Song of Tea – Lu Tong

EBFD756B-50A8-4674-ACCF-485E17D7CDF0
Lu Tong brewing Tea, by Qian Xuan

Song of Tea
Lu Tong
Translation by Steven D. Owyoung

The sun is as high as a ten-foot measure and five; I am deep asleep.
The general bangs at the gate loud enough to scare the Duke of Chou!
He announces that the Grand Master sends a letter;
the white silk cover is triple-stamped.
Breaking the vermilion seals, I imagine the Grand Master himself
inspecting these three hundred moon-shaped tea cakes.
He heard that within the tea mountain a path was cut at the New Year,
sending insects rising excitedly on the spring wind.
As the emperor waits to taste Yang-hsien tea,
the one hundred plants dare not bloom.
Benevolent breezes intimately embrace pearly tea sprouts,
the early spring coaxing out buds of golden yellow.
Picked fresh, fired till fragrant, then packed and sealed:
tea’s essence and goodness is preserved.
Such venerable tea is meant for princes and nobles;
how did it reach the hut of this mountain hermit?
The brushwood gate is closed against vulgar visitors;
all alone, I don my gauze cap, brewing and tasting the tea.
Clouds of green yielding; unceasingly, the wind blows;
radiantly white, floating tea froth congeals against the bowl.
The first bowl moistens my lips and throat.
The second bowl banishes my loneliness and melancholy.
The third bowl penetrates my withered entrails,
finding nothing except a literary core of five thousand scrolls.
The fourth bowl raises a light perspiration,
casting life’s inequities out through my pores.
The fifth bowl purifies my flesh and bones.
The sixth bowl makes me one with the immortal, feathered spirits.
The seventh bowl I need not drink,
feeling only a pure wind rushing beneath my wings.
Where are the immortal isles of Mount P’englai?
I, Master Jade Stream, wish instead to ride this pure wind back
To the tea mountain where other immortals gather to oversee the land,
protecting the pure, high places from wind and rain.
Yet, how can I bear knowing the bitter fate of the myriad peasants
toiling beneath the tumbled tea cliffs!
I have but to ask Grand Master Meng about them;
whether they can ever regain some peace.

The “Song of Tea” is one of the most beloved tea poems known the world over. Its verses on “seven cups” of tea remain as famous today as when written in China over a thousand years ago during the T’ang dynasty (618-906 A.D.). The Song was composed by the Taoist recluse Lu T’ung (775-835 A.D.), a celebrated poet and connoisseur of tea.

Source: http://chadao.blogspot.com/2008/04/lu-tung-and-song-of-tea-taoist-origins_23.html?m=1

走筆謝孟諫議寄新茶

日高丈五睡正濃,
軍將打門驚周公。
口云諫議送書信,
白絹斜封三道印。
開緘宛見諫議面,
手閱月團三百片。
聞道新年入山裡,
蟄蟲驚動春風起。
天子須嘗陽羨茶,
百草不敢先開花。

仁風暗結珠琲瓃,
先春抽出黃金芽。
摘鮮焙芳旋封裹,
至精至好且不奢。
至尊之餘合王公,
何事便到山人家。

柴門反關無俗客,
紗帽籠頭自煎喫。
碧雲引風吹不斷,
白花浮光凝碗面。

一碗喉吻潤,
兩碗破孤悶。
三碗搜枯腸,
唯有文字五千卷。
四碗發輕汗,
平生不平事,
盡向毛孔散。
五碗肌骨清,
六碗通仙靈。
七碗喫不得也,
唯覺兩腋習習清風生。

蓬來山,在何處?
玉川子,
乘此清風欲歸去。
山上群仙司下土,
地位清高隔風雨。
安得知百萬億蒼生命,
墮在巔崖受辛苦。
便為諫議問蒼生,
到頭還得蘇息否?

Phiên âm Hán-Việt

Tẩu bút tạ Mạnh gián nghị ký tân trà

Nhật cao ngũ trượng thuỵ chính nùng,
Quân tướng khấn môn kinh Châu Công.
Khấu vân Gián Nghị Tống thư tín,
Bạch quyên tà phong tam đạo ấn.
Khai giam uyển kiến Gián Nghị diện,
Thủ duyệt nguyệt đồ tam bách phiến.
Văn đạo tân niên nhập sơn lý,
Côn trùng kinh động xuân phong khởi.
Thiên tử vị thưởng Dương Tiến trà,
Bách thảo bất cảm tiên khai hoa.

Nhân phong ám kết châu bội lôi,
Tiên xuân trừu xuất hoàng kim nha.
Trích tiên bồi phương toàn phong lý,
Chí tình chí hảo thả bất xa.
Chí tôn chí dự hợp vương công,
Hà sự tiện đáo sơn nhân gia.

Sài môn phản quan vô tục khách,
Sa mạo long đầu tự tiễn khuyết.
Bích vân dẫn phong xuy bất đoạn,
Bạch hoa phù quang ngưng oản diện.

Nhất oản hầu vẫn nhuận,
Nhị oản phá cô sầu.
Tam oản sưu khô trường,
Duy hữu văn tự ngũ thiên quyển.
Tứ oản phát khinh hạn,
Bình sinh bất bình sự,
Tận hướng mao khổng tán.
Ngũ oản cơ phu thanh,
Lục oản thông tiên linh.
Thất oản khiết bất đắc dã,
Duy giác lưỡng dịch tập tập thanh phong sinh.

Bồng Lai sơn tại hà xứ?
Ngọc Xuyên Tử,
Thừa thử thanh phong dục quy khứ.
Sơn thượng quần tiên ty hạ thổ,
Địa vị thanh cao cách phong vũ.
An đắc tri bách vạn thương sinh mệnh,
Đoạ tại điên nhai thụ tân khổ.
Tiện tùng Gián Nghị vấn thương sinh.
Đáo đầu hoàn đắc tô tức phủ?

Dịch nghĩa :

Thư viết nhanh tạ ơn quan gián nghị họ Mạnh gửi trà mới
Lô Đồng

Mặt trời lên cao trượng rưỡi, đang lúc ta ngủ say.
Bỗng quân lính đập cửa làm kinh động Chu công
Nói có thư của quan gián nghị.
Gói lụa trắng có ba dấu niêm phong.
Mở gói như thấy dung mạo ông gián nghị
Tự tay lựa ba trăm lá trà hình trăng non.
Nghe nói đầu năm mới vào tận rừng sâu
Côn trùng kinh động, gió xuân nổi lên
Nhà vua ban cho trà thơm Thường Dương
Trăm loài cỏ không dám nở hoa trước.

Gió lành ngầm kết thành chuỗi ngọc
Trước mùa xuân, nảy mầm non màu vàng pha.
Hái tươi, ướp thơm và gói kỹ
Cực tinh tuý, cực tốt lành mà không xa xỉ.
Ơn thừa của vua, chỉ có ở nơi các vương công
Sao hôm nay lại tới nhà của kẻ nơi rừng rú ?

Khép cổng tre không tiếp khách tục
Đội mũ mão nghiêm chỉnh, tự tay đun nước.
Mây xanh lùa gió thổi không ngớt
Ánh sáng bồng bềnh màu hoa trắng ngưng kết trên mặt chén trà.

Chén thứ nhất trơn miệng thông họng.
Chén thứ hai xua tan sự cô đơn phiền muộn.
Chén thứ ba dốc sạch nỗi lòng
Chỉ còn năm nghìn cuốn sách
Chén thứ tư toát mồ hôi
Mọi nỗi bất bình trong đời thoát hết ra ngoài theo lỗ chân lông.
Chén thứ năm xương thịt đều trong sạch.
Chén thứ sáu thông lên cõi tiên.
Chén thứ bảy không nhấp nổi
Chỉ thấy lớp lớp gió mát sinh ra từ hai bên nách.

Núi Bồng Lai ở đâu ?
Ngọc Xuyên Tử
cưỡi gió này sắp đến đó.
Các vị tiên trên núi xa nơi hạ giới
Địa vị thanh cao cách biệt mưa gió.
Đâu biết trăm vạn muôn số phận chúng sinh
Rơi xuống ngục sâu chịu đau khổ.
Nhân đây xin hỏi quan gián nghị:
Dân chúng có được hưởng sung sướng chăng ?

Thư viết nhanh tạ ơn quan gián nghị họ Mạnh gửi trà mới
Lô Đồng
Vũ Thế Ngọc dịch

Trời cao năm trượng vẫn ngủ say,
Quan quân đập cửa khinh động lão Chu.
Rằng quan Gián Nghị có đưa thư,
Lụa trắng còn phong ba đạo ấn.
Mở thư dường như tưởng mặt người,
Chính tay tuyển lựa trà ba trăm phiến.
Nghe rằng năm mới đường núi đóng,
Côn trùng còn sợ gió xuân vừa chớm thổi.
Thiên tử chưa thưởng thức Dương Tiến Trà,
Trăm cây còn chưa dám khai hoa.

Gió hiền hoà ủ ê chồi ngọc,
Đầu xuân ngắt hái những mầm hoàng kim.
Lụa cho tươi sấy cho toàn,
Thật tinh ròng thật tốt lành xa hoa.
Loại trà này hợp với bậc chí tôn vương giả,
Tại sao lại đến tận nhà kẻ sơn nhân?

Cài cửa không tục khách,
Lau chén tự pha trà.
Mây tím theo gió thổi không cùng,
Hoa trắng và ánh sáng bềnh bồng ngưng tụ trên trà.

Chén thứ nhất ướt môi họng,
Chén thứ hai phá cô sầu.
Chén thứ ba tẩy ruột khô,
Chỉ còn văn tự năm ngàn quyển.
Chén thứ tư ứa mồ hôi,
Chuyện bất bình trong đời,
Phát tiết tất cả ra mọi lỗ chân lông.
Chén thứ năm hình hài trong sạch,
Chén thứ sáu thông suốt tới cõi tiên linh.
Chén thứ bẩy chẳng uống đặng,
Chỉ thấy bên vai gió nhẹ nổi.

Núi Bồng Lai xứ nào?
Ngọc Xuyên Tử,
Sẽ cưỡi gió này tìm về.
Trên núi quần tiên ở,
Địa vị thanh cao cắt ngăn bằng mưa gió.
Có biết chăng sinh mệnh trăm vạn thương sinh,
Chịu đắng cay đoạ đầu ở trên những núi đồi đó.
Nhân tiện hỏi quan Gián Nghị,
Bao giờ đám thương sinh đó được nghỉ ngơi?

LƯ ĐỒNG (盧仝 778-835)
Lư Đồng hay còn gọi là Lô Đồng có bút hiệu là Ngọc Xuyên Tử.Người đất Tề Nguyên (nay thuộc Hà Nam của Trung Quốc, có tài liệu khác ghi quê ở Tứ Xuyên, tỉnh Giang Tây); học rộng, thơ hay. Sống vào thời Đường Hiến Tông (802-821), ông được Đường Hiến Tông mời vào triều phong làm Gián nghị đại phu nhưng ông không nhận, chỉ thích ẩn cư trong núi Thiếu Thất, dạo chơi sơn thủy, uống trà làm thơ. Ông có bài “Trà ca” rất nổi tiếng.

Nguồn: http://www.saimonthidan.com/?c=author&a=864

Picture source: https://www.pinterest.com/pin/310115124319453766/

Hotei Pointing at the Moon – Fugai Ekun

2013.1133.1

Hotei Pointing at the Moon, by Fugai Ekun

The portly monk Hotei is shown hoisting his satchel over his shoulder while he points a finger at the sky above, toward an unseen moon. The abbreviated brushwork and suggestive use of blank space were earlier associated with Zen monk painters of medieval times. The Zen monk Fūgai Ekun of the Sōtō sect followed in this tradition, and often inscribed his paintings in a highly cursive script. The inscription reads:

生涯不貧、
大福無隣、
指月看月、
途中老賓

Shōgai hin narazu
daifuku rin nashi
tsuki o sashi tsuki o miru
tochū no rōhin

Throughout my life,
I haven’t been poor
Nor have lived
amid wealth.
Pointing at the moon,
looking at the moon,
I’m just an old traveler
along the way.
—Trans. John T. Carpenter

Source: https://www.metmuseum.org/art/collection/search/77179

(Võ Tấn Phát dịch)

Bố Đại chỉ trăng, tranh của Fūgai Ekun

Bố Đại hoà thượng mập mạp, trong hình vác chiếc túi trên vai, một ngón tay chỉ lên trời cao, về phía mặt trăng không hiện diện trong tranh. Nét bút gọn và cách sử dụng khoảng trống gợi mở là phong cách của những họa sĩ Thiền sư thời trung cổ. Thiền sư Fūgai Ekun (1568-1654 – 風外慧薰 Phong Ngoại Huệ Huân, hay 穴風外 Huyệt Phong Ngoại) của dòng thiền Tào Động (曹洞宗 – Tào Động Tông) đi theo truyền thống này, và thường viết lên tranh theo lối chữ thảo. Bài thơ như sau:

Sinh nhai bất bần
Đại phúc vô lân
Chỉ nguyệt khán nguyệt
Đồ trung lão tân

Sinh nhai không nghèo
Giàu sang chẳng có
Chỉ trăng ngắm trăng
Khách già trên đường

Of Studies – Francis Bacon

1CDE28B7-F1EF-49D5-880F-47A18F44A42F
Photo credit: Wikipedia

Of Studies
Francis Bacon

Studies serve for delight, for ornament, and for ability. Their chief use for delight, is in privateness and retiring; for ornament, is in discourse; and for ability, is in the judgment, and disposition of business. For expert men can execute, and perhaps judge of particulars, one by one; but the general counsels, and the plots and marshalling of affairs, come best, from those that are learned. To spend too much time in studies is sloth; to use them too much for ornament, is affectation; to make judgment wholly by their rules, is the humor of a scholar. They perfect nature, and are perfected by experience: for natural abilities are like natural plants, that need proyning, by study; and studies themselves, do give forth directions too much at large, except they be bounded in by experience. Crafty men contemn studies, simple men admire them, and wise men use them; for they teach not their own use; but that is a wisdom without them, and above them, won by observation. Read not to contradict and confute; nor to believe and take for granted; nor to find talk and discourse; but to weigh and consider. Some books are to be tasted, others to be swallowed, and some few to be chewed and digested; that is, some books are to be read only in parts; others to be read, but not curiously; and some few to be read wholly, and with diligence and attention. Some books also may be read by deputy, and extracts made of them by others; but that would be only in the less important arguments, and the meaner sort of books, else distilled books are like common distilled waters, flashy things. Reading maketh a full man; conference a ready man; and writing an exact man. And therefore, if a man write little, he had need have a great memory; if he confer little, he had need have a present wit: and if he read little, he had need have much cunning, to seem to know, that he doth not. Histories make men wise; poets witty; the mathematics subtile; natural philosophy deep; moral grave; logic and rhetoric able to contend. Abeunt studia in mores. Nay, there is no stond or impediment in the wit, but may be wrought out by fit studies; like as diseases of the body, may have appropriate exercises. Bowling is good for the stone and reins; shooting for the lungs and breast; gentle walking for the stomach; riding for the head; and the like. So if a man’s wit be wandering, let him study the mathematics; for in demonstrations, if his wit be called away never so little, he must begin again. If his wit be not apt to distinguish or find differences, let him study the Schoolmen; for they are cymini sectores. If he be not apt to beat over matters, and to call up one thing to prove and illustrate another, let him study 197 the lawyers’ cases. So every defect of the mind, may have a special receipt.

Source: http://www.authorama.com/essays-of-francis-bacon-50.html

Học
Francis Bacon
Võ Tấn Phát dịch

Học là để thưởng thức, để trang trí, và để rèn luyện năng lực. Học để thưởng thức, chủ yếu là trong lúc riêng tư và nghỉ ngơi; để trang trí, là khi trò chuyện; để rèn luyện năng lực, khi phán đoán và sắp đặt công việc. Những người tài giỏi có thể xử lý, và có lẽ phán đoán những vấn đề đặc biệt, phù hợp với mỗi tình huống; với người bình thường, việc lên kế hoạch và điều hành công việc, thì tốt nhất, phải do những người có học hành đảm nhiệm. Dành quá nhiều thời gian để học là lười nhác; dành quá nhiều thời gian cho trang trí, là màu mè; phán đoán hoàn toàn dựa trên các quy tắc hàn lâm, là trò đùa giỡn của học giả. Việc học làm hoàn chỉnh bản chất, và được làm hoàn chỉnh hơn bởi kinh nghiệm: vì các năng lực tự nhiên cũng giống như cây cối trong thiên nhiên, cần được trồng tỉa, bằng học; và học đến phiên chúng lại tạo ra những hướng đi mới rộng lớn quá mức, may mắn là chúng bị giới hạn trong biên giới của kinh nghiệm. Người khôn lanh thì khinh thường học, người đơn giản thì sùng bái học, và người khôn ngoan thì sử dụng học; bởi vì việc học không dạy cách sử dụng chúng như thế nào; mà đó là trí tuệ, khi không còn học, và vượt qua việc học, đã đạt được bằng quan sát. Đọc không phải để phủ nhận và bác bỏ; cũng không phải để tin tưởng và mù quáng; cũng không phải để đàm thoại và diễn ngôn; mà để đong đo và cân nhắc. Một số sách chỉ để nếm thử, một số khác để nuốt chửng, và một số ít để nhai nhỏ và tiêu hoá; nghĩa là, một số sách chỉ cần đọc một vài phần nào đó; những cuốn khác cần đọc, nhưng không kỹ lưỡng lắm; và một số ít thì phải đọc toàn bộ, với hết lòng chuyên cần và chăm chú. Một số sách có thể được đọc bởi các người giúp việc, và những tóm tắt từ sách soạn ra bởi người nào khác; nhưng đó chỉ dành cho những thứ ít quan trọng, và cho loại sách tầm thường, nếu không thì sách được chưng cất như thế cũng giống như các loại nước được chưng cất ngoài kia, chỉ là những thứ vô vị. Đọc tạo ra một con người đầy đủ; bàn luận tạo ra một người sẵn sàng; và viết tạo ra một con người chính hiệu. Và vì thế, nếu một người viết ít, y phải có trí nhớ giỏi; nếu y ít bàn bạc, y cần sự khôn ngoan lanh lẹ; và nếu y đọc ít, thì y cần phải có rất nhiều khôn ranh, để đoán được cái gì y chưa biết. Lịch sử giúp ta thông thái; thi ca giúp ta tế nhị; toán học giúp ta tinh nhạy; vật lý giúp ta sâu sắc; đạo đức giúp ta nghiêm trang; luận lý và hùng biện giúp ta tranh biện. Abeunt studia in mores (Latin: học trở thành tính cách). Không, không có trở ngại nào của trí óc, mà không thể chữa trị bằng việc học thích ứng; y hệt như những bệnh tật của thể xác có thể chữa lành bằng những hoạt động thích hợp. Bowling giúp cho tinh hoàn và thận; bắn cung cho phổi và ngực; bách bộ cho dạ dày; cưỡi ngựa cho đầu; và tương tự thế. Vì thế nếu tâm trí một ai đó cứ lan man, hãy để y học toán; vì khi phải làm toán, nếu tâm trí cứ thường xuyên chạy tán loạn, thì y phải trở lại từ đầu. Nếu tâm trí y không biết phân biệt hoặc tìm ra những khác biệt, hãy để y học các học giả về Trung cổ; vì họ có thể chẻ sợi tóc làm tư. Nếu y không biết tranh biện, và không biết dùng điều này để chứng minh và làm sáng tỏ một điều khác, hãy để y học 197 vụ kiện tụng của các luật sư. Vì thế mỗi khiếm khuyết của trí óc đều có một công thức chữa trị đặc biệt.

Reading – Vladimir Nabokov

Vladimir Nabokov
Reading

Vladimir Nabokov

Incidentally, I use the word reader very loosely. Curiously enough, one cannot read a book: one can only reread it. A good reader, a major reader, an active and creative reader is a rereader. And I shall tell you why. When we read a book for the first time the very process of laboriously moving our eyes from left to right, line after line, page after page, this complicated physical work upon the book, the very process of learning in terms of space and time what the book is about, this stands between us and artistic appreciation. When we look at a painting we do not have to move our eyes in a special way even if, as in a book, the picture contains elements of depth and development. The element of time does not really enter in a first contact with a painting. In reading a book, we must have time to acquaint ourselves with it. We have no physical organ (as we have the eye in regard to a painting) that takes in the whole picture and then can enjoy its details. But at a second, or third, or fourth reading we do, in a sense, behave towards a book as we do towards a painting. However, let us not confuse the physical eye, that monstrous masterpiece of evolution, with the mind, an even more monstrous achievement. A book, no matter what it is—a work of fiction or a work of science (the boundary line between the two is not as clear as is generally believed)—a book of fiction appeals first of all to the mind. The mind, the brain, the top of the tingling spine, is, or should be, the only instrument used upon a book.

Source: https://www.brainpickings.org/2013/01/21/nabokov-on-what-makes-a-good-reader/

Đọc
Vladimir Nabokov
Võ Tấn Phát dịch

Nhân tiện, tôi dùng chữ độc giả cách rất lỏng lẻo. Thật ra, ta không thể đọc một cuốn sách: mà phải đọc lại cuốn sách đó. Một độc giả giỏi giang, một độc giả quan trọng, một độc giả tích cực và sáng tạo là một kẻ đọc lại. Và tôi sẽ cho biết tại sao. Khi ta đọc một cuốn sách lần đầu tiên, chính cái quá trình cần cù đưa mắt từ trái sang phải, hết hàng này tới hàng khác, hết trang này tới trang khác, công việc thể xác phức tạp này với cuốn sách, chính cái quá trình tìm hiểu trên không gian và thời gian xem cuốn sách đó như thế nào, chính nó ngáng đường giữa ta và việc thưởng thức cuốn sách. Khi nhìn một bức tranh mắt ta không phải đi chuyển theo một hướng nhất định nào đó dù cho nếu, giống như một cuốn sách, bức tranh chứa những yếu tố về chiều sâu và diễn tiến nội dung. Yếu tố thời gian không thực sự xuất hiện khi ta nhìn thấy bức tranh lần đầu tiên. Khi đọc sách ta cần thời gian để làm quen với nó. Ta không có một bộ phận cơ thể nào (như đôi mắt ta có khi xem tranh) để thấu hết cuốn sách vào và thưởng thức tất cả mọi chi tiết. Nhưng lần đọc thứ hai, thứ ba, hay thứ tư thì ta, ở một mức độ nào đó, cũng tiếp cận cuốn sách giống như xem tranh vậy. Tuy nhiên, chúng ta không nên nhầm lẫn giữa con mắt trần, một tuyệt phẩm thần kỳ của tiến hoá, với bộ óc, một thành tựu còn thần kỳ hơn nữa. Một cuốn sách, không cần biết loại nào — một công trình hư cấu hay khoa học (biên giới giữa hai thể loại thì không rõ ràng như ta thường nghĩ) — thì một cuốn sách hư cấu sẽ khêu gợi bộ óc nhất. Trí tuệ, bộ óc, phần trên cùng của cái xương sống nhồn nhột kia, chính là, hay nên là, cái dụng cụ duy nhất dùng cho cuốn sách.

On Books and Reading – Arthur Schopenhauer

EF968FE5-85BB-4D09-AB71-CB26787A7299
Photo credit: Wikipedia


Luận về Sách và Đọc
Arthur Schopenhauer
Võ Tấn Phát dịch
từ bản dịch Anh ngữ của Thomas Bailey Saunder

Dốt nát làm mất phẩm giá chỉ khi đi cùng với giàu có. Người nghèo bị cái nghèo và nhu cầu cấp thiết trói buộc: công việc chiếm hết đầu óc của hắn, chiếm chỗ của kiến thức. Nhưng một kẻ giàu mà dốt nát thì sống chỉ biết hưởng lạc, và giống như muông thú; như thường thấy hàng ngày: và bọn họ có thể bị quở trách vì không biết dùng tiền của và thời gian rảnh rỗi một cách tốt nhất.

Khi ta đọc, một người khác suy nghĩ cho ta: ta chỉ đơn giản là lập lại đường đi trí tuệ của y. Khi tập viết, học trò chỉ dùng bút mực đồ lại những mẫu chữ thầy cô giáo viết sẵn bằng bút chì: cũng như khi đọc vậy; phần lớn nhất của công việc suy nghĩ đã được làm sẵn cho ta rồi. Đó là tại sao ta thấy thư giãn hơn khi cầm sách lên đọc sau một thời gian đắm chìm trong suy nghĩ. Và khi đọc, trí óc ta thực sự chỉ là sân chơi của những suy tư của một kẻ khác. Hậu quả là nếu một kẻ dành hết cả ngày để đọc sách, lúc rảnh lại thư giản không cần động não, y sẽ đánh mất khả năng suy nghĩ; cũng như một kẻ chỉ cưỡi ngựa, cuối cùng quên mất làm sao đi bộ. Đó là trường hợp của nhiều người có học: bọn họ đọc riết tới đần độn luôn. Bởi vì chỉ dành hết thời gian để đọc, và không làm gì hết trừ đọc sách, thậm chí còn làm đầu óc tê liệt nặng hơn là luôn luôn làm việc tay chân, vì kẻ làm việc tay chân cho phép mình đi theo suy nghĩ của bản thân. Một cái lò xo cứ thường xuyên bị ép sẽ mất tính đàn hồi; đầu óc cũng sẽ như thế nếu tư tưởng của người khác cứ thường xuyên nhồi nhét vào. Cũng giống như ta sẽ làm hư dạ dày và hại cơ thể nếu nhồi vào quá nhiều chất bổ béo, ta có thể đổ tràn và làm nghẹt đầu óc khi nhồi nhét nhiều quá. Đọc càng nhiều, càng ít dấu hiệu đọng lại của những gì đã đọc được: bộ óc trở thành tấm bảng cứ bị viết đi viết lại đè lên nhau. Không có thời gian để suy ngẫm, và không có cách nào khác để tiêu hoá những gì đọc được. Nếu ta cứ đọc hoài đọc hoài, mà không bắt đầu óc phải suy nghĩ, những gì ta đọc sẽ không mọc rễ, và thường biến mất. Thực sự tinh thần cũng giống như thể xác, cùng lắm chỉ một phần năm thức ăn là tiêu hoá. Phần còn lại bốc hơi và bài tiết ra ngoài.

Hậu quả là tư tưởng viết ra trên giấy không gì khác hơn những dấu chân trên cát: ta thấy con đường một người đã đi qua, nhưng để biết y đã nhìn thấy gì trên đường đi, ta cần đôi mắt của y.

Chất lượng một phong cách viết không có được nhờ đọc những nhà văn có phong cách đó; dù phong cách đó có là nhiều thuyết phục, giàu tưởng tượng, biệt tài so sánh, táo bạo, cay đắng, ngắn gọn, thanh nhã, dễ dàng trong diễn đạt hay hóm hỉnh, đối chọi bất ngờ, súc tích hay kỳ quặc, v.v. Nhưng nếu những phong cách này có mặt tiềm ẩn trong ta, thì ta có thể nhận ra và đem chúng vào ý thức; ta có thể học được mục đích chúng có thể được dùng ra sao; ta có thể được củng cố thiên hướng sử dụng chúng, hay có can đảm sử dụng chúng; ta có thể phán xét bằng các thí dụ để thấy ảnh hưởng của việc áp dụng chúng, và từ đó rút ra cách dùng chúng cho đúng; và dĩ nhiên chỉ khi đạt đến mức này ta mới thực sự làm chủ những phong cách này. Cách duy nhất mà việc đọc có thể tạo ra phong cách là dạy cho ta cách dùng để ta có thể sử dụng năng khiếu tự nhiên của mình. Ta phải có những năng khiếu đó trước khi ta học cách sử dụng chúng. Không có những năng khiếu đó, việc đọc không dạy cho chúng ta thứ gì khác ngoài những văn phong chết cứng và làm ta trở thành những kẻ bắt chước hời hợt.

Các tầng của trái đất lưu giữ lại những sinh vật đã từng sống trong những thời đại xa xưa; và những hàng sách trên kệ của một thư viện cũng tàng trữ như thế những sai lầm của quá khứ và cách mà chúng bị bóc trần ra. Giống như những sinh vật xưa, những sai lầm đó cũng từng sống động trong thời của chúng, và gây nhiều náo động; nhưng giờ đây chúng cứng ngắt và hoá thạch, và chỉ còn là thứ gây tò mò cho nhà khảo cổ văn chương.

Herodotus kể lại rằng Xerxes khóc trước đội quân của mình trải dài vô hạn quá tầm nhìn, khi nghĩ tới chuyện tất cả họ, sau một trăm năm nữa sẽ không ai còn sống. Và khi nhìn một danh sách những cuốn sách mới, ta có thể khóc khi nghĩ tới chuyện chỉ mười năm nữa, không có một cuốn nào còn được ai nhớ tới.

Trong văn chương cũng như trong đời sống: đi đâu ta cũng gặp một đám người không thể thay đổi được, tràn ngập khắp nơi, chiếm chỗ và làm dơ bẩn mọi thứ, như ruồi nhặng mùa hè. Vì thế một số lượng lớn, mà không ai đếm hết được, những cuốn sách tồi tệ, những thứ cỏ dại ghê tởm của văn chương, đã chiếm hết dưỡng chất của hoa màu và làm nó nghẹt thở. Thời giờ, tiền bạc, và sự quan tâm của công chúng, lẽ ra phải được dành cho sách hay và những mục đích cao quý của chúng, thì bị sách tồi giành hết: chúng được viết ra chỉ nhằm kiếm tiền hay tìm kiếm địa vị. Như thế chúng không chỉ vô dụng; chúng gây ra nguy hại lớn. Chín mươi phần trăm toàn bộ văn chương hiện thời không có mục đích nào khác hơn là moi tiền từ công chúng; và để đạt mục đích đó tác giả, nhà xuất bản, và nhà phê bình cùng cấu kết nhau.

Tôi muốn kể ra đây một trò xảo trá và độc ác, dù mang nhiều lợi nhuận và thành công, được thực hành bởi các nhà văn, những kẻ viết dạo, và một số lượng lớn tác giả. Hoàn toàn không đếm xỉa gì đến gu thẩm mỹ và văn hoá thực thụ đương thời, bọn họ đã thành công trong việc dẫn dắt tất cả mốt đọc sách, để tất cả đều được hướng dẫn để đọc đúng lúc, cùng một thứ, nghĩa là, những cuốn sách mới nhất; nhằm mục đích có chuyện để thảo luận trong nhóm họ giao lưu. Đó là một cái đích được đáp ứng bởi những tiểu thuyết tồi, được viết ra bởi những nhà văn đã từng được mến mộ, như Spindler, Bulwer Lytton, Eugene Sue. Có gì đáng buồn hơn một đám đông đọc sách như vậy, luôn hướng tới đọc ngấu nghiến sách của những tác giả cực kỳ tầm thường viết chỉ vì tiền, và nhiều vô kể? Và vì thế bọn họ hài lòng với chuyện chỉ cần biết tên sách của một số ít thiên tài của mọi thời và mọi quốc gia. Báo chí văn chương cũng là một công cụ xảo quyệt duy nhất cướp đi của công chúng thời gian đọc sách, mà nếu muốn đạt được tầm cao văn hoá, thì phải dành cho những sản phẩm thực thụ của văn chương, thay vì bị xâm chiếm bởi những kẻ tầm thường cẩu thả hàng ngày.

Vì thế, trong việc đọc, điều quan trọng là phải biết kiềm chế. Kỹ năng đó bao gồm chuyện không cứ phải đọc một cuốn sách chỉ vì vào thời điểm đó nó được nhiều người đọc; như những cuốn sách chính trị hay tôn giáo, tiểu thuyết, thơ ca, hay những thứ tương tự, gây nhiều tiếng vang, và có thể được tái bản nhiều lần. Mà hãy nghĩ kỹ một chút, một người viết cho những tên ngốc thì luôn muốn có số người đọc đông đảo; hãy cẩn thận giới hạn thời gian dành cho việc đọc, và để hết vào việc đọc những đầu óc vĩ đại của mọi thời và mọi quốc gia, những người vượt trội hơn số nhân loại còn lại, những người mà danh tiếng đã cho thấy như thế. Chỉ những người đó mới có thể giáo dục và trao truyền kiến thức. Đọc một cuốn sách tồi là quá nhiều, còn đọc bao nhiêu sách hay cũng không đủ. Sách tồi là thuốc độc tâm hồn; chúng tàn phá đầu óc. Bởi vì nhân loại chỉ đọc những thứ mới mẻ hơn là những thứ tuyệt vời nhất của mọi thời đại, người viết chỉ lẩn quẩn trong vòng vây của những tư tưởng đang thịnh hành đương thời; và như thế thời đại đó cứ lún càng ngày càng sâu vào vũng lầy của chính nó.

Mọi thời đại đều có hai nền văn chương diễn ra, song hành với nhau, nhưng ít biết đến nhau; một cái là thực, cái kia chỉ là bề nổi. Cái thứ nhất phát triển thành nền văn chương trường cửu; nó được theo đuổi bởi những ai sống vì khoa học hay vì thì ca; con đường của nó đi thì tỉnh táo và yên lặng, nhưng cực kỳ chậm rãi; và nó sản sinh ra ở Âu Châu chỉ hiếm hoi cỡ một chục tác phẩm mỗi thế kỷ; nhưng đó là những tác phẩm vĩnh cửu. Nền văn chương kia thì được đeo đuổi bởi những kẻ sống bám vào khoa học và thi ca; nó phi nước đại huyên náo và thét la phe phái; và mỗi năm nó tung ra hàng ngàn tác phẩm. Nhưng sau vài năm ta phải hỏi: bây giờ chúng ra sao? còn đâu những danh tiếng đến rất nhanh và ồn ào kia? Loại văn chương này là phù du, còn loại kia là vĩnh cửu.

Trong lịch sử của chính trị, nửa thế kỷ luôn là một khoảng thời gian dài; chất liệu tạo ra chúng luôn thay đổi; luôn có chuyện gì đó đang diễn ra. Nhưng trong lịch sử văn chương thường bế tắt hẳn trong cùng thời kỳ đó; không có gì xảy ra cả, vì những cố gắng vụng về không đáng nói tới. Ta đứng yên cùng một chỗ như 50 năm trước.

Để làm rõ thêm ý kiến của tôi, hãy so sánh sự tiến bộ của tri thức nhân loại với quỹ đạo của một hành tinh. Những con đường sai lầm mà nhân loại thường đi sau mỗi bước tiến bộ quan trọng giống như những đường tròn ngoại luân trong hệ thống địa tâm của Ptolemy, và sau khi đã hoàn tất một vòng ngoại luân đó, thế giới lại quay về chỗ cũ. Nhưng những bộ óc vĩ đại, những người đã thực sự dẫn dắt nhân loại tiến lên phía trước, không hề đi theo nhân loại trên những vòng tròn ngoại luân đó. Nó giải thích tại sao danh tiếng sau khi mất thường được đánh đổi bằng ca tụng lúc còn sống, và ngược lại. Một ví dụ về đường tròn ngoại luân như thế là triết học bắt đầu bằng Fichte và Schelling, và đạt đến đỉnh điểm bởi những trò hề của Hegel. Đường tròn ngoại luân này đi trệch hướng khỏi điểm giới hạn của triết học được Kant thừa kế và phát triển; và từ điểm đó tôi đã tiếp tục phát triển thêm nữa. Trong cùng thời gian đó những triết gia giả mạo tôi đã nêu đích danh và vài kẻ khác đi loanh quanh trên đường tròn ngoại luân đó, đã đi hết đường; như thế những kẻ đồng hành cùng bọn họ biết rằng bọn họ chỉ quay lại chính nơi mà họ khởi hành.

Tình huống này giải thích tại sao mà, cứ mỗi 30 năm, khoa học, văn chương, và nghệ thuật, theo tinh thần của thời đại, bị tuyên bố phá sản. Những sai lầm mỗi lúc một ít cộng lại trở thành to lớn đến mức trọng lượng kỳ quặc của nó đủ làm cho cả hệ thống đổ sụp; trong cùng lúc đó sự đối lập của những sai lầm trên lại lớn mạnh lên. Như thế một thất vọng xảy ra, thường theo đó là sai lầm theo hướng ngược lại. Mô tả những phong trào theo chu kỳ này là mục đích thực sự thiết thực cho lịch sử văn học; tuy vậy rất ít được quan tâm. Bên cạnh đó, khoảng thời gian khá ngắn ngủi của những giai đoạn đó thì khó để thu thập đủ dữ liệu cho một giai đoạn đã qua từ xa xưa; vì thế cách dễ dàng nhất là quan sát vấn đề này ở thời đại của chính mình. Một ví dụ từ khoa học tự nhiên là nghiên cứu địa chất của hành tinh Neptune của Werter.

Nhưng hãy quay lại ví dụ đề cập ở trên, gần gũi nhất với chúng ta. Trong nền triết học Đức, thời đại rực rỡ của Kant bị ngay lập tức theo sau đó là một thời đại cố áp đặt thay vì thuyết phục. Thay vì thấu đáo và sáng tỏ, nó lại cố gắng làm loá mắt, cường điệu, và đến độ không thể hiểu nổi: thay vì đi tìm chân lý, nó kích thích. Triết học không thể tiến bộ theo cách này; và cuối cùng thì cả trường phái này và phương pháp của nó cũng phá sản. Vì sự vô liêm sỉ của Hegel và đồ đệ đã diễn ra, — hoặc vì bọn họ nói năng vô nghĩa phức tạp, hoặc vì vênh váo không chút đắn đo, hoặc bởi vì mục đích của toàn bộ khối sáng tác này hoàn toàn hiển nhiên, — nên cuối cùng không còn gì ngăn trở trò bịp của toàn bộ công trình của họ phơi ra trước thiên hạ: và khi mà một số chuyện lộ ra, sự ủng hộ của giới thượng lưu bị rút lại, thì hệ thống đó bị công khai chế nhạo. Cái tệ hại nhất trong các thứ triết học nghèo nàn từng tồn tại trên đời đã có kết cục đáng buồn, và kéo theo xuống hố thẳm nhục nhã, cả những hệ thống của Fichte và Schelling trước đó. Và như thế, xét cả nền triết học Đức cho tới nay, toàn bộ sự bất tài của triết học trong nửa đầu thế kỷ kể từ sau Kant là hiển nhiên: và tuy vậy người Đức vẫn khoe khoang tài năng triết học của họ khi so sánh với ngoại nhân, đặc biệt là một nhà văn người Anh đã mỉa mai một cách độc ác khi gọi họ là “đất nước của những nhà tư tưởng”.

Để lấy ví dụ về hệ thống tổng quát của những đường tròn ngoại luân từ lịch sử nghệ thuật, hãy xét trường phái điêu khắc Bernini đã phát triển rực rỡ trong thế kỷ trước, đặc biệt là sự phát triển chiếm ưu thế của nó ở Pháp. Lý tưởng của trường phái này không phải là vẻ đẹp cổ điển, mà là vẻ tự nhiên đời thường: thay vì sự đơn giản và thanh nhã của nghệ thuật cổ điển, nó đại diện cho những dáng vẻ của một điệu nhảy minuet Pháp.

Xu hướng này đã phá sản khi, dưới sự hướng dẫn của Winkelman, người ta quay về trường phái cổ. Lịch sử hội họa đưa ra một minh họa trong phần tư đầu của thế kỷ này, khi nghệ thuật chỉ được coi là phương tiện và công cụ của tâm tình tôn giáo trung cổ, và kết quả là những chủ đề của nó chỉ được lấy ra từ những đề tài tôn giáo: tuy nhiên, những chủ đề này được xử lý bởi những họa sĩ, những người không có chút mộ đạo thực thụ nào, và trong sự lừa mị đó họ đi theo những tên tuổi như Francesco Francia, Pietro Perugino, Angelico da Fiesole, và đánh giá những người này cao hơn những bậc thầy sau đó. Chính vì sự khủng khiếp này, và vì trong thi ca chuyện tương tự cũng xảy ra, mà Goethe đã viết chuyện ngụ ngôn Pfaffenspiel. Trường phái này cũng nổi tiếng kỳ quái bất thường, bị phá sản, rồi tiếp theo đó là sự quay về với thiên nhiên, với tuyên bố lấy đề tài từ mọi hình ảnh của đời sống, dù thỉnh thoảng có trượt sang những cái thô tục.

Sự tiến bộ của tư tưởng nhân loại trong văn chương cũng như thế. Lịch sử văn chương phần lớn giống như danh mục của một bảo tàng các dị dạng; linh hồn của nó nhiều nhất là chỉ còn lại bộ da. Những tạo vật được sinh ra với hình dạng xinh đẹp không tìm thấy ở đó. Chúng vẫn sống động, và có thể gặp ở khắp nơi trên thế giới, bất tử, và càng ngày càng xanh tươi. Chỉ riêng bản thân chúng thôi mới tạo thành cái mà tôi gọi là văn chương thực sự; lịch sử của nó, dù ít ỏi về số lượng tác giả, từ nhỏ chúng ta học từ miệng của những người có học, trước khi các cuốn sách truyền đạt cho chúng ta.

Để giải độc cho một khuynh hướng đang thịnh hành là chỉ chuyên đọc lịch sử văn chương, nhằm mục đích có thể huyên thuyên về tất cả mọi thứ, mà không cần phải có chút kiến thức thực thụ nào, hãy để tôi đề cập tới tác phẩm của Lichtenberg (tập II., trang 302), rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Tôi tin rằng sự hiểu biết nhiều hơn mức cần thiết về lịch sử khoa học và học thuật, vốn đang phổ biến trong thời đại chúng ta, thì vô cùng tai hại cho sự tiến bộ của tri thức. Có nhiều vui thú trong chuyện theo dõi dòng lịch sử này; nhưng thực ra, nó làm cho trí não không những đã không còn trống rỗng, mà còn không có năng lực của chính nó, bởi vì nó quá đầy tràn. Bất kỳ người nào cảm thấy khao khát, không phải là lấp đầy trí óc, mà củng cố nó, phát triển năng lực và tiềm năng trí tuệ của bản thân, và nói chung, làm tăng cường sức mạnh trí tuệ của mình, sẽ thấy rằng không có gì làm nản chí bằng cuộc đối thoại với một kẻ được coi là nhà văn học, về một vấn đề nào đó mà y không hề suy ngẫm chút nào về nó, dù y biết hàng ngàn giai thoại nho nhỏ liên quan tới lịch sử và nghiên cứu về vấn đề đó. Nó y hệt như ta phải đọc một cuốn sách dạy nấu ăn khi ta đang đói bụng vậy. Tôi tin rằng cái gọi là lịch sử văn chương sẽ không thịnh hành trong số những người biết suy xét, những người hiểu được giá trị của chính họ và giá trị của kiến thức thực thụ. Những người này thà sử dụng lý trí của chính mình hơn là phí sức để tìm hiểu những kẻ khác đã dùng lý trí của họ như thế nào. Điều tồi tệ nhất là, như ta sẽ thấy, càng nhiều kiến thức theo hướng nghiên cứu văn chương, càng ít năng lượng để thúc đẩy kiến thức; thứ duy nhất tăng lên là lòng tự tôn đã nắm giữ mớ kiến thức đó. Những kẻ như thế tin rằng họ có kiến thức ở mức độ cao hơn những người có kiến thức thực thụ. Rõ ràng đó là một nhận định có cơ sở, rằng kiến thức không làm người nắm giữ nó thấy tự hào. Những kẻ để chính mình tự mãn thái quá, những kẻ không thể tự mình phát triển kiến thức, thì bận rộn với công việc làm sáng tỏ những chỗ tối trong lịch sử, hay ghi chép lại những gì người khác đã làm. Bọn họ tự mãn, bởi vì họ coi thứ công việc này, dù phần lớn chỉ là máy móc, là thực hành kiến thức. Tôi có thể minh họa bằng ví dụ ý này của tôi rõ hơn, nhưng sẽ là một công việc kinh tởm.

Tuy vậy, tôi mong ai đó sẽ thử viết một bi sử của văn chương, theo ta biết về cách mà các văn sĩ và nghệ sĩ, những người đem lại niềm tự hào nhất cho những đất nước họ sinh ra, đã được đất nước họ đối xử như thế nào trong lúc họ còn sống. Thứ lịch sử đó sẽ cho thấy cuộc chiến không ngừng nghỉ, cuộc chiến mà những thứ tốt đẹp và chân thật của mọi thời đại và mọi quốc gia phải chống lại những thứ xấu xa và tai ác. Nó sẽ kể lại sự hy sinh vì đạo nghĩa của hầu hết những ai thực sự khai sáng cho nhân loại, của hầu hết các bậc thầy vĩ đại của tất cả các nghành nghệ thuật: nó sẽ cho chúng ta thấy làm sao mà, trừ một ít ngoại lệ, họ bị tra tấn đến chết, không được công nhận, không được thông cảm, không có đệ tử; làm sao mà họ sống trong nghèo khổ khốn cùng, trong khi tiếng tăm, danh vọng, và tiền bạc lại dành cho của những kẻ không xứng đáng; làm sao mà số phận của họ là số phận của Esau, người đã săn bắn kiếm được thịt hưu cho cha mình, lại bị cướp mất phúc trạch bởi Jacob, kẻ ngụy trang trong bộ áo của người anh em; làm sao mà, sau mọi tồi tệ như thế, họ vẫn tiếp tục vì tình yêu công việc họ làm, cho đến tận cùng khi cuộc chiến đắng cay của bậc thầy của nhân loại chấm dứt, khi vòng nguyệt quế bất tử được trao cho họ, và thời khắc đã điểm khi ta có thể nói:

Der schwere Panzer wird zum Fluegelkleide
Kurz ist der Schmerz, unendlich ist die Freude.

Áo giáp nặng đã trở thành đôi cánh thiên thần
ngắn ngủi niềm đau, vô tận niềm vui.


Nguồn:
https://en.m.wikisource.org/wiki/On_Books_and_Reading
https://www.gutenberg.org/files/10833/10833-h/10833-h.htm

C74CEDB9-C82F-44A0-AFB5-1906AE9CA63B
Photo credit: Wikipedia