Cracked Ice Sceen — Maruyama Okyo

Cracked Ice Sceen by Maruyama Okyo
Cracked Ice Sceen by Maruyama Okyo


Cracked Ice Sceen

by Maruyama Okyo

As a young man, Okyo was employed by a Kyoto toy merchant, Nakajima Kambei, to design prints and paintings incorporating Western-style ‘vanishing-point’ perspective, for use with novelty viewing machines that contained a mirror and a lens to accentuate the three-dimensionality of the images. Okyo applied the lessons of these early experiments to his mature works which, for the first time in the history of Japanese art, have a structure based on integrated spatial recession.

This low two-fold screen (‘furosaki-byobu’) would have been placed behind the various utensils used in the Tea Ceremony when these were laid out on the ‘tatami’ mat of the tea-room, and the minimalist composition consisting of nothing more than cracks in the ice covering a pond is typical of the austere taste associated with the world of tea during the Edo period. Even in such a seemingly simple work, however, Okyo has taken pains to arrange the cracks so that they suggest the absolutely flat surface of the ice receding far into the distance. Each brush stroke is executed with sharp, unwavering precision. Though the subject suggests the dead of winter, the intention may have been to provide a touch of cooling decor at a stifling summer Tea Ceremony.

Source: https://www.britishmuseum.org/collection/object/A_1982-1012-0-1

More from PBS: https://www.pbs.org/video/paving-way-maruyama-okyos-masterpiece-kxln4w/

Maruyama Ōkyo (円山応挙, traditional characters: 圓山 應舉, June 12, 1733 – August 31, 1795)

furosaki byōbu 風炉先屏風, literally “furnace folding screen”

Bức bình phong ‘Các vết nứt trên băng’
Họa phẩm của Maruyama Okyo

Lúc trẻ, Okyo được một thương gia làm đồ chơi người Nhật, Nakajima Kambei, thuê phác thảo các ấn bản và họa phẩm, sử dụng luật phối cảnh với điểm tụ theo lối Tây phương, để dùng cho máy coi hình mới lạ gồm gương và thấu kính, nhằm tạo hiệu ứng 3 chiều của hình ảnh. Okyo áp dụng những bài học từ các thử nghiệm lúc trẻ đó vào những tác phẩm lúc chín muồi, và chúng đã tạo được hiệu ứng chiều sâu không gian lùi ra xa lần đầu tiên trong lịch sử hội họa Nhật Bản.

Bức bình phong gồm hai tấm này có thể được đặt sau những trà cụ trong Trà Đạo nằm trên các tấm nệm rơm của trà thất, và cái bố cục tối giản không có gì ngoài những vết nứt trên băng bao phủ mặt hồ là tiêu biểu của thị hiếu mộc mạc của trà giới trong thời đại Edo. Tuy nhiên ngay cả trong một tác phẩm dường như đơn giản như thế, Okyo đã dày công sắp xếp các vết nứt sao cho chúng gợi ý bề mặt hoàn toàn bằng phẳng của băng đang lùi ra xa. Mỗi nét bút được thực hiện với độ chính xác cao độ, không chút dao động. Mặc dù chủ đề là ngay giữa mùa đông, mục đích bức họa có thể là trang trí để tạo cảm giác mát lành trong một buổi trà đạo vào mùa hè oi bức.

Maruyama Ōkyo (円山応挙, phồn thể: 圓山 應舉 – Viên Sơn Ứng Cử, 12/6/1733 – 31/8/1795)

furosaki byōbu 風炉先屏風 – phong lô tiên bình phong

tatami 畳 – tấm niệm dày bằng rơm lót phòng của Nhật Bản

Edo 江戸4 (hay 江戶) – Giang Hộ, tên cũ của Tokyo (thời đại Giang Hộ, hay thời đại Mạc Phủ Đức Xuyên, từ 1603 tới 1868)