California Aiseki Kai 33rd Annual Exhibition — Andy Cameron

‘One-stroke Daruma,’ river in USA, Lisa and Phat Vo. Photo by Andy Cameron
‘One-stroke Daruma,’ river in USA, Lisa and Phat Vo. Photo by Andy Cameron


California Aiseki Kai 33rd Annual Exhibition

Huntington Library and Gardens, December 26 – 30, 2022
Andy Cameron

Since 1991, the California Aiseki Kai Viewing Stone and Suiseki show has been a holiday tradition held between Christmas and New Year’s Eve at the Huntington Library and Gardens in Pasadena. The exhibition is a labor of love hosted by the Huntington, but produced and staffed during the show’s run entirely by the members of California Aiseki Kai, and consisting of the member’s personal collections granted on loan. While the 2022 exhibition was admittedly the first to catch this writer’s attention, it was evident from the craftsmanship, care, and dedication to the works on display that the members of California Aiseki Kai have been operating on a powerful low frequency aesthetic hum for decades.

Viewing stones and their appreciation are a centuries old tradition originating in China, but with distinct regional expressions occurring throughout Asia. As a group, California Aiseki Kai (California Stone Lovers Club) practice a formal Japanese approach to viewing stones and classify their stones accordingly. Suiseki (landscape stones or scenes), biseki (beautiful/colorful stones), chinseki (rare stones), and niwa isha (garden stones) are the four primary categorizations, but there are many variations on these themes, more than several of which were on display at the Huntington.

Regarding display, the craft involved in suiseki resides precisely there, in the subtle and elegant contextualization of found and unaltered stones using one of two traditional methods. Daiza, carved wood stands, are created using common wood working tools to fit the bottom of the stone, hold it in a specific orientation, and set it gently apart from the table and the world. As an alternative, or while daiza are being carved, a suiban, or ceramic tray filled with sand, water, or left empty can be used to provide the stone with a space of its own. Those are the basic traditions, but on view at the Huntington were a variety of methods for displaying individual stones, groups of thematically or even narratively related stones, stones with water, and stones with plants or other organic material. This introduction is of course only the beginning of a discipline that was exhibited at a high degree of accomplishment in this 33rd annual show. It is clear that through the study and application of ancient if altered aesthetic strategies, a love of nature in one of its most overlooked forms, and a deep dedication to beauty, the members of California Aiseki Kai reach for what were once the highest ambitions of Modern and Contemporary art.

For what else is an artist but someone standing in a river sifting through silt looking for a miracle? Modern consciousness knows most of all what is inadequate. Many stones uninterestingly resemble each other or are too big to be carried, they crumble when handled or the earth refuses to release them from the mud. Yet occasionally, with shock, attention can find something left behind by nature, the pure product of chance, untroubled even by organic striving, that nonetheless resembles intention and that mirrors through its form something the eye longed already to see.

Finding is of course never enough. Art consists in lifting the stone from the river, the earth, the world, and letting it back down to lean upon a slight context of care and the suggestion that what has been seen once can do so again. Meaning is what we make it. It is our ability to surround an emptiness with understanding and agreement. It is the stain on a perfectly proportioned rectangle of wood, the color of sand in a shallow vessel, and the power to decide precisely where the line is that separates something from nothing. It is our fluid and fickle attempts to surround and elevate beauty and it is the solid stone at the center, unchanged for how long, that is and is not the same for having found itself in an eye and on a mind.

In her discussion of another ancient material, poetry, Anne Carson “remind[s] us that human meaning does not stop with the physical facts. Facts live in their relation to one another; and language is able to objectify facts insofar as it can name (or as the Greeks say, imitate) these relations…We are recognizing [an] ability to make the same relations occur among a set of words in a poem as obtain among a set of facts in the world.” (Carson, Anne. Economy of the Unlost: Reading Simonides of Keos with Paul Celan, Princeton University Press, Princeton, 2009, p. 93.)

A stone is a fact. Viewing a stone, however, and displaying it for others to see, makes visible the relations between the many misaligned time spans of our momentary sense of our selves and each other, the physical processes of geologies and galaxies, the ceaseless fluidity of water and vision, and the particular trouble inherent in the transmission of beauty, a content that somehow always escapes its medium, never certain whether it resides in the signal or the noise.

Each year between Christmas and New Year’s Eve, the members of California Aiseki Kai exhibit such things for everyone to see.

Source: California Aisekikai Newsletter, Feb 2023

https://theconversationpit.substack.com/p/california-aiseki-kai-33rd-annual


Note:

水石 suiseki
美石 biseki
庭石 kiseki
庭石 niwa ishi

One Stroke Daruma, Đạt Ma Một Nét Bút (Nhất Bút Đạt Ma), A river in the USA, WxHxD 9x11x4 inches
One Stroke Daruma, Đạt Ma Một Nét Bút (Nhất Bút Đạt Ma), A river in the USA, WxHxD 9x11x4 inches

Triển Lãm Hằng Năm thứ 33 của Ái Thạch Hội California
Huntington Library, từ 26-30 tháng 12 năm 2022
Andy Cameron
Võ Tấn Phát dịch

Từ năm 1991, cuộc triển lãm ngoạn thạch và thủy thạch của Ái Thạch Hội California đã trở thành một truyền thống nghỉ lễ được tổ chức từ Giáng Sinh đến Giao Thừa tại Thư viện Huntington ở Pasadena. Cuộc triển lãm là thành quả của niềm đam mê do Huntington tổ chức, nhưng được sắp xếp dàn dựng hoàn toàn do các thành viên của Ái Thạch Hội California, và gồm các bộ sưu tập cá nhân do các thành viên đem tới. Mặc dù phải thừa nhận rằng cuộc triển lãm năm 2022 là cuộc triển lãm đầu tiên thu hút sự chú ý của người viết bài này, nhưng rõ ràng là từ sự khéo léo, cẩn thận và tận tâm dành cho các tác phẩm được trưng bày đã cho thấy các thành viên của Ái Thạch Hội California đã hoạt động trên nền tảng mỹ học mạnh mẽ trầm lắng trong nhiều thập niên.

Ngoạn thạch và thưởng thức chúng là một truyền thống hàng thế kỷ bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng với những nét đặc trưng khác biệt của từng địa phương trên khắp châu Á. Ái Thạch Hội California thực hành cách tiếp cận ngoạn thạch theo lối Nhật Bản, và phân loại đá theo đó. Thủy thạch (đá có hình phong cảnh), mỹ thạch (hình dáng hay màu sắc đẹp), kỳ thạch (đá hiếm quý), đình thạch (đá ngoài vườn) là bốn phân loại chính, nhưng có nhiều biến thể khác từ đó, và có rất nhiều biến thể được triển lãm ở Huntington.

Khi trưng bày, nghệ thuật thủy thạch nằm chính ngay đó, trong bối cảnh tình tế và trang nhã của những viên đá được tìm thấy và không đục sửa, bằng một trong hai phương cách truyền thống. Daiza, đế chạm bằng gỗ, tạo ra bằng các dụng cụ làm gỗ thông thường, vừa vặn với đáy của hòn đá, theo một vị trí nào đó, và đặt nó đứng nhẹ nhàng tách biệt với chiếc bàn và với thế gian. Một cách khác, hay khi đang chờ đợi khắc xong cái đế gỗ, là có thể dùng thủy bồn, tức là khay bằng gốm chứa cát, nước, hoặc để trống, để tạo cho hòn đá một không gian riêng. Đó là theo truyền thống, nhưng ở Huntington có nhiều cách trưng bày những hòn đá riêng lẻ, những nhóm đá theo chủ đề, hay thậm chí theo một mạch chuyện, đá với nước, đá với cây hay những vật liệu hữu cơ. Tất nhiên phần giới thiệu này chỉ là bước khởi đầu của một lĩnh vực được thể hiện qua các tuyệt phẩm trong triển lãm thường niên lần thứ 33 này. Rõ ràng là thông qua việc nghiên cứu và áp dụng những chiến lược thẩm mỹ cổ xưa (có thể đã thay đổi), thông qua tình yêu thiên nhiên ở dạng dễ bị bỏ qua nhất, và thông qua sự cống hiến sâu sắc cho cái đẹp, các thành viên của Ái Thạch Hội California đã đạt được những điều từng là tham vọng cao nhất của nghệ thuật hiện đại và đương đại.

Bởi nghệ sĩ là gì nếu không phải là người đứng giữa dòng sông sàng lọc phù sa để kiếm tìm một điều mầu nhiệm? Ý thức của thời hiện đại biết hầu hết những điều gì là chưa đủ. Nhiều viên đá giống nhau và không đáng lưu tâm hoặc quá lớn không thể mang về, chúng vỡ tan ra khi cầm lên hay mặt đất không chịu thả ra khỏi bùn. Tuy thế thỉnh thoảng, với cú sốc, lòng chú tâm của ta có thể tìm thấy cái gì đó do thiên nhiên bỏ lại, một sản phẩm thuần túy của ngẫu nhiên, không hề bị ảnh hưởng bởi những nỗ lực có hệ thống, tuy thế lại giống như có chủ ý và sự kiện này phản ánh qua hình dáng của hòn đá giống như thứ gì đó mà con mắt khao khát nhìn thấy tự lâu rồi.

Tìm thấy hòn đá tuy vậy không phải là đã xong. Nghệ thuật [thủy thạch] bao gồm việc nâng hòn đá khỏi dòng sông, khỏi trái đất, khỏi thế giới, và đặt nó xuống rồi nhẹ nhàng săn sóc, và với gợi ý rằng cái gì đã được nhìn thấy một lần sẽ được lập lại. Ý nghĩa là thứ do ta tạo ra. Đó là khả năng của ta có thể vây bọc sự trống rỗng bằng hiểu biết và thỏa thuận. Đó là một dấu vết trên một tấm gỗ hình chữ nhật có tỷ lệ hoàn hảo, màu cát trong một cái khay nông, và khả năng quyết định vị trí chính xác của một đường vẽ để phân biệt giữa có và không. Đó là những nỗ lực linh hoạt và hay thay đổi của ta nhằm vây bủa và tôn vinh cái đẹp, và chính hòn đá vững chãi ở trung tâm, bất biến tự đời kiếp nào, có giống hay khác nhau gì chăng trong con mắt hay trong tâm trí của từng tha nhân.

Khi thảo luận về một thứ cổ xưa khác, là thi ca, Anne Carson “nhắc cho ta nhớ rằng với nhân loại ý nghĩa không chỉ dừng lại ở những sự thật vật lý. Các sự thật (fact) tồn tại trong mối quan hệ giữa chúng với nhau; và ngôn ngữ có thể khách quan hóa những quan hệ này chừng nào mà nó có thể đặt tên (hay như người Hy Lạp nói, bắt chước) những quan hệ này… Chúng ta thừa nhận khả năng tạo ra những quan hệ trong tập hợp các từ trong một bài thơ, tương tự như những quan hệ trong tập hợp các sự thật trên thế gian.” (Carson, Anne. Economy of the Unlost: Reading Simonides of Keos with Paul Celan, Princeton University Press, Princeton, 2009, p. 93.)

Một hòn đá là một sự thật. Tuy vậy, ngắm một hòn đá, và trưng bày nó cho người khác thưởng ngoạn, là phơi bày những quan hệ giữa những khoảng thời gian lệch pha nhau trong cảm giác nhất thời của ta về bản thân và lẫn nhau, các quá trình vật lý của địa chất và thiên hà, sự chảy mãi không ngừng của nước và tầm nhìn, và sự phiền hà đặc biệt thuộc về bản chất của việc truyền bá cái đẹp, một nội dung bằng cách nào đó luôn thoát khỏi chất liệu của nó, không bao giờ chắc chắn liệu nó nằm trong tín hiệu hay tiếng ồn.

Mỗi năm từ Giáng Sinh đến Giao Thừa, các thành viên của California Aiseki Kai lại trưng bày những thứ như thế cho mọi người thưởng lãm.

Chú thích:

水石 suiseki, thủy thạch
美石 biseki, mỹ thạch
庭石 kiseki, kỳ thạch
庭石 niwa ishi, đình thạch