White Chrysanthemums — Ōtagaki Rengetsu

Otagaki Rengetsu, White Chrysanthemums
Otagaki Rengetsu, White Chrysanthemums


White Chrysanthemums (painting with waka)

Ōtagaki Rengetsu

White chrysanthemums
near my pillow
perfume the night
these dreams of many nights of
autumn will not return

shiragiku no
makura ni chikaku
kaoru yo wa
yume mo ikuyo no
aki kaeruran

Source: https://asia.si.edu/object/F1997.14/#object-content

Another English translation

White chrysanthemums
near my pillow
scent the night…
in my dream how many
autumns did I pass through?

Shiragiku no
makura ni chikaku
kaoru yo wa
yume mo ikuyo no
aki ka he nu ran

しらぎくの
まくらに近く
かをるよは
夢もいく世の
秋か経ぬらん

Source: http://rengetsu.org/poetry_db/index.php?pageNo=1 (Waka #151)

Another translation by John Stevens

White chrysanthemums
Near my pillow
Scent the night;
My fleeting dreams, too,
Fade away with autumn.

Source: John Stevens, Rengetsu: Life and Poetry of Lotus Moon

Ōtagaki Rengetsu 大田垣蓮月 (1791-1875): famous Buddhist Nun, poet, painter, ceramicist.

Waka (倭歌 or 和歌) literally “Japanese poem”, a type of Japanese classical poetry

Biography: http://rengetsu.org/life/biography/

Cúc Trắng (Tranh thủy mặc với Hoà ca)
Ōtagaki Rengetsu (Thái Điền Viên Liên Nguyệt)
Võ Tấn Phát dịch

(Bản dịch 1)
Những đóa cúc trắng
cạnh chiếc gối của tôi
tỏa hương đêm
những giấc mơ về những đêm
thu không bao giờ trở lại.

(Bản dịch 2)
Cúc trắng
cạnh gối tôi nằm
tỏa hương đêm…
trong giấc mơ bao nhiêu
mùa thu tôi đã qua.

(Bản dịch 3)
Những đóa cúc trắng
cạnh chiếc gối của tôi
tỏa hương đêm;
Những giấc mơ phù du của tôi, cũng vậy,
Tan theo mùa thu.

Thái Điền Viên, Liên Nguyệt – Ōtagaki Rengetsu 大田垣蓮月 (1791-1875): ni sư, thi sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ gốm.

Hoà ca – Waka (倭歌 or 和歌): một hình thức cổ thi Nhật Bản

Ōtagaki Rengetsu, Chrysanthemum Vase
Ōtagaki Rengetsu, Chrysanthemum Vase

Too Loud a Solitude — Bohumil Hrabal

New York City Library Walk, Plaque 43
New York City Library Walk, Plaque 43


Too Loud a Solitude

Bohumil Hrabal
Translation into English by Michael Henry Heim

Chapter 1 (Excerpt)

For thirty-five years now I’ve been in wastepaper, and it’s my love story. For thirty-five years I’ve been compacting wastepaper and books, smearing myself with letters until I’ve come to look like my encyclopedias — and a good three tons of them I’ve compacted over the years. I am a jug filled with water both magic and plain; I have only to lean over and a stream of beautiful thoughts flows out of me. My education has been so unwitting I can’t quite tell which of my thoughts come from me and which from my books, but that’s how I’ve stayed attuned to myself and the world around me for the past thirty-five years. Because when I read, I don’t really read; I pop a beautiful sentence into my mouth and suck it like a fruit drop, or I sip it like a liqueur until the thought dissolves in me like alcohol, infusing brain and heart and coursing on through the veins to the root of each blood vessel. In an average month I compact two tons of books, but to muster the strength for my godly labors I’ve drunk so much beer over the past thirty-five years that it could fill an Olympic pool, an entire fish hatchery. Such wisdom as I have has come to me unwittingly, and I look on my brain as a mass of hydraulically compacted thoughts, a bale of ideas, and my head as a smooth, shiny Aladdin’s lamp. How much more beautiful it must have been in the days when the only place a thought could make its mark was the human brain and anybody wanting to squelch ideas had to compact human heads, but even that wouldn’t have helped, because real thoughts come from outside and travel with us like the noodle soup we take to work; in other words, inquisitors burn books in vain. If a book has anything to say, it burns with a quiet laugh, because any book worth its salt points up and out of itself. I’ve just bought one of those minuscule adder-subtractor-square-rooters, a tiny little contraption no bigger than a wallet, and after screwing up my courage I pried open the back with a screwdriver, and was I shocked and tickled to find nothing but an even tinier contraption — smaller than a postage stamp and thinner than ten pages of a book — that and air, air charged with mathematical variations. When my eye lands on a real book and looks past the printed word, what it sees is disembodied thoughts flying through air, gliding on air, living off air, returning to air, because in the end everything is air, just as the host is and is not the blood of Christ.

Source: https://www.amazon.com/Too-Loud-Solitude-Bohumil-Hrabal/dp/0156904586?ots=1&tag=thneyo0f-20&linkCode=w50

Bohumil Hrabal
Bohumil Hrabal

Quá Ồn Một Nỗi Cô Đơn
Bohumil Hrabal
Michael Henry Heim dịch sang Anh Ngữ
Võ Tấn Phát dịch Việt

Chương 1 (Trích)

Trong ba mươi lăm năm rồi tôi làm việc trong ngành giấy loại, và đó là chuyện tình đời tôi. Trong ba mươi lăm năm rồi tôi đã nén giấy loại và sách, bôi chữ lên bản thân cho tới khi tôi giống như những cuốn bách khoa toàn thư của tôi — hơn ba tấn giấy tôi đã nén hết chừng ấy năm. Tôi là một cái bình chứa nước, cả loại kỳ diệu lẫn loại thường; tôi chỉ cần nghiêng qua là cả một dòng ý nghĩ tuyệt vời chảy khỏi người tôi. Học vấn của tôi không có chủ đích gì nên tôi chẳng biết trong những ý nghĩ của tôi cái nào là từ chính tôi còn cái nào là từ sách vở, nhưng đó là cách tôi thích nghi với bản thân và với thế giới quanh tôi trong ba mươi lăm năm rồi. Bởi vì khi tôi đọc, tôi không chỉ đọc; tôi bỏ một câu văn đẹp vào miệng và mút nó như một viên kẹo trái cây, hoặc nhâm nhi nó như rượu mạnh, cho đến khi nó tan vào tôi như rượu cồn, thấm vào tim vào óc và chảy qua cơ thể tới cội nguồn của từng mạch máu. Trung bình một tháng tôi nén hai tấn sách, nhưng để có đủ sức làm công việc phi thường đó tôi phải uống quá nhiều bia trong ba mươi lăm năm, tới mức có thể đổ đầy một hồ bơi Olympic, hay một bể nuôi cá giống. Sự thông tuệ đó tôi đạt được không do chủ ý của tôi, và tôi coi óc tôi là một khối ý nghĩ được máy nén chặt xuống, một kiện ý tưởng, còn đầu tôi là một cái đèn bóng loáng của Aladdin. Đẹp đẽ xiết bao những ngày xưa đó khi một ý nghĩ chỉ tạo ra ảnh hưởng từ khối óc của con người, và kẻ nào muốn dập tắt ý nghĩ thì phải nghiến ép đầu người, nhưng dẫu thế cũng chẳng ăn thua, vì ý nghĩ thực sự đến từ bên ngoài và song hành với ta như món xúp mì sợi ta mang theo đi làm; nói cách khác, những pháp quan của toà án dị giáo đốt sách chỉ hoài công. Nếu một cuốn sách có điều gì đáng nói, thì nó vừa cháy vừa cười thầm, vì sách giá trị thì đáng giá hơn những gì nằm trong sách. Tôi vừa mua một cái máy tính cộng-trừ-bình phương-tính căn, một cái máy không lớn hơn cái ví đàn ông, và sau khi đã lấy hết can đảm tôi mở nắp sau của cái máy tính, để rồi vừa sốc vừa tức cười khi thấy nó không có gì ngoài cái máy nhỏ hơn — nhỏ hơn một con tem bưu điện và mỏng hơn mười trang sách — và không khí, không khí chứa đầy những biến số toán học. Khi mắt tôi chạm vào sách và nhìn vượt ra ngoài chữ in trên đó, con mắt thấy những ý nghĩ tách rời ra, bay trong không khí, lượn trên không khí, sống bằng không khí, và trở về với không khí, bởi vì cuối cùng thì mọi thứ đều là không khí, hệt như bánh thánh vừa là mà cũng vừa không phải là máu thịt của Chúa Giê-su.

The Mustard Seed Garden Manual of Painting (Book of the Chrysanthemum)

The Mustard Seed Garden Manual of Painting (Book of the Chrysanthemum)
The Mustard Seed Garden Manual of Painting (Book of the Chrysanthemum)


The Mustard Seed Garden Manual of Painting (Book of the Chrysanthemum)

General principles of composing the plant
Ch’ing Tsai T’ang
Translation from Chinese by Mai-mai Sze

The chrysanthemum is a flower of proud disposition; its color is beautiful, its fragrance lingers. To paint it, one must hold in his heart a conception of the flower whole and complete. Only in this way can that essence be transmitted in a painting. Some of its flowers should bend and some face upward; they should never be too numerous. Some of its leaves should be covered and some face upward, never in disorder. In brief, each branch, each leaf, each flower, each bud, must be rendered in its own full character.

The Mustard Seed Garden Manual of Painting (Book of the Chrysanthemum)
The Mustard Seed Garden Manual of Painting (Book of the Chrysanthemum)

Although the chrysanthemum is usually placed in the category of herbaceous plants, its proud blossoms brave the frost and it is classed with the pine (i.e., with trees and ligneous plants). Its stem is solitary and strong, yet as supple as the stems of spring flowers. Its leaves are rich and sleek, yet they have aspects of varied as those that quickly fade. Its blossoms and buds should be shown in different stages of development, each in relation to another. The essence (li) of the plant should be kept in mind, whether the stem is bent or straight: when the flowers are fully opened, the stem is weighted and therefore bends, while a stem bearing only buds is naturally lighter and stands straighter. A straight stem should not, however, be drawn as though it were rigid, nor should an inclined stem bend too far. These are general rules of painting the plant. Specific methods apply to the painting of each part, the flower, calyx, stem, leaf, and base.

Note:

The Mustard Seed Garden Manual of Painting (芥子園畫傳): Manual of Chinese paintings first printed in early Qing Dynasty.

Picture source: https://i.cafa.edu.cn/waterprint/en/enanciebwnl/?x=300002011

The Mustard Seed Garden Manual of Painting (Book of the Chrysanthemum)
The Mustard Seed Garden Manual of Painting (Book of the Chrysanthemum)


Giới Tử Viên Hoạ Truyền (Cúc phổ)

Các nguyên tắc chung khi vẽ cúc
Ch’ing Tsai T’ang
Mai-mai Sze dịch từ Trung Văn sang Anh Ngữ
Võ Tấn Phát dịch

Cúc là loài hoa kiêu hãnh; màu hoa đẹp, hương hoa đọng. Để vẽ cúc, ta phải giữ trong tâm trí trọn vẹn hình ý của cúc. Chỉ khi đó tất cả tinh anh mới truyền vào bức họa. Một vài đóa hoa trĩu xuống và một số khác đứng thẳng; nhưng không nên quá nhiều hoa. Một số lá bị che phủ và một số lá khác ngửa mặt, nhưng không bao giờ lộn xộn. Tóm lại, từng thân cây, từng lá, từng đoá, từng nụ, phải được vẽ để lột tả hết thần thái.

The Mustard Seed Garden Manual of Painting (Book of the Chrysanthemum)
The Mustard Seed Garden Manual of Painting (Book of the Chrysanthemum)

Dù cúc được xếp vào loại thân thảo, những đoá hoa kiêu hãnh đối diện với giá rét và cúc được xếp chung với tùng (tức là các loài thân mộc). Thân hoa đứng đơn độc và mạnh mẽ, nhưng mềm mại như thân các loại hoa mùa xuân. Lá cúc đậm màu và trơn láng, nhưng có đầy đủ phẩm chất của các loại lá mau chóng tàn phai. Trí [của họa sĩ] phải nắm được nghĩa lý của cây, dù thân cây thẳng hay cong: khi các đóa hoa đã nở rộ, thân cây bị trĩu nặng vì thế phải cong, còn một thân cây chỉ toàn nụ dĩ nhiên sẽ nhẹ hơn và đứng thẳng. Tuy vậy một thân cây đứng thẳng không nên cứng ngắt, còn một thân cây trĩu xuống không nên cong quá mức. Đây là những nguyên tắc chung để vẽ cúc. Những phương pháp đặc biệt được áp dụng để vẽ từng phần: hoa, đài hoa, thân, lá, và gốc.


Chú thích:

Giới Tử Viên Hoạ Truyền (芥子園畫傳): Cẩm nang dạy vẽ, được in lần đầu tiên vào thời Khang Hy nhà Thanh.

Hình từ trang: https://i.cafa.edu.cn/waterprint/en/enanciebwnl/?x=300002011

Chrysanthemum by Piet Mondrian — Jennifer Blessing

Chrysanthemum by Piet Mondrian
Chrysanthemum by Piet Mondrian

Chrysanthemum by Piet Mondrian
Jennifer Blessing

For more than a decade after graduating from art school in 1897, Piet Mondrian created naturalistic drawings and paintings that reflect a succession of stylistic influences including academic realism, Dutch Impressionism, and Symbolism. During this period and intermittently until the mid-1920s Mondrian created more than a hundred pictures of flowers. Reflecting years later on his attraction to the subject, he wrote, “I enjoyed painting flowers, not bouquets, but a single flower at a time, in order that I might better express its plastic structure.” The heavy crooked line of Chrysanthemum suggests Mondrian’s debt to Post-Impressionism, specifically the work of Vincent van Gogh. In 1909 Mondrian became interested in theosophy, a type of philosophical mysticism that seeks to disclose the concealed essences of reality. “I too find flowers beautiful in their exterior beauty,” he wrote a few years later, “yet there is hidden within a deeper beauty.”

Link: https://www.guggenheim.org/artwork/2999

Chrysanthemum by Piet Mondrian
Chrysanthemum by Piet Mondrian

Hoa Cúc – tranh của Piet Mondrian
Jennifer Blessing
Võ Tấn Phát dịch

Trong vòng một thập niên sau khi tốt nghiệp trường hội họa vào năm 1897, Piet Mondrian đã vẽ cả hình họa và tranh theo lối tự nhiên, cho thấy một loạt những ảnh hưởng của nhiều phong cách bao gồm trường phái hiện thực hàn lâm, trường phái ấn tượng Hà Lan, và trường phái tượng trưng. Trong thời kỳ này và thỉnh thoảng cho tới tận giữa thập niên 1920 Mondrian đã vẽ hơn 100 bức tranh hoa. Nhiều năm về sau khi hồi tưởng lại sức hấp dẫn của chủ đề này với ông, ông viết: “Tôi yêu thích vẽ hoa, không phải nguyên cả bó, mà từng đóa một, để tôi có thể diễn tả hết cấu trúc mềm dẻo của nó”. Đường vẽ cong và đậm nét của đóa hoa cúc cho thấy ảnh hưởng của trường phái hậu ấn tượng lên Mondrian, đặc biệt là tranh của Van Gogh. Năm 1909 Mondrian quan tâm tới thuyết thần trí, một chủ nghĩa thần bí triết học tìm cách hiển lộ những bản chất bị che phủ của thực tại. Ông đã viết một vài năm sau đó: “Tôi thấy bề ngoài hoa cũng đẹp, nhưng ẩn sâu bên trong là vẻ đẹp sâu sắc hơn nhiều”.

Chrysanthemum by Piet Mondrian
Chrysanthemum by Piet Mondrian


Picture sources:
https://www.guggenheim.org/artwork/2999
https://www.piet-mondrian.org/chrysanthemum.jsp
https://rkd.nl/nl/explore/images/276180