Vo-Dinh on Arts

2136E6C0-B96F-4BA3-B5C4-47FE08445CBA
(Only in Vietnamese for now.)

Võ Đình – về nghệ thuật

Võ Đình, Thư cho một họa sĩ trẻ, Văn Học, 12-1986, trang 34
http://www.namkyluctinh.com/eBooks/Tap%20Chi/Van_Hoc/Van_Hoc_011.pdf

Võ Đình, “Thằng Mô-đi” và người nữ Việt Nam, Văn Học, 5-1991, trang 18
http://www.namkyluctinh.com/eBooks/Tap%20Chi/Van_Hoc/Van_Hoc_063.pdf

https://baotreonline.com/van-hoc/trong-ham-ruou/thang-mo-di-va-nguoi-nu-viet-nam.baotre

https://baotreonline.com/van-hoc/trong-ham-ruou/thang-mo-di-va-nguoi-nu-viet-nam-ky-2.baotre

https://baotreonline.com/van-hoc/trong-ham-ruou/thang-mo-di-va-nguoi-nu-viet-nam-ky-cuoi.baotre

20BAF617-24DB-46E2-A29B-65EEEC964891
Wind Play, Lithograph

Võ Đình, Bức tranh vẽ mãi không rồi, Hợp Lưu, Xuân Bính Tý, 1996
http://www.hocxa.com/Hoa/KhanhTruong/BucTranhVeMaiKhongRoi_VoDinh.php

Võ Đình, Trường hợp Đỗ Quang Em, Hợp Lưu, tháng 5 & 6, 1996
http://www.hocxa.com/Hoa/DoQuangEm/DoQuangEm_VoDinh.php

Võ Đình, Ngày xuân nói chuyện xem tranh, Văn, số Xuân Canh Thìn, 2000
http://www.hocxa.com/Hoa/VoDinh/XemTranh_VoDinh.php

747CE9BE-C8A1-481F-9409-C4C59F36EA87
Painting, from gio-o

Võ Đình, Thập thành: Chuyện bên lề, Tiền Vệ, 2000
http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=335

Võ Đình, Xa xỉ, talawas, 17/9/2002
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=849&rb=0202

Võ Đình, “Cái chúng ta đang có là tạm bợ, mập mờ, giả tạo”, Hoạ sĩ Võ Đình trả lời phỏng vấn của talawas, Phạm Thị Hoài thực hiện, talawas, 17/9/2002
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=848&rb=0202

Võ Đình, Nỗi băn khoăn của một người cầm bút, 2004
https://www.diendantheky.net/2017/02/vo-inh-noi-ban-khoan-cua-mot-nguoi-cam.html?m=1

Võ Đình, Chàm văn học nghệ thuật, gió-o, 2008
http://www.gio-o.com/TranThiLaiHong/VoDinhChamVanHoc.htm

Võ Đình: Tâm, Thân, Văn và Vẽ, Thụy Khuê phỏng vấn
http://www.hocxa.com/Hoa/VoDinh/VoDinhTamThanVanVe_ThuyKhue.php

Vo-Dinh’s lithograph Wind Play from Pinterest

Vo-Dinh’s portrait from Vo Dinh page
http://www.gio-o.com/VoDinh.html

Vo-Dinh’s painting from gio-o
http://www.gio-o.com/TranThiLaiHong/tranhvodinh.html

Vo-Dinh

54EAE131-168A-408D-989A-5AAA15A82171
Vo-Dinh was born in 1933 in Hue, the old imperial capital of Viet-Nam, a city renowned for its charm and beauty. “As a boy of 9 or 10,” Vo-Dinh said in a recent lecture, “I used to watch fascinated, one of the local woodcut artists at work: his paper and paints, his chisels and brushes, and above all, the visible joy he exuded while working — this recollection has stayed with me all my life.” Vo-Dinh first attended the Lycee of Hue; then, in the early 50’s he was sent to France, ostensibly to study medicine at the University of Paris. Instead, he took courses at the Faculty of Letters (Sorbonne) and ended up spending more and more time at the famous Académie de la Grande Chaumière in Montparnasse, where memories of Modigliani and Soutine still haunted the streets. At this time he also made numerous trips throughout Europe and North Africa. In 1957 he decided to devote his life to painting and began to attend the Ecole Nationale des Beaux-Arts. Within the next two years he found himself more and more compelled to discard what he had learned from the West as he set out to discover in the ancient images and colors of his homeland, in the very spirit of Viet-Nam, the roots for an art which could be both Vietnamese and universal. In 1961 the first one-man exhibitions of his oils was held in New York. Vo-Dinh’s distinct gift of synthesizing, yet transcending, traditions of both East and West was immediately recognized. The New York Herald Tribune called him “skilled, personal “, and Charles Z. Offin, the then editor-in-chief of Pictures on Exhibit wrote that in his works “the mood throughout is consistently one of reflective poeticism”. In 1965 Vo-Dinh began to make woodcuts which he handprints himself in limited editions; these, Paris’ La Revue Moderne describes as “works of great beauty”.

The urge to write has also remained with Vo-Dinh since his early teens. In between producing a substantial number of oils, acrylics, water-colors, drawings and woodcuts, he has found the time to write poems in Vietnamese, stories and articles in both Vietnamese and English and has translated several works by contemporary Vietnamese authors.

The artist presently resides in Matamoras, eastern Pennsylvania, with his wife and two daughters, Phuong-Nam and Linh-Giang.

ONE-MAN EXHIBITIONS
1961 — Galerie Felix Vercel, New York
1963 — Galerie Felix Vercel, Paris
1963 — Galerie Romanet-Vercel, New York
1964 — Valley House Gallery, Dallas
1964 — Galerie Romanet-Vercel, New York
1964 — Galerie Romanet-Vercel, Palm Beach
1965 — Galerie Achard de Souza, New York
1965 — Galerie Romanet-Vercel, New York
1966 — The Teak Chest Gallery, Montclair
1967 — Emile Walter Galleries, New York
1969 — Ligoa Duncan Gallery, New York
1969 — Galeries Raymond Duncan, New York
1970 — Van Hanh University, Saigon
1970 — Southern Illinois University, Illinois
1970 — Undercroft Gallery, Pittsburgh
1970 — Cornell University, Ithaca
1970-71 — Margo Feiden Gallery, New York
1971 — International House, Denver
1971 — Suzuki Graphics, New York
1972 — Suzuki Graphics, New York

PUBLICATIONS
UNICEF Greeting Cards & Fine Art Reproduction, United Nations, New York
GREETING CARDS; PORTFOLIOS. (Nyack: Fellowship Publications); Washington: Committee of Responsibility); Paris: Aide A L’Enfance du Vietnam)…
BIRDS, FROGS, AND MOONLIGHT. Drawings. (New York: Doubleday, 1967)
THE CRY OF VIETNAM. Drawings. (Santa Barbara: Unicorn Press, 1968, 1971)
UNICORN BROADSHEET number 4. Calligraphy. (Unicorn Press, 1969)
THE TOAD IS THE EMPEROR’S UNCLE. Text, paintings. (New York: Doubleday, 1970)
THE JADE SONG. Text, paintings, woodcuts. (New York: Chelsea House, 1970)
THE STRANDED FISH. Translation, drawings. (Saigon: Sang-tao, 1971)

F25F3EC0-9BE8-41D8-8B6B-D0BD343C3AF9
Sleeping Man and Great Bird, woodcut

(Võ Tấn Phát dịch)

Võ-Đình sinh năm 1933 ở Huế, cố đô của Việt Nam, thành phố nổi tiếng duyên dáng và xinh đẹp. Võ-Đình kể lại trong một buổi thuyết trình mới đây: “Lúc 9-10 tuổi, tôi thường bị hớp hồn khi nhìn một nghệ sĩ khắc gỗ làm việc: nào là giấy nào là sơn, nào là đục nào là cọ, nhưng hơn hết, là niềm vui sướng toát ra trong lúc làm việc — hình ảnh này luôn nằm trong ký ức cả đời tôi”. Võ Đình lúc nhỏ học ở trường Lycee ở Huế; sau đó những năm đầu thập niên 1950 ông được gởi sang Pháp để học y khoa ở Đại học Paris. Nhưng ông lại ghi danh học văn khoa của Đại học Sorbonne, rồi dành nhiều thời gian ở trường dạy vẽ tư nổi tiếng Académie de la Grande Chaumière ở Montparnasse, nơi vẫn còn bị ám ảnh bởi Modigliani và Soutine. Đồng thời ông cũng đi lịch khắp Âu Châu và Bắc Phi. Năm 1957 ông quyết định dành hết mình cho hội họa, và theo học ở Ecole Nationale des Beaux-Art (Đại Học Quốc Gia Mỹ Thuật). Trong hai năm tiếp theo ông bị thôi thúc phải quên đi những gì học ở phương Tây khi ông tìm tòi khám phá trong những hình ảnh và màu sắc cổ xưa của quê nhà, trong chính tâm hồn Việt Nam, những gốc rễ của một nghệ thuật vừa Việt Nam vừa đại đồng. Năm 1961 ông có cuộc triển lãm sơn dầu cá nhân đầu tiên ở New York. Tài năng đặc biệt của Võ Đình trong việc kết hợp được, mà cũng thoát ra khỏi, những truyền thống cả Đông lẫn Tây, đã được công nhận mau chóng. Báo New York Herald Tribune viết rằng ông “tài năng, cá tính”, và Charles Z. Offin, tổng biên tập lúc đó của tờ Pictures on Exhibit, đã viết rằng tác phẩm của ông “không khí bao trùm là chất thơ đầy suy tưởng”. Năm 1965 Võ Đình bắt đầu làm những bức mộc bản và tự in ra những ấn bản đặc biệt (giới hạn); La Revue Moderne của Paris mô tả đó là “những tác phẩm tuyệt vời”.

Niềm thôi thúc viết cũng theo Võ Đình cả đời từ khi còn trẻ. Ngay cả khi vô cùng bận rộn với khối việc vẽ tranh sơn dầu, acrylic, màu nước, đồ họa và mộc bản, ông vẫn dành thời gian để làm thơ bằng tiếng Việt, viết truyện và tiểu luận bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, và dịch nhiều tác phẩm của các tác giả Việt Nam đương đại.

Võ Đình hiện sống ở Matamoras, phía đông của bang Pennsylvania, với vợ và hai con gái, Phượng-Nam và Linh-Giang.

Phat Vo retyped (and translated into Vietnamese) from 1972 booklet introducing Vo-Dinh’s works, thanks to Tran Thi Lai Hong, Vo-Dinh’s widow.

Võ Tấn Phát đánh máy phần tiếng Anh và dịch sang tiếng Việt từ một ấn bản 1972 giới thiệu nghệ phẩm của Võ Đình, từ Trần Thị Lai Hồng, quả phụ của hoạ sĩ Võ Đình.

Vo Dinh’s picture source:

Đoạn ghi thắp cây hương cho ngày giỗ Võ Đình

Vo-Dinh’s woodcut source:
https://www.liveauctioneers.com/en-gb/item/937910_218-woodcut-sleeping-man-and-great-bird-mai

Doan Quoc Sy – on Vo-Dinh’s art

1A76D149-B62F-499B-B10D-A8AD9B7B2EC8

Time and time again I have asked myself: By what route shall I travel into the world of Vo-Dinh? And it seems that time and again I have arrived at the same answer: I must travel into that world, receive that artistic and spiritual message, equipped with nothing but my own subjective, independent discoveries!

I discovered his colors, or rather I became obsessed by them: his yellows, reds, his white. Here at random: the yellows in Child with a Candle (woodcut), The Departure (oil, first panel of the triptych Traveler’s Song), Sleeping Man and Great Bird (woodcut): yellows not bright and cool, but rather yellows which recall those ceremonial papers and ritual articles we Vietnamese burn during ancestor worship ceremonies or on New Year’s Day; yellows which echo as profoundly, as unforgettably as the testaments of our forebears within our subconscious; yellows solemn, severe, and yet living like that unbroken bond between ourselves and the dead.

How different his reds! The fresh liquid red of the rooster in The Departure (triptych Traveler’s Song) from that red, congealed and hardened, so immeasurably painful in The Journey (second panel of triptych Traveler’s Song).

And then, although visually they are of the same intensity, there are his whites: immaculate white lotus petals in The Return (woodcut) and Lotus Moon (woodcut), white of sleepless nights and anxious dawns, the white of painful and intense awareness carried on the wings of gigantic, graceful phoenixes (Phoenix and Buffalo, woodcut), on the rhythmic wings of eagles all-embracing (Sleeping Man and Great Bird) or by that nameless, eternally wandering seabird in The Journey. O, those immense, lonely wings, flapping in a mythical and shoreless space, what supra-reality, what transcendental universe in the artist’s soul do they reflect? The kite, so often present in Vo-Dinh’s work, rising softly in space, testifies to this same flow of thought: The Dream of a Kite, The Fiery Kite (woodcuts), The Song from the Heart of the Land (oil).

D20CB15D-F76B-42F3-9F7C-3F92EB9B2D6B
The Ancestral Tree, woodcut

Phoenixes, eagles, kites express spiritual liberation in Vo-Dinh’s work, and yet other images, more concrete, of the daily life of the people exert their strong and intimate fascination which can be just as obsessive: a human face, an attitude, a rooster, buffaloes, trees — the gnarled trunks and branches, spiky clumps of bushes are pain-laden like our land; and, as our suffering has coalesced into the shapes of thorns, so the people of Viet-Nam have become an enduring reality discouraging Time itself. Look carefully at the Ancestral Tree whose trunk is invaded by holes and hollows, whose bristling roots and branches are blade-sharp, tipped like thorns. From a branch of this tree hangs the entire skeleton of a buffalo; so powerful and tragic is this particular image that the observer’s guts knot in pain. Yet other buffaloes in other works consistently express that patience, resignation and endurance, that passion for quiet and peace which live in our people.

Countering these images of the gentle and meek is Vo-Dinh’s war-like rooster. The large oil Vu Lan (Day of Remembrance) focuses on a great cock, battered and bruised, whose impetuous stance still expresses aggressive anger and provocation. Is this bird not the cause of all those pains and misfortunes of the woman who raised and fed it and who squats there on the ground, face in hands, mourning a father, a husband, brothers? Besides her lies the placid buffalo, beast of burden but also beast of gentleness offering infinite comfort and solace.

Finally there are faces: mothers, grandmothers, grandmothers, ancestors, whose cherished and worn features are a crystallization of the fate of the people. There are profiled women who hold their faces in their hands in a gesture which contains all the sorrows of the world (Vu Lan), or or women whose limbs have been frozen in an unending dance of birth and death (The Return, woodcut, The Return, oil).

Whether Vo-Dinh brushes oil on a canvas or gouges into wood, he works with the same kind and mood — the images spill forth from a trove of profound awareness and anxiety, of private and common pain, of immense and wide hope, from an open sky within. His art, giving a powerful voice to these anxieties, torments, struggles and aspirations endows them with a life of color, line, and mass.

How did I find my way into the message of Vo-Dinh’s work? Having asked, I answered myself: by these very subjective, independent perceptions.

Saigon, September 10, 1971
DON QUOC SY
Translation from the Vietnamese by Helen Coutant

0075BC74-D168-4E14-BEB1-B61F01DF0DD6

Đi vào thế giới Võ-Đình ra sao đây, nhận bức thông điệp nghệ thuật của Võ-Đình ra sao đây, tôi đã tự hỏi và nhường như đã tự trả lời: hãy vào thế giới đó với những khám phá độc lập chủ quan của mình!

Về màu sắc, tôi khám phá thấy, hay đúng hơn tôi bị ám ảnh bởi màu vàng, màu đỏ và màu trắng Võ-Đình.

Màu vàng trong Em Bé và Cây Đèn (mộc bản), trong Lên Đường (sơn, bộ tam bản Độc Hành Ca), trong Tiếng Hát Tự Lòng Đất (sơn), trong Ngủ Mộng Thấy Chim Đại Bàng (mộc bản) chẳng hạn. Đó không phải màu vàng lộng, vàng tươi, mà là màu vàng của thứ giấy tiền đốt cúng ông bà ông vải vào những ngày giỗ ngày Tết, màu vàng đó như một đi huấn của cha ông để lại trong tiềm thức mọi người, trang trọng, nghiêm khắc nhưng cũng đầy cảm thông giữa kẻ còn người khuất.

Màu đỏ, nhiều thứ đỏ, màu đỏ còn long lanh tươi của con gà treo ngược trong bức sơn Lên Đường (bộ tam bản), hay màu đỏ đã quện lại, khô cứng, đau xót vô cùng trong bức sơn vải Chuyến Đi (cũng bộ tam bản Độc Hành Ca).

Màu trắng tinh khiết của những cánh sen trong Trở Về (mộc bản), trong Sen Trăng (mộc bản). Màu trắng thao thức của những cánh phượng (hay cánh đại bàng): thướt tha rộng lớn trong Phượng Và Trâu (mộc bản), uyển chuyển bao trùm trong Ngủ Mộng Thấy Chim Đại Bàng (mộc bản), mải miết độc hành trong Chuyến Đi (sơn, bộ tam bản). Chao ôi, những cánh chim cô đơn bát ngát trong khoảng vũ trụ lồng lộng hoang đường phản ánh cái gì siêu vũ trụ trong tâm linh chàng họa sĩ.

Hình ảnh con diều mềm mại bốc mình lên không trung cũng thuộc dòng tư tưởng này của họa sĩ: Giấc Mộng Con Diều (mộc bản), Con Diều Lửa (mộc bản), Tiếng Hát Tự Lòng Đất (sơn).
Nếu hình ảnh chim phượng, chim đại bàng, con diều là hình ảnh thanh thoát của tâm linh thì những hình ảnh khác gần gụi với đời sống cụ thể của người dân Việt cũng ám ảnh ta không kém trong họa phẩm Võ-Đình, đó là hình ảnh những khuôn mặt, dáng người, những con gà, con trâu và cây.

Những bóng cây gai góc, cằn cỗi, khổ đau như đất nước Việt Nam, nhưng chính vì niềm khổ đau đã cằn lại kết tinh thành gai góc nên dân tộc đó — dân tộc Việt Nam đau khổ — đã là một trường cửu làm nản lòng Thời Gian. Xin hãy ngăm bức Cây Tổ (mộc bản) với những hang hốc trên thân cây, gốc rễ lởm chởm, lá cành thành gai nhọn, đặc biệt có bộ xương trâu treo lửng. Hình ảnh bộ xương trâu treo lửng làm quặn đau, làm tê tái lòng mình — lòng người Việt — nhưng hình ảnh những con trâu khác luôn luôn biểu tượng đức tính nhẫn nhục, yêu thanh bình của người Việt.

Ngược lại với hình ảnh con trâu hiền hoà, nhẫn nhục là hình ảnh con gà hiếu chiến. Trong bức sơn Vu Lan, con gà đã xác xơ mà còn nguyên vẻ hung hăng, xửng cồ, hiếu chiến (bên trái) chính là nguyên nhân niềm đau bất hạnh của cô chủ (bên phải) ngồi thụp xuống đất ôm mặt khóc, khóc cha, khóc chồng, khóc anh, khóc em, trong khi đó hình ảnh con trâu bên cạnh như một niềm an ủi hiền hoà bất tận.

Sau cùng là những khuôn mặt, dáng người: khuôn mặt của những vị hiền mẫu, tổ mẫu mà gánh nặng bất hạnh kết tinh thành những nếp nhăn khả kính, bao dung: dáng thiếu nữ, thiếu phụ hoặc gục đầu, ôm mặt như ôm lấy cả nỗi sầu nhân thế (sơn Vu Lan), hoặc như vùng uốn mình trong một vũ khúc heo hút thê lương (mộc bản Trở Về, sơn Trở Về).

Võ-Đình vẽ tranh sơn hay làm mộc bản thì cũng vẫn tinh thần ấy — tinh thần Võ-Đình — với những thao thức chất chứa, những khổ đau dằn vặt, những hy vọng lung linh, những ước vọng cõi trời rộng mở. Nghệ thuật Võ-Đình là tiếng nói lớn của những thao thức, những dằn vặt, những hy vọng, những kỳ vọng đó thể hiện thành màu sắc, đường nét, hình khối.

Nên nhận bức thông điệp hội họa của Võ Đình ra sao đây? Tôi đã tự hỏi và thực sự đã làm: Đi vào thế giới đó với những khám phá chủ quan, độc lập của chính mình!

Sài Gòn, ngày 10-9-71
Doãn Quốc Sỹ

Phat Vo retyped from 1972 booklet introducing Vo-Dinh’s works, thanks to Tran Thi Lai Hong, Vo-Dinh’s widow.

Võ Tấn Phát đánh máy từ một ấn bản 1972 giới thiệu nghệ phẩm của Võ Đình, từ Trần Thị Lai Hồng, quả phụ của hoạ sĩ Võ Đình.

The woodcut The Ancestral Tree from:
https://flintarts.org/art/objects/5202

Nhat Hanh – on Vo-Dinh’s art

1A76D149-B62F-499B-B10D-A8AD9B7B2EC8

On a deserted seashore, at dusk, I see a grounded paper kite, its tails stretching peacefully over the soft land. I look for a child, but he is nowhere — perhaps he has abandoned the kite — perhaps he no longer exists. Above the horizon the sky is of a deep, rich purple, both strange and familiar. I would not say that this purple is necessarily one of longing and sorrow. Rather it evokes the purple of those old popular Tet woodblock prints, pictures of hogs and roosters, a nostalgic purple of warm and peace. But where has the child gone, leaving behind his kite stranded on the empty beach?

And so Vo-Dinh led me into his universe. But as he did so, I came to encounter none other than myself. And we both knew then that our separateness was an illusion. Rugged hillsides, wild grass, open ricefields stretching to the distant mountains, the endless days of our birthplace, they could be fully resurrected at any given moment.

1031A35A-9313-4E1D-9795-3017E077DAF2
The Fiery Kite, woodcut

Phuong-Nam, the artist’s child, runs there, the sides of her ao dai swirling in wind, the kite cord taut in her hand. Above her rises the sky, the sky of our motherland — full of fire and ashes. Grandiose purple sky, quiet yellow shore: such deep sorrow and such overflowing hope. That child will, I believe, ultimately rediscover for all of us what we fear we have lost forever. For it seems to me each line, each color in Vo-Dinh’s work is truly the food he has created to nourish his children. With every brushstroke he nurtures love, trust, and hope, his own and his people’s.

As I moved back and forth before Vo-Dinh’s work during his recent exhibit on Madison Avenue, I instinctively softened my steps, fearful of disturbing Vo-Dinh’s lines. I moved with extreme care for I realize that I was, in fact, walking within his very soul, and that a line, a color, a mass — each was the heart, the brain, the nervous system, all living cells of the artist’s body. Within the world of Vo-Dinh I do not draw a line between form and content. The nectar and the vase are one; neither is old, neither new, and were there no nectar there would not be any vase. Whenever I see his world, whether woodcut, drawing or oil painting, this thought reoccurs.

It is clear that Vo-Dinh is not in anxious quest of far-out stylistic expressions. His search is solely for the proper means with which to articulate for us the very essence of his vision, which is his own soul, his existence, the legacy of his birthplace. What must be noted in particular is his ability to let his essence freely guide him in the process of creation. It is not, however, that Vo-Dinh simply feels contempt for new or unusual technical cleverness. Rather, he believes that if a so-called new style or technique remains content to be both means and end, then invariably it must fail to express or to realize any living truth.

A single work such as Sleeping Man and Great Bird testifies to the solid existential foundation of the artist’s creativity. He and his art are rooted sturdily and deeply in Vietnam’s history and culture. That yellow tree rising from a rock, or those immense wings may be images remembered from some dim mythological past; yet they are present in his work, endowed with a strong reality, both traditional and creative. The entire print exudes great strength and vigor, which, though still restrained, promises to one day burst free. This strength and vigor obviously does not come from a man who lives like a fish out of water, severed from his cultural traditions. His great hopes for the future can only come from a solid link with the past. Vo-Dinh is like an incorruptible diamond in the chain of our Vietnamese continuity and heritage. The more it is tested and tried, especially in different milieus and under varying conditions, the more luminous it becomes, the surer it is of its own hardness and purity.

Another print, Brown Spring, comes to my mind. Here is expressed our common anxiety, our fear of a future world devastated by war and toxics. But Vo-Dinh’s subconscious does not allow his vision to be overwhelmed by despair. I remember that when I pointed to the colorful new leaves and buds sprouting up beneath stony cracks, in a landscape in ruins, and asked him how he had come to believe in such resurrection, Vo-Dinh replied that he did not know; but I think perhaps I know. I know that it is not his reason speaking. It is the voice of the collective unconscious, the voice of his own faith in existence.

That strange purple color in a sky, empty, yet comforting, mournful l, yet suffused with hope, easily established a communion between the artist and a fellow countryman, myself. But such a purple crosses the frontiers of our Vietnamese character and psyche. It becomes one that can be felt by men and women everywhere. Such an accomplishment by Vo-Dinh — universalization of beauty in his art — will demonstrate that it is possible to amalgamate a specifically Vietnamese realm of sensibility within the universal culture of man.

Paris, September 15, 1971
NHAT HANH
Translation from Vietnamese
by Helen Coutant & Douglas Hostetter

0075BC74-D168-4E14-BEB1-B61F01DF0DD6

Trên một bãi biển vắng về chiều, tôi thấy một con diều giấy nằm yên lặng, sợi đuôi diều nằm thoải mái trên cát mịn. Đứa bé không có mặt đó, hoặc đứa bé đã bỏ con diều, hoặc đứa bé đã không còn đâu đó nữa. Nhìn lên, tôi thấy một khung trời tím ngắt, một màu tím lạ kỳ nhưng rất quen thuộc, một màu tím không nhất thiết của nhớ thương, một màu tím của tranh lợn tranh gà ngày Tết, một màu tím của đầm ấm hạnh phúc. Đứa bé đi đâu mà để con diều nằm bơ vơ trên bãi vắng?

Võ-Đình đưa tôi vào thế giới của chàng. Nhưng đi vào thế giới của chàng, tôi lại bắt gặp chính tôi. Và chúng tôi cảm thấy bớt nỗi cô đơn. Những đồi hoang cỏ dại, những cánh đồng lúa xanh tận ngút ngàn, những ngày thơ ấu rong chơi trong trời quê hương bây giờ không còn nữa, nhưng kỳ lạ thay, vẫn có thể trở lại hiện thực bất cứ phút giây nào.

Bé Phượng-Nam chạy, tà áo tung bay, sợi chỉ diều trong tay, phía trên đầu cháu là một trời quê hương bốc cháy. Khung trời tím hùng vĩ kia và bãi cát vàng trầm lặng nọ diễn tả vừa một niềm tiếc thương sâu đậm vừa một niềm hy vọng tràn đầy. Bé Phượng-Nam thế nào cũng tìm lại được cho chúng tôi những gì chúng tôi tưởng là đã mất. Và chúng tôi nắm lấy tay nhau. Nét vẽ của Võ-Đình nuôi lớn cháu Phượng-Nam. Nét vẽ của Võ-Đình nuôi dưỡng niềm tin yêu và hy vọng cho chính chàng, cho chính dân tộc chàng.

Tôi đi trong phòng triển lãm tranh Võ-Đình ở đường Madison Avenue ở Nữu Ước mà chân không dám bước mạnh vì sợ làm đau những đường nét của chàng. Tôi đi trong hồn anh, và tự nhiên tôi trở thành thận trọng, bởi vì tôi chợt thấy và màu sắc chính là tim óc, thần kinh và tế bào của người nghệ sĩ. Trong thế giới của Võ-Đình, tôi không phân biệt được ranh giới giữa nội dung và hình thức. Bình và rượu là một, làm gì có cái nào cũ cái nào mới; làm gì có bình khi không có rượu. Từ mộc bản, mực tầu đến sơn dầu, tất cả tranh của Võ-Đình đều cho tôi cảm giác đó. Võ-Đình không thao thức đi tìm những hình thức diễn tả tân kỳ, Võ-Đình chỉ muốn có phương tiện diễn bày chất liệu nghệ thuật vốn là linh hồn, sự sống và truyền thống của chàng. Và điều đáng lưu ý nhất là anh tự để cho chất liệu nghệ thuật ấy hướng dẫn anh trong quá trình thể hiện.

Không phải anh khinh thường những thủ thuật tân kỳ. Chính là vì anh cho rằng thiếu chất liệu nghệ thuật, những thủ thuật gọi là tân kỳ ấy không thể hiện được gì đích thực của sự sống.

Một ức tranh như bức Ngủ Mộng Thấy Chim Đại Bàng cho ta thấy nền tảng hiện hữu vững chãi của con người nghệ sĩ. Con người và nghệ thuật Võ-Đình có gốc rễ vững chãi trong truyền thống văn hoá và lịch sử văn hoá. Cái cây vàng trên tảng đá và cánh mộng chim đại bàng là những hình ảnh vừa thần thoại vừa hiện thực, vừa truyền thống vừa sáng tạo. Toàn thể bức tranh toát ra một sức mạnh lớn, một sức mạnh còn bị giam cầm nhưng nhất định sẽ vùng thoát mãnh liệt. Sức mạnh đó, không phải là sức mạnh của một con người sống tách rời khỏi truyền thống bản chất văn hoá như con cá sống tách rời khỏi nước. Hy vọng lớn về tương lai dựa trên nền tảng xây dựng vững chãi của quá khứ. Võ-Đình là một viên kim cương bất hoại của truyền thống Việt, càng lăn lộn và trui luyện trong một môi trường lạ càng làm sáng tốt và rắn chắc chất liệu kim cương của mình. Bức Một Mùa Xuân Đà diễn tả niềm thao thức sợ hãi chung của thời đại về viễn tượng hoang tàn của trái đất gây nên bởi chiến tranh và độc tố. Nhưng tiềm thức Võ-Đình không cho phép anh buông xuôi cho thất vọng trấn ngự. Khi tôi chỉ cho anh mấy mầm lá nhú lên đỏ xanh trong một kẹt đá giữa cảnh tượng hoang tàn của bức tranh và hỏi anh do đâu mà anh có niềm tin về một sự phục sinh như thế, thì Võ-Đình nói là anh không biết. Tôi thì tôi biết. Bởi đó không phải là tiếng nói của lý trí chàng, mà là tiếng nói của vô thức cộng đồng, của truyền thống, của căn bản hiện hữu chàng.

Màu tím kỳ lạ trên khung trời vừa vắng lạnh vừa đầm ấm, vừa tiếc thương vừa hy vọng kia đã thiết lập được dễ dàng sự cảm thông giữa nghệ sĩ và người đồng hương của chàng là tôi. Nhưng Võ-Đình không ngừng ở nơi đó. Màu tím lạ kỳ kia đang vượt biên giới Việt tính để biến thành một màu tím có tính chất phổ biến, có thể tạo nên sự rung cảm của bất cứ con người nào. Sự thành công của Võ-Đình trong công trình phổ quát hoá cái đẹp của chất liệu nghệ thuật anh sẽ chứng minh được khả năng của sự dung hợp cá tính Việt trong nền văn hoá đại đồng của nhân loại.

Ba-Lê, ngày 15 tháng 9 năm 1971
Nhất Hạnh

Phat Vo retyped from 1972 booklet introducing Vo-Dinh’s works, thanks to Tran Thi Lai Hong, Vo-Dinh’s widow.

Võ Tấn Phát đánh máy từ một ấn bản 1972 giới thiệu nghệ phẩm của Võ Đình, từ Trần Thị Lai Hồng, quả phụ của hoạ sĩ Võ Đình.

The woodcut The Fiery Kite from:
https://m.skinnerinc.com/m/auctions/2606M/lots/183

A Wild Goose and Its Image

2628B83A-D8D5-452E-81D0-08846C92F808
Vo Dinh’s signature

A Wild Goose and Its Image
Huong Hai Zen Monk
Vo Dinh translated into English

A wild goose, flies across the sky
Its wings reflect in the cold water
The bird does not mean to leave its image
The water has no desire to retain it

Original Chinese

雁 過 長 空
影 沈 寒 水
雁 無 遺 跡 之 意
水 無 留 影 之 心

From Kien Van Tieu Luc (Miscellaneous Stories of Witnessed Events) by Le Quy Don

Source: http://thohoangnguyenchuong.weebly.com/th417-d7883ch-ch7919-haacuten/category/huong-hai-thien-su

Phiên âm Hán-Việt

Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm

Nguồn: Kiến Văn Tiểu Lục – Lê Quý Đôn

0726AD35-2A4C-41A7-B83D-C99A3233BE97

Nhạn và Bóng
Hương Hải Thiền Sư
Võ Đình dịch

Nhạn vút qua không
Bóng chìm nước lạnh
Để dấu: nhạn không có ý
Giữ bóng: nước cũng vô tâm

Notes:

Huong Hai: Vietnamese Zen Monk (1628-1715)

Vo Dinh: Vietnamese-American painter and writer (1933-2009)

This poem was read much earlier by the Chinese Song Dynasty Zen Monk Tianyi Yihuai (天衣義懷 – Thiên Y Nghĩa Hoài, 993-1064) and others. Huong Hai was probably the first Vietnamese to quote it, and was wrongly attributed with authorship.


“Bài kệ này, với nội dung nói lên diệu dụng vô ngại của tâm khi đối cảnh, đã xuất hiện từ lâu trong câu hỏi của một vị tăng với thiền sư Trường Lô Diệu Giác (q.14), và trong pháp thoại của các thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài (q.16), thiền sư Tĩnh Từ Đạo Xương (q.16).” (Huỳnh Ngọc Chiến, Hương Thiền Qua Tiếng Trúc – Trúc Thanh Tập, trang 203)

Nguồn: http://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tuy-but/7159-Dung-Di-Theo-Buoc-Nhu-Lai.html

Illustration picture source
http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=16453