Conversation with a Stone – Wislawa Szymborska

B9E1DC43-46A7-4F86-B2ED-CBF198250378
Kern River stone. Photo by Mas Nakashima and Janet Roth

Conversation with a Stone
Wislawa Szymborska

I knock at the stone’s front door
“It’s only me, let me come in.
I want to enter your insides,
have a look around,
breathe my fill of you.”

“Go away,” says the stone.
“I’m shut tight.
Even if you break me to pieces,
we’ll all still be closed.
You can grind us to sand,
we still won’t let you in.”

I knock at the stone’s front door.
“It’s only me, let me come in.
I’ve come out of pure curiosity.
Only life can quench it.
I mean to stroll through your palace,
then go calling on a leaf, a drop of water.
I don’t have much time.
My mortality should touch you.”

“I’m made of stone,” says the stone.
“And must therefore keep a straight face.
Go away.
I don’t have the muscles to laugh.”

I knock at the stone’s front door.
“It’s only me, let me come in.
I hear you have great empty halls inside you,
unseen, their beauty in vain,
soundless, not echoing anyone’s steps.
Admit you don’t know them well yourself.

“Great and empty, true enough,” says the stone,
“but there isn’t any room.
Beautiful, perhaps, but not to the taste
of your poor senses.
You may get to know me but you’ll never know me through.
My whole surface is turned toward you,
all my insides turned away.”

I knock at the stone’s front door.
“It’s only me, let me come in.
I don’t seek refuge for eternity.
I’m not unhappy.
I’m not homeless.
My world is worth returning to.
I’ll enter and exit empty-handed.
And my proof I was there
will be only words,
which no one will believe.”

“You shall not enter,” says the stone.
“You lack the sense of taking part.
No other sense can make up for your missing sense of taking part.
Even sight heightened to become all-seeing
will do you no good without a sense of taking part.
You shall not enter, you have only a sense of what that sense should be,
only its seed, imagination.”

I knock at the stone’s front door.
“It’s only me, let me come in.
I haven’t got two thousand centuries,
so let me come under your roof.”

“If you don’t believe me,” says the stone,
“just ask the leaf, it will tell you the same.
Ask a drop of water, it will say what the leaf has said.
And, finally, ask a hair from your own head.
I am bursting from laughter, yes, laughter, vast laughter,
although I don’t know how to laugh.”

I knock at the stone’s front door.
“It’s only me, let me come in.

“I don’t have a door,” says the stone.

From “Poems New and Collected: 1957-1997” by Wislawa Szymborska, translated from the Polish by Stanislaw Baranczak and Clare Cavanagh (Harcourt Brace: 274 pp., $27)

Source: http://articles.latimes.com/1998/nov/29/books/bk-48631

—————

Đối thoại với một hòn đá

Wislawa Szymborska
Hoàng Ngọc-Tuấn dịch

Tôi gõ lên cửa của đá.
— Tôi đây, cho tôi vào.
Tôi muốn vào bên trong,
nhìn khắp chung quanh; hít thở hương vị của bạn.

— Đi chỗ khác —, hòn đá nói.
Tôi khép chặt:
ngay cả bị đập vỡ thành từng mảnh
các mảnh cũng khép kín, chặt chẽ.
Ngay cả bị nghiền thành cát
mỗi hạt cát cũng không cho ai vào.

Tôi gõ lên cửa của đá.
— Tôi đây, cho tôi vào.
Tôi đến đây vì óc tò mò thuần tuý;
tôi chỉ có thể làm điều ấy ở phía bên này của cái chết.
Tôi dự định đi lang thang qua cung điện của bạn,
rồi trở về với chiếc lá, giọt nước.
Thời giờ của tôi ngắn ngủi —
chắc chắn sự khả tử của tôi làm bạn mủi lòng.

— Tôi là đá — hòn đá nói —
và vì thế phải giữ nghiêm trọng.
Hãy đi khỏi chỗ này —
tiếng cười tươi mát ở ngoài tầm tay tôi.

Tôi gõ lên cửa của đá.
— Tôi đây, cho tôi vào.
Tôi đã nghe nói đến những sảnh đường mênh mông trống vắng của bạn,
đẹp một cách khô khan, chưa ai nhìn thấy,
không âm thanh, không đồng vọng, không vết chân.
Hãy thú nhận, ngay cả bạn cũng không biết gì mấy về điều này.

— Những sảnh đường mênh mông, trống vắng — hòn đá nói —
nhưng không có căn phòng nào trong đó.
Đẹp, có lẽ thế; nhưng xa lạ
đối với những cảm nhận nghèo nàn của bạn.
Bạn có thể nhận biết tôi; nhưng kinh nghiệm về tôi — không bao giờ.
Trọn vẹn ngoại diện của tôi xoay về phía bạn;
trọn vẹn nội giới của tôi xoay về hướng khác.

Tôi gõ lên cửa của đá.
— Tôi đây, cho tôi vào.
Tôi không tìm kiếm thánh địa cho sự vĩnh cửu.
Chẳng phải tôi không vui; chẳng phải tôi vô gia cư;
thế giới của tôi đáng được trở về.
Tôi sẽ bước vào trong bạn, rồi ra đi, hai bàn tay trắng.
Bằng chứng duy nhất rằng tôi đã ở đó, thật vậy,
sẽ là những hàng chữ — và ai sẽ tin chúng?

— Bạn sẽ không bước vào — hòn đá nói. —
Bạn không có ý niệm về tính cách của đá;
tất cả những vật thể thế vì của bạn đều vô dụng.
Ngay cả đôi mắt sắc bén hơn, đôi mắt tia-X —
chúng có ích gì, đối diện với mặt bên kia của tôi?
Bạn sẽ không bước vào: bạn chỉ có những dự định, thế thôi —
những phác thảo sơ sài về cái bóng của tôi, những tưởng tượng non nớt.

Tôi gõ lên cửa của đá.
— Tôi đây, cho tôi vào.
Tôi không thể đợi hai ngàn kiếp
để được vào dưới mái nhà bạn.

— Nếu bạn không tin tôi — hòn đá nói —
hãy trở về với chiếc lá; nó sẽ kể câu chuyện của tôi:
giọt nước cũng sẽ nói y như thế.
Cuối cùng, hãy hỏi một sợi tóc trên đầu bạn.

Tôi cười; đang nổ tung ra với tiếng cười,
tiếng cười khổng lồ,
mặc dù tôi không thể cười.

Tôi gõ lên cửa của đá.
— Tôi đây, cho tôi vào.

— Tôi không có cửa — hòn đá nói.

————–

Dịch từ bản Anh văn của Vuyelwa Carlin: “Three words most strange” và “Conversation with a stone”, trong chùm thơ của Wislawa Szymborska đăng trên tập san The Kenyon Review, New Series, Vol. XXIII No.2 [The Centennial Celebration of the Nobel Prizes (số đặc biệt kỷ niệm 100 năm Giải Thưởng Nobel)], 89-92.

Nguồn: http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=5259

Little Sister visiting Dad

My sister, the second youngest sibling of eight in our family, and her family, husband and kid, came to visit our father in America this September 2018. I took a few days off from work to take them to the Huntington Library. And the next day I drove them and another sister of ours to the Sequoia National Park, which was about 5 hours from Little Saigon. We all had so much fun, especially with the little kid of 5 who could sweet talk any US President into buying America from him for sure. Here was an example. Within a few minutes in a supermarket, he changed his strategies to persuade his mom to buy him a bag of potato chip 3 times after getting rejected every time: 1) Please buy this for me; 2) Please buy this for my dear cousin; 3) I will buy you candy because you let me eat this bag of potato chip.

D8F0A1E1-10C6-431C-9B22-CC8AB2279940

We all had so much fun. Dad was please with us and little kids around. And we all enjoyed her husband’s super cooking.

0B52ABE3-FBFB-439A-A332-B32BA5A89A69

4D99AFCE-2C04-4CBE-842C-3C2990B14FD8

I tried to escape Vietnam a couple times, and when I finally left Vietnam she was only 11. We met years later in Việt Nam. Now we met again in America for a few days. She is a smart and strong woman with wonderful family. We could talk for hours about lots of things, just like best friends. But when we said goodbye she was again just a little kid of 11 as I saw her years ago.

9C063416-AEA8-4B0C-9746-EC7F50305090

Đứa em gần út và gia đình gồm chồng và một thằng con rất liếng sang thăm ba cuối tháng 9 năm 2018. Mình lấy vài ngày nghỉ chở gia đình em mình đi thăm Huntington Library. Ngày hôm sau lại chở thêm một cô em gái khác đi thăm Công viên Quốc Gia Sequoia (Cự Sam) cách Little Saigon 5 giờ lái xe. Ai cũng vui, nhất là với thằng nhóc 5 tuổi mà chắc chắn có thể dụ bán lại nước Mỹ cho bất kỳ tổng thống Mỹ nào. Thí dụ trong vài phút mà nó suy nghĩ rồi thay đổi chiến lược 3 lần để thuyết phục em mình mua cho nó bịch chip sau khi bị từ chối: 1) mua cho con đi, con thích ăn; 2) mua cho chị Ty đi; 3) con mua kẹo cho mẹ nghen vì mẹ cho con ăn cái này.

478DDB8B-7723-487F-BA77-EE89E067C7B5

Mọi người rất vui, nhất là ba mình nhìn thấy mấy đứa con họp mặt và mấy đứa cháu quây quần. Ai cũng khoái anh chồng cô em mình, nấu món gì cũng tuyệt cú mèo.

A087000D-9DE6-46AA-B513-939A7E258E01

Mình cố vượt biên một vài lần, lần cuối cùng rời Việt Nam khi cô em mình mới 11 tuổi. Rồi cả chục năm sau đó anh em mới gặp lại ở Việt Nam. Giờ cũng sau cả chục năm mới gặp lại ở Mỹ cũng chỉ được vài ngày. Em mình đã trưởng thành và mạnh mẽ với gia đình dễ thương. Hai anh em có thể nói về đủ thứ chuyện như bạn thân, vậy mà lúc chia tay chỉ nhìn thấy một con bé nhỏ xíu 11 tuổi như hồi xưa mình rời Việt Nam.

795264B3-ABBE-4656-B71E-5C56ABFDD094