Poetry – Thanh Tâm Tuyền

426932AB-BC10-4C1B-B1C6-1C060F6E2410
Thanh Tam Tuyen by Dinh Cuong


Resurrection

Thanh Tam Tuyen
Translation by Dinh Linh

I want to cry like I want to vomit
on the street
crystal sunlight
I call my own name to soothe my longing
thanh tam tuyen
evening a star breaks against a church bell
I need a secret place to kneel
for a little boy’s soul
fearful of a fierce dog
a hungry dog without colors

I want to die like I want to sleep
although I’m standing on a river bank
the deep dark water is restless
I scream my own name to slake my rage
thanh tam tuyen
night falls onto a sinful whispering realm
O child wearing a red kerchief
Hey there wolf
a wandering sort of wolf

I crave suicide
an eternal sort of murderer
I scream my own name in distress
thanh tam tuyen
strangle myself into collapsing
so I could be resurrected
into an ongoing string of life
mankind doesn’t forgive the crime of murder
the executioners kneel
the time of resurrection

a shout is a prayer
for the waiting centuries
I want to live like I want to die
among intersecting breaths
a flaming chest
I call softly
dear
open the door to your heart
my living spirit has turned into a child
as pure as the truth one time.

Source: http://poeticinvention.blogspot.com/2006/12/poet-and-fiction-writer-thanh-tam.html?m=1

Definition of a Good Poem
Thanh Tam Tuyen
Translation by Dinh Linh

more than a species of frightful crow
white curtain a worried finger rubbing the eye
let’s drop it into the sky’s evening
a life as round as a green rice flake
third season of a year dripping milk
as lucky as a poem with agreeable consonants

syllogism needed
a man must die
you’re a man so you must die
a public notice
sleep children the hearts of loved ones
a sacred journey without end conducted with blood

how many creative works completed
only to be summed up with a spoken word
you should use your work to say farewell to everyone

a line of poetry as good as a saying
a good poem is the final death

so long the bed the table the chair
one person two persons three persons

one person two persons three persons

Source: https://www.realpoetik.club/2008/12/thanh-tam-tuyen.html?m=1

In the Name of
Thanh Tam Tuyen
Translation by Dinh Linh

Au nom du front parfait profond—Eluard

An imperfect love
Inside the soul of each eye
A shameful life

A mute chest without voice
Lips without laughing substance
Starving senses

An alley night surrounding window
A seated person forgetting time
Emotions demanding an exit

A free barren hand
Flowers declining youthful hair
Measured breaths

The survival of one person
The survival of many people
Innocent people

In the name of
Love freedom man
I have the right to call forth

Those who have died to show up
Those still alive to raise their hands

Source: https://www.realpoetik.club/2008/12/thanh-tam-tuyen.html?m=1

Let me cry with your eyes, the love stories of Budapest
Thanh Tam Tuyen
Translation by Nu-Anh Tran

Let me cry with your eyes
The love stories of Budapest
Me with a heart you with a heart
They fill the streets with tanks and canons.
Let me experience anger inside your chest

Let me scream with your throat
Tomorrow’s sky flies radiantly
Drunk with murder, they kill humans like bricks and tiles
Just as our hearts thirst for the future.
Let me tremble with your cheeks

Let me die with your skin.

I will live by your breath
Oh, those of you who follow.

Let me cry with your eyes
The love stories of Budapest

Source: https://digitalassets.lib.berkeley.edu/etd/ucb/text/Tran_berkeley_0028E_13291.pdf

Let Me Cry with Your Eyes My Love Affair with Budapest
Thanh Tam Tuyen
Translation by Thuy Dinh

Let me cry with your eyes
My love affair with Budapest
My heart and yours each of us a heart
They fill the streets with artillery tanks.

Let me harness the anger in your breasts
As they fire steel into lipstick-shaped muzzles
At each crossroad my face becomes a barricade.

Let me howl from your throat
As the bright morning takes wing
They knock us down like bricks
Drunk in their kill-lust
The way we thirst for the future.

Let me seethe with your cheeks
While they seal off border routes
Our joined fingers flutter like breath
My body waits.

Let me trade my sleep for your
Stress-riven, bullet-grazed forehead
It’s never night for night never comes
They attack in the morning it lasts forever.

Let me die in your skin
Threaded into the tanks’ endless tracks
I will live by your breath
O the ones in your stead

Let me cry with your eyes
My love affair with Budapest.

December 1956

Source: https://www.asymptotejournal.com/blog/2022/03/12/we-stand-with-ukraine-let-me-cry-with-your-eyes-my-love-affair-with-budapest-by-thanh-tam-tuyen

Serendipity
Thanh Tam Tuyen
Translation by Nguyen Thi Phuong Tram

Two people loved each other randomly

like together on a train

the train crossing a bridge to the sound of grinding metal, gushing water

looking back at the dim fire of a city by the river

a dreary childhood city lulled under a foul sky

a faith covered in ashes

love each other randomly

as the moon serendipitously peaks through the clouds

the engine at the head exhausted stopped by a small station

by a single night light

the old station master’s face like a clock hand unmoving

late in a dark forest, not a single resounding noise

I asked myself what chance would bring us together

when we’re both choked up

in a dying past without any word of mourning

today falls asleep beneath layers of blankets

tomorrow abandoned like a child under a carpet bombing

I asked myself what chance would bring us together

Source: https://songngutaitram.org/2021/01/12/thanh-tam-tuyen-serendipity-tinh-co/

About the author (by Dinh Linh)

Poet and fiction writer Thanh Tam Tuyen’s life mirrored the turbulent, tragic and now defunct Republic of South Vietnam. Born in 1936, he published 12 books. The first, Tôi Không Còn Cô Độc [I’m No Longer Desolate], was released in Saigon in 1956. That same year, he co-founded the groundbreaking literary journal Sáng Tạo [Creativity]. Drafted into the army, he served two stints, 1962-1966, then from 1968 until the end of the war in 1975. He was then imprisoned for seven years by the victorious Hanoi government. Released, he emigrated to the US and settled in Minnesota, where he died just in March of 2006. Thanh Tam Tuyen introduced a cleaner, starker music into Vietnamese poetry. He was also the first Viet poet to write about jazz.

Source: http://poeticinvention.blogspot.com/2006/12/poet-and-fiction-writer-thanh-tam.html?m=1

Author’s page on vietlit: https://vietnamlit.org/wiki/index.php?title=Thanh_Tam_Tuyen

Phục sinh

tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thủy tinh
tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói không màu

tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng trên bờ sông
nước đen sâu thao thức
tôi hét tên tôi cho nguôi giận
thanh tâm tuyền
đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
em bé quàng khăn đỏ ơi
này một con chó sói
thứ chó sói lang thang

tôi thèm giết tôi
loài sát nhân muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
thanh tâm tuyền
bóp cổ tôi chết gục
để tôi được phục sinh

từng chuỗi cuộc đời tiếp nối
nhân loại không tha thứ tội giết người
bọn đao phủ quỳ gối
giờ phục sinh

tiếng kêu là kinh cầu
những thế kỷ chờ đợi

tôi thèm sống như thèm chết
giữa hơi thở giao thoa
ngực cháy lửa
tôi gọi khẽ
em
hãy mở cửa trái tim
tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ
trong sạch như một lần sự thật

Nguồn: Thanh Tâm Tuyền, Tôi không còn cô độc, Người Việt xuất bản, in tại nhà in Hợp Lực xong ngày 15-10-1956


Định Nghĩa Một Bài Thơ Hay

hơn một loài quạ đen khủng khiếp
cánh màn trắng ngón tay lo âu vuốt mắt
hãy đánh rơi vào buổi chiều của trời
một cuộc đời tròn như hạt cốm
mùa thứ ba trong năm nhỏ sữa
may mắn như bài thơ gồm những âm trắc đồng tình

cần thêm vào tam đoạn luận
người là phải chết
mày là một người vậy mày phải chết
một yết thị
các con hãy ngủ tim những người thân yêu
cuộc hành trình thiêng liêng đi mãi bằng dòng máu

hoàn thành bao nhiêu tác phẩm
chỉ để sau rốt kết luận một lời
anh hãy từ biệt mọi người bằng tác phẩm của anh

một câu thơ hay tự nhiên như lời nói
bài thơ hay là cái chết cuối cùng

giã từ cái gường cái bàn cái ghế
một người hai người và ba người

một người hai người và ba người

Nguồn: Thanh Tâm Tuyền, Tôi không còn cô độc, Người Việt xuất bản, In tại nhà in Hợp Lực xong ngày 15-10-1956

Nhân Danh

Au nom du front parfait profond
(Éluard)

Tình yêu không trọn vẹn
Trong hồn mắt mỗi người
Cuộc đời hổ thẹn

Ngực câm không tiếng nói
Chất cười không thuộc môi
Giác quan đói khát

Ðêm hẻm vây cửa sổ
Người ngồi quên thời gian
Tình cảm đòi mở ngỏ

Bàn tay trơ tự do
Hoa chối từ tóc biếc
Hơi thở đắn đo

Sự sống còn một người
Sự sống còn nhiều người
Những người vô tội

Nhân danh
Tình yêu tự do người
Tôi được quyền kêu gọi

Những người đã chết xin có mặt
Những người còn sống xin giơ tay

Nguồn: Thanh Tâm Tuyền, Liên Đêm mặt trời tìm thấy, Sáng Tạo xuất bản, Sài Gòn 1964

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào

Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Ðau dấu đạn
Ðêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

12-56

Nguồn:
1. Tạp chí Sáng tạo, số 4, tháng 1-1957
2. Thanh Tâm Tuyền, Liên Đêm mặt trời tìm thấy, Sáng Tạo xuất bản, Sài Gòn, 1964

Tình cờ

Hai người yêu nhau rất tình cờ
như trên cùng một toa xe lửa
tàu chạy qua cầu nghe tiếng sắt và tiếng nước trôi mau
nhìn về đốm lửa yếu thành phố trên sông
thành phố trẻ thơ tiêu điều ru dưới những bầu trời xấu
của lòng tin phủ tro
hãy yêu nhau rất tình cờ
như mặt trăng may mắn thoát ra ngoài vòm mây
chiếc đầu máy mệt nhọc dừng lại một ga nhỏ
với một ngọn đèn đêm
một người giữ ga già mặt đồng hồ kim không chuyển động
và rừng khuya không tiếng vang

tôi tự hỏi sự tình cờ nào đưa chúng ta gần nhau
khi chúng ta cùng nghẹn ngào
quá khứ chết đi không một lời than tiếc
hôm nay thiếp dưới lần chăn gai
và ngày mai ngày mai bơ vơ như đứa trẻ trong cơn oanh tạc
tôi tự hỏi sự tình cờ nào đưa chúng ta gần nhau

Nguồn: Thanh Tâm Tuyền, Tôi không còn cô độc, Người Việt xuất bản, in tại nhà in Hợp Lực xong ngày 15-10-1956

Chân dung Thanh Tâm Tuyền của Đinh Cường: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9561&rb=0202

Boxing and the Cool Halls of Academe – Gordon Marino.

43BAE31C-DB84-415C-B327-6E104AB9E49B
George Bellows, A Stag at Sharkey’s (1917), Lithograph


Đấm bốc và giảng đường đại học

Gordon Marino
Võ Tấn Phát dịch

“Hãy biết mình” là câu châm ngôn của Socrates, nhưng Tyler Durden, nhân vật chính trong phim Fight Club, hỏi: “Anh có thể biết gì về mình nếu chưa từng đánh nhau?” Mặc dầu các huấn luyện viên của thuật thâm mình tím mẩy này rụt lại khi ai đó nói đấm bốc [1] là đánh nhau, không còn nghi ngờ gì nữa môn đấm bốc đẩy anh vào chỗ phải đối diện với chính mình rất rõ. Hãy đấm một cú móc trái hoặc hãy bước vào vũ đài, và chẳng chóng thì chầy anh sẽ biết anh có thuộc tạng người sẽ gượng dậy nổi hay không.

Suốt một thập kỷ, tôi đã dạy cả đấm bốc và triết học. Những đồng nghiệp đại học của tôi đôi khi phản ứng trước sự dính dáng của tôi với ngành khoa học ngọt ngào này bằng những nhát đấm trí tuệ và chút nhã nhặn chiếu cố. Vài năm trước ở một hội nghị triết học, tôi đã nói là tôi phải về sớm để quay lại trường, làm việc với ba võ sĩ của tôi từ Học Viện Quân Sự Virginia – những người sẽ dự thi vô địch Hội Đấm Bốc Đại Học Toàn Quốc. Bị sốc khi biết rằng có một cuộc thi đấu đại học như thế, một nữ giáo sư đã trách: “Làm sao một người mang chí hướng phát triển trí tuệ lại dính dáng tới một thứ thể thao mà học sinh đấm vỡ óc nhau?” Tôi đã giải thích rằng các đấu thủ mang mũ bảo vệ đầu và dùng găng đấu được độn nhiều bông nặng đến nửa ký-lô trong thi đấu cũng như trong luyện tập, bà ta vẫn không chịu. “Mũ hay không mũ”, bà ta trả lời, “thì óc của anh cũng tung lắc. Tệ hơn nữa, anh tuyên truyền bạo lực”.

Tôi phản đối rằng nếu bạo lực được định nghĩa là cố tình hại một người khác, thì tôi đã nhìn thấy quá đủ những chuyện như thế trong võ đài triết học rồi. Ở trường đại học nơi tôi học cao học, các hội thảo không có gì khác hơn là những trận đấu súng hàn lâm mà mục đích là bắn ra một câu hỏi để hạ thấp giảng viên. Tôi đã chỉ ra: “Tôi thậm chí còn thấy các triết gia tự kiềm chế mình để khỏi vỗ tay tán thưởng một câu nhận xét đã làm choáng người diễn giả và làm anh ta cảm thấy ngu ngốc”. Tôi tiếp tục lý lẽ rằng ra đấm và chịu đấm giúp anh cảm thấy an toàn hơn trong cuộc đời, và rằng người nào không dễ bị kẻ khác đe doạ thì nói chung ít đe dọa kẻ khác hơn. Bà ta không nuốt trôi chút nào lý lẽ đó. Rồi tôi đã sai lầm khi lấy mình ra làm thí dụ khi lưu ý rằng tôi đã đấm bốc năm này qua năm khác và vẫn có thể suy luận mạch lạc. Chuyện đó đem lại cho tôi một nụ cười mỉm và một cái vỗ nhẹ vào cổ tay.

Nếu tôi bị quẳng vào vũ đài hôm nay và phải bảo vệ môn võ tự vệ trước thái độ giễu cợt của một vài nhà hàn lâm, tôi sẽ có ít nhất hai đồng nghiệp về phe tôi. Trong Thể xác & Tâm hồn: Ghi chép của một võ sĩ đấm bốc tập sự (Oxford University Press, 2004) người được giải thưởng MacArthur, Loïc Wacquant, một giáo sư xã hội học ở New School University, mô tả sự rèn luyện cảm động mà ông được huấn luyện trong ba năm trời ở một phòng tập đấm bốc ở phía nam Chicago. Giáo sư Wacquant, người được đai đỏ do lòng can đảm vì đã tham dự giải Găng Vàng Chicago nổi tiếng, khẳng định rằng những câu lạc bộ đấm bốc là đất thánh của trật tự, hòa thuận, và bình an trong một thế giới hỗn loạn. Theo Wacquant, mà tên trên võ đài là “Louie Túi bụi”, thì phòng tập là “một trường dạy đạo đức theo ý Durkheim, nghĩa là một bộ máy được thiết kế để tạo ra ý chí kỷ luật, sự gắn bó đồng đội, kính trọng người khác cũng như bản thân, và tự do ý chí, những thứ vốn không thể thiếu được để thăng hoa trong ngành đấm bốc”. Bộ máy này thường làm việc tốt đến nỗi nó tôi rèn nên một loại tình yêu quý lẫn nhau thường thiếu trong những giảng đường mát lạnh của học viện. Khi ông rời Chicago để học hậu tiến sĩ ở Harvard, Wacquant đã ở trong tình trạng hoảng loạn vì phải rời cái gia đình đấm đá của ông. Ông viết: “Trong lúc say mê chìm đắm đó, tôi thậm chí đôi lúc đã nghĩ đến chuyện bỏ cả sự nghiệp học viện của tôi để ‘trở thành đấu thủ nhà nghề’ và bằng cách đó ở lại với bạn bè tôi ở phòng tập và với huấn luyện viên, DeeDee Armour, người đã trở thành một người cha thứ hai của tôi”.

Carlo Rotella, một phó giáo sư Anh văn và chủ nhiệm phân ban Hoa Kỳ học ở Boston College và tác giả của Cắt giờ: Giáo dục đánh nhau (Houghton Mifflin, 2003), đã dành một năm ghi chép ở phòng tập của cựu vô địch hạng nặng Larry Holmes. Rotella cho rằng đời sống chỉ là gây tổn thương hoặc bị tổn thương, và rằng có ít khóa học nào trong đời sống chuẩn bị tinh thần cho ta để đối diện với cơn lốc ngoài kia như đấm bốc. Trong phần giới thiệu cho một trong những cuốn sách hay nhất về đấm bốc, Rotella lưu ý:

“Càng dấn sâu vào các trận đấu, anh càng khám phá nhiều thứ dường như mới nhìn qua thì không có gì liên quan đến đấm bốc. Những bài học về khoảng cách và sức lực, hay giữ lại một phần sức lực của mình ngay cả khi đấu nhau kịch liệt, là những bài học không chỉ về cách một võ sĩ hành xử với đối thủ mà cũng là cách một người hành xử với người khác như thế nào. Các trận đấu dạy ta nhiều bài học như thế – về các đức hạnh và các giới hạn của mánh khóe, về sự cần thiết phải phân biệt ý nghĩa và các sự kiện rành rành do gói ghém chúng trong những chuyện kể và màn trình diễn, về bị thương tổn và bị già đi, về khoảng cách và thâm tình, và đặc biệt là về chính nền giáo dục: đấm bốc huấn luyện không ngừng về dạy và học tri thức và những hậu quả của nó”.

Tuy nhiên, tôi nghĩ lời bảo vệ cho đấm bốc hay nhất đến từ Aristotle [2] . Trong Nichomachean Ethics của ông, Aristotle đưa ra danh sách nổi tiếng của ông về những đức hạnh đạo đức. Bất kỳ lúc nào tôi dạy phần này của lớp Đạo đức (Ethics) tôi luôn bắt đầu bằng việc hỏi sinh viên họ nghĩ gì về các thành phần của đạo đức. Sự tôn trọng, lòng trắc ẩn, tính trung thực, sự công bằng, và lòng khoan thứ luôn luôn tuôn ra nhanh chóng lên bảng đen, tiếp theo là tính sáng tạo và khiếu hài hước. Tôi thường phải thúc họ để suy luận ra “can đảm”. Và rồi tôi quát hỏi: “Làm sao anh có thể trung thực hay công bằng mãi nếu anh không có dũng khí để chịu một đòn?”

Aristotle viết rằng phát triển một đức hạnh đạo đức yêu cầu phải thực hành những lựa chọn và những cảm xúc phù hợp với đức hạnh đó. Do đó, đại học ngày nay thường có đủ loại họp mặt tập luyện giúp phát triển đức khoan thứ, chẳng hạn, bằng cách làm cho học sinh cảm thấy thoải mái với những người đến từ nền các nền văn hóa khác nhau. Nhưng nơi nào tập luyện đức can đảm, một đức hạnh mà Nelson Mandela [3] , John McCain [4] , và những những người khác đã cho là tìm được từ đấm bốc?

Theo Aristotle, can đảm là khoảng giữa của không-sợ và sợ quá mức. Khả năng biết sợ là thiết yếu để sống một đời sống đạo đức, nhưng khó mà biết được làm thế nào có thể kiên trì đi theo tiêu chuẩn đạo đức của anh dưới áp lực khi mà anh được cách li khỏi mọi nỗi sợ hãi. Đấm bốc cho người ta thực hành sợ hãi. Dĩ nhiên cũng có những tên côn đồ can đảm. Sự can đảm thể xác không bảo đảm sẽ đưa đến việc kiên định đấu tranh cho một nguyên tắc. Tuy nhiên, trong một vị thế đạo đức khó khăn, tôi sẽ có xu hướng tin tưởng vào người nào cảm thấy mình đang bước vào võ đài hơn là người chỉ trải qua nguy hiểm của người khác, ngồi ghế coi video.

Thực ra, đấm bốc là một môn thể thao phổ thông giữa các đại học cho đến những năm đầu thập niên 1960, khi một trận đấu có người chết và những chuyện về các võ sĩ bán chuyên nghiệp đóng giả sinh viên đã hạ gục môn thể thao này. Vào năm 1976 đấm bốc ở đại học được hồi sinh với vai trò là môn thể thao câu lạc bộ, và ngày nay, dưới sự yểm hộ của Hội Đấm Bốc USA (cơ quan điều hành nền đấm bốc nghiệp dư của Mỹ), Hiệp Hội Đấm Bốc Đại Học Quốc Gia bao gồm 30 đội của các đại học. Mỗi tháng tư, các giải vô địch vùng, miền và quốc gia được tổ chức. Mới đây tôi nói chuyện với Maja Cavlovic, một nữ võ sĩ từ Estonia vừa tốt nghiệp Học Viện Quân Sự Virginia mùa xuân này. Là một tay đấm mạnh, cô Cavlovic suy gẫm: “Đấm bốc đã giúp tôi học cách làm thế nào điều khiển cảm xúc của tôi. Anh bước vào đó và anh sợ hãi ghê gớm, và rồi tất cả những rèn luyện của anh tiếp tục phần còn lại”.

Người hai lần đạt giải vô địch hạng nặng George Foreman [5] đồng ý với Cavlovic. Cùng với việc là một nhà kinh doanh vô cùng thành đạt, Foreman điều khiển một câu lạc bộ lớn dành cho thanh thiếu niên bên ngoài Houston với một chương trình đấm bốc sôi động. Bởi Foreman cũng là một mục sư, tôi hỏi ông: “Làm sao ông có thể thỏa hiệp giữa việc dạy bọn trẻ quăng ra một cú đấm nốc-ao với lời dạy của Giê-su rằng chúng ta nên chìa má bên kia ra?” Forman cười khùng khục và giải thích: “Để thành công trên võ đài anh phải điều khiển được cảm xúc của anh – nó gồm cả giận dữ nữa. Và những đứa trẻ nào theo đuổi nó đến cùng thì ít hung bạo hơn khi chúng bước vào đây”.

Người Mỹ phần lớn sống trong một nền văn hóa phóng xả trong đó cảm xúc mạnh mẽ và sự bộc phát được tôn sùng. Ngoài việc được bảo ban rằng những cảm giác có vấn đề là các bệnh y khoa, thanh thiếu niên của chúng ta ít khi được giáo dục phải điều chỉnh lại cảm xúc của chúng. Kết quả là, có rất ít cơ hội để chống đỡ với những cảm xúc mạnh như giận dữ và sợ hãi. Trên sàn đấu, những cảm xúc mạnh mẽ đó thường xuyên đấm vào mặt anh, nhưng nếu anh muốn tiếp tục đấm, anh học được bài học là đừng để bị đập liên tiếp bằng các cảm xúc của anh. Vẫn tiếp tục thủ thế trong khi anh muốn nhảy ra khỏi sàn đấu có thể rất là phóng khích. Sau khi anh ta thắng trận đầu tiên, tôi hỏi Karl Pennau, một học sinh của trường St. Olaf mà tôi huấn luyện, rằng điều gì anh ta thâu lượm được từ sự học tập môn khoa học ngọt ngào này. Anh ta trả lời: “Tập đánh bốc đã cho tôi rất nhiều thứ hơn là đơn thuần chơi một môn thể thao. Nó là một trò chơi cứng rắn, nhưng được huấn luyện và lên võ đài, tôi sẽ không bao giờ nghĩ rằng có điều gì mà tôi không thể làm được nữa”.

Cựu võ sĩ đấm bốc, Gordon Marino là giáo sư triết học, phụ trách Thư viện Kierkegaard, và phụ tá huấn luyện viên bóng bầu dục ở Saint Olaf College. Ông cũng huấn luyện võ sĩ đấm bốc nghiệp dư.

© 2004 talawas

[1]Boxing: môn đấm bốc, hay quyền Anh
[2]Aristotle (384-322 trước Công Nguyên): nhà triết học Hy Lap, học trò của Plato, và thầy dạy của Alexander Đại Đế
[3]Nelson Mandela (1918-): nhà tranh đấu chống kỳ thị chủng tộc người Nam Phi, cựu tổng thống Nam Phi, giải Nobel hòa bình 1993
[4]John McCain (1936-): thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, tù binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
[5]George Foreman (1949-): vô địch thế giới đấm bốc hạng nặng năm 1973 và 1994.

Nguồn: http://chronicle.com/free/v50/i49/49b00501.htm

Bài dịch đã đăng trên talawas:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3403&rb=0507

FA0E7D49-3083-4768-B665-0FA79C54C37A
Yin Style Baguazhang, Phoenix AZ study group. Photo by Ed Guerra

Chữ – Võ Đình

D8006EF5-CE32-434D-8A94-6B3AA0E97D92
Self portrait, Vo-Dinh, woodcut, from gio-o

Chữ
Võ Đình

Ngày xuân, chúng ta thường nói chuyện hoa mai, hoa đào. Hoa đào lại thường gợi nhớ đến một người: Ông đồ của thi sĩ Vũ Đình Liên. “Bao nhiêu người thuê viết” tấm tắc ngợi khen chữ ông đồ đẹp như “phượng múa rồng bay”.

Xin nói ngay: Chữ đây không phải là thứ chữ ông đồ viết. Chỉ có những a, b, c,… dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã mà thôi. Thứ chữ các cụ ngày xưa chê là ngoằn ngoèo như con trùn (thưa bạn đọc Bắc Nam: con giun, con trùng đấy ạ). Cũng xin nói rõ: Chữ đây là chữ viết, không phải “chữ nghĩa”. Không có chuyện văn chương ở đây.

Chưa đầy sáu mươi năm về trước cuốn Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân ra đời. Thuở đó nhà văn Việt Nam chỉ sử dụng toàn thứ chữ “con trùn” này. Viết thì viết thứ chữ “con trùn” đó nhưng trong “Chữ Người Tử Tù” ông Nguyễn lại có cái giọng bi tráng tiếc thương nét chữ đẹp đã mai một. Nguyễn Tuân không nói ra nhưng người đọc thừa biết cái chữ đẹp đó không phải là chữ quốc ngữ như ta biết ngày nay mà là chữ Hán, chữ Nôm với những nét sổ, nét mác, nét câu, nét nại, v.v. Chẳng những người tử tù Huấn Cao cho chữ, ông còn có lời dặn dò viên quan coi ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn, rõ ràng như thế. Thoi mực, kiếm được ở đâu tốt và thơm lắm. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?”

Đọc mê lắm. Tuy nhiên, cái mê thời nhỏ tuổi khác với cái mê lúc về già. Đọc lại Nguyễn Tuân, tôi hụt hẫng: Làm sao ở bực thầy về một cách viết văn, sự hiểu biết về cái đẹp của chữ Hán lại có thể lơ mơ như thế! Nét chữ “vuông vắn, rõ ràng” thì đẹp nỗi gì mà viên ngục quan phải cung phụng “người tử tù” đến mức ấy? “Vuông vắn, rõ ràng” đâu có làm nên thư pháp đẹp. Rồi lại thoi mực và chậu mực. Phải mấy thoi mới mài cho đầy một “chậu”?

Nhưng thôi, Nguyễn Tuân là Nguyễn Tuân, nhăn nhó với ông về ba cái lẻ tẻ này mà làm chi! Thời các ông Nguyễn Tuân, Huấn Cao đã qua rồi. Thời chúng ta, bây giờ đây này, thời những “con trùn” đã thực thụ trở thành con chữ, duy nhất, độc tôn, thứ chữ chúng ta dùng để làm thơ cũng như để thảo văn kiện, để viết thư tình cũng như để gắn “mét xa” lên tủ lạnh, thời nay chúng ta có ông Võ Phiến. Người tạo nên những nhân vật Bốn Thôi, Bốn Tản, Ba Thê Đồng Thời sanh ra thì chữ quốc ngữ đã bám rễ thật sâu, thật chắc rồi. Cho nên ông gần gũi với chữ “con trùn” hết sức. Ông viết về người nọ ngồi một mình xem sách: “Ở góc bên trái phía dưới trang sách, một chữ O nhoẻn cười, vui ra phết. […] Cái chữ O này láu lỉnh lắm nhá”. Thấy được một chữ O cười, đã là tinh. Thấy được “Giữa trang, một chữ N ngúc nga, ngúc ngắc[…]”, đấy mới tài tình, chẳng phải ai cũng thấy được.

Trước ông Võ Phiến, trước cả ông Nguyễn Tuân, ở cái xứ từng đem quân qua xâm lược nước ta, cái xứ cũng dùng thứ chữ “con trùn” nói trên, có ông Arthur Rimbaud [“Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine/ Hai chàng thi sĩ choáng hơi men”… –Xuân Diệu] lại thấy cả màu sắc nơi các con chữ nữa kia: “A noir, E blanc, I rouge”… (A đen, E trắng, I đỏ…).

Các nhà văn, nhà thơ, họ mẫn cảm lắm. Ông Nguyễn Tuân tiếc thương thứ chữ sổ dọc đá ngang của tiền nhân. Ông Võ Phiến thấy những con chữ đứa thì “cười” đứa thì “ngúc nga ngúc ngắc”. Ông Rimbaud bên trời Tây xa xôi lại thấy những nguyên âm (bài thơ có tên là Voyelles)…có màu có sắc! Cả ba ông, ông Tây của thế kỷ 19, hai ông Việt của thế kỷ 20, cả ba ông đều cầm bút sắt viết chữ “con trùn” cả, thứ chữ các cụ ta ngày xưa vừa ghét vừa khinh (và, có lẽ, vừa sợ).

Tôi không chia sẻ cái nhìn đầy thành kiến của các cụ.

Tôi lớn lên, chữ Hán, chữ Nôm đã mất hết địa vị ở nước ta từ lâu. Thuở nhỏ, tôi cũng có được học mót dăm ba chữ của “thánh hiền”. Tam Tự Kinh, Minh Tâm Bửu Giám, thuộc như cháo đôi ba đoạn. Rồi đến tuổi mươi, mười lăm, tuổi ngấp nghé dòm ngó các nàng “văn học nghệ thuật”, thú thật cũng đã có lúc trang trọng… ngoái ngược kiểu “vang bóng”, ra cái điều cốt cách: nghí ngoáy viết chữ quốc ngữ theo lối viết chữ Hán, có đá, có móc, đủ ngón. Không viết ngang, từ trái sang phải mà viết dọc từ trên xuống dưới. Cổ kính lắm! Những năm chưa được một ông bạn người Hoa khắc cho cái triện son, cũng có khi ký tên xong còn lẩn thẩn vẽ thêm cái hình vuông vuông rồi ngọ ngoạy chêm vào dăm ba đường nét kỳ khu: Khi thì cái tên, khi thì cái năm. Ông Huấn Cao mà thấy được cái lối đóng triện son này e rằng ông cũng phải khóc thét lên!

Sao lại có chuyện rắc rối như vậy?

Chung qui chỉ vì cái nọc độc hại của một mớ thành kiến: Cái ghét, cái khinh của các cụ đối với chữ “con trùn” đã ăn sâu vào mình hồi nào không hay. Chữ “con trùn” là chữ của quân xâm lược, của ngoại nhân, của những giống “bạch quỉ”. Chữ “con trùn” không được viết bằng bút lông mực Tàu cho nên những tiêu chuẩn truyền thống vốn để đánh giá cái nét đẹp, cái nét xấu, chỉ còn là một lũ ngơ ngáo không dùng vào đâu được. Chữ “con trùn” mà dùng để ghi chép lời hay ý đẹp của “thánh hiền”, của “tao nhân mặc khách” à? Không được, không được! Vang Bóng Một Thời ra đời năm 1943: Tôi lên 10. Đâu ngờ hàng trăm năm sau ngày chữ “con trùn” xâm nhập vào đất nước của ông cha ta mà cái nọc độc của thành kiến vẫn còn sức công phá như thế.

*

Ông đồ già của thi sĩ Vũ Đình Liên, người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, họ phải chịu phần nào trách nhiệm về cái sức công phá ấy. Trong mấy chục năm, thanh thiếu niên Việt nam gồng mình cõng trên lưng khi thì ông đồ này khi thì người tù kia. Ông Vũ và ông Nguyễn không thể nào ngờ được rằng một ngày, đâu có xa xôi gì, thứ chữ “con trùn” ấy, khi đã hoàn toàn trở nên “quốc ngữ”, tuyệt đối được chấp nhận và phổ biến, lại có nguy cơ bị hủy diệt. Xin thêm hai cái dấu kép: “hủy diệt”. Bởi chăng cái tiếng (Việt) thì vẫn còn, cái lời (văn) thì vẫn sống nhưng cái chữ (viết) lại đang trên đà tiêu tùng.

Cuối thế kỷ 20, sáu thập niên sau “Chữ Người Tử Tù”, kẻ phá hoại không phải là thái độ bảo thủ của các cụ ngày trước mà là khoa học kỹ thuật Tây phương. Cũng chính một phương Tây ấy, khi thì đem qua cho ta chữ “con trùn”, khi thì, với áp lực hay cưỡng bách kinh tế, “vô tình” loại bỏ cái chữ viết của ta nay đã đến giai đoạn thay thế được những nét bút lông mê hoặc thuở nào.

A! đồ “bạch quỉ”! Đầu têu là cái máy đánh chữ (machine à écrire; typewriter).

Thuở nhỏ, tôi coi cái máy đánh chữ là một phát minh tuyệt vời. Được người lớn cho phép gõ lóc cóc vài chữ, sướng vô kể. Trong mấy thập niên nó được sử dụng để những gì viết (tay) ra nom gọn gàng, tươm tất, dễ đọc hơn, chính xác và “chính thức” hơn. Cho đến mươi năm trước đây cái máy đánh chữ còn được dùng đều đặn. Đồng thời người ta cũng vẫn còn cầm bút mà viết. Nếu cần, viết xong “cho đánh máy” lại. Viết thư, viết bài (học), viết báo, viết văn… Ngoại trừ một số trường hợp ở Âu Mỹ (viết thẳng với máy đánh chữ) cái máy vẫn chưa thay thế cây bút. Chẳng những thế, trong giới thượng lưu có học Âu Mỹ, người ta còn coi một lá thư viết tay như một dấu hiệu lịch sự của cung cách người viết. Ngày nay vẫn còn có những nữ chủ nhân cặm cụi viết tay những tấm thiệp mời đến dự một họp mặt tao nhã… Nhưng rồi cái còm-piu-tơ cá nhân được sản xuất hàng loạt, tung ra thị trường, ngày càng tân tiến, càng hoàn bị. Lúc đó, trong giới tiêu thụ nói chung, trong giới viết lách nói riêng, cây bút mới biết thân, biết phận, vội vàng rút lui.

Người ta không cầm cây bút mà viết nữa. Người ta gõ lóc cóc lên mặt chữ. Những con chữ chui ra từ máy điện não, gọn ghẽ, sắc sảo, và… trần trụi. Chữ không còn là “trùn” nữa.

Gõ lên mặt chữ cho cái máy nó in ra, nhanh hơn, khỏe hơn, hợp thời hơn. Dĩ nhiên. Dĩ nhiên, xe hơi nhanh hơn xe đạp. Xe đạp nhanh hơn đi bộ. Cái hay, cái tiện rành rành. Kỹ thuật tuyệt vời. Cho nên viết không được hiểu như trước. Viết được định nghĩa lại. Viết không nhất thiết phải là cầm cây bút mà viết những chữ “con trùn” ngoằn ngoèo lên giấy. Hoặc người ta không cầm cây bút mà viết nữa, hoặc bất đắc dĩ lắm phải cầm thì… Lẽ tự nhiên, cái gì mà không làm thường xuyên, để ngày càng nhuần nhuyễn, càng thuần thục, đến khi cần phải làm, tránh sao khỏi lọng cọng, vấp váp. Trong một bài viết cũ, tôi có kể lại kinh nghiệm bản thân: Thật lâu về trước, trong mấy năm trời, tôi không có dịp nói tiếng Việt. Một hôm, đột nhiên, có cơ hội nói mới kinh hoàng thấy rằng mình nói tiếng Việt… ngọng! Phải chăng những ngón tay ngày ngày gõ lóc cóc lên mặt chữ của một cái máy, đến lúc cần phải cầm cây bút, chúng nó tránh sao khỏi có lúc ngượng ngập, cứng cỏi. Hậu quả: Chữ viết bằng bút “xuống cấp” thê thảm.

Sáu thập niên về trước, nhà văn Nguyễn Tuân tiếc thương cái chữ đẹp mặc dù đó là thứ chữ của những kẻ đã bao lần đày đọa ông cha ta. Ngày nay, chẳng biết sẽ có một ông Nguyễn Tuân nào khác “dư nước mắt” khóc cho cái chữ “con trùn” trên đà mất dạng. Bởi vì những “con trùn” hạ tiện ấy cũng có cái đẹp của chúng.

Chữ “con trùn” mà đẹp à?!

Đẹp chứ. Xin lạy các cụ ngày xưa mấy lạy. Chúng con chỉ biết có thứ chữ “con trùn” này mà thôi. Tuy phần đông chúng con không đủ khả năng thưởng thức thứ chữ của “thánh hiền” đến từ phương Bắc, chúng con vẫn trân trọng lòng kính yêu quí Cụ đã dành cho nó. Sự trân trọng đó, xin quí Cụ thông cảm cho, vẫn cho phép một số chúng con để mắt đến… cái đẹp của thứ chữ ngày trước quí Cụ đã vừa ghét vừa khinh. Bởi vì chữ “con trùn” không đẹp bằng chữ Hán viết với bút lông mực Tàu nhưng nó cũng đẹp. Cái đẹp riêng của chính nó.

Ngày trước, khi ở Âu Mỹ người ta còn dùng ngòi bút lông ngỗng (tiếng Pháp, plume là lông vũ mà cũng có nghĩa là ngòi bút) viết chữ “con trùn” thật đẹp được đưa lên hàng một nghệ thuật: Calligraphy, một từ ngày nay còn được dùng để gọi cả thư pháp Trung Hoa, Chinese Calligraphy. Bạn đọc ở Mỹ cứ vào thư viện mà xem hình chụp bản Tuyên ngôn Độc lập. Hơn hai trăm năm về trước, người ta viết chữ “con trùn” bay bướm thế đấy, phóng túng thế đấy.

Hiềm nỗi, các “cha già dân tộc” Hiệp chủng quốc còn dựa dẫm quá nhiều vào cái đẹp ước lệ, dễ dãi: những đường cong lả lướt, vi vút, những râu ria xoắn tít xoắn mù, những “đuôi”, những “vòi” chờn vờn, loanh quanh, điểm điểm tô tô, thừa thãi và vô bổ. Công bằng mà xét, cái đẹp của chữ viết như thế chưa bước đến gót chân của nét bút Vương Hi Chi, Tống Huy Tông, Tô Đông Pha và những đại thư pháp gia khác của Trung Hoa xưa. Tuy nhiên, cũng vì lẽ công bằng mà không thể đem so những “con trùn” với chữ viết của “thánh hiền”. Cần phải có một cách nhìn khác.

Cách nhìn đó phải gạt bỏ ra ngoài vòng chơi những thứ trang sức hoa hòe hay điểm tô thừa thãi. Vì chữ “con trùn” được viết với bút sắt nên không thể bàn chuyện đẹp xấu của “thịt”, “xương”, “gân” như khi thưởng ngoạn thư pháp Trung Hoa. Vì chữ “con trùn” được viết ngay hàng thẳng lối, theo một thứ tự đều đặn và liên tục của những mẫu tự nối chân nhau nên cũng không thể có chuyện con chữ “vuông vắn, rõ ràng” như “chữ người tử tù” của ông Nguyễn Tuân. Ấy thế mà nếu được một bàn tay viết đẹp thì chữ “con trùn” cũng có thể đẹp lạ lùng.

Nhìn từ một góc độ khác, ở một thời điểm khác, trong một hoàn cảnh khác, đối tượng của cái nhìn đem lại cho ta một cái thấy mới mẻ đầy thú vị, những khám phá không ngờ. Bạn đọc hãy làm một thí nghiệm đơn giản sau đây.

Trên một mảnh giấy nhỏ bằng bàn tay, bạn lấy bút mực đậm (hay magic marker đen) viết tên bạn. Dưới tên, ghi năm sinh, nơi sinh… Chỉ cần để ý một điều: Hãy viết thật nhanh, tự nhiên, đừng nắn nót, gò bó. Đoạn bạn lật ngược giấy lại, soi lên ánh đèn. Những chữ (ngược), những con số (ngược) đó ngộ nghĩnh hẳn ra. Thoạt đầu, bạn có thể bỡ ngỡ không đọc được tên mình vốn là những chữ quen thuộc nhất. Nhìn kỹ hơn, những nét bút lạ sẽ đem lại cho bạn một niềm thích thú mới. Bây giờ bạn hãy xoay mảnh giấy dựng đứng lên. Tên bạn, v.v… bây giờ nằm dọc chứ không nằm ngang nữa. Cái thứ chữ “con trùn” này, đâu ngờ nó cũng có móc, có câu, có sổ, có đá đấy chứ không đâu! Bây giờ bạn thấy rằng, hiển nhiên, cái đẹp cũng có thể tìm ra được ở cái chữ “con trùn”. Bây giờ, bạn hãy xoay mảnh giấy lại mặt phải của nó, và nhìn những chữ bạn đã viết với một đôi mắt mới tinh.

Nhất Linh là một nhà văn mà tôi hết lòng kính yêu từ thuở chưa được phép… mặc quần tây dài! Yêu cả khuôn mặt dạn dày và bộ ria dáng dấp phóng đãng của ông. Ấy vậy mà khi có dịp được thấy thủ bút của ông (được in lại), tôi tiu nghỉu. Chữ nhỏ li ti, đều đặn, liền lạc với nhau như những hạt mè đen nằm nối đuôi. Làm sao một người như Nhất Linh, nghệ sĩ, chính khách, một người có cuộc sống xuôi ngược, hào hùng như thế mà lại có chữ viết dè xẻn, cần cù như vậy? Tôi cũng từng được thấy chữ ký của Khái Hưng. Vì ông ký một cách như viết nên thấy được “nét” chữ của ông: Dõng dạc, phóng khoáng, đẹp.

Vốn thường lưu tâm đến chữ viết tay, tôi có cái thú… “bới lông tìm vết”! Phân tích chữ viết như một phương pháp khoa học tâm lý, tôi không màng. Tôi chỉ tò mò lấy làm lạ là có người viết (văn) hay mà viết (chữ) tồi. Có người bụng dạ thật tốt mà chữ viết… thật xấu. Có người tính khí mạnh mẽ mà chữ viết tầm tầm. Có người dè dặt, hiền lành mà chữ viết ngang nhiên, gân guốc. Vì thế tôi không dại gì đặt nhiều lòng tin vào nghệ thuật xem chữ đoán người. Sái một ly đi một dặm, là cái chắc.

Nhân nói chuyện về CHỮ không thể không nghĩ đến một vài người quen biết gần xa, những người tôi vẫn coi là viết chữ tốt. Dĩ nhiên, cái nhìn của tôi đâu có thể không chủ quan!

Ở Việt nam, Trịnh Công Sơn viết chữ thật tốt mặc dù có khi đều đặn quá, hay có khi lại bay bướm quá. Chữ Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể không “tốt” bằng chữ Trịnh Công Sơn, nhưng cứng cỏi hơn, rạch ròi hơn. Trương Thìn có chữ viết phóng khoáng, mạnh mẽ, nhiều tính nghệ sĩ. Hơn nửa thế kỷ, chữ viết cụ Vân Trì không thay đổi: Nét nào ra nét ấy, không thiếu, không thừa một ly. Chữ như vậy là tốt, nhưng đẹp?

Ở Pháp, thầy Nhất Hạnh cũng có lối chữ tương tự. Viết như thở: “Hít vào thì biết rằng hít vào”; “Thở ra thì biết rằng thở ra”. Cho nên chữ viết dung dị, nghiêm túc, đều đặn. Và vắng bóng những nét bung phá ngoạn mục. Chữ Đặng Tiến có cá tính mạnh: Trúc trắc, gập ghềnh một cách nghênh ngang. Thi Vũ: Chữ viết chăm chút, nhưng rộng rãi, vững vàng.

Miền Đông Gia-Nã-Đại có một số chữ thật tốt: Nguyễn Quý Bổng ở Ottawa, Trân Sa ở Toronto, Hoàng Xuân Sơn và Hồ Đình Nghiêm ở Montréal.

Miền Tây Gia-Nã-Đại, ngươi Hạnh Cơ viết chữ quốc ngữ thật tốt mà viết chữ Hán với bút lông cũng nhuyễn lắm.

California, ha!

Ở Nam Cali, Bùi Vĩnh Phúc viết văn khúc chiết, sáng sủa, nhưng chữ viết của họ Bùi, thật tốt, lại có lúc bay bướm quá. Hoàng Quốc Bảo cũng vậy: Chữ thật tốt nhưng đôi khi quá hoa hòe. (Nguyễn) Khánh Trường không tránh né cái bay bướm, cái hoa hòe ấy được bao nhiêu cho nên lắm lúc bị chúng tóm được! Phóng bút là một cái “sướng” mà cũng là một cái “tật”. “Tật” ấy, tìm thấy tận bên trời Úc châu xa xôi: Nguyễn Hưng Quốc, văn đã hay mà chữ lại tốt. Chỉ tiếc đôi khi chữ người trượt chân xuống chỗ hoa hòe – như ba ông, Bùi, Hoàng, và Nguyễn ở Nam Cali. Cũng ở tận bên trời Úc châu xa xôi có Hoàng Ngọc-Tuấn viết chữ thật tốt. Tốt và đẹp. Gần miền Đông Hoa kỳ hơn, bên Đức quốc, có Đỗ Quang Nghĩa – chồng của Lê Minh Hà – chữ viết cũng vào hạng cừ khôi.

Cũng ở Nam Cali, nhưng không như ông Bùi (Vĩnh Phúc) viết chữ bay bướm, có bà Bùi (Bích Hà) viết chữ thẳng thớm, đều đặn, rất tốt, tuy không có cái nét bóng bẩy lắm khi tìm thấy trong văn. Chữ viết của nhà thơ Viên Linh, thuộc vào bực thượng thừa. Cẩn trọng, đài các như người, là chữ viết của nhà thơ Thanh Nhung (Công huyền Tôn nữ Nha Trang).

Bắc Cali có Nguyễn Bá Trạc: Bây giờ không biết thế nào chứ nhiều năm về trước, gặp nhau, thấy người thì năng nổ, “bất cần đời” mà chữ viết lại ung dung, cẩn túc. Lạ. Đó cũng là trường hợp Nguyễn thị Hoàng Bắc ở Virginia: Chữ viết tốt, nghiêm trang, thon thả, không sắc nhọn, nghịch ngợm như người. Virginia lại có nhà thơ Vi Khuê, chữ viết trang trọng, nghiêm chỉnh. Có điều, chữ bà tốt nhưng vì chăm chút quá, nắn nót quá, thành ra gò bó. Cũng ở Virginia, có ngươi Đinh Cường viết chữ tốt. Tốt nhưng, không như danh tính, hơi nhu.
Trở về California, thủ đô tị nạn: Nhiều người, lắm tài. Có một anh, hay bệnh, gầy nhom, nhưng chữ viết lại ngang tàng, gân guốc. Nhịp chữ phóng khoáng, tự do mà trang trọng, chu đáo. Nét chữ sắc sảo mà vẫn có dáng uyển chuyển, hào hoa. Đó là người viết Hà Thúc Sinh.

Có một số chữ tốt khác, trong nước cũng như ở hải ngoại. Nhưng “tốt” chưa đủ; chữ tốt lại cần phải có “nét” nữa kia.

“Nét” là gì? “Nét” quyến rũ cái nhìn của ta. Một khuôn mặt đầy đặn và đều đặn, mắt, mũi, miệng, cân đối có thể được coi là một khuôn mặt tốt. Nhưng phải có một hay đôi ba “nét” nào đó thêm vào mới làm nên một khuôn mặt đẹp. “Nét” đó không nhất thiết phải là một cái gì hoàn chỉnh, hoàn hão. Chiếc răng cời, cái má lúm, con mắt mại có thể làm cho một khuôn mặt tốt trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng thôi, chuyện đẹp xấu, nói không cùng. Người Mỹ có câu nói, đại khái chuyện xấu đẹp tùy nơi con mắt người nhìn. Thế này đã là chủ quan lắm lắm.

Tôi ước mong bạn đọc, bạn viết xa gần, gõ còm-piu-tơ thì cứ nhưng mỗi ngày hãy cầm lấy cây bút, tí toáy với nó một lúc đến khi nào ấm tay thì thôi, đừng để nó nằm vất vưởng một mình, tội nghiệp. Nhất là những vị may mắn được “trời cho” cái chữ tốt. Đừng để tác giả “Chữ Người Tử Tù”, nơi minh mông, ông ấy tủi thân. Hỡi những ông (bà) đồ của thời nay!

Nguồn: http://phannguyenartist.blogspot.com/2011/04/vo-inh.html?m=1

Ghi chú: bài này nguyên thủy ở trên trang gio-o nhưng sau đó bị mất bài do tin tặc.

Cập nhật: gio-o đăng lại bài viết:
http://www.gio-o.com/TranThiLaiHong/VoDinhChu.htm

2628B83A-D8D5-452E-81D0-08846C92F808

On Rock, from Siddhartha – Herman Hesse

09838798-E100-405B-AE92-5CAEDFD411E3
Daruma Facing a Cave Wall, by Nakahara Nantenbo


On Rock, from Siddhartha

Herman Hesse
Translator: Gunther Olesch, Anke Dreher, Amy Coulter, Stefan Langer and Semyon Chaichenets

“… When you throw a rock into the water, it will speed on the fastest course to the bottom of the water. This is how it is when Siddhartha has a goal, a resolution. Siddhartha does nothing, he waits, he thinks, he fasts, but he passes through the things of the world like a rock through water, without doing anything, without stirring; he is drawn, he lets himself fall. His goal attracts him, because he doesn’t let anything enter his soul which might oppose the goal. This is what Siddhartha has learned among the Samanas. This is what fools call magic and of which they think it would be effected by means of the daemons. Nothing is effected by daemons, there are no daemons. Everyone can perform magic, everyone can reach his goals, if he is able to think, if he is able to wait, if he is able to fast.”

Source: https://www.gutenberg.org/files/2500/2500-h/2500-h.htm


Painting: Daruma Facing a Cave Wall while Meditating, by Nakahara Nantenbo (1839–1925). Japan, 1916, hanging scroll, ink on paper.

Source: https://collections.lacma.org/node/189997

Nakahara Nantenbo: http://kc-shotokan.com/Essays/nantenbo.htm


Đá, trích Siddhartha
Herman Hesse
Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch

“… khi nàng ném một viên đá trong nước, nó tìm con đường nhanh nhất để rơi xuống đáy. Cũng thế, khi Tất Đạt có một mục đích. Nó không làm gì cả: nó chờ đợi, suy tư và nhịn đói; và khi làm những công việc thế tục nó cũng giống như hòn đá rơi trong nước, nó không làm gì, không khuấy động gì, mà tự để mình rơi. Tất Đạt bị lôi cuốn bởi mục đích của chính mình, vì nó không cho phép một điều gì chống lại mục đích đó len vào trong trí óc. Đó là điều mà Tất Đạt đã học từ các vị Sa Môn. Đó là điều mà những kẻ phàm phu cho là phép lạ và do quỉ thần sai khiến. Không có gì do quỉ thần cả, và cũng không có quỉ thần. Mọi người đều có thể thực hiện phép màu, mọi người đều có thể đạt đến mục đích nếu họ biết suy tư, chờ đợi và nhịn đói.”

Nguồn: https://phapthihoi.org/kinh/Ebooks/Sach-Noi/Quoc-Te/Cau-Chuyen-Dong-Song-Hermann-Hesse-Phung-Khanh-Phung-Thang-Dich.pdf


Tranh: Đạt Ma Diện Bích, của họa sĩ Nakahara Nantenbo (1839–1925). Nhật Bản, 1916, tranh thủy mặc.

Nguồn: https://collections.lacma.org/node/189997

Nakahara Nantenbo: http://kc-shotokan.com/Essays/nantenbo.htm