Illuminations — Elizabeth Searle Lamb

Leonard Baskin’s illustration for Shakespeare’s Titus Andronicus, Act II, Scene III
Leonard Baskin’s illustration for Shakespeare’s Titus Andronicus, Act II, Scene III


Illuminations

Elizabeth Searle Lamb

Haiku is to capture the moment: light on a bricked-up window in Greenwich Village, faint crowing of a rooster early in the morning after a death has come, colored sails in an Amazon harbor after rain. It is to track down the elusive dream: a white raven in the desert, an abandoned water tower, the real wetness of incomprehensible tears. It is to resurrect a tiny prism of memory into a moment that lives with color, scent, sound. These are, for me, the functions of haiku, senryu, and the short lyric. Captured in the amber of words, the moment endures.

spring morning
a green gate opens into
the apple orchard

pausing
halfway up the stair—
white chrysanthemum

taking a deep breath…
a grove of jack pines,
unclogged

the sound
of rain on the sound
of waves

silence—
the heart of the rose
after the wasp leaves

a raven
that dark guttural sound
his shadow

Source: The Unswept Path: Contemporary American Haiku

Picture: Leonard Baskin’s illustration for Shakespeare’s Titus Andronicus, Act II, Scene III

https://www.theparisreview.org/blog/2015/08/17/vengeance-death-blood-and-revenge

Raven, woodcut print by Leonard Baskin
Raven, woodcut print by Leonard Baskin

Soi Sáng
Elizabeth Searle Lamb
Võ Tấn Phát dịch

Thơ haiku là để ghi lại khoảnh khắc: ánh sáng trên cửa sổ đóng gạch ở Greenwich Village, tiếng gà gáy phảng phất vào sáng sớm sau một cái chết, những cánh buồm đầy màu sắc ở bến cảng Amazon sau cơn mưa. Đó là truy tìm giấc mơ khó nắm bắt: một con quạ trắng trên sa mạc, một tháp nước bị bỏ hoang, lệ bỗng ướt nhòe không hiểu vì sao. Đó là hồi sinh lăng kính ký ức nhỏ bé thành một khoảnh khắc sống động qua màu sắc, hương vị, âm thanh. Theo tôi, đây là chức năng của haiku, senryu (川柳 xuyên liễu) và thơ ngắn. Bị nắm giữ trong hổ phách của ngôn từ, khoảnh khắc này sẽ trường tồn.

sáng mùa xuân
một cánh cổng xanh mở vào
vườn táo

dừng lại
nửa đường lên cầu thang—
cúc trắng

hít một hơi sâu…
một rừng đoản tùng
thông suốt

tiếng
mưa trên tiếng
sóng

im lặng—
bổn tính của hoa hồng
sau khi ong bay đi

con quạ
tiếng khàn đục
cái bóng của nó

Elizabeth Searle Lamb
Elizabeth Searle Lamb

The Moon Chasing the Moon — Italo Calvino

Two Gibbons Reaching for the Moon, ink painting by Jakuchu Ito (伊藤若冲)
Two Gibbons Reaching for the Moon, ink painting by Jakuchu Ito (伊藤若冲)

The Moon Chasing the Moon
Italo Calvino

In the Zen gardens of Kyoto there is a white, coarse-grained gravel which has the power to reflect the moon’s rays. At the Ryoanji temple, this sand, raked by the monks into straight parallel furrows or into concentric circles, forms a little garden around five irregular groups of low rocks. At the temple of the Silver Pavilion, on the other hand, the sand is arranged into a circular mound, on its own, like an upturned cone, and stretches out in an expanse that is raked in regular waves. Beyond it a lively garden of bushes and trees extends around a little lake that has a wild look into it. On the nights when there is a full moon, the whole garden is illuminated by the silver sparkle of the sand. I visited the Silver Pavilion only in the daytime, and it was raining; but those rain-soaked white grains seemed to return the lunar light which they had stored; a mirror image of the source of that light seemed to in those shapes in the white sand, in that volcano which seemed as sodden as a sponge, under the raindrops falling straight as a moon-ray on to the raked parallel tracks that a monk reshapes every morning.

Love for the moon often has its double in love for its reflection, as if to stress a vocation for mirror games in that reflected light. Of the four tea-houses of the sixteenth-century Katsura Village in Kyoto — one for every season, each arranged differently and characterized by landscapes — the autumnal one is sited in such a way as to allow you to see the moon at the moment it raise and to enjoy its reflection in the lake.

This fascination for duplication, typical of the image of the moon, is probably the source of a poem by a curious poet from the early twentieth-century Japanese avant-garde, Tarufo Inagachi. Even I a word-for-word translation, this poem seems to let us intuit (as in a reflection, appropriately enough) something of the fantasy that triggered it. It is called ‘The Moon in Its Pocket’.

One evening the moon was walking down the street, carrying itself in a pocket. As it went down the hill, one of its shoelaces came undone. The moon bent down to tie the shoelace and the moon fell out of its pocket and started to roll quickly down the tarmac road that was soaking wet from the sudden shower. The moon chased after the moon, but the distance between them increased, thanks to the acceleration of the lunar gravity as it rolled along. And the moon lost itself in the blue haze down there at the bottom of the slope.

Source: Italo Calvino, Collection of Sand, Mariner Books

——

Stone Garden, Ryoanji, woodblock print by Saito Kiyoshi
Stone Garden, Ryoanji, woodblock print by Saito Kiyoshi

Trăng Đuổi Theo Trăng
Italo Calvino
Hà Vũ Trọng dịch

Trong những ngôi vườn Thiền ở Kyoto có một loại sỏi trắng hạt thô có khả năng phản chiếu tia sáng mặt trăng. Tại chùa Long An Tự (Ryōan-ji), loại cát này được các nhà sư cào thành những rãnh thẳng song song hoặc những vòng tròn đồng tâm, tạo nên một ngôi vườn nhỏ bao quanh năm nhóm đá cao thấp không đều nhau. Mặt khác, ở chùa Ngân Các Tự (Ginkaku-ji), cát được sắp xếp thành một gò tròn, đơn độc, như một hình nón thẳng đứng, và trải ra thành một dải rộng được cào thành những đợt sóng đều đặn. Xa hơn nữa là một khu vườn sống động với những bụi rậm và cây cối trải dài quanh một cái hồ nhỏ mang một vẻ hoang sơ. Vào những đêm trăng tròn, cả khu vườn được chiếu sáng bởi ánh bạc lấp lánh của cát. Tôi chỉ được đến thăm Ngân Các Tự vào ban ngày, lúc trời đang mưa; nhưng những hạt trắng đẫm nước mưa ấy dường như phả ra ánh trăng mà chúng đã cất giữ; một hình ảnh phản chiếu của nguồn ánh sáng đó dường như được lưu giữ trong những hình dạng trên cát trắng, trong ngọn núi lửa kia dường như đang chìm trong bọt biển, dưới những hạt mưa rơi thẳng như những tia ánh trăng trên những rãnh song song được một nhà sư cào lại vào mỗi buổi sáng.

Yêu trăng thường đi đôi với yêu sự phản chiếu của nó, như thể để nhấn mạnh trò chơi tấm gương phản chiếu của ánh sáng. Trong số bốn trà thất của cung điện Katsura được xây dựng vào thế kỷ 16 ở Kyoto – mỗi trà thất dành cho một mùa, mỗi trà thất được bố trí khác nhau và được đặc trưng bởi những cảnh quan khác nhau – trà thất cho mùa thu được bố trí sao cho bạn có thể nhìn thấy mặt trăng vào lúc nó mọc và để thưởng thức hình ảnh phản chiếu của bóng trăng trong hồ.

Sự say mê song trùng này, điển hình là hình ảnh của mặt trăng, có lẽ là nguồn cảm hứng cho bài thơ của một nhà thơ thuộc phái tiên phong Nhật Bản từ đầu thế 20, Taruho Inagaki. Ngay cả trong bản dịch từng chữ, bài thơ này dường như cho chúng ta trực cảm (qua sự ánh chiếu) một điều gì đó mà trí tưởng tượng đã kích hoạt nó. Bài thơ có tên là “Mặt trăng trong túi”:

Một buổi tối trăng đi dạo phố, mang theo nó trong túi. Khi trăng đi xuống đồi, sợi dây giày tuột ra. Đang lúc trăng cúi xuống buộc dây thì vầng trăng rơi ra khỏi túi rồi lăn nhanh xuống mặt đường nhựa ướt sũng vì cơn mưa rào bất chợt. Trăng đuổi theo trăng, nhưng khoảng cách cả hai càng xa, do sự gia tốc về lực hấp dẫn của vầng trăng khi lăn đi. Và rồi trăng mất hút chính nó trong làn sương mù xanh dưới chân đồi.


Rút từ tập tiểu luận “Bộ sưu tập cát” của Italo Calvino, Hà Vũ Trọng dịch, Nxb Phanbook 2023

Nguồn: https://www.diendantheky.net/2023/10/italo-calvino-trang-uoi-theo-trang-ha.html

Italo Calvino, Collection of Sand