm cho nó trở thành dạng nghệ thuật dễ sử dụng nhất, để mở rộng lối nhận thức này.

hơi nước bốc lên từ bồn tắm
mùa xuân bắt đầu
từ đêm sáng trăng này
—Issa (1762-1826)

Mở rộng nhận thức nghĩa là biết được cái gì đã hiện điện vào lúc này và nơi đây. Biết trong một vài khoảnh khắc, có lẽ chỉ cần khoảng thời gian đếm xong 1, 2, hay 3 hơi thở… Để cho những suy nghĩ và cảm giác về âm thanh và hình ảnh của giây phút này biến dần đi và những cảm giác mới trỗi lên. Có thể nhận biết ánh mặt trời đang mờ dần trên màn cửa… khoảnh khắc đó mất đi và khoảnh khắc khác được sinh ra; không cần phải nắm bắt mà chỉ cần biết nó trôi qua, như một ý nghĩ trong lúc thiền định, như trong một hơi thở đã qua, như trong một thứ gì đó đã trở nên thân thương hơn vì nó chỉ thoáng qua.

Quan niệm sống truyền thống của Nhật Bản này, chấp nhận sự vô thường, đã thấm vào một cách tự nhiên trong haiku. Thứ mỹ học này của Nhật được biết qua thuật ngữ mono no aware, có thể tạm dịch là “cái đẹp của vật đang chết” hay “cái đẹp của vật phù du”. Thay vì một loại thi ca phủ nhận (thực tại) theo truyền thống Tây Phương, như ‘cuồng nộ lên, cuồng nộ lên trước ánh sáng lụi tàn’ (Dylan Thomas) hay ‘Thần Chết ơi, ngươi sẽ chết’ (John Donne), thì thì ca truyền thống Nhật Bản cho thấy sự chấp nhận và tôn kính trước những trạng thái tự nhiên từ tồn sang vong của vạn vật. Như trong những bài haiku này:

cỏ mùa hạ—
thứ duy nhất đọng lại
trong giấc mơ của chiến binh
—Basho

tạm biệt…
tôi đi qua như vạn vật
sương trên cỏ
—Banzan 1661-1730

xác chết
gió thu thổi
qua lỗ mũi
—Iida Dakotsu 1885-1962

Và mặc dù ta có thể tìm thấy quan niệm đối nghịch trong mỗi truyền thống, tuy vậy, hai quan niệm chấp nhận và phủ nhận này vẫn lan tỏa riêng biệt trong mỗi nền văn hoá của ‘Đông và Tây’.

Dù cuối cùng ta có phủ nhận hay thừa nhận vô thường, điều chính yếu là nhận ra sự hoại diệt của mọi vật. Chỉ điều này thôi đã là thay đổi quan trọng, vì nó bắt ta phải chậm lại. Vì với tốc độ của nền văn hoá hiện đại, thay vì dùng ‘thời gian tiết kiệm được’ để im lặng, ngồi yên, và hiện hữu, như trong những nền văn hoá chậm hơn và ít hiện đại hơn, thì chúng ta lại làm gì đó — đến một cuộc hẹn, đi du lịch một nơi chốn xa hơn, và tự hỏi sao mình có ‘ít thời gian’ quá vậy. Câu cửa miệng của thời hiện đại là ‘tôi không có đủ thời gian’. Tốc độ cứ gia tăng, cuốn ta vào một cơn lốc, vì vậy thay vì ít hơn thì ta lại hành động nhiều hơn.

Tốc độ của thứ văn hoá toàn cầu hoá kiểu Tây Phương đưa đến một ảnh hưởng mất nhân tính. Trớ trêu thay nó đánh bại mục đích ban đầu của chúng ta, là để dành nhiều thời gian hơn để thư giản và tận hưởng giây phút hiện tại. Haiku là một cách để bước ra khỏi cơn lốc này, dù chỉ vài khoảnh khắc mỗi ngày. Viết nó xuống, hay chỉ ngừng lại và nhận biết sự qua đi của khoảnh khắc này sẽ bắt buộc ta phải chậm lại, để ta có thể tham dự vào sinh và tử của khoảnh khắc này. Nó thiết yếu cho sự sống còn của ta, thậm chí cho sức khỏe và tâm trí của ta, và trên hết là cho nhân tính của ta.

tôi giết một con kiến
rồi nhận ra các con tôi
nhìn thấy hết
—Hekigodo

Sau khi viết những ý nghĩ này về ‘haiku và vô thường’ tôi dừng lại và và ngước nhìn ra công viên Zenpukuji ở gần nhà tôi ở Tokyo, ngày thu đã chuyển sang chiều tối. Tôi nhận biết ánh sáng xám nhạt chiếu xuống và lung linh trên những con sóng trên mặt ao; những con vịt trời bồng bềnh trong nắng tàn. Tôi nhận biết sự tĩnh lặng và sự qua đi của ánh nắng lúc cuối ngày; tiếng la hét của trẻ con gần đó ré lên vui mừng. Cảnh trí đó làm tôi tự hỏi… vịt hay mây trời dường như không đi chuyển nhanh hơn lúc tôi còn bé, hay như tôi giả sử cả trăm năm trước đi nữa, mà chính là nhân loại chúng ta di chuyển nhanh vượt quá mức bình thường của tự nhiên.

Chúng ta đã đánh mất một điều cực kỳ quan trọng, và ta biết vậy; ta cảm thấy điều đó, một sự trống rỗng khôn kham vì mất mát. Trống rỗng vì chúng ta bị tách rời khỏi nhịp sống chậm rãi xung quanh ta, tách rời với nhịp bước chậm hơn của mỗi khoảnh khác đi qua. Sự tách rời này dường như tạo ra một sự cô đơn sâu sắc, không nói ra được trong ta. Và khi chúng ta càng nối kết với mạng điện tử-tức thời kia, thì chúng ta càng xa cách với mạng thiên nhiên, hay mạng lưới đời sống. Mỉa mai thay, trong những thời đại khác, khi con người gần gũi hơn với nhịp đập của tự nhiên, họ viết haiku nhưng không cần sử dụng chúng, như cách chúng ta làm hôm nay.

Để an nhiên với thực trạng đích thực của nhân loại, mà bản chất là vô thường, ta phải chậm lại đủ để nhận thấy, để cảm nhận được cái khoảng trống, cái vết nứt trong quả trứng vũ trụ. Vì nếu không nhìn thấy cái gì ở đây, ta chỉ lướt nhanh qua và nhìn thấy rất ít. Nó gợi lại khi tôi đi tàu shinkansen (tàu điện siêu tốc) từ Tokyo đi Kyoto — nó tiết kiệm được thời gian, chỉ mất ba giờ, nhưng ta chỉ thấy một bóng mờ thay vì phong cảnh êm dịu; và thật sự là, ta sẽ bị nhức đầu nếu ta cố nhìn qua cửa kính để thấy gì đó. Ta cần phải chậm lại, dù chỉ vài phút thôi, với bất cứ thứ gì trong không gian quanh ta. Hãy hít vào và thở ra với bầy vịt trong ao, hít vào và thở ra với những cành phong đỏ khi khởi đầu và khi rơi rụng, hít vào và thở ra với người chồng hay vợ đang đau ốm hay với đứa con đang ngủ cạnh ta, chỉ cần nhận biết như thế… Đây là gia tài của ta, một con người với những chúng sinh khác trên hành tinh của chúng ta. Và sự nhận thức haiku ở thời đại hậu điện đại này, có thể là phương tiện để dẫn dắt chúng ta, không phải đi ngược về một thời đại chậm hơn nào khác vốn hầu như bất khả, mà đi ngược về chính khoảnh khắc này đây, dù chỉ là một khoảnh khắc.

sương mù đầu tiên —
núi tiếp núi
hiện ra
—Chiyo-ni