Northern California Suiseki Stones — Sam Edge

Northern California Suiseki Stones
Sam Edge


Earlier that summer our club had taken a trip to the Trinity and the Klamath rivers.  On our drive up to our camp ground on the Klamath we stopped for lunch on the bank of the Trinity River.  It was a beautiful spot with picnic tables, shade trees, and the cool breeze of the roaring river.  I will post photos of that trip at some point.

After lunch we decided to try our hand at locating a few nice stones along the riverbank.  As I was wandering around turning over stones, I came to a clump of bushes that went right into the water.  I decided to go rummaging around in the bushes and low and behold just lying on the ground was this stone.  Janet has reminded me on several trips that often a stone is just lying there as if waiting for you to finally show up to pick it up.  This was clearly the case with this beautiful stone.  Not a single piece of this stone was underground – it was just as if it was patiently waiting for me to come along to pick it up and admire it.

Trinity River Stone, photo by Sam Edge
Trinity River Stone, photo by Sam Edge

Many are going to look at this stone and say “well it has been polished!”  Frankly, if I hadn’t been the one to pick it up in this exact state that is exactly what I would have said as well.  Is this a classic suiseki shape – of course not.  Do we love this stone – yes we do!

I ran this stone over to Mas to see what he thought.  He agreed that had he not been there he would have thought this old patina was created through polishing.  Mas thought this was perhaps the best stone our group found that day – at least until that point…  It is a beautiful stone from both sides.  We elected to have this side be the front as it just “felt better.”  Several people who have seen this stone have said that it should be cut to make a nice mountain stone.  To cut this stone would be to take away the very heart and beauty of it.  To think of the years that this stone was in the water being polished by the running water and sand that cascaded across all sides of this stone.  How long did it take to create this smooth and beautiful patina.  Certainly it was in the river for years and years.  What caused it to reach the shoreline and decide to stay rather than being returned the following winter – who knows.  Perhaps had we not been there that day to pick it up it would have returned last winter when the river once again rose and raged.  But on that Saturday we were there at just the right time to see its beauty and to make it a part of our collection.

To be direct this is not a stone we will sell or give away. At some point it will be returned to the trinity as it reminds us that most things in life are never owned but simply on loan.  I hope you think the diaza Koji Suzuki made for this stone allows us to appreciate it in how it is displayed.

Later that afternoon we headed on up to the Klamath river where we stayed less than 100 yards away from the water.  On Sunday, while walking the banks I had decided to run back and pick up a stone that I had sat aside to show Mas to see what he thought of it.  While walking back and before crossing over some 6 foot bushes to where our group was sitting on the river bank while watching small, fresh steelhead running through the water I looked down and saw this stone.

Tranquility, photo by Sam Edge
Tranquility, photo by Sam Edge

We will need to post some more photos of this stone for you as this bronze color patina is natural and unpolished by human hands.  At first when I saw it I wasn’t quite sure what it was other than a deep copper colored bronze-like stone.  When I picked it up and held it the thing that struck me about this stone was it’s softness – and just by holding it it brought a sense of tranquility.  Often I see or hold stones and its texture and color brings other emotions of almost all of which are not tranquility.  I’m not saying that looking at a nice distant mountain stone doesn’t bring about a sense of peace but this stone exuded a state of tranquility.  Much like when you are quietly walking through a forest where even the sound of your feet somehow never escapes the ground to your ears.  That kind of quietness – that sense of peace.

We debated a long time how to display this stone.  Our first thought was just a simple pillow – I still think this is best – but in the end we wanted to have a diaza made for this stone so we can display it as some future point in a show.  Is this stone perfectly smooth – we think not, but it does give a sense of smoothness in a turbulent world.  My personal work is often extremely stressful, most start-ups are, and the one I’m helping is no exception.  Trying to raise capital, building a product on a limited budget, and trying to meet often conflicting priorities will raise one’s blood pressure. What I do find though when I think my day is spiraling out of control is that I walk away from my computer(s) and I take a few minutes to gaze upon this stone at least for a short moment a sense of tranquility departs from it and envelops my state of mind.
Let me say that many who read this post might wonder if the stress hasn’t perhaps sent me over the ‘edge’ – no pun intended – but I would challenge you that if your stones or suiseki isn’t evoking this kind of visceral reaction are you taking enough time to study your stone to see what it has to offer?

I must admit that before we took up suiseki and tanseki trips, we often saw stones and quickly passed by them. Sometimes with a brief appreciation but often that was only fleeting.  Perhaps age has something to do with the desire to slow down and to take the time to be a bit more observant of one’s surroundings.  I’m not exactly sure but we do know that these stones in our lives recently have caused us to pause and ponder – isn’t that a good thing?

Source: https://samedge.wordpress.com/2010/04/10/northern-california-suiseki-stones/

Thủy Thạch của Bắc California
Sam Edge
Võ Tấn Phát dịch


Trước đó vào mùa hè hội đá của chúng tôi đã tổ chức các chuyến đi đến các con sông Trinity và Klamath. Trong lúc lái xe đến chỗ cắm trại trên sông Klamath chúng tôi dừng lại ăn trưa trên bờ sông Trinity. Một chỗ phong cảnh đẹp có bàn ghế dưới bóng râm của những tán cây, và gió nhẹ thổi qua con sông đang gầm vang rền. Tôi sẽ đăng hình chuyến đi đó khi có dịp.

Sau bữa trưa chúng tôi đi dọc theo bờ sông tìm kiếm đá. Trong khi đang lang thang lật các viên đá lên ngắm nghía, tôi đụng một đám cây rậm rạp kéo dài xuống tận mé nước. Tôi quyết định lục lọi trong những bụi cây này và bất ngờ thấy hòn đá này nằm trên mặt đất. Janet thường nói trong nhiều chuyến tìm đá là có những hòn đá cứ nằm đó dường như chờ người tới lượm. Hòn đá xinh đẹp này là một trường hợp như vậy. Không có phần nào của hòn đá nằm chìm dưới đất cả – cứ như hòn đá kiên nhẫn nằm chờ đợi tôi đến lượm lên và chiêm ngưỡng nó vậy.

Trinity River Stone, photo by Sam Edge
Trinity River Stone, photo by Sam Edge

Nhiều người nhìn thấy hòn đá này sẽ nói “hòn đá này đã được mài bóng!” Và thật sự là nếu chính tôi không thấy hòn đá này và lượm nó lên như vậy thì chắc chắn tôi cũng sẽ nghĩ như thế. Nó có phải là dáng thủy thạch cổ điển không – dĩ nhiên không. Tôi có yêu thích hòn đá này không – dĩ nhiên là có!

Tôi đem hòn đá này đến hỏi ý kiến Mas. Ông đồng ý là nếu mà không có mặt ở đó thì ông cũng sẽ nghĩ rằng bề mặt già cỗi của hòn đá là do mài mòn. Mas nghĩ rằng đây là viên đá đẹp nhất mà cả nhóm đã lượm được ngày hôm đó – ít ra là cho đến lúc đó… Hòn đá đẹp cả hai mặt. Chúng tôi chọn chưng mặt này ra trước vì “cảm thấy đẹp hơn”. Một vài người thấy hòn đá này cứ đòi cắt hòn đá để nó thành hình núi đẹp. Nhưng cắt hòn đá này là cắt đi linh hồn và vẻ đẹp của hòn đá. Hãy nghĩ về những năm tháng hòn đá này nằm dưới nước được mài mòn do nước và cát cứ chảy mãi miết qua bề mặt đá. Phải mất bao lâu mới tạo được bề mặt láng và dáng già cỗi miên man như thế. Hiển nhiên hòn đá đã nằm dưới nước năm này qua năm khác. Duyên cớ gì mà hòn đá đã tới bờ sông và quyết định nằm lại đó thay vì trở lại dòng sông khi nước dâng vào mùa đông sau đó – ai mà biết được. Có lẽ nếu chúng tôi không có mặt hôm đó để lượm hòn đá lên thì nó đã quay lại lòng sông vào mùa đông năm đó khi nước theo chu kỳ lại đầy tràn cuồn cuộn chảy. Nhưng vào ngày thứ bảy đó chúng tôi đã ở đó đúng lúc để nhận ra vẻ đẹp của nó và thêm vào bộ sưu tập của mình.

Xin nói thẳng là đây không phải là viên đá mà chúng tôi sẽ bán hay tặng. Đến lúc nào đó nó sẽ được trả về dòng sông Trinity để nhắc nhở chúng ta rằng hầu hết mọi thứ trên đời không phải là của cải sở hữu mà chỉ là đồ thuê mướn. Tôi hy vọng rằng cái đế gỗ do Koji Suzuki chạm khắc sẽ cho thấy được hết vẻ đẹp của hòn đá lúc trưng bày.

Chiều hôm đó chúng tôi đi tiếp tới sông Klamath và ngủ chỉ cách bờ sông 100 m. Sáng Chủ Nhật trong khi đang dạo trên bờ sông tôi quyết định quay lại lấy một hòn đá tôi để riêng ra cho Mas coi và hỏi ý kiến ông. Trong khi quay lại và trước khi qua một lùm cây rộng khoảng 2 m để đến chỗ cả nhóm đang ngồi coi cá hồi nhỏ đang vượt sông, tôi nhìn xuống và thấy hòn đá này.

Tranquility, photo by Sam Edge
Tranquility, photo by Sam Edge

Chúng tôi sẽ đăng thêm nhiều tấm hình của hòn đá này độc giả thấy sắc cổ màu đồng của hòn đá là tự nhiên và không do tay người mài. Lúc đầu khi tôi thấy nó tôi không chắc nó là gì khác hơn là một hòn đá màu đồng sậm. Khi lượm nó lên và cầm trong tay thì điều làm tôi ngạc nhiên là sự mềm mại của hòn đá – và chỉ cần cầm trong tay là nó đem lại cảm giác bình an. Thường khi tôi nhìn thấy hay cầm một hòn đá, bề mặt và màu sắc của nó gợi những cảm giác hầu hết không phải là bình an. Tôi không nói là khi ta nhìn một hòn đá tuyệt vời hình núi xa thì ta không có cảm giác thanh bình, nhưng hòn đá này như ứa ra sự bình an. Tựa như khi ta yên lặng dạo bước qua một khu rừng mà thậm chí tiếng bước chân không thoát khỏi mặt đất để tới tai ta. Chính sự yên tĩnh đó – chính cảm giác yên bình đó.

Chúng tôi đã tranh luận rất lâu làm sao để trưng bày hòn đá này. Lúc đầu chúng tôi nghĩ chỉ cần đặt trên một cái gối đơn giản – tôi vẫn nghĩ đó là cách tốt nhất – nhưng cuối cùng chúng tôi muốn có một cái đế gỗ để trưng bày hòn đá như một tâm điểm trong triển lãm trong tương lai. Hòn đá có hoàn toàn phẳng lặng không – chúng tôi không nghĩ vậy, nhưng nó đem lại một cảm giác phẳng lặng trong một thế giới hỗn loạn. Công việc của tôi thường vô cùng căng thẳng, hầu hết các công ty khởi nghiệp đều như vậy, và công ty mà tôi đang tư vấn cũng không phải ngoại lệ. Tìm vốn đầu tư, tạo ra sản phẩm với ngân sách giới hạn, và cố gắng làm theo những tiêu chuẩn đôi khi mâu thuẫn nhau, tất cả đều làm điên đầu. Nhưng ngày nào mà tôi thấy mệt mỏi bất lực, tôi thấy rằng nếu tôi đứng dậy rời bàn làm việc và ngắm nhìn hòn đá này chỉ vài phút thôi, thì một cảm giác bình an sẽ rời hòn đá đến ôm ấp hồn tôi dù chỉ trong chốc lát. Nhiều người đọc tới đây sẽ nghĩ rằng căng thẳng đẩy tôi xuống bờ vực [tác giả chơi chữ: edge là họ của tác giả mà cũng có nghĩa là bờ vực – ND] – nhưng nếu hòn thủy thạch của bạn không gợi nên phản ứng tự đáy lòng như thế này, tôi muốn hỏi rằng bạn đã dành đủ thời gian nghiên cứu hòn đá để thấy nó đem lại điều gì cho bạn chưa?

Tôi phải thừa nhận rằng trước khi nhập môn thủy thạch và đi tìm đá, chúng tôi cũng thường thấy đá và chỉ lướt qua thôi. Đôi khi có chút yêu thích nhưng thường thoáng qua rồi thôi. Có lẽ tuổi tác làm chúng tôi mong muốn chậm rãi lại và để thời gian quan sát kỹ hơn thế giới xung quanh. Tôi không biết chắc nhưng những hòn đá đã đi vào đời chúng tôi gần đây đã làm chúng tôi dừng lại và suy gẫm – như thế không tốt sao?

A Suiseki Secret

3C7AE7D5-A1B5-400D-BA46-9AB0FD55D2AF
Lisa and Phat found this boat stone together on an Eel River beach. It was a hot summer day and the river was beautiful…

A Suiseki Secret
Phat Vo

There is an open secret that terrifies most men in all suiseki clubs: women find better suiseki than men do. If men had known better, it is how it is. It is no accident that diamond is a girl’s best friend. Women appreciate precious stones more than men do. In fact, more likely women were first to use precious stones as decorative objects. Men were just brutes, and for them, all rocks were either weapons or tools, and only value precious stones because women love them. And despite all the algorithms and calculations and tools to detect the precious stone mines, men could barely know a piece of jade from a piece of dirt, and so they could hardly find enough precious stones for world need. If men had just let women take charge of the precious stone businesses, women would have mined the whole universe of these precious rocks. When it comes to suiseki it is natural that women are attracted to better stones.

But we men should not be ashamed of it. After all it is just one in a zillion things women can do better than men. Men when alone are simple minded, concerned mostly with food and drinks. Only after meeting women, men become poets and artists and musicians; and only after marriage men become philosophers of some sort. But like most everything men put their hands and minds to, they tend to overdo it. Men then need women to bring them down to earth.

One day late at night while Socrates was in a deep conversation with his friends, his wife Xanthippe gave him either a subtle call to mate or a not-so-subtle call to take out the trash. But since men don’t like to run away from a fight, physical or meta-physical, Socrates played the absent minded card and ignored her. Her call got louder and eventually Xanthippe dumped a bucket of water over his head. Socrates just smiled and said, “This is quite natural. After thunder comes rain.”

Father of Western Philosophy or not, Socrates was no match for his wife Xanthippe, Mother of Universal Reality.

But let’s stop beating a dead horse (I mean dead men of the past) and let’s go back to the trouble we men of rocks are facing now. After collecting long enough, most men realize they cannot compete with their women, no matter how hard they try.

So some men just give up and follow their woman’s lead. At an exhibition when they are asked about their rocks, these men might say something like, “Oh, I am just here to support my wife.” We just pretend to recognize their apparent selflessness with comments like, “That’s very nice of you.” Others just continue to collect, only to sit in silence at suiseki exhibitions. Then guests just ignore their stones and go straight to their women’s suiseki and start praising them.

I have my own way to cope with that and I will reveal it here if you promise not to tell my wife. After countless times of reading and contemplating over Sun Tzu’s “The Art of War” and many years of practicing martial arts, I came up with my strategy, somewhere between “snatch victory from the jaws of defeat” and “if you can’t beat them, join them.” I learned to make daiza before my wife could learn and master the skill, and spent good money on suiban and doban for her stones. Then I submit our stones under our names “Lisa and Phat” for suiseki shows. At the show if some nosy guests still ask, “So, who found it?” I just calmly and casually say, “We found it together on the banks of the Kern River” for example, and then I quickly change the subject by describing the beauty of the stone and/or telling them about the weather or the scenery when we found it.


Aiseki Kai Newsletter, July 2022 issue

3C7AE7D5-A1B5-400D-BA46-9AB0FD55D2AF
Trang và Phát cùng tìm thấy hòn đá hình thuyền này bên bờ sông Eel. Hôm đó nhằm mùa hè, trời thì nóng, và phong cảnh trên sông như tranh…


Một Bí Mật trong Thuỷ Thạch

Võ Tấn Phát

Có một bí mật ai cũng biết, mà hầu hết các đấng nam nhi trong các hội đá đều kinh hãi: phụ nữ tìm được đá đẹp hơn nam giới. Nếu đàn ông hiểu biết hơn chút thôi, thì chuyện đó là hiển nhiên. Không phải ngẫu nhiên mà kim cương là người bạn tốt nhất của phụ nữ. Phụ nữ xem trọng đá quý hơn nam giới. Thực ra có lẽ phụ nữ mới biết bắt đầu dùng đá quý để trang điểm. Đàn ông thì như thú hoang, đá thì hoặc là dụng cụ hoặc là vũ khí thôi, và chỉ biết coi trọng đá quý vì phụ nữ yêu thích chúng. Và mặc cho những phương pháp tính toán, đo đạc, máy móc đủ thứ, để dò tìm các mỏ đá quý, đám đàn ông cũng chẳng phân biệt nổi kim cương với bùn đất, và vì vậy bọn họ đâu tìm đủ đá quý cho thiên hạ dùng. Nếu mà đàn ông chịu nhường chuyện tìm đá quý cho phụ nữ thì chắc phụ nữ đã đào hết đá quý trong vũ trụ này rồi. Lẽ tự nhiên là trong môn thủy thạch, đàn bà cũng thu hút đá đẹp hơn hẳn đám đàn ông.

Nhưng đàn ông chúng ta cũng không nên coi đó là chuyện xấu hổ. Nói cho cùng đó chỉ là một trong hàng tỷ tỷ thứ trên cõi đời đàn bà giỏi giang hơn đàn ông. Đàn ông ở một mình thì đầu óc đơn giản, chỉ biết lo chuyện ăn nhậu. Chỉ khi gặp đàn bà rồi, đàn ông mới thành nào là thi sĩ nào là nghệ sĩ nào là nhạc sĩ; chỉ khi cưới vợ rồi đàn ông mới thành triết gia. Nhưng như bất cứ thứ gì trên đời mà đàn ông chú tâm bắt tay vào, đàn ông thường đi quá đà. Lúc đó thì đàn ông lại cần đàn bà kéo họ trở về mặt đất.

Một đêm khuya nọ trong khi Socrates thảo luận những vấn đề sâu sắc với bạn bè, bà vợ Xanthippe cất tiếng gọi, hoặc là lời gọi tình dịu dàng kín đáo, hoặc là tiếng gọi đi đổ rác chẳng kín đáo cũng chẳng dịu dàng gì. Nhưng vì đàn ông không thích bỏ cuộc trong lúc giao đấu, dù là đấu sức hay đấu trí, Socrates giả đò đãng trí không nghe. Tiếng gọi càng lúc càng tăng cường độ, rồi cuối cùng bà vợ Xanthippe đổ ụp một thùng nước đầy lên đầu ông chồng. Socrates chỉ biết cười và nói: “Chuyện này bình thường mà. Hết giông bão thì mưa thôi.”

Có là cha đẻ của môn Triết học Tây phương hay không, Socrates không phải là đối thủ của bà vợ Xanthippe, mẹ đẻ của môn Thực tại học của toàn thế giới.

Nhưng hãy ngừng châm chọc những người đàn ông chết lâu lắc trong quá khứ mà trở về với vấn đề nan giải đang làm điên đầu đám đàn ông mê đá của hôm nay. Sau khi đã lặn lội tìm đá đủ lâu, hầu hết đàn ông đều hiểu rằng dù có cố bao nhiêu đi nữa họ không thể nào bằng được với các phụ nữ dấu yêu của đời họ.

Vì thế một số ông đầu hàng số phận và đi theo sự dẫn dắt của người đàn bà của đời họ. Khi triển lãm đá và có ai hỏi về đá của họ, thì các vị đàn ông này sẽ trả lời lấp lửng kiểu như: “Tôi chỉ đến để phụ vợ tôi thôi.” Và chúng ta giả vờ khen ngợi cái dáng vẻ vị tha của họ bằng những lời có cánh đại loại như: “Ồ ông thật là người chồng tốt.” Những ông khác vẫn tiếp tục cuộc chơi, để rồi trong các cuộc triển lãm đá đành ngồi im lặng một đống. Rồi nhìn hết người này đến người khác bỏ qua những viên đá của họ, đi thẳng tới và khen hết lời những viên đá của các bà chủ đời họ.

Riêng tôi lại có cách khác để đương đầu với vấn đề này, và sẽ hé lộ ra đây nếu mọi người hứa là sẽ không nói lại cho vợ yêu quý của đời tôi biết. Sau khi đã đọc đi đọc lại Tôn Tử Binh Pháp không biết bao nhiêu lần, và sau rất nhiều năm tập luyện võ thuật, tôi đã nghĩ ra một âm mưu, nằm đâu đó giữa “chuyển bại thành thắng” và “đánh không lại thì đầu [hàng]”. Tôi học làm đế gỗ cho đá trước khi vợ tôi học làm đế và làm đế đẹp, và tôi mua những cái khay xịn bằng sứ hay bằng đồng cho đá của nàng. Đến kỳ chưng đá tôi để tên chung hai đứa “Trang và Phát” là chủ nhân của các hòn đá. Trong cuộc triển lãm vẫn có nhiều kẻ tò mò hỏi vặn vẹo: “Vậy ai tìm được hòn đá này?”, thì tôi sẽ làm mặt lạnh trả lời tự nhiên như ruồi: “Hai đứa tôi cùng tìm được trên sông Kern”, rồi nhanh chóng chuyển đề tài sang tán chuyện vẻ đẹp của hòn đá hay thời tiết hôm lượm được hòn đá đó.