Pathway to Zen — Janet Roth

Pathway to Zen
Janet Roth

I have written before about the suiseki that was given to Mas by his teacher, Mr. Hirotsu.  It is not a stone that immediately strikes the eye but instead rewards long, quiet, contemplation.  As I’ve related, Mas said he did not understand the stone at all when Mr. Hirotsu gave it to him. Over many years he came to realize that Hirotsu-sensei had been trying to lead him, through this suiseki, to the world of Zen.

“Pathway to Zen” (“Lối Thiền”); 7″ x 4.5″ x 5″; Keiseki Hirotsu
“Pathway to Zen” (“Lối Thiền”); 7″ x 4.5″ x 5″; Keiseki Hirotsu

Mas could certainly appreciate dramatic stones and even enjoyed a bit of “bling”, but always it was the spiritual depths of quiet and subtle suiseki that drew him. This can perhaps be felt in the stone he called “Daruma”. Like the one from Mr. Hirotsu, it has depths waiting to be explored.

“Daruma” (“Đạt Ma”); 6″ x 4.5″ x 6″; Mas Nakajima
“Daruma” (“Đạt Ma”); 6″ x 4.5″ x 6″; Mas Nakajima

This past summer I joined a few friends for a collecting trip around Northern California.  I was not planning to collect any stones for myself but was there to enjoy time with friends and to help guide the group to collecting locations. One of the stops was, of course, a place on the Klamath River, deep in the Klamath Mountains of Northern California, where Mas and I loved to collect.

I chose a beautiful spot with a view of the river and scattered some of Mas’ ashes. Almost immediately I looked down, and found a very beautiful little stone, which reminded me of the one from Mr. Hirotsu.

Our good friends Tan-Phat Vo and Lisa Vole were also along on the trip. Phat had learned from Mas the craft of carving daiza and we had all spent much time over the years discussing the art and spirit of suiseki. At lunch I handed my little stone to Phat and asked him if he thought he could make a daiza for it, to which request he very generously agreed.

Recently Phat and Lisa paid a visit to California and brought me the finished suiseki. I had forgotten how beautiful the stone was – and now, finished as a suiseki in Phat’s exquisite daiza, it is sublime.

“Gateway to Zen” (“Cửa Thiền”); 4″ x 2″ x 5″; Tan-Phat Vo
“Gateway to Zen” (“Cửa Thiền”); 4″ x 2″ x 5″; Tan-Phat Vo

It gives me such joy to live with this trinity of stones from Mas, his teacher, and his student. I can only hope that someday I too will be able to glimpse that spiritual realm to which these suiseki lead.

Source: https://suisekiart.com/2022/01/15/pathway-to-zen/

Lối Thiền
Janet Roth
Võ Tấn Phát dịch

Tôi đã viết về viên thủy thạch Mas được vị thầy là ông Hirotsu tặng. Đó không phải là một viên thủy thạch gây chú ý ngay tức khắc, mà cần một sự suy tư lâu dài trong tĩnh lặng mới thưởng nghiệm được. Theo đó, Mas kể rằng anh không hề hiểu được hòn đá khi ông Hirotsu đem tặng. Phải qua nhiều năm sau Mas mới hiểu ra vị thầy Hirotsu đã gắng dẫn dắt anh, thông qua thủy thạch, vào thế giới Thiền.

Dĩ nhiên Mas cũng thích những viên đá nhiều kịch tính và thậm chí đôi khi một số đá sặc sỡ nữa, nhưng chính những hòn thủy thạch yên tĩnh, nhẹ nhàng, sâu lắng thấm vào tâm hồn mới thực sự thu hút Mas. Điều này có thể cảm nhận được từ viên đá Mas đặt tên là “Đạt Ma”. Giống như viên đá của ông Hirotsu, nó có những chiều sâu thẳm chờ ta khám phá.

Mùa hè vừa rồi tôi cùng với vài người bạn đi tìm đá ở Bắc California. Tôi không dự tính sẽ tìm đá cho mình mà chỉ đi chung vui với bạn hữu và hướng dẫn họ tới các nơi tìm đá. Một trong các điểm dừng, dĩ nhiên là một bãi đá trên sông Klamath, nằm sâu trong rừng núi Klamath ở California, một chỗ tìm đá mà Mas và tôi yêu thích.

Tôi chọn một chỗ phong cảnh tuyệt đẹp nhìn xuống dòng sông, và rải một ít tro cốt của Mas. Gần như ngay lập tức tôi nhìn xuống và thấy một viên đá nhỏ và tuyệt, làm tôi nhớ ngay đến viên đá của ông Hirotsu.

Hai người bạn thân Phát và Trang cũng đi cùng chuyến tìm đá này. Phát học cách làm đế của Mas và qua nhiều năm tháng chúng tôi đã thảo luận về nghệ thuật và tinh tuý của môn thủy thạch. Vào lúc ăn trưa tôi đem hòn đá nhỏ ra và hỏi thử Phát có thể làm cái đế gỗ cho hòn đá không, thì anh chàng vui vẻ đồng ý.

Mới đây Phát và Trang đến California và đem đến viên thủy thạch hoàn tất. Tôi đã quên mất vẻ đẹp của viên đá — giờ đây đã thành một viên thủy thạch hoàn hảo với cái đế gỗ thanh tú do Phát làm, nó trông tuyệt hảo.

Khó nói hết được niềm vui của tôi khi ngắm nhìn bộ ba viên thủy thạch này, một viên của người thầy của Mas, một viên của Mas, và một viên từ người học trò của Mas. Tôi chỉ có thể ước mong rằng sẽ có ngày tôi chạm đến chốn tinh thần mà những hòn thủy thạch này dẫn dắt ta vào.

The Tragedy of Central Europe — Milan Kundera

President Zelensky
President Zelensky of Ukraine: “Look, we are here dying for European ideals.”

Milan Kundera


The Tragedy of Central Europe

Milan Kundera
Translated from the French by Edmund White

In November 1956, the director of the Hungarian News Agency, shortly before his office was flattened by artillery fire, sent a telex to the entire world with a desperate message announcing that the Russian attack against Budapest had begun. The dispatch ended with these words: “We are going to die for Hungary and for Europe.”

What did this sentence mean? It certainly meant that the Russian tanks were endangering Hungary and with it Europe itself. But in what sense was Europe in danger? Were the Russian tanks about to push past the Hungarian borders and into the West? No. The director of the Hungarian News Agency meant that the Russians, in attacking Hungary, were attacking Europe itself. He was ready to die so that Hungary might remain Hungary and European.

Even if the sense of the sentence seems clear, it continues to intrigue us. Actually, in France, in America, one is accustomed to thinking that what was at stake during the invasion was neither Hungary nor Europe but a political regime. One would never have said that Hungary as such had been threatened; still less would one ever understand why a Hungarian, faced with his own death, addressed Europe. When Solzhenitsyn denounces communist oppression, does he invoke Europe as a fundamental value worth dying for?

No. “To die for one’s country and for Europe”—that is a phrase that could not be thought in Moscow or Leningrad; it is precisely the phrase that could be thought in Budapest or Warsaw.

Source: http://www.kx.hu/kepek/ises/anyagok/Kundera_tragedy_of_Central_Europe.pdf

Tổng thống Zelensky của Ukraine nói: “Chúng tôi đang sống chết cho những lý tưởng của châu Âu”.

Một phương Tây bị bắt cóc, hay bi kịch của Trung Âu
Milan Kundera
Chiêu Dương dịch

Tháng 11 năm 1956, Giám đốc Thông tấn xã Hungary, mấy phút trước khi văn phòng của ông bị san phẳng bởi hỏa lực pháo binh, đã gửi một bức điện tới toàn thế giới với một thông điệp đầy tuyệt vọng, thông báo rằng Nga đã bắt đầu tấn công vào Budapest. Bức điện kết thúc với câu: “Chúng tôi sẽ chết cho Hungary và cho châu Âu.”

Câu nói này có nghĩa là gì? Chắc chắn nó nghĩa là những chiếc xe tăng của Nga đang đe dọa Hungary, và bằng cách đó, đe dọa chính châu Âu. Nhưng châu Âu bị đe dọa theo nghĩa nào? Những chiếc xe tăng của Nga sẽ vượt qua biên giới của Hungary tiến về phía Tây? Không. Vị giám đốc Thông tấn xã Hungary muốn nói rằng, nước Nga, khi tấn công Hungary, cũng chính là đang tấn công châu Âu. Ông ấy sẵn sàng chết để Hungary vẫn là Hungary và vẫn thuộc về châu Âu.

Dù ý nghĩa của câu nói này có vẻ đã quá rõ ràng, nó vẫn còn khơi gợi nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm. Thực ra, ở đây – nước Pháp, hay ở Mỹ, người ta quen nghĩ rằng thứ bị đe dọa trong cuộc tấn công đó chẳng phải Hungary hay châu Âu, mà là một thể chế chính trị. Người ta sẽ không bao giờ nói rằng Hungary với tư cách quốc gia bị đe dọa, huống hồ là hiểu được tại sao một người Hungary, đang đối mặt với cái chết của chính mình, lại đi kêu lên với châu Âu. Khi Solzhenitsyn lên án sự áp bức của chủ nghĩa cộng sản, ông có gợi đến châu Âu như một giá trị nền tảng, xứng đáng hy sinh thân mình để bảo vệ nó?

Không hề, “chết cho tổ quốc tôi và cho châu Âu” là câu nói mà không ai ở Moskva hay Leningrad có thể nghĩ tới, nhưng nó chính xác sẽ là câu mà người Budapest hay Warszawa nghĩ.

Nguồn: https://zzzreview.com/2019/07/31/mot-phuong-tay-bi-bat-coc-hay-bi-kich-cua-trung-au