Morning Glories and Suiseki

Hokusai, Blue blossom of morning glory on vine, ink wash on paper
Hokusai, Blue blossom of morning glory on vine, ink wash on paper


Morning Glories and Suiseki

Phat Vo

Morning glory or asagao in Japanese, in my opinion, is the best flower to display with suiseki during summertime. The fleetingness and softness of the flower contrast sharply with the almost indestructibility and hardness of the rock. And we are there, somewhere in between, but sometimes more ephemeral than the most fragile flower, enjoying the arrangement, and contemplating the meaning of life.

The morning glory was introduced to Japan rather recently. When The Tale of Genji was written in the 11th century, asagao was referred to as blue bell in chapter 20. Until the 16th century it was still rare in Japan, as told by Okakura Kakuzo in The Book of Tea.

“… In the sixteenth century the morning-glory was as yet a rare plant with us. Rikyu had an entire garden planted with it, which he cultivated with assiduous care. The fame of his convulvuli reached the ear of the Taiko, and he expressed a desire to see them, in consequence of which Rikyu invited him to a morning tea at his house. On the appointed day Taiko walked through the garden, but nowhere could he see any vestige of the convulvulus. The ground had been leveled and strewn with fine pebbles and sand. With sullen anger the despot entered the tea-room, but a sight waited him there which completely restored his humor. On the tokonoma, in a rare bronze of Sung workman- ship, lay a single morning-glory—the queen of the whole garden!”

But the morning glory had spread fast, and by the 17th century it was found in the poor poet Basho’s garden.

morning glories —
locked during daytime,
my fence gate
(Basho)

Or it was found wild near a well.

the morning glory
took the well-bucket away from me —
I go to the neighbor for water
(Chiyo-Ni)

Kuniyoshi, Chiyo-Ni and Morning Glories, woodblock
Kuniyoshi, Chiyo-Ni and Morning Glories, woodblock

Naturally the greatest Japanese artists loved to paint morning glory flowers. Katsushika Hokusai painted morning glories and produced multiple woodblocks of them. Utagawa Kuniyoshi depicted the famous moment of Chiyo-Ni seeing the morning glory taking over her water bucket. But the best is Utagawa Hiroshige with his woodblocks on the subject of morning glories, and we could feel the sensitive flowers trembling under the weight of a grasshopper.

Hiroshige, Morning Glories and Grasshopper, woodblock
Hiroshige, Morning Glories and Grasshopper, woodblock

This adoration of morning glories is a very Japanese thing, as the flower has not got into the art and literature of China or other East Asian countries over their long histories. It is perhaps no accident that the worship of the morning glory is associated with the maturity of teaism.

We used to grow some Japanese morning glories over the summer and enjoyed them in a pot, or with our suiseki. Lately we traveled often and so we settled with origami morning glories. The feeling was different. A nice hanging scroll of the flower is better, you might say.

Origami morning glories
Origami morning glories

In summertime while looking for stones on the banks of Eel River, we never ceased to be amazed at the sight of pink morning glories here and there. Somehow they have survived the frost, snow, and heavy rain of the harsh winter, to bloom for a few hours in those summer mornings. They are tougher than they look.

Morning glories near Dos Rios on the Eel River
Morning glories near Dos Rios on the Eel River

Ever since we got into suiseki, we have looked hard for a morning glory picture in stone. But the asagao suiseki seems so elusive. Just recently we found a small rock from Hawaii that resembled a single morning glory flower. What a joy!

Morning glory, Hawaii beach
Morning glory, Hawaii beach

A few years back I googled Matsunaga Teitoku, author of a lovely poem on morning glory.

The morning glory blooms but an hour
And yet it differs not at heart
From the great pine that lives for a thousand years.
(Matsunaga Teitoku)

And I found it in several moving eulogies mourning the deaths of children. Who could have thought a fragile flower could bring people across space and time together.

Suzuki Kiitsu, Morning Glories, folding screen
Suzuki Kiitsu, Morning Glories, folding screen

Article appeared in California Aisekikai Newsletter May 2023 Issue

Triêu Nhan và Thuỷ Thạch
Võ Tấn Phát

Triêu nhan hay asagao trong tiếng Nhật, theo tôi, là loại hoa thích hợp nhất để trưng bày với thủy thạch trong mùa hè. Vẻ phù du và mảnh dẻ của đóa hoa tương phản mạnh mẽ với độ cứng hầu như không thể phá hủy của hòn đá. Và chúng ta hiện diện ở nơi này, đâu đó giữa hai thái cực, nhưng đôi khi dễ vỡ hơn cả đóa hoa mỏng mảnh nhất, thưởng thức sự trưng bày, và suy ngẫm về ý nghĩa của kiếp nhân sinh.

Hoa triêu nhan được đem vào Nhật Bản chỉ gần đây. Trong tiểu thuyết Nguyên Thị Vật Ngữ được viết vào thế kỷ 11, triêu nhan được dùng để chỉ hoa chuông xanh ở chương 20. Đến tận thế kỷ 16 triêu nhan vẫn còn hiếm ở Nhật, như Okakura Kakuzo viết trong cuốn Trà Thư.

“… Vào thế kỷ thứ mười sáu, triêu nhan còn là một loại hoa hiếm có ở Nhật Bản. Lợi Hưu có cả một vườn trồng toàn hoa đó, và ông chăm nom hết sức cẩn thận. Danh tiếng của loại hoa leo đó đến tai Thái Cáp. Thái Cáp ngỏ ý muốn xem hoa, do đó Lợi Hưu mời Thái Cáp tới nhà dùng trà buổi sáng. Tới ngày hẹn, Thái Cáp đi dạo chơi khắp vườn, nhưng không thấy bóng triêu nhan đâu cả. Mặt đất đã san bằng và trải cuội với cát. Bạo chúa bước vào trà thất, vừa buồn vừa giận, nhưng một cảnh bất ngờ làm cho ông vui hẳn lên. Trên sàng gian, trong một báu vật bằng đồng tinh xảo đời Tống, đặt một đóa triêu nhan duy nhất – vị nữ vương của tất cả hoa viên!”

Nhưng triêu nhan đã lan tỏa nhanh chóng, và đến thế kỷ 17 hoa đã mọc cả ở vườn nhà thơ nghèo Ba Tiêu.

triêu nhan—
giữa ban ngày lại khóa
cổng hàng rào của ta
(Ba Tiêu)

Hoặc triêu nhan mọc hoang dại bên bờ giếng.

triêu nhan
chiếm gàu nước của ta rồi —
đành xin nước thôi
(Thiên Đại Ni)

Hiển nhiên các họa sĩ lớn nhất của Nhật Bản đều mê vẽ triêu nhan. Katsushika Hokusai vẽ tranh thủy mặc hay họa những bức mộc bản về triêu nhan. Utagawa Kuniyoshi họa những bức mộc bản ghi lại thời điểm nổi danh khi Thiên Đại Ni bắt gặp triêu nhan chiếm mất gàu nước. Nhưng tuyệt nhất có lẽ là Utagawa Hiroshige với những bức mộc bản vẽ triêu nhan, và ta cảm nhận được đóa hoa nhạy cảm đó run rẩy dưới sức nặng của con châu chấu.

Lòng sùng bái triêu nhan là rất riêng của Nhật Bản, vì loại hoa này không đi vào văn chương nghệ thuật trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Hoa hay các nước Đông Á khác. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà sự tôn sùng triêu nhan đi đôi với sự trưởng thành của trà đạo.

Chúng tôi thường trồng triêu nhan Nhật vào mùa hè và ngắm nhìn chúng trong bình hay thưởng thức chúng với thủy thạch. Gần đây chúng tôi thường đi du lịch nhiều, nên đành sắp đặt bình hoa triêu nhan origami (gấp giấy). Cảm giác dĩ nhiên khác nhau. Bạn có lẽ sẽ bảo, treo một bức thủy mặc vẽ hoa triêu nhan thì hay hơn.

Vào mùa hè khi tìm kiếm đá trên bờ sông Eel, chúng tôi không bao giờ hết ngạc nhiên trước những đóa triêu nhan phớt hồng mọc rải rác khắp nơi. Bằng cách nào đó chúng đã sống sót qua được tuyết giá, mưa bão của mùa đông khắc nghiệt, để nở ra chỉ vài giờ vào những sáng mùa hè. Triêu nhan mạnh mẽ hơn vẻ ngoài của chúng.

Từ khi bắt đầu đam mê thủy thạch, chúng tôi gắng tìm hình ảnh triêu nhan trên đá. Nhưng thủy thạch có hình triêu nhan khó tìm thấy. Mới đây chúng tôi lại thấy một hòn đá ở Hawaii tựa như một đóa triêu nhan. Thật là quá hay!

Vài năm trước đây tôi tra tìm trên mạng Matsunaga Teitoku, tác giả một bài thơ đẹp về triêu nhan.

triêu nhan chỉ nở một giờ
mà tâm không khác
thông già nghìn năm
(Matsunaga Teitoku)

Và tôi đã thấy bài thơ này được dùng trong vài bài điếu văn cảm động cho tang lễ các trẻ thơ. Có ai ngờ được một đóa hoa mỏng manh như thế có thể mang con người vượt không-thời gian để đến với nhau.