
Life Boat
Pham Chi
(Hoang Ngoc-Tuan translated into English)
I am a friend of Nerine Martini, the artist who created Life Boat. I am a Buddhist and one of a million Vietnamese refugees who risked their lives at sea in search for freedom.
Before my successful escape, I had had ten years living under the Communist regime (1975- 1985). More than half of that time, I was arrested and tortured in a number of jails and re- education camps; the rest of that time was spent in hiding, or repeating attempts of escape by boat. In those ten harsh years, despite torments during investigations, despite ruthless toil in re-education camps in Con Dao island (Poulo Condore), Cam Ranh, Tran Phu, A.40, A30 …. Despite wavering between life and death, I had never given up my intention of escaping Vietnam.
The boat was a lingering obsession.
In May 1985, I and 38 other men, women and children, boarded a thin boat, not even 10 meters long, with primitive motors and a scant supply of food, we departed from Ca Mau, heading for Thailand. Leaving behind firing bullets from Vietnamese sea border police, we faced to storms, hunger, thirst and finally Thai pirates. We were all stripped and badly beaten. Women and young girls were raped. The boat was methodically chipped searching for gold and diamonds.
Have you ever seen Thai pirates? Try this: a group of big muscular men, brown skin, long wavy hair, their bodies full of scars and tattoos. They wear only underwear, sort of female strings of pink, or green. They wear gold chains on their necks. They carry axes or daggers; they move quickly and in harmony with other mates, from the torture they inflict to the rapes. But the most horrible thing is their eyes; which I cannot forget even now 20 years later.
When we arrived in Terengganu (Malysia), we 38 people were no longer felt human. We crawled onto the sand with no clothes. Some young girls still bled between their skinny legs; their blood mixed with ocean water, and boat oil running down on their purple legs.
The boat had finished its fate, starting to sink over waves of water; the sunlight flared on Terengganu sand.
Just like millions of Vietnamese refugees around the globe, I am still hit by nightmares after 20 years of settlement in Sydney. The nightmares perist, I sweat with them in the fear and frustration of being trapped, waiting for investigation, being in jails… Everything remains, regardless of day light or night time. Miraculously, the boat is never in my nightmares.
I was introduced to Nerine Martini in 2007. Last winter, I went with a few art friends to visit Nerine’s home in Blue Mountain in the intention to help her load the Life Boat from the truck onto her yard. Life Boat is a real boat skeleton of around 5 meters long, transferred from Melbourne to Sydney after an exhibition. It was the first time I saw Life Boat.
When the huge truck entered Nerine’s front yard, I was totally overwhelmed by the boat; I was nailed onto the ground by the cold of Sydney’s mid winter and the grey sky of the Blue Mountain. Tears ran down my cheeks as I heard ocean waves – angry and loud. I heard the sobbing of an eight year old girl after her rape; I heard the cries from an old man whose gold teeth were pulled out by Thai pirates; I saw myself naked sitting in front of the deck, the rain beating my tattered body and I yelling out “Kwan Yin, Mother of Mercy, please save us”. Twenty years ago, I shouted this out with all my strength.
Eight arms attached to Life Boat are manifestation of eight arms of the Kwan Yin statue from the ancient But Thap pagoda in Hanoi that Nerine once saw during her research in Vietnam. Since then eight arms always wave to her soul.
I suggested that Nerine change the title of “Thuyen cuu roi” (Boat to rescue) into “thuyen cuu do” (boat to rescue), because Buddhist mantras uses the word “cuu do”, and not “cuu roi” which is a term used by Christians.
I am writing these words in front of Life Boat that I purchased from that day.
Every night, when my wife and children are sleep, I often sit and look at the boat. The light above shines on the boat, and leaves a shadow like a carcass of the boat, another boat – a fish skeleton – lying somewhere on the ocean bed …. And Kwan Yin’s arms forever dancing to everyone like ocean waves.
Source: https://nerinemartini.com/wp-content/uploads/2019/08/Story_of_the_Owner_of_Life.boat-.pdf
More: http://artsbluemountains.com.au/images/oz-arts/2015-winter/nerine_martini.pdf
—

THUYỀN CỨU RỖI
Phạm Chí
Tôi là một người bạn của Nerine Martini, tác giả của bức điêu khắc này. Tôi theo đạo Phật và là một trong hàng triệu người Việt Nam tị nạn bằng thuyền từ sau tháng 4/1975.
Trước khi thoát khỏi Việt Nam, tôi đã có mười năm sống dưới chế độ cộng sản (1975-1985). Hơn nửa thời gian đó, tôi bị giam giữ và hành hạ trong một số trại tù và trại cải tạo; thời gian còn lại là lẩn lút mưu toan cho những chuyến vượt biên, lập đi lập lại bất thành. Và suốt mười năm khốc liệt đó, dù đang bị đánh đập tra tấn trong những lần thẩm cung, dù đang quần quật lao động khổ sai tại Côn Đảo (Poulo Condore), Cam Ranh, Trần Phú, A.40, A30, …dù có lúc biên giới giữa sự sống và cái chết chỉ là một, tôi chưa bao giờ từ bỏ ý định vượt thoát khỏi Việt Nam.
Chiếc thuyền là một ám ảnh không rời.
Tháng 5, 1985, tôi cùng với 38 người gồm nam phụ lão ấu trên một chiếc thuyền mỏng manh dài chưa tới mười thước, với máy móc thô sơ, thực phẩm thiếu thốn, xuất phát từ Cà Mau, hướng về Vịnh Thái Lan. Sau khi thoát lằn đạn lửa của công an biên phòng bắn rượt theo trong đêm, thì hôm sau đó chúng tôi phải đối diện với bão biển, đói khát, và sau cùng chúng tôi gặp hải tặc Thái Lan. Chúng tôi bị lột trần truồng, bị đánh đập dã man. Phụ nữ và các em gái bị hãm hiếp. Chiếc thuyền bị chẻ ra để tìm kiếm vàng bạc.
Quí vị có biết hải tặc Thái như thế nào không? Quí vị thử nhắm mắt hình dung một đoàn người vạm vỡ to lớn, da đen, nâu, tóc quăn để dài, cả thân hình đầy vết xăm, vết sẹo, và chỉ vận chiếc quần lót loại của phụ nữ nhỏ xíu mỏng tanh màu xanh lá cây hoặc màu hồng, cổ đeo dây chuyền vàng to bản, tay cầm dao quắm hoặc rìu, di chuyển nhanh gọn, và thuần thục từng hành động từ đánh đập cho đến hãm hiếp. Nhưng cái kinh khủng nhất là ánh mắt của họ. Cái ánh mắt mà cho đến hôm nay, sau hơn 20 năm, tôi vẫn còn hình dung mồn một…
Đến Terengganu (Malaysia), chúng tôi 38 người không còn là người, không quần áo che thân, bò lổn ngổn trên bãi cát, phụ nữ em gái máu còn ròng ròng từ chỗ kín hòa với nước biển, với dầu cặn chảy dọc theo hai ống chân bầm tím…
Và chiếc thuyền đã xong phần số, bắt đầu chìm dần trên làn nước dập dìu đưa đẩy, trên bãi biển lóa nắng Terengganu.
Giống như hàng triệu người Việt tị nạn ở đó đây khắp nơi trên thế giới, sau hơn 20 năm ở Sydney tôi vẫn còn nguyên những cơn ác mộng thỉnh thoảng cứ lập đi lập lại, toát mồ hôi lạnh kinh hoàng vì tưởng mình chưa vượt thoát được, vẫn còn ở tại đất nước đó, vẫn còn đang chờ thẩm cung, vẫn còn đang lao cải… Tất cả vẫn còn, dù trong ý nghĩ ban ngày hay trong vô thức của giấc ngủ ban đêm. Nhưng lạ thay, chỉ một điều vắng mất, không còn ám ảnh tôi nữa — chiếc thuyền.
Tôi quen biết Nerine Martini năm 2007. Mùa đông năm ngoái, tôi và vài người bạn trong lĩnh vực hội họa cùng đi đến tư gia Nerine ở Blue Mountain để giúp cô khuân tác phẩm “Thuyền Cứu Rỗi” (nguyên khổ lớn, được chở bằng xe vận tải từ Melbourne về Sydney) vào sân vườn nhà cô. Đó cũng là lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy nó.
Khi chiếc xe tải ì ạch tiến vào ngõ dẫn vào sân nhà Nerine, tôi hoàn toàn rúng động, hoàn toàn bất ngờ, sửng sốt nhìn chiếc “Thuyền Cứu Rỗi” đang được phụ đưa xuống xe bởi Nerine và các bạn tôi. Bởi tôi như bị ghim xuống đất, trong cái mùa đông của bầu trời xám xị, tôi đứng đó không biết nước mắt mình trào ra, tôi nghe xung quanh tôi tiếng sóng biển ầm ì, lúc dạt dào lúc phẫn nộ, tôi nghe tiếng khóc tỉ tê của đứa bé gái 8 tuổi sau khi bị Thái Lan hiếp, tôi nghe tiếng khóc ồm ồm của người đàn ông bị cướp Thái Lan nhổ mất mấy chiếc răng bịt vàng. Tôi thấy tôi trần truồng ngồi trước mũi thuyền đưa thân hình gầy gò bầm đau rỉ máu hứng chịu mưa biển quất vào mặt vào thân, lờ mờ trước mắt là biển động mù mịt và tôi thấy tôi la to về phía trước “Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát”. Hơn 20 năm trước, tôi đã la như vậy bằng tất cả sức lực còn sót lại của mình.
Tám cánh tay đính vào hai mạn thuyền là tám cánh tay của bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara Bodhisattva) tại chùa Bút Tháp – Hà Bắc. Nerine Martini nhìn thấy tám cánh tay này trong một lần viếng thăm học hỏi về nghệ thuật tạo hình của Chùa Cổ Việt Nam. Từ đó, tám cánh tay ở lại một cánh bồng bềnh, dịu dàng vẫy gọi, vẫy gọi mãi trong tâm thức của cô.
Tôi có đề nghị Nerine Martini đổi tên “Thuyền Cứu Rỗi” thành “Thuyền Cứu Độ”, bởi vì kinh sách Phật Giáo dùng chữ cứu độ, thay vì cứu rỗi là chữ bên kinh sách Thiên Chúa Giáo. Thêm nữa, chữ cứu độ mang ý nghĩa sâu và tròn đầy hơn chữ cứu rỗi, bởi không những cứu mà còn độ cho đến sau này.
Hôm nay, ngồi viết những dòng này, trước mặt tôi là mô hình thuyền cứu rỗi thu nhỏ mà tôi đã mua lại từ Nerine từ hôm mùa đông đó.
Mỗi đêm, khi vợ con tôi đã yên giấc, tôi thường ngồi lặng lẽ nhìn chiếc thuyền, ánh đèn từ trên chụp xuống in đậm lên bệ cái bóng đen một xác thuyền khác, như một cái xương cá nằm đâu đó dưới lòng đại dương, Vịnh Thái Lan, biển Nam Hải… và những cánh tay Bồ Tát vẫn dập dìu muôn đời như làn sóng gợn phía bên trên.
Nguồn: http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=8528
—————

(Gởi bạn bè, những người một thời bị ám bởi con thuyền.)
THUYỀN
Võ Quốc Linh
Năm ngoái, có một lần Nerine Martini gọi điện thoại cho tôi, giọng cô reo vui khác thường: “Linh ơi, còn nhớ bài viết Thuyền Cứu Rỗi không? Carolynne Skinner, chủ biên của đặc san mỹ thuật OZ Arts, có đọc bài viết của Linh và rất thích, bà nhờ mình gọi Linh để được phép đăng cũng như xin trích một đoạn cho phần kết bài tiểu luận của bà… Linh đồng ý chứ?”
Lặng yên một khoảnh khắc, tôi nói, giọng tỉnh queo: “Ồ, Nerine, tôi e là không được đâu. Tôi không nghĩ là Carolynne có thể trả nổi khoản… tiền nhuận bút đâu.”
*
Gần mươi năm trước, tôi bày một tiệc nhỏ tại nhà, khách mời phần lớn là người Úc chuyên môn trong lĩnh vực tạo hình: Kon Gouriotis, Nerine Martini, Sue Pedley, Ray Beattie, chị Huỳnh Bội Trân, Mỹ Lệ Thi, anh Hoàng Ngọc-Tuấn…
Sau bữa ăn nhẹ, mọi người ngồi quanh cái bàn thấp rộng trong phòng khách, chính giữa bàn là tác phẩm điêu khắc của Nerine Martine: “Thuyền Cứu Rỗi”. Kon Gouriotis ngồi đối diện với tôi. Thuở đó Kon đang làm giám đốc của Viện Mỹ Thuật Casula Powerhouse. Ngắm chiếc thuyền thật lâu, đột ngột ông ngẩng mặt lên nhìn tôi nói: “Linh, bồ kể cho tụi này nghe tại sao bồ thích và mua lại chiếc thuyền này đi.”
Có lẽ vì đang ngà ngà hơi men, hay vì bị thúc giục bởi một ám ảnh trong vô thức, tôi bắt đầu kể, mắt không rời chiếc thuyền trước mặt.
Tôi đã không còn ngồi đó nữa, hồi tưởng ném tôi lọt thỏm vào lòng chiếc thuyền của hơn 20 năm trước. Tôi đang ngồi bệt trần truồng, sống lưng tựa vào mạn thuyền, hai bàn tay bấu chặt vào ống chân trái nơi vừa bị bể toác vì nhát rìu; tên hải tặc Thái nhắm đầu tôi bửa xuống mà chính phản xạ sinh tồn đã khiến tôi cuộn mình, giơ ống chân lên che chắn. Qua kẽ tay, máu cứ lầy nhầy, lợn cợn ứa ra.
Máu nhễu giọt… Đống quần áo bao bị sau khi đã giằng xé ra khỏi thân thể của 38 con người, được gom thành một đống lớn giữa lòng chiếc thuyền. Như một thứ “nghi lễ” kỳ dị, nhóm hải tặc vừa cười rú, vừa nhảy múa xung quanh đống đồ, vừa nhặt từng chiếc lên, lấy ra tất cả những gì trong túi áo, túi quần. Chưa xong, họ còn tỉ mỉ lần ngón tay theo từng cái tà áo, cái lai quần. Họ rành quá, ở đó chính là nơi người tị nạn cất giữ những thứ quí giá nhất: những sợi dây chuyền vàng, những đồng đô-la cuộn nhỏ… Ở đó cũng là nơi ghi chép địa chỉ người thân ở Anh, ở Mỹ…, ghi chép cấp bậc số quân của người cha, người chồng còn trong trại cải tạo.
Máu nhễu giọt… Những tên hải tặc bồng xốc những đứa con gái lên rồi vật từng đứa, từng đứa nằm ngửa loã lồ trên sàn ca-bin thuyền. Bọn chúng xếp hàng một rồi tuần tự thúc tới. Một cái thùng phuy chứa đầy nước bên cạnh, một cái nón sắt cũ của lính Mỹ lật ngửa, như cái gáo… Họ múc – tạt – rửa… Múc – tạt – rửa… Múc – tạt – rửa… Rồi bọn chúng luân phiên, nhường chỗ cho những kẻ kế tiếp.
Tôi kể, tôi kể. Máu nhễu giọt, nhễu giọt… Giọng tôi đều và lạnh, cứ như vậy không biết bao lâu tôi chợt rũ ra, kiệt sức…
*
Khi tôi kể xong, ngước mặt nhìn lên, bạn bè vẫn còn sững sờ bất động, họ nhìn tôi như nhìn một người đang… hấp hối.
Kon Gouriotis là người đầu tiên lên tiếng, giọng ông lạc hẳn, ấp úng: “Linh ơi, Tối mai tôi quay lại nhà bồ được không? Tôi sẽ mang theo cái máy quay phim. Tối mai bồ làm ơn kể lại chuyện này một lần nữa. Cuốn phim sẽ là một loại Video-Art về người tị nạn… mà tôi muốn dùng nó cho cuộc triển lãm sắp tới.”
Chị Bội Trân và dăm ba người nhẹ nhàng tán đồng ý định của Kon Gouriotis. Họ lên tiếng khuyến khích, nhưng tôi dứt khoát từ chối vì trước tiên tôi biết mình không thể “diễn” lại những gì tôi mới kể. Hơn nữa, để danh tính và diện mạo nơi công cộng là điều tôi thường tránh né. Tôn trọng tôi, bạn bè không nhắc đến việc làm phim, nhưng họ lại loay hoay tiếc. Chị Bội Trân sau đó nhỏ nhẹ đề nghị: “Hay là anh Linh viết lại đi. Trân nghĩ ngồi viết lại có lẽ dễ hơn.” Chiều chị và nhóm bạn hữu, tôi gật đầu.
Không lâu sau đó, cầm bài viết Thuyền Cứu Rỗi đưa cho chị Bội Trân, tôi nhờ chị đừng để tên cúng cơm của tôi dưới bài viết, chị muốn lấy tên gì khác cũng được. Chị đã lẳng lặng dùng một bút hiệu cũ của tôi: Phạm Chí.
Trong cuộc triển lãm “Nam Bang” tại Viện Mỹ Thuật Casula Powerhouse, từ 04.04.2009 đến 21.06.2009, dưới chủ đề nhìn lại cuộc chiến Việt Nam qua những góc cạnh khác nhau, với sự tham gia đóng góp tác phẩm của 25 hoạ sĩ đến từ nhiều nơi trên thế giới, tác phẩm điêu khắc “Thuyền Cứu Rỗi” của Nerine Martini từ phòng khách nhà tôi, và bài viết Thuyền Cứu Rỗi của tôi (với bản dịch tiếng Anh của anh Hoàng Ngọc-Tuấn), được trưng bày trên bục cao, trong lồng kính.
*
Tội nghiệp Nerine, vẫn đang nghe điện thoại, cô ú a ú ớ không nên lời, khi nghe tôi đề cập đến tiền nhuận bút. Tôi liền cất tiếng xin lỗi rằng tôi chỉ đùa thôi, rằng tôi có tật mỗi khi cảm động thì lại hay nói đùa. Tôi nói với Nerine rằng tôi đồng ý vô điều kiện để Carolynne tuỳ nghi sử dụng bài viết đó.
Một tháng sau, Nerine rủ tôi đi ăn bún bò Huế ở Bankstown, Sydney. Cô tặng tôi cuốn OZ Arts, số Winter 2015. Giở sách nhìn lướt qua, tôi bắt gặp dòng chữ đầu tiên Carolynne Skinner viết trong mục Editorial: “One of the most moving stories I have read in a long time is the one related by Pham Chi, a Vietnamese Australian who now owns Nerine Martini’s maquette of Life Boat / Thuyen Cuu Roi…” (Trong suốt một thời gian dài, một trong những câu chuyện cảm động nhất mà tôi từng đọc là câu chuyện được kể lại bởi Phạm Chí, một người Úc gốc Việt và hiện nay là chủ nhân của tác phẩm “Thuyền Cứu Rỗi” của Nerine Martini.)
VÕ QUỐC LINH
Little Moon Bay, 5 /2016.
Nguồn: http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=19793