The Importance of Books

Lady Murasaki; Eel River stone; collected by Mas Nakajima 2015; walnut daiza 2015.  In the permanent collection of the Oakland Museum of California. Photo by Lisa Vole
Lady Murasaki; Eel River stone; collected by Mas Nakajima 2015; walnut daiza 2015.  In the permanent collection of the Oakland Museum of California. Photo by Lisa Vole


The Importance of Books

Around 130 million books have been published in the history of humanity; a heavy reader will at best get through 6,000 in a lifetime. Most of them won’t be much fun or very memorable. Books are like people; we meet many but fall in love very seldom. Perhaps only thirty books will ever truly mark us. They will be different for each of us, but the way in which they affect us will be similar.

The core – and perhaps unexpected – thing that books do for us is simplify. It sounds odd, because we think of literature as sophisticated. But there are powerful ways in which books organise, and clarify our concerns – and in this sense simplify.

Centrally, by telling a story a book is radically simpler than lived experience. The writer omits a huge amount that could have been added in (and in life always – by necessity – is there). In the plot, we move from one important moment directly to the next – whereas in life there are endless sub-plots that distract and confuse us. In a story, the key events of a marriage unfold across a few dozen pages: in life they are spread over many years and interleaved with hundreds of business meetings, holidays, hours spent watching television, chats with one’s parents, shopping trips and dentist’s appointments. The compressed logic of a plot corrects the chaos of existence: the links between events can be made much more obvious. We understand – finally – what is going on.

Writers often do a lot of explaining along the way. They frequently shed light on why a character is acting as they do; they reveal people’s secret thoughts and motives. The characters are much more clearly defined than the people we actually encounter. On the page, we meet purer villains, braver more resourceful heroes, people whose suffering is more obvious or whose virtues are more striking than would ever normally be the case. They – and their actions – provide us with simplified targets for our emotional lives. We can love or revile them, pity them or condemn them more neatly than we ever can our friends and acquaintances.

We need simplification because our minds get checkmated by the complexity of our lives. The writer, on rare but hugely significant occasions, puts into words feelings that had long eluded us, they know us better than we know ourselves. They seem to be narrating our own stories, but with a clarity we could never achieve.

Literature corrects our native inarticulacy. So often we feel lost for words; we’re impressed by the sight of a bird wheeling in the dusk sky; we’re aware of a particular atmosphere at dawn, we love someone’s slightly wild but sympathetic manner. We struggle to verbalise our feelings; we may end up remarking: ‘that’s so nice’. Our feelings seem too complex, subtle, vague and elusive for us to be able to spell out. The ideal writer homes in on a few striking things: the angle of the wing; the slow movement of the largest branch of a tree; the angle of the mouth in a smile. Simplification doesn’t betray the nuance of life, it renders life more visible.

The great writers build bridges to people we might otherwise have dismissed as unfeasibly strange or unsympathetic. They cut through to the common core of experience. By selection and emphasis, they reveal the important things we share. They show us where to look.

They help us to feel. Often we want to be good, we want to care, we want to feel warmly and tenderly – but can’t. It seems there is no suitable receptacle in our ordinary lives into which our emotions can vent themselves. Our relationships are too compromised and fraught. It can feel too risky to be very nice to someone who might not reciprocate. So we don’t do much feeling; we freeze over. But then – in the pages of a story – we meet someone, perhaps she is very beautiful, tender, sensitive, young and dying; and we weep for her and all the cruelty and injustice of the world. And we come away, not devastated, but refreshed. Our emotional muscles are exercised and their strength rendered newly available for our lives.

Not all books necessarily contain the simplifications we happen to need. We are often not in the right place to make use of the knowledge a book has to offer. The task of linking the right book to the right person at the right time hasn’t yet received the attention it deserves: newspapers and friends recommend books to us because they work for them, without quite thinking through why they might also work for us. But when we happen to come across the ideal book for us we are presented with an extraordinarily clearer, more lucid, better organised account of our own concerns and experiences: for a time at least our minds become less clouded and our hearts become more accurately sensitive. Through books’ benign simplification, we become a little better at being who we always really were.

Source: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-importance-of-books/

Suiseki: Lady Murasaki; Eel River stone; collected by Mas Nakajima 2015; walnut daiza 2015.  In the permanent collection of the Oakland Museum of California. Photo by Lisa Vole

Source: https://suisekiart.com/2017/01/02/lady-murasaki/

From Wikipedia:
Murasaki Shikibu (紫 式部, English: “Lady Murasaki”; c. 973 or 978 – c. 1014 or 1031) was a Japanese novelist, poet and lady-in-waiting at the Imperial court in the Heian period. She is best known as the author of The Tale of Genji, widely considered to be one of the world’s first novels, written in Japanese between about 1000 and 1012.

Tosa Mitsuoki illustration of Lady Murasaki writing.  c. late 17th C.
Tosa Mitsuoki illustration of Lady Murasaki writing. c. late 17th C.

Tầm quan trọng của sách
Võ Tấn Phát dịch

Khoảng 130 triệu đầu sách được xuất bản trong lịch sử nhân loại; một độc giả chuyên cần nhất cùng lắm chỉ có thể đọc khoảng 6000 cuốn trong đời. Phần lớn sách không thú vị hay đáng nhớ lắm. Sách cũng như người; ta gặp nhiều nhưng hiếm khi phải lòng ai. Có lẽ chỉ khoảng 30 cuốn sách thực sự ghi dấu ấn lên ta. Chúng sẽ khác nhau cho mỗi người, nhưng cái cách chúng ảnh hưởng lên chúng ta thì giống nhau.

Điều cốt lõi — và có lẽ không ngờ — mà sách đã làm cho ta là đơn giản hoá. Nghe thì kỳ quặc, vì ta nghĩ văn chương vốn phức tạp. Nhưng có những phương cách mà sách hệ thống lại, và làm rõ ràng hơn những điều ta quan tâm — và ở ý nghĩa này sách đơn giản hoá.

Điều chính yếu là, bằng cách kể một câu chuyện, một cuốn sách đã đơn giản hơn rất nhiều so với kinh nghiệm sống. Nhà văn đã bỏ đi một số lượng lớn những thứ có thể thêm vào (và trong đời thực — thì cần thiết — phải hiện diện ở đó). Trong cốt truyện, ta nhảy từ một khoảnh khắc quan trọng này sang khoảnh khắc kế tiếp — trong khi ngoài đời thì vô tận những phân đoạn của câu chuyện đó sẽ làm ta mất tập trung và rối trí. Trong một câu chuyện, những sự kiện quan trọng của một cuộc hôn nhân hiển lộ qua vài chục trang giấy: trong đời thực thì nó sẽ trải qua nhiều năm trời và đan xen với hàng trăm cuộc họp hành, những ngày lễ lạc, hàng giờ liền coi truyền hình, những lần trò chuyện với cha mẹ, mua sắm, và đến gặp nha sĩ. Cái trình tự hợp lý đơn giản hoá đó của cốt chuyện sẽ điều chỉnh lại sự hỗn loạn của đời sống: các mối liên hệ giữa các sự kiện trở nên rõ ràng hơn. Cuối cùng ta hiểu được điều gì đang diễn ra.

Nhà văn thường giải thích rất nhiều theo mạch chuyện. Họ thường làm sáng tỏ lý do tại sao một nhân vật lại hành động như vậy; họ bóc trần những suy nghĩ và những động cơ bí mật của con người. Những nhân vật trong sách như vậy được xác lập rõ ràng hơn nhiều so với những người mà ta thực sư gặp gỡ. Trên trang sách, ta gặp những kẻ thuần ác, những anh hùng dũng cảm hơn và tháo vát hơn, những con người mà đau khổ thì hiển nhiên hơn và đức hạnh thì nổi bật hơn so với trong đời thường. Họ — cùng với những hành động của họ — là những mục tiêu được đơn giản hoá cho đời sống tình cảm của ta hướng tới. Ta có thể yêu hay ghét, thương hại hay lên án họ dễ dàng hơn là làm thế với bạn bè hay người quen.

Ta cần đơn giản hoá bởi vì trí óc ta bị kiểm soát bởi rối rắm của cuộc đời. Nhà văn, trong những dịp hiếm hoi nhưng cực kỳ quan trọng, viết ra những cảm xúc lâu nay cứ lẩn tránh khỏi trí óc ta; các nhà văn đó biết rõ về ta hơn ta biết về chính mình. Họ dường như đang kể chuyện đời ta, nhưng với sự sáng sủa ta không thể nào đạt được.

Văn chương điều chỉnh lại sự thiếu khả năng diễn đạt tự bẩm sinh của ta. Rất nhiều khi ta cảm thấy không đủ chữ; ta có ấn tượng mạnh khi thấy chim bay lượn trên nền trời hoàng hôn; ta cảm được bầu không khí đặc biệt lúc bình minh; ta yêu mến phong thái hơi hoang dã nhưng đầy cảm thông của ai đó. Nhưng chúng ta rất khó khăn khi muốn diễn đạt những cảm xúc đó; rồi cuối cùng chỉ có thể nói: ‘tuyệt quá’. Cảm xúc của ta dường như quá phức tạp, quá vi tế, quá mơ hồ, và khó nắm bắt nên ta không thể diễn đạt thành lời. Một nhà văn lý tưởng sẽ tập trung vào những đặc điểm nổi bật: độ nghiêng của đôi cánh; chuyển động chậm chạp của cành cây lớn nhất; khoé miệng cười. Đơn giản hoá không hẳn phản bội cái sắc thái muôn vẻ của đời sống, mà nó làm đời sống rõ ràng hơn.

Những nhà văn vĩ đại xây những cây cầu tới những con người mà ta dễ bỏ qua như những kẻ kỳ cục hay khó thương. Họ cắt ngang qua cái cốt lõi kinh nghiệm chung của nhân loại. Bằng cách lựa chọn và nhấn mạnh, họ bóc trần ra những điều quan trọng chúng ta đều sở hữu. Họ cho ta biết phải nhìn vào đâu.

Họ giúp ta cảm nhận. Thường thì ta muốn là người thiện, ta muốn quan tâm tới tha nhân, ta muốn cảm thấy ấm áp và dịu dàng — nhưng ta không thể. Dường như không có những bầu chứa thích hợp trong đời sống bình thường của ta để trút hết tâm sự vào đó. Các mối quan hệ của ta thì dễ tổn thương và đầy bất trắc. Ta có thể cảm thấy quá mạo hiểm khi tỏ lòng tốt với ai đó để rồi không được đáp lại. Vì thế ta không thực hành cảm xúc; ta đóng băng. Nhưng rồi, trong những trang sách, ta gặp một ai đó, có lẽ cô rất xinh đẹp, dịu dàng, nhạy cảm, trẻ và sắp chết; và ta khóc cho cô gái và tất cả những tàn ác bất công của thế gian này. Và ta trải qua, không bị tổn hại, mà được làm mới. Những cơ bắp cảm xúc của ta được tập luyện và năng lượng cảm xúc hồi phục trong đời ta.

Không phải sách nào cũng nhất thiết chứa đựng những đơn giản hoá ta cần. Ta thường không ở đúng chỗ để tận dụng kiến thức mà một cuốn sách cung cấp. Việc liên kết một cuốn sách thích hợp cho đúng người vào đúng thời điểm vẫn chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng: báo chí và bạn bè giới thiệu sách cho ta vì chúng hợp với họ, mà không nghĩ kỹ làm sao chúng cũng hợp với ta. Nhưng khi ta tình cờ bắt gặp một cuốn sách lý tưởng cho mình, ta được trình ra một tập hợp những quan tâm và kinh nghiệm của chính ta, cực kỳ rõ ràng, sáng sủa hơn, được hệ thống tốt hơn: ít ra vào lúc đó trí ta ít vẩn đục hơn và tim ta nhạy cảm hơn. Thông qua sự đơn giản hoá vô hại của sách, ta trở nên tốt hơn chút nữa trong khi trở thành chính con người thật của mình.

Thủy thạch: Lady Murasaki; đá sông Eel, California; đá do Mas Nakajima sưu tầm năm 2015 và làm đế bằng gỗ walnut cùng năm. Tặng phẩm cho Viện Bảo tàng Nghệ thuật Oakland ở California. Hình chụp của Trang Vo-Le.

Wikipedia:
Murasaki Shikibu (Kana: むらさきしきぶ; Kanji: 紫式部, Hán Việt: Tử Thức Bộ; 978—1019?) là biệt hiệu của một nữ văn sĩ cung đình thời Heian Nhật Bản, tác giả của cuốn tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, kiệt tác Truyện kể Genji (Nguyên Thị Vật Ngữ), được viết bằng tiếng Nhật vào khoảng năm 1000 đến 1012.

A Song for Autumn — Mary Oliver

Vo-Dinh, painting on rock, WxH 7x5 in. Gift from a friend
Vo-Dinh, painting on rock, WxH 7×5 in. Gift from a friend


A Song for Autumn

Mary Oliver

Don’t you imagine the leaves dream now
   how comfortable it will be to touch
the earth instead of the
   nothingness of the air and the endless
freshets of wind? And don’t you think
   the trees, especially those with
mossy hollows, are beginning to look for

the birds that will come—six, a dozen—to sleep
   inside their bodies? And don’t you hear
the goldenrod whispering goodbye,
   the everlasting being crowned with the first
tuffets of snow? The pond
   stiffens and the white field over which
the fox runs so quickly brings out
   its long blue shadows. The wind wags
its many tails. And in the evening
   the piled firewood shifts a little,
longing to be on its way.

A friend, whom I’ve never met and who wished to remain anonymous, knowing I love rocks and Vo-Dinh’s art, gifted me with this painting on a small slab of rock by Vo-Dinh. Many thanks!

Thu Ca
Mary Oliver
Võ Tấn Phát dịch

Bạn có hình dung lá đang mơ màng
   sẽ dễ chịu biết bao khi chạm
đất thay vì
   hư vô không khí và vô tận
gió? Và bạn có nghĩ rằng
   cây, đặc biệt là cây có
hõm xanh rêu, đang bắt đầu mong ước

chim sẽ đến—sáu, hay chục con—đến ngủ
   trong lòng cây? Bạn có nghe
kim cúc thì thầm lời từ biệt,
   cúc trường sinh đội
những bụi tuyết đầu mùa? Ao
   đông cứng và trên cánh đồng trắng xoá
cáo chạy nhanh để lại
   những bóng dài màu lam. Gió vẫy
nhiều cái đuôi. Và đêm đến
   đống củi xê dịch chút đỉnh
chờ mong vô lò sưởi.

Một người bạn, chưa bao giờ gặp và không muốn ai biết tên, biết mình thích đá và thích tranh Võ Đình, đã tặng bức tranh Võ Đình vẽ trên đá này. Cảm ơn vô cùng!

The First Principle

Manpuku-ji Gate
Manpuku-ji Gate “The First Principle”


The First Principle

When one goes to Obaku temple in Kyoto he sees carved over the gate the words “The First Principle.” The letters are unusually large, and those who appreciate calligraphy always admire them as being a masterpiece. They were drawn by Kosen two hundred years ago.

When the master drew them he did so on paper, from which workmen made the larger carving in wood. As Kosen sketched the letters a bold pupil was with him who had made several gallons of ink for the calligraphy and who never failed to criticize his master’s work.

“That is not good,” he told Kosen after the first effort.

“How is that one?”

“Poor. Worse than before,” pronounced the pupil.

Kosen patiently wrote one sheet after another until eighty-four First Principles had been accumulated, still without the approval of the pupil.

Then, when the young man stepped outside for a few moments, Kosen thought: “Now is my chance to escape his keen eye,” and he wrote hurridly, with a mind free from disctraction. “The First Principle.”

“A masterpiece,” pronounced the pupil.

Kosen Shoton, Calligraphy “Ishi”, Sotheby’s
Kosen Shoton, Calligraphy “Ishi”, Sotheby’s

Zen Master Muju, Shaseki-shu (Collection of Stone and Sand)

Source: http://www.buddhism.org/collection-of-stone-and-sand/

Note:

Ōbaku-san Manpuku-ji (黄檗山萬福寺, Manpuku Temple on Mt. Ōbaku)

Kosen Shoton (高泉性敦) (1633-1695)

Manpuku-ji Gate “The First Principle”
Manpuku-ji Gate “The First Principle”


Đệ Nhất Đế

Đỗ Đình Đồng dịch

Khi một người bước chân đến đền Obaku ở Kyoto, nhìn thấy trên cổng đền bằng gỗ có chạm mấy chữ Đệ Nhất Đế. Chữ chạm to lớn lạ thường, và những ai thích chữ đẹp đều luôn luôn chiêm ngưỡng như là một kiệt tác. Những chữ này do Kosen vẽ hai trăm năm về trước.

Kosen vẽ trên giấy và người thợ chạm theo đó mà chạm lớn hơn vào gỗ.

Trong lúc Kosen phát họa trên giấy, một chú đệ tử nhỏ can đảm của Kosen đã mài mực cho Kosen đến mấy bình để viết cho đẹp mới thôi, và chú luôn luôn phê bình tác phẩm của thầy chú. Chú nói với Kosen sau lần cố gắng thứ nhất của ông:

– Cái đó không đẹp.

– Cái này thế nào? Kosen hỏi. Chú đáp:

– Tệ. Xấu hơn cái trước.

Kosen kiên nhẫn viết từ tấm này đến tấm khác đến tám mươi bốn tấm. Đệ Nhất Đế chồng chất lên nhau thành đống, vẫn không thấy chú học trò mình đồng ý.

Rồi chú bé bước ra ngoài. Kosen nghĩ:

– Bây giờ là lúc ta tránh được con mắt sắc bén của nó, và Kosen viết nhanh với cái tâm không lo lắng:

– Đệ Nhất Đế.

Chú bé bước vào reo lên:

– Một kiệt tác.

Thiền sư Vô Trú, Góp nhặt cát đá

Nguồn: http://www.daibi.vn/2011/11/gop-nhat-cat-da/

Ghi chú:

Ōbaku-san Manpuku-ji (黄檗山萬福寺) Hoàng Bách Sơn Vạn Phúc Tự – Chùa Vạn Phúc ở núi Hoàng Bách

Kosen Shoton (高泉性敦) (1633-1695) Cao Tuyền Tính Đôn