Time and time again I have asked myself: By what route shall I travel into the world of Vo-Dinh? And it seems that time and again I have arrived at the same answer: I must travel into that world, receive that artistic and spiritual message, equipped with nothing but my own subjective, independent discoveries!
I discovered his colors, or rather I became obsessed by them: his yellows, reds, his white. Here at random: the yellows in Child with a Candle (woodcut), The Departure (oil, first panel of the triptych Traveler’s Song), Sleeping Man and Great Bird (woodcut): yellows not bright and cool, but rather yellows which recall those ceremonial papers and ritual articles we Vietnamese burn during ancestor worship ceremonies or on New Year’s Day; yellows which echo as profoundly, as unforgettably as the testaments of our forebears within our subconscious; yellows solemn, severe, and yet living like that unbroken bond between ourselves and the dead.
How different his reds! The fresh liquid red of the rooster in The Departure (triptych Traveler’s Song) from that red, congealed and hardened, so immeasurably painful in The Journey (second panel of triptych Traveler’s Song).
And then, although visually they are of the same intensity, there are his whites: immaculate white lotus petals in The Return (woodcut) and Lotus Moon (woodcut), white of sleepless nights and anxious dawns, the white of painful and intense awareness carried on the wings of gigantic, graceful phoenixes (Phoenix and Buffalo, woodcut), on the rhythmic wings of eagles all-embracing (Sleeping Man and Great Bird) or by that nameless, eternally wandering seabird in The Journey. O, those immense, lonely wings, flapping in a mythical and shoreless space, what supra-reality, what transcendental universe in the artist’s soul do they reflect? The kite, so often present in Vo-Dinh’s work, rising softly in space, testifies to this same flow of thought: The Dream of a Kite, The Fiery Kite (woodcuts), The Song from the Heart of the Land (oil).

Phoenixes, eagles, kites express spiritual liberation in Vo-Dinh’s work, and yet other images, more concrete, of the daily life of the people exert their strong and intimate fascination which can be just as obsessive: a human face, an attitude, a rooster, buffaloes, trees — the gnarled trunks and branches, spiky clumps of bushes are pain-laden like our land; and, as our suffering has coalesced into the shapes of thorns, so the people of Viet-Nam have become an enduring reality discouraging Time itself. Look carefully at the Ancestral Tree whose trunk is invaded by holes and hollows, whose bristling roots and branches are blade-sharp, tipped like thorns. From a branch of this tree hangs the entire skeleton of a buffalo; so powerful and tragic is this particular image that the observer’s guts knot in pain. Yet other buffaloes in other works consistently express that patience, resignation and endurance, that passion for quiet and peace which live in our people.
Countering these images of the gentle and meek is Vo-Dinh’s war-like rooster. The large oil Vu Lan (Day of Remembrance) focuses on a great cock, battered and bruised, whose impetuous stance still expresses aggressive anger and provocation. Is this bird not the cause of all those pains and misfortunes of the woman who raised and fed it and who squats there on the ground, face in hands, mourning a father, a husband, brothers? Besides her lies the placid buffalo, beast of burden but also beast of gentleness offering infinite comfort and solace.
Finally there are faces: mothers, grandmothers, grandmothers, ancestors, whose cherished and worn features are a crystallization of the fate of the people. There are profiled women who hold their faces in their hands in a gesture which contains all the sorrows of the world (Vu Lan), or or women whose limbs have been frozen in an unending dance of birth and death (The Return, woodcut, The Return, oil).
Whether Vo-Dinh brushes oil on a canvas or gouges into wood, he works with the same kind and mood — the images spill forth from a trove of profound awareness and anxiety, of private and common pain, of immense and wide hope, from an open sky within. His art, giving a powerful voice to these anxieties, torments, struggles and aspirations endows them with a life of color, line, and mass.
How did I find my way into the message of Vo-Dinh’s work? Having asked, I answered myself: by these very subjective, independent perceptions.
Saigon, September 10, 1971
DON QUOC SY
Translation from the Vietnamese by Helen Coutant
—
Đi vào thế giới Võ-Đình ra sao đây, nhận bức thông điệp nghệ thuật của Võ-Đình ra sao đây, tôi đã tự hỏi và nhường như đã tự trả lời: hãy vào thế giới đó với những khám phá độc lập chủ quan của mình!
Về màu sắc, tôi khám phá thấy, hay đúng hơn tôi bị ám ảnh bởi màu vàng, màu đỏ và màu trắng Võ-Đình.
Màu vàng trong Em Bé và Cây Đèn (mộc bản), trong Lên Đường (sơn, bộ tam bản Độc Hành Ca), trong Tiếng Hát Tự Lòng Đất (sơn), trong Ngủ Mộng Thấy Chim Đại Bàng (mộc bản) chẳng hạn. Đó không phải màu vàng lộng, vàng tươi, mà là màu vàng của thứ giấy tiền đốt cúng ông bà ông vải vào những ngày giỗ ngày Tết, màu vàng đó như một đi huấn của cha ông để lại trong tiềm thức mọi người, trang trọng, nghiêm khắc nhưng cũng đầy cảm thông giữa kẻ còn người khuất.
Màu đỏ, nhiều thứ đỏ, màu đỏ còn long lanh tươi của con gà treo ngược trong bức sơn Lên Đường (bộ tam bản), hay màu đỏ đã quện lại, khô cứng, đau xót vô cùng trong bức sơn vải Chuyến Đi (cũng bộ tam bản Độc Hành Ca).
Màu trắng tinh khiết của những cánh sen trong Trở Về (mộc bản), trong Sen Trăng (mộc bản). Màu trắng thao thức của những cánh phượng (hay cánh đại bàng): thướt tha rộng lớn trong Phượng Và Trâu (mộc bản), uyển chuyển bao trùm trong Ngủ Mộng Thấy Chim Đại Bàng (mộc bản), mải miết độc hành trong Chuyến Đi (sơn, bộ tam bản). Chao ôi, những cánh chim cô đơn bát ngát trong khoảng vũ trụ lồng lộng hoang đường phản ánh cái gì siêu vũ trụ trong tâm linh chàng họa sĩ.
Hình ảnh con diều mềm mại bốc mình lên không trung cũng thuộc dòng tư tưởng này của họa sĩ: Giấc Mộng Con Diều (mộc bản), Con Diều Lửa (mộc bản), Tiếng Hát Tự Lòng Đất (sơn).
Nếu hình ảnh chim phượng, chim đại bàng, con diều là hình ảnh thanh thoát của tâm linh thì những hình ảnh khác gần gụi với đời sống cụ thể của người dân Việt cũng ám ảnh ta không kém trong họa phẩm Võ-Đình, đó là hình ảnh những khuôn mặt, dáng người, những con gà, con trâu và cây.
Những bóng cây gai góc, cằn cỗi, khổ đau như đất nước Việt Nam, nhưng chính vì niềm khổ đau đã cằn lại kết tinh thành gai góc nên dân tộc đó — dân tộc Việt Nam đau khổ — đã là một trường cửu làm nản lòng Thời Gian. Xin hãy ngăm bức Cây Tổ (mộc bản) với những hang hốc trên thân cây, gốc rễ lởm chởm, lá cành thành gai nhọn, đặc biệt có bộ xương trâu treo lửng. Hình ảnh bộ xương trâu treo lửng làm quặn đau, làm tê tái lòng mình — lòng người Việt — nhưng hình ảnh những con trâu khác luôn luôn biểu tượng đức tính nhẫn nhục, yêu thanh bình của người Việt.
Ngược lại với hình ảnh con trâu hiền hoà, nhẫn nhục là hình ảnh con gà hiếu chiến. Trong bức sơn Vu Lan, con gà đã xác xơ mà còn nguyên vẻ hung hăng, xửng cồ, hiếu chiến (bên trái) chính là nguyên nhân niềm đau bất hạnh của cô chủ (bên phải) ngồi thụp xuống đất ôm mặt khóc, khóc cha, khóc chồng, khóc anh, khóc em, trong khi đó hình ảnh con trâu bên cạnh như một niềm an ủi hiền hoà bất tận.
Sau cùng là những khuôn mặt, dáng người: khuôn mặt của những vị hiền mẫu, tổ mẫu mà gánh nặng bất hạnh kết tinh thành những nếp nhăn khả kính, bao dung: dáng thiếu nữ, thiếu phụ hoặc gục đầu, ôm mặt như ôm lấy cả nỗi sầu nhân thế (sơn Vu Lan), hoặc như vùng uốn mình trong một vũ khúc heo hút thê lương (mộc bản Trở Về, sơn Trở Về).
Võ-Đình vẽ tranh sơn hay làm mộc bản thì cũng vẫn tinh thần ấy — tinh thần Võ-Đình — với những thao thức chất chứa, những khổ đau dằn vặt, những hy vọng lung linh, những ước vọng cõi trời rộng mở. Nghệ thuật Võ-Đình là tiếng nói lớn của những thao thức, những dằn vặt, những hy vọng, những kỳ vọng đó thể hiện thành màu sắc, đường nét, hình khối.
Nên nhận bức thông điệp hội họa của Võ Đình ra sao đây? Tôi đã tự hỏi và thực sự đã làm: Đi vào thế giới đó với những khám phá chủ quan, độc lập của chính mình!
Sài Gòn, ngày 10-9-71
Doãn Quốc Sỹ
—
Phat Vo retyped from 1972 booklet introducing Vo-Dinh’s works, thanks to Tran Thi Lai Hong, Vo-Dinh’s widow.
Võ Tấn Phát đánh máy từ một ấn bản 1972 giới thiệu nghệ phẩm của Võ Đình, từ Trần Thị Lai Hồng, quả phụ của hoạ sĩ Võ Đình.
—
The woodcut The Ancestral Tree from:
https://flintarts.org/art/objects/5202