The Book of Tea — Okakura Kakuzo

Okakura Kakuzō (1862-1913)
Okakura Kakuzō (1862-1913)


The Book of Tea

Okakura Kakuzo

The Cup of Humanity

Tea began as a medicine and grew into a beverage. In China, in the eighth century, it entered the realm of poetry as one of the polite amusements. The fifteenth century saw Japan ennoble it into a religion of aestheticism–Teaism. Teaism is a cult founded on the adoration of the beautiful among the sordid facts of everyday existence. It inculcates purity and harmony, the mystery of mutual charity, the romanticism of the social order. It is essentially a worship of the Imperfect, as it is a tender attempt to accomplish something possible in this impossible thing we know as life.

The Philosophy of Tea is not mere aestheticism in the ordinary acceptance of the term, for it expresses conjointly with ethics and religion our whole point of view about man and nature. It is hygiene, for it enforces cleanliness; it is economics, for it shows comfort in simplicity rather than in the complex and costly; it is moral geometry, inasmuch as it defines our sense of proportion to the universe. It represents the true spirit of Eastern democracy by making all its votaries aristocrats in taste.

The long isolation of Japan from the rest of the world, so conducive to introspection, has been highly favourable to the development of Teaism. Our home and habits, costume and cuisine, porcelain, lacquer, painting–our very literature–all have been subject to its influence. No student of Japanese culture could ever ignore its presence. It has permeated the elegance of noble boudoirs, and entered the abode of the humble. Our peasants have learned to arrange flowers, our meanest labourer to offer his salutation to the rocks and waters. In our common parlance we speak of the man “with no tea” in him, when he is insusceptible to the serio-comic interests of the personal drama. Again we stigmatise the untamed aesthete who, regardless of the mundane tragedy, runs riot in the springtide of emancipated emotions, as one “with too much tea” in him.

The outsider may indeed wonder at this seeming much ado about nothing. What a tempest in a tea-cup! he will say. But when we consider how small after all the cup of human enjoyment is, how soon overflowed with tears, how easily drained to the dregs in our quenchless thirst for infinity, we shall not blame ourselves for making so much of the tea-cup. Mankind has done worse. In the worship of Bacchus, we have sacrificed too freely; and we have even transfigured the gory image of Mars. Why not consecrate ourselves to the queen of the Camelias, and revel in the warm stream of sympathy that flows from her altar? In the liquid amber within the ivory-porcelain, the initiated may touch the sweet reticence of Confucius, the piquancy of Laotse, and the ethereal aroma of Sakyamuni himself.
Those who cannot feel the littleness of great things in themselves are apt to overlook the greatness of little things in others. The average Westerner, in his sleek complacency, will see in the tea ceremony but another instance of the thousand and one oddities which constitute the quaintness and childishness of the East to him. He was wont to regard Japan as barbarous while she indulged in the gentle arts of peace: he calls her civilised since she began to commit wholesale slaughter on Manchurian battlefields. Much comment has been given lately to the Code of the Samurai, –the Art of Death which makes our soldiers exult in self- sacrifice; but scarcely any attention has been drawn to Teaism, which represents so much of our Art of Life. Fain would we remain barbarians, if our claim to civilisation were to be based on the gruesome glory of war. Fain would we await the time when due respect shall be paid to our art and ideals.

When will the West understand, or try to understand, the East? We Asiatics are often appalled by the curious web of facts and fancies which has been woven concerning us. We are pictured as living on the perfume of the lotus, if not on mice and cockroaches. It is either impotent fanaticism or else abject voluptuousness. Indian spirituality has been derided as ignorance, Chinese sobriety as stupidity, Japanese patriotism as the result of fatalism. It has been said that we are less sensible to pain and wounds on account of the callousness of our nervous organisation!

Why not amuse yourselves at our expense? Asia returns the compliment. There would be further food for merriment if you were to know all that we have imagined and written about you. All the glamour of the perspective is there, all the unconscious homage of wonder, all the silent resentment of the new and undefined. You have been loaded with virtues too refined to be envied, and accused of crimes too picturesque to be condemned. Our writers in the past–the wise men who knew–informed us that you had bushy tails somewhere hidden in your garments, and often dined off a fricassee of newborn babes! Nay, we had something worse against you: we used to think you the most impracticable people on the earth, for you were said to preach what you never practiced.

Such misconceptions are fast vanishing amongst us. Commerce has forced the European tongues on many an Eastern port. Asiatic youths are flocking to Western colleges for the equipment of modern education. Our insight does not penetrate your culture deeply, but at least we are willing to learn. Some of my compatriots have adopted too much of your customs and too much of your etiquette, in the delusion that the acquisition of stiff collars and tall silk hats comprised the attainment of your civilisation. Pathetic and deplorable as such affectations are, they evince our willingness to approach the West on our knees. Unfortunately the Western attitude is unfavourable to the understanding of the East. The Christian missionary goes to impart, but not to receive. Your information is based on the meagre translations of our immense literature, if not on the unreliable anecdotes of passing travellers. It is rarely that the chivalrous pen of a Lafcadio Hearn or that of the author of “The Web of Indian Life” enlivens the Oriental darkness with the torch of our own sentiments.

Perhaps I betray my own ignorance of the Tea Cult by being so outspoken. Its very spirit of politeness exacts that you say what you are expected to say, and no more. But I am not to be a polite Teaist. So much harm has been done already by the mutual misunderstanding of the New World and the Old, that one need not apologise for contributing his tithe to the furtherance of a better understanding. The beginning of the twentieth century would have been spared the spectacle of sanguinary warfare if Russia had condescended to know Japan better. What dire consequences to humanity lie in the contemptuous ignoring of Eastern problems! European imperialism, which does not disdain to raise the absurd cry of the Yellow Peril, fails to realise that Asia may also awaken to the cruel sense of the White Disaster. You may laugh at us for having “too much tea,” but may we not suspect that you of the West have “no tea” in your constitution?

Let us stop the continents from hurling epigrams at each other, and be sadder if not wiser by the mutual gain of half a hemisphere. We have developed along different lines, but there is no reason why one should not supplement the other. You have gained expansion at the cost of restlessness; we have created a harmony which is weak against aggression. Will you believe it?–the East is better off in some respects than the West!

Strangely enough humanity has so far met in the tea-cup. It is the only Asiatic ceremonial which commands universal esteem. The white man has scoffed at our religion and our morals, but has accepted the brown beverage without hesitation. The afternoon tea is now an important function in Western society. In the delicate clatter of trays and saucers, in the soft rustle of feminine hospitality, in the common catechism about cream and sugar, we know that the Worship of Tea is established beyond question. The philosophic resignation of the guest to the fate awaiting him in the dubious decoction proclaims that in this single instance the Oriental spirit reigns supreme.

The earliest record of tea in European writing is said to be found in the statement of an Arabian traveller, that after the year 879 the main sources of revenue in Canton were the duties on salt and tea. Marco Polo records the deposition of a Chinese minister of finance in 1285 for his arbitrary augmentation of the tea-taxes. It was at the period of the great discoveries that the European people began to know more about the extreme Orient. At the end of the sixteenth century the Hollanders brought the news that a pleasant drink was made in the East from the leaves of a bush. The travellers Giovanni Batista Ramusio (1559), L. Almeida (1576), Maffeno (1588), Tareira (1610), also mentioned tea. In the last-named year ships of the Dutch East India Company brought the first tea into Europe. It was known in France in 1636, and reached Russia in 1638. England welcomed it in 1650 and spoke of it as “That excellent and by all physicians approved China drink, called by the Chineans Tcha, and by other nations Tay, alias Tee.”

Like all good things of the world, the propaganda of Tea met with opposition. Heretics like Henry Saville (1678) denounced drinking it as a filthy custom. Jonas Hanway (Essay on Tea, 1756) said that men seemed to lose their stature and comeliness, women their beauty through the use of tea. Its cost at the start (about fifteen or sixteen shillings a pound) forbade popular consumption, and made it “regalia for high treatments and entertainments, presents being made thereof to princes and grandees.” Yet in spite of such drawbacks tea-drinking spread with marvellous rapidity. The coffee-houses of London in the early half of the eighteenth century became, in fact, tea-houses, the resort of wits like Addison and Steele, who beguiled themselves over their “dish of tea.” The beverage soon became a necessity of life–a taxable matter. We are reminded in this connection what an important part it plays in modern history. Colonial America resigned herself to oppression until human endurance gave way before the heavy duties laid on Tea. American independence dates from the throwing of tea-chests into Boston harbour.

There is a subtle charm in the taste of tea which makes it irresistible and capable of idealisation. Western humourists were not slow to mingle the fragrance of their thought with its aroma. It has not the arrogance of wine, the self- consciousness of coffee, nor the simpering innocence of cocoa. Already in 1711, says the Spectator: “I would therefore in a particular manner recommend these my speculations to all well-regulated families that set apart an hour every morning for tea, bread and butter; and would earnestly advise them for their good to order this paper to be punctually served up and to be looked upon as a part of the tea-equipage.” Samuel Johnson draws his own portrait as “a hardened and shameless tea drinker, who for twenty years diluted his meals with only the infusion of the fascinating plant; who with tea amused the evening, with tea solaced the midnight, and with tea welcomed the morning.”

Charles Lamb, a professed devotee, sounded the true note of Teaism when he wrote that the greatest pleasure he knew was to do a good action by stealth, and to have it found out by accident. For Teaism is the art of concealing beauty that you may discover it, of suggesting what you dare not reveal. It is the noble secret of laughing at yourself, calmly yet thoroughly, and is thus humour itself,–the smile of philosophy. All genuine humourists may in this sense be called tea-philosophers,–Thackeray, for instance, and of course, Shakespeare. The poets of the Decadence (when was not the world in decadence?), in their protests against materialism, have, to a certain extent, also opened the way to Teaism. Perhaps nowadays it is our demure contemplation of the Imperfect that the West and the East can meet in mutual consolation.

The Taoists relate that at the great beginning of the No-Beginning, Spirit and Matter met in mortal combat. At last the Yellow Emperor, the Sun of Heaven, triumphed over Shuhyung, the demon of darkness and earth. The Titan, in his death agony, struck his head against the solar vault and shivered the blue dome of jade into fragments. The stars lost their nests, the moon wandered aimlessly among the wild chasms of the night. In despair the Yellow Emperor sought far and wide for the repairer of the Heavens. He had not to search in vain. Out of the Eastern sea rose a queen, the divine Niuka, horn-crowned and dragon-tailed, resplendent in her armor of fire. She welded the five-coloured rainbow in her magic cauldron and rebuilt the Chinese sky. But it is told that Niuka forgot to fill two tiny crevices in the blue firmament. Thus began the dualism of love–two souls rolling through space and never at rest until they join together to complete the universe. Everyone has to build anew his sky of hope and peace.

The heaven of modern humanity is indeed shattered in the Cyclopean struggle for wealth and power. The world is groping in the shadow of egotism and vulgarity. Knowledge is bought through a bad conscience, benevolence practiced for the sake of utility. The East and the West, like two dragons tossed in a sea of ferment, in vain strive to regain the jewel of life. We need a Niuka again to repair the grand devastation; we await the great Avatar. Meanwhile, let us have a sip of tea. The afternoon glow is brightening the bamboos, the fountains are bubbling with delight, the soughing of the pines is heard in our kettle. Let us dream of evanscence, and linger in the beautiful foolishness of things.

Source: https://terebess.hu/english/okakura.html

The Book of Tea
The Book of Tea

Sen no Rikyu by Tōhaku Hasegawa
Sen no Rikyu by Tōhaku Hasegawa


Trà Đạo
(Hay Trà Thư tiểu luận)

Okakura Kakuzo
Bảo Sơn dịch

Chén trà nhân loại

Trà nguyên thủy là một thứ thuốc sau biến dần thành một đồ uống. Ở Trung Hoa, vào thế ký thứ tám, trà được coi là một thú tiêu khiển thanh lịch trong giới thì ca. Đến thể kỷ thứ mười lăm, Nhật bản nâng cao giá trị của Trà lên thành một tôn giáo của chủ nghĩa thầm mỹ, tức là Trà Đạo. Trà Đạo là một đạo lập ra đề tôn sùng cái đẹp trong những công việc tầm thường của cuộc sinh hoạt hàng ngày. Nó là nghi thức của đức tinh khiết và sự hòa hợp ; nó làm cho người ta cảm thấy sự huyền bí của lòng hỗ tương nhân ái và ý nghĩa lãng mạn của trật tự xã hội. Bản chất của Trà Đạo là sùng bái sự “Bất Hoàn Toàn”, vì trong cái bất khả năng mà chúng ta đều biết là nhân sinh thế sự này có cái gì có thể làm được thì Trà Đạo luôn luôn cố gắng hoàn thành cho bằng được.

Triết lý của Trà không phải chỉ là một chủ nghĩa thầm mỹ đơn giản theo ý nghĩa thông thường của nó, vì triết lý này, cùng với luận lý và tôn giáo biểu thị tất cả quan niệm của chúng ta về con người và tạo hóa. Nó là khoa vệ sinh, vì nó bắt buộc phải tinh khiết, nó là khoa kinh tế, vì nó chứng tỏ rằng an lạc là do sự giản dị nhiều hơn là do ở sự phức tạp và tổn phí mà ra; nó là một thứ kỷ hà học về tinh thần, vì nó minh định ý niệm về cân xứng của ta đối với vũ trụ. Sau chót, Trà Đạo tiêu biểu cho tinh thần dân chủ thực sự của Á đông, vì nó đã khiến cho tất cả những người tôn sùng Trà Đạo thành những bậc thẩm mỹ quý phái.

Cái thế cô lập từ ngàn xưa của nước Nhật bản đối với toàn thể thế giới, cái thế đã thúc đẩy người ta đến chỗ nội tỉnh nghĩa là tự xét mình, đã giúp cho Trà Đạo phát triển mạnh vô cùng. Nhà cửa, tập quán của chúng tôi, cách phục sức, cách nấu ăn, đồ sơn, đồ sứ, đồ vẽ — ngay chính nên văn học của chúng tôi — tất cả đã chịu ảnh hưởng của Trà Đạo. Người đã nghiên cứu về Văn hóa Nhật bản, không ai là không biết đến Trà Đạo. Nó đã thấm nhuần vào vẻ thanh nhã của những khuê phòng cao quý, cũng như nó đã thâm nhập vào những nơi nhà tranh vách đất nghèo nàn. Nó đã dạy cho nông dân nước chúng tôi biết cách trưng bầy hoa, nó đã dạy cho công nhân thấp kém nhất nước Nhật biết coi trọng những hòn đá, khe nước. Trong lối nói thông thường, ta vẫn gọi những người hờ hững đối với những tấn kịch nửa trang nghiêm nửa hài hước của chính mình, là những kẻ “thiếu hơi trà”. Và ta lại chê trách những nhà thẩm mỹ thô lỗ bất chấp những thảm kịch của thế gian, để mặc cho mình chuồi theo nguồn cảm xúc không kiềm chế, không chừng mực, là những kẻ “quá dư hơi trà “.

Người ngoại cuộc chắc thế nào cũng không khỏi ngạc nhiên về cái lối “kiểu cách bầy vẽ” ra cho nhiều mà chẳng đi tới đâu ấy. Họ sẽ bảo : “Trong một chén Trà sao mà lắm phong ba bão tố đến thế!” Nhưng nếu chúng ta nhận thấy chén vui của nhân gian bẻ nhỏ như thế nào, mau chóng đầy tràn nước mắt như thế nào, và trong cơn khát vọng cái “vô biên vô hạn”, chúng ta dễ dàng uống cạn chén trà như thế nào, thì chắc chắn chúng ta sẽ không tự trách mình đã bày vẽ ra lắm chuyện vì chén trà Nhân loại đã tồi tệ hơn. Thờ “Tửu Thần Bacchus”, chúng ta đã hy sinh quá trớn, chúng ta lại còn biến đổi cả hình dạng đẫm máu của “chiến Thần Mars” nữa. Tại sao ta không tự hiến thân cho “Camelia nữ vương” và đắm mình tiêu khiển trong giòng suối thân ái ấm áp chảy tự trên ban thờ Nữ Vương xuống? Trong chất nước màu hồ phách đựng trong chiếc chén sử màu trắng ngà, những người đã gia nhập Đạo rồi có thể thưởng thức đức trầm mặc hiền từ của
Khổng tử, tính chua chát của Lão tử, và hương thơm cao quý của chính Thích Ca Mâu Ni.

Những người không tự cảm thấy được cái bé nhỏ trong những công việc to tát của chỉnh mình, rất có thể sơ xuất không nhận thấy được cái to tát trong những công việc bé nhỏ của người khác. Bất cứ một người Tây phương trung lưu nào, sống trong cảnh êm đềm tự túc tự mãn, cũng đều không thấy trong nghi thức dùng Trà có gì khác hơn là một trường hợp của ngàn lẻ một những việc kỳ dị đã tạo thành cái tính kỳ cục và trẻ con của Đông Phương. Thấy Nhật bản chỉ ham chuộng những nghệ thuật tao nhã của hòa bình, họ quen coi Nhật bản như một nước dã man: nhưng từ khi Nhật bản bắt tay vào cuộc tàn sát trên chiến trường Mãn châu, thì họ lại gọi Nhật bản là một nước văn minh. Sau lại còn không biết bao nhiêu lời bình luận về Quy luật của “Võ sĩ Đạo”, cái “Nghệ Thuật Chết” của quân nhân Nhật bản, vui vẻ tự hy sinh tính mệnh; nhưng người ta ít chú ý đến Trà Đạo, cái đạo tiêu biểu rất nhiều cho “Nghệ Thuật Sống” của chúng tôi. Nhờ ở cái vinh dự đáng ghê sợ của chiến tranh mà được tiếng là văn minh, như vậy thà chúng tôi cam chịu là dã man còn hơn, thà chúng tôi đợi đến lúc nghệ thuật và lý tưởng của chúng tôi được người ta hiểu biết đến mà đương nhiên tôn kính còn hơn.

Biết đến bao giờ Tây Phương mới chịu hiểu hoặc tìm hiểu Đông Phương ? Chúng tôi vốn rất sợ cái màng lưới kỳ cục thiên hạ đã thêu dệt ra về chúng tôi bằng những sự kiện và những truyện bịa đặt hão huyền. Nếu họ không bảo chúng tôi sống về chuột với dán, thì họ lại tưởng tượng chúng tôi sống về hương sen. Chúng tôi là một giống hoặc cuồng tín, bất lực, hoặc dâm đãng ty tiện. Họ đã cười thuyết duy linh của Ẫn độ dốt nát, đức khiêm nhượng của Trung Hoa là ngu xuẩn, lòng ái quốc của Nhật bản là kết quả của thuyết túc mệnh. Họ còn cho rằng chúng tôi vì thần kinh hệ trì độn nên cảm xúc đau thương.

Tại sao chư vị không đem chúng tôi ra mà làm trò vui? Á đông chúng tôi xin đáp lễ lại. Nếu chư vị biết chúng tôi đã nghĩ những gì, đã viết những gì về chư vị, chắc chư vị còn vui cười hơn nữa. Tất cả cái mị lực của viễn cảnh là ở đó, tất cả lòng cảm phục một cách vô ý thức những cái kỳ ảo, tất cả lòng oán hận một cách thầm lặng những cái mới lạ và vô định là ở đó mà ra. Người ta gán cho chư vị những đức tính quá cao thượng không ai có thể đố kỵ được, và buộc cho chư vị nhiều tội ác quá đẹp không ai có thể trách cứ được. Văn nhân của chúng tôi ngày xưa — những nhà hiền triết, bác học — đã kể cho chúng tôi nghe rằng chư vị có một cái đuôi xù giấu đâu ở trong quần áo, và chư vị thường ăn thịt trẻ sơ sinh! Chúng tôi đối với chư vị còn một điều này tệ hơn nữa là : chúng tôi vẫn thường nghĩ rằng chư vị là giống người kém thực tế nhất trần đời, vì người ta bảo chư vị chỉ thuyết giáo mà không bao giờ thực hành.

Rất may là những điều hiểu lầm như vậy ở bọn chúng tôi đã tiêu tan nhanh chóng. Việc thương mại đã bắt buộc phải dùng những tiếng Âu châu trên các hải cảng Á châu. Thanh niên Á châu đồ sô đến các trường đại học Tây Phương để hấp thụ nền giáo dục cận đại. Tuy chúng tôi chưa thấu hiểu sâu xa nền văn hóa của chư vị, nhưng ít ra chúng tôi cũng có thiện chí muốn học hỏi. Biết bao nhiêu đồng bào của chúng tôi đã theo đòi quá nhiều những tập quán và quá nhiều những lễ nghi của chư vị, họ nhầm tưởng rằng đeo cổ áo cứng và đội mũ lụa cao nòng là thấu hiều ngay được nền văn hóa của chư vị. Thực đáng thương, mà cũng đáng trách cho những kiểu cách ấy, nhưng dẫu sao thì nó cũng chứng tỏ rằng chúng tôi đã hạ mình muốn tiếp cận với nền văn minh của chư vị. Không may thái độ của Tây phương lại thờ ơ đối với sự lý giải của Đông phương. Hội truyền giáo cơ đốc sang nước chúng tôi để cấp phát chứ không phải để lãnh thụ. Sự hiểu biết của chư vị, nếu không căn cứ, vào những giai thoại không đáng tin của những khách lữ hành, thì chỉ căn cứ vào dăm ba bài dịch thuật nghèo nàn của cả một nền văn hiến bao la rộng rãi của chúng tôi. Ít khi mà ngòi bút hào hiệp vô tư của một Lafcadio Hearn hay của một nhà văn như tác giả cuốn “Vận Mệnh Ấn Độ” (The Web of Indian Life) soi sáng vào khoảng âm u của Á đông bằng ngọn đuốc cảm tình của chính chúng tôi.

Nhưng nói thẳng ra như vậy, rất có thể tôi lại tự phô cái dốt của mình ra về Trà Đạo. Chính cái tinh thần văn nhã của Trà Đạo bắt buộc chỉ được nói ra những điều người ta trông chờ muốn nghe ở như mình mà thôi, chứ không được nói gì hơn. Song tôi lại không phải là một tay Trà Đạo văn nhã. Sự hiểu lầm lẫn nhau giữa hai Thế Giới Tân và Cựu đã gây ra biết bao nhiêu sự tổn thương, thiết tưởng khi người ta làm được một việc gì — cho dẫu cỏn con đến đâu đi nữa — mà giúp ích thêm được cho sự thông cảm của đôi bên thì người ta cũng chẳng cần phải biện giải làm gì. Nếu nước Nga chịu hạ cố tìm hiểu nước Nhật hơn thì có lẽ đã tránh được cảnh chiến tranh đẫm máu kinh khủng ở đầu thế kỷ thứ hai mươi. Sự khinh thường không thèm hiểu biết đến những vấn đề Á đông có những kết quả tai bại cho nhân loại không thể nói được! Đế Quốc Chủ nghĩa Âu châu lo sợ hồ đồ la lên mấy tiếng “Họa Da Vàng”, đã quên không nghĩ rằng Á châu cũng có thể thấu hiểu được ý nghĩa thâm hiểm của cái “Họa Da Trắng”. Chư vị có thể cười chúng tôi “dư quá nhiều hơi Trà”, vậy sao chúng tôi lại không thể ngờ rằng trong thể chất của chư vị Tây phương “thiếu hơi trà”?

Chúng ta hãy ngăn các lục địa đừng châm chích nhau nữa, và chúng ta nên vì sự hỗ tương lợi ích của hai bán cầu, nếu không thì thực đáng buồn, mà xử sự khôn ngoan hơn. Chúng ta đã phát triển theo những chiều hướng khác nhau, nhưng không vì lý do gì cái nọ lại không bổ túc cho cái kia. Chư vị đã bành trướng thắng lợi nhờ có sự thiếu ổn cố; còn chúng tôi thì tạo ra một sự điều hòa nhưng không đủ sức chống lại xâm lăng. Chư vị có tin không? — Đông phương có một vài điểm hơn bẳn Tây phương!

Lạ một điều là nhân loại mãi vẫn chưa gặp nhau ở chén trà! Đó là cái nghi thức Á đông duy nhất làm cho toàn thế giới kính mến. Người da trắng đã nhạo báng tôn giáo và luân lý của chúng tôi, nhưng họ đã không rụt rè chấp nhận cái món đồ uống sắc nâu vàng của chúng tôi. Tiệc trà buổi xế trưa, ngày nay đã thành một nghi thức quan trọng trong đời sống xã hội Tây phương. Trong những tiếng khay chén khe khẽ va chạm nhau, trong những tiếng áo quần xột xoạt dịu dàng của các bà các cô khoản đãi khách, trong những lời thăm hỏi ứng đáp thông thường về kem, về đường, chúng tôi biết lòng “Sùng Bái Trà” của người ta đã được chứng minh quá rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa. Đức tính cam chịu một cách rất triết lý của khách về cái số phận nó đương chờ đợi mình ở trong chất nước trà chẳng biết mùi vị ra sao, nói lên cho người ta thấy rõ rắng tinh thần Đông phương đã nghiễm nhiên ngự trị trong lúc đó.

Nghe nói người ta tìm thấy tại Âu Châu bản văn đầu tiên viết về trà, ở trong truyện của một du khách ngưới Á rập kể lại rằng sau năm 879 mấy nguồn lợi chính của Quảng Đông là thuế đánh vào muối và trà. Marco Polo có ghi chép truyện một vị Hộ Bộ đại thần Trung Hoa năm 1285 bị cất chức vì đã chuyên quyền tự ý tăng thuế trà lên. Chính ở vào thời đại đại phát hiện, Âu tây bắt đầu hiểu biết thêm về Á đông. Vào cuối thế kỷ thứ mười sáu, người Hòa Lan truyền đi cái tin ở Đông phương có một món làm bằng một thứ lá cây uống rất ngon. Cả nhà du lịch Giovanni Batista Ramusio (1559), L. Almeida (1576), Maffeno (1528), Tareira (1610), cũng nói đến trà. Trong năm cuối cùng kể trên, thương thuyền của Hòa lan Đông Ấn độ Công ty đem những lá trà đầu tiên về Âu châu. Trà được nước Pháp biết đến năm 1636, và lọt vào nước Nga năm 1638. Năm 1650, nước Anh hoan nghênh trà và khi nói đến trà thì ca ngợi coi là “một món đồ uống ngon tuyệt, tất cả các y sĩ đều tán thành món đồ uống Trung hoa, mà người Trung hoa gọi là trà, các nước khác thì gọi là tê (thé) hay ti (tea)”.

Cũng như tất cả những cái gì tốt đẹp ở trên đời, việc cổ xúy trà không tránh khỏi gặp sự phản đối. Những vị giáo đồ như Henry Saville (1678) tố cáo việc uống trà là một tập quán thô tục. Jonas Hanway (trong cuốn Trà Luận, 1756) cho rằng thói uống trà làm cho đàn ông thì mất hết tài cán và phong độ, còn đàn bà thì mất hết sắc đẹp. Thoạt kỳ thủy, giá trà rất mắc (khoảng mười lăm, mười sáu siu-linh một poong) khiến cho trà không thể thành một món thông dụng mà chỉ là “một món cao sang thượng đẳng dùng đề khoản đãi trong những bữa tiệc long trọng, tặng phẩm dành riêng cho hoàng gia quý phái”.
Tuy gặp những cản trở như vậy, tập quán uống trà bành trướng mau lẹ không thể tưởng tượng được, trong nửa đầu thế kỷ thứ mười tám, những quán cà phê ở London, trên thực tế, đã biến thành những phòng trà, nơi hẹn hò của những bậc anh tài như Addison và Steele, tiêu khiển bên những “món trà”. Chẳng bao lâu, trà trở thành một món cần thiết cho cuộc sinh hoạt — một món có thể đánh thuế được. Nhân dịp, chúng tôi cũng xin nhắc qua về vụ Trà đã dự một phần hết sức quan trọng trong lịch sử hiện đại. Thuộc địa Mỹ cam chịu áp chế cho đến khi sức nhẫn nhục của con người phải nồi dậy trước những khoản thuế quá nặng đánh vào Trà. Nền độc lập của Mỹ bắt đầu từ ngày người ta quẳng những thùng trà xuống hải cảng Boston.

Hương vị Trà có sức quyến rũ làm cho người ta say mê không thể chống đối lại và đặc biệt là có thể lý tưởng hóa được. Vì thế cho nên những nhà văn u mặc hoạt kê Tây phương đã không chậm trễ đem pha trộn ngay cái hương khí của tư tưởng họ với hương vị của trà.

Trà không có cái tinh chất tự tôn xằng như của rượu, tự ý thức như của cà phê, hay ngây thơ khờ khạo như của ca cao. Ngay năm 1711, tờ Bàng Quang Nhật Báo (The Spectator) đã nói: “… Vì vậy cho nên tôi muốn đặc biệt trình bầy và tiến dẫn những điều suy luận này của tôi với tất cả những gia đình mà công việc nội trợ khéo điều hòa, biết dành ra, một buổi sáng, một tiếng đồng hồ đễ dùng trà, bánh và bơ; và tha thiết khuyên họ hãy vì sự lợi ích của bản thân, đòi hỏi cho bằng được tờ nhật báo này gởi đến thật đúng giờ và coi nó như một bộ phận của bộ đồ trà”. Samuel Johnson tự tả chân dung mình là “một tay uống trà ngoan cố và vô sỉ, trong hai mươi năm trời chỉ chan thức ăn với nước của thứ lá mê ly tuyệt vời ấy; một tay lấy trà để tiêu khiển chiều hôm, lấy trà để giải muộn đêm khuya, và lấy trà để đón mừng buổi sáng”.

Charles Lamb, một tín đồ công nhiên của
Trà Đạo, đã định đúng nghĩa hai chữ Trà Đạo khi viết rằng cái cảm khoái nhất đời ông là lén làm một điều thiện rồi ngẫu nhiên bị lộ. Vì Trà Đạo là nghệ thuật che giấu cái đẹp mà người ta có thế khám phá ra được, và gợi ra những điều mà tự mình không dám tiết lộ. Nó là cái phép ảo diệu cao quý tự cười mình, tuy bình tĩnh nhưng rất đáo để, và cũng vì thế mà nó chính là “u mặc”
— cái cười của triết học. Tất cả những u mặc gia chân chính theo ý nghĩa đó có thể gọi là “trà triết gia”, — chẳng hạn như Thackeray, và đương nhiên, Shakespeare. Những thi sĩ của
Thời kỳ Đồi Phế (The Decadence) — lúc nào.
mà thế giới này chẳng đồi phế? — trong những kháng nghị chống vật chất chủ nghĩa, cũng đã mở đường khai lối cho Trà Đạo đến một trình độ nào. Rất có thể ngày nay, nhờ có suy nghĩ chín chăn về sự Bất Hoàn Toàn (The Imperfect) mà Đông và Tây có thể gặp nhau trong một niềm an ủi lẫn nhau.

Các tín đồ Đạo Giáo thuật lại rằng ngay từ lúc sơ kỳ của “Vô Thuỷ” (No-Beginning), Tâm và Vật (Spirit and Matter) đã gặp nhau trong một trận tử chiến. Mãi sau Hoàng đế, Thiên Thượng Thái Dương, mới chiến thắng được Chúc Dung, thổ địa và hắc ám tà thần. Tà thần, trong lúc hấp hối, đập đầu vào Thiên Khung Lung làm cho vòm ngọc bích tan ra từng mảnh. Các vì sao thì mất ổ, trăng thì lang thang vô định trong những hang sâu vực thẳm hoang lương của đêm tối. Tuyệt vọng, Hoàng Đế cho đi khắp bốn phương tìm người tu sửa Thiên Cung. Ngài không đến nỗi mất công vô ích, ở ngoài Đông Hải nổi lên một vị Nữ Hoàng, tức là Thần Nữ Oa, đầu sừng, đuôi rồng, mình mang hoa giáp chói lọi. Bà đem hàn năm sắc của cầu vồng trong chiếc nồi thần của bà và kiến tạo lại vòm trời Trung Hoa. Nhưng người ta cũng kể lại rằng Nữ Oa đã bỏ quên không bịt hai kẽ nứt nhỏ của vòm trời xanh: Do đó phát minh ra nhị nguyên tính của tình ái — một đôi linh hồn cứ lăn tròn trong không gian không lúc nào ngừng cho mãi đến khi cả đôi hợp lại với nhau để hoàn thành Vũ trụ. Mồi người đều phải tái thiết lại bầu trời hy vọng và hòa bình của mình.

Bầu trời của nhân loại ngày nay thực ra đã bị tan tác trong trận Đại tranh đấu dành lấy tài phú và quyền lực. Thế giới đương lần mò đi trong bóng tối của tư lợi và ô trọc. Người ta dùng ác tâm để mua trí thức, người ta làm điều thiện chỉ cốt để trục lợi riêng. Đông phương và Tây phương chẳng khác gì hai con rồng lồng lộn trong một biển cuồng loạn, tranh đấu một cách vô hiệu để dành giựt nhau viên bảo ngọc của nhân sinh.
Chúng ta cần một người như Nữ Oa để chỉnh lý lại sự tàn phá, chúng ta mong Đại Thiên Thần hạ giới. Trong khi ấy, chúng ta hãy cùng nhau nhắp một chén trà. Ánh sáng xế trưa đương chiếu vào bụi trúc, dòng suối đương róc rách vui tai, và tiếng ngàn thông đương rì rào trong ấm trà của chúng ta. Hãy thả hồn mơ vào chỗ vô thường và lưu liên, tha thần trong cái vẻ cuồng dại mỹ miều của sự vật.

Nguồn: https://antuc-noiphet.blogspot.com/2022/06/tra-dao-okakura-kakuzo-bao-son-dich.html?m=1

Trà Đạo
Trà Đạo

In Praise of Shadows — Junichiro Tanizaki

Japanese Room
Japanese Room
(From In Praise of Shadows)

Junichiro Tanizaki

A Japanese room might be likened to an inkwash painting, the paper-paneled shoji being the expanse where the ink is thinnest, and the alcove where it is the darkest. Whenever I see the alcove of a tastefully built Japanese room, I marvel at our comprehension of the secrets of shadows, our sensitive use of shadow and light. For the beauty of the alcove is not the work of some clever device. An empty space is marked off with plain wood and plain walls, so that the light drawn into its forms dim shadows within emptiness. There is nothing more. And yet, when we gaze into the darkness that gathers behind the crossbeam, around the flower vase, beneath the shelves, though we know perfectly well it is mere shadow, we are overcome with the feeling that in this small corner of the atmosphere there reigns complete and utter silence; that here in the darkness immutable tranquility holds sway. The “mysterious Orient” of which Westerners speak probably refers to the uncanny silence of these dark places. And even we as children would feel an inexpressible chill as we peered into the depths of an alcove to which the sunlight had never penetrated. Where lies the key to this mystery? Ultimately it is the magic of shadows. Were the shadows to be banished from its corners, the alcove would in that instant revert to mere void.

This was the genius of our ancestors, that by cutting off the light from this empty space they imparted to the world of shadows that formed there a quality of mystery and depth superior to that of any wall painting or ornament. The technique seems simple, but was by no means so simply achieved. We can imagine with little difficulty what extraordinary pains were taken with each invisible detail—the placement of the window in the shelving recess, the depth of the crossbeam, the height of the threshold. But for me the most exquisite touch is the pale white glow of the shoji in the sturdy bay; I need only pause before it and I forget the passage of time.

The study bay, as the name suggests, was originally a projecting window built to provide a place for reading. Over the years it came to be regarded as no more than a source of light for the alcove; but most often it serves not so much to illuminate the alcove as to soften the sidelong rays from without, to filter them through paper panels. There is a cold and desolate tinge to the light by the time it reaches these panels. The little sunlight from the garden that manages to make its way beneath the eaves and through the corridors has by then lost its power to illuminate, seems drained of the complexion of life. It can do no more than accentuate the whiteness of the paper. I sometimes linger before these panels and study the surface of the paper, bright, but giving no impression of brilliance.

In temple architecture the main room stands at a considerable distance from the garden; so dilute is the light there that no matter what the season, on fair days or cloudy, morning, midday, or evening, the pale, white glow scarcely varies. And the shadows at the interstices of the ribs seem strangely immobile, as if dust collected in the corners had become a part of the paper itself. I blink in uncertainty at this dreamlike luminescence, feeling as though some misty film were blunting my vision. The light from the pale white paper, powerless to dispel the heavy darkness of the alcove, is instead repelled by the darkness, creating a world of confusion where dark and light are indistinguishable. Have not you yourselves sensed a difference in the light that suffuses such a room, a rare tranquility not found in ordinary light? Have you never felt a sort of fear in the face of the ageless, a fear that in that room you might lose all consciousness of the passage of time, that untold years might pass and upon emerging you should find you had grown old and gray?

Source: http://pdf-objects.com/files/In-Praise-of-Shadows-Junichiro-Tanizaki.pdf

Japanese Study Bay
Japanese Study Bay


Phòng khách kiểu Nhật
(Trích Ca Ngợi Bóng Âm)

Junichiro Tanizaki
Hà Vũ Trọng dịch

Một căn phòng khách (zashiki) kiểu Nhật có thể ví như một bức tranh thuỷ mặc, cửa giấy kéo (shoji) là chỗ mực nhạt nhất, còn gian bích khám (tokonoma) là chỗ mực đậm nhất. Mỗi lần nhìn thấy cái bích khám rất trang nhã trong căn phòng Nhật, tôi cảm phục cách người Nhật thấu hiểu được sự bí ẩn của bóng âm và cách họ sử dụng bóng âm và ánh sáng một cách nhạy cảm. Vì vẻ đẹp của bích khám không phải là công việc của thiết bị thông minh nào đó. Một không gian trống và lõm được bao lại bằng gỗ thô và vách tường mộc mạc để cho ánh sáng hút vào tạo nên những cái bóng mờ mờ bên trong khoảng không. Không còn gì nữa. Thế nhưng, khi nhìn vào bóng tối trầm tụ sau xà ngang, quanh bình hoa, dưới cái giá, dù chúng ta biết rõ đấy chỉ là những cái bóng, nhưng cảm giác khuất phục trong cái góc nhỏ này một bầu không khí ngự trị, một sự trầm mặc hoàn toàn; ở đây trong cái bóng tối là sự tĩnh tại bất biến đang thống trị. “Phương Đông huyền bí” là cách gọi của người phương Tây có lẽ để ám chỉ sự tịch mịch của những nơi u tối này. Và ngay cả chúng ta thuở bé cũng từng cảm thấy ớn lạnh khó tả khi nhìn vào những chiều sâu của cái khám mà ánh mặt trời chẳng bao giờ rọi tới. Chìa khoá của sự huyền bí này nằm ở đâu? Rút cuộc đó chính là phép thuật của bóng âm. Nếu như những bóng âm này bị xua ra khỏi mọi ngóc ngách thì gian bích khám này lập tức trở lại thành khoảng trống đơn thuần.

Thiên tài của tổ tiên chúng ta ở chỗ, qua việc cắt đứt ánh sáng ra khỏi cái không gian trống này họ đã truyền đó vào một thế giới của những bóng âm mang phong vị bí ẩn và chiều sâu vượt trội so với bất kì bức tranh tường hoặc sự trang trí nào. Đây có vẻ là một kĩ xảo giản dị nhưng không dễ dàng đạt tới. Chúng ta không khó hình dung ra những lao tâm khổ tứ với từng chi tiết vô hình, như việc lắp đặt song cửa trong hốc khám, chiều sâu của rầm ngang, độ cao của ngưỡng. Tuy nhiên đối với tôi, vẻ tinh tế nhất lại là vầng sáng trắng nhạt của bình phong giấy ở gian thư hiên (shoin) mà tôi chỉ việc dừng lại trước nó và rồi quên đi dòng thời gian trôi qua.

Thư hiên, như tên gọi, nguyên là một song cửa được xây nhô ra dành làm chỗ đọc sách. Tuy qua nhiều năm nó được coi là nguồn sáng dành cho gian bích khám, nhưng nó cũng lại thường xuyên giúp làm dịu và lọc những tia nắng chiếu xiên từ bên ngoài qua lớp bình phong giấy hơn là để thắp sáng bích khám. Ánh sáng khi chạm tới những tấm bình phong này thì đượm vẻ lạnh lẽo và hoang vắng. Một chút nắng từ ngoài vườn tìm cách len vào dưới mái hiên và xuyên qua hành lang nhưng rồi mất đi độ sáng và gần như kiệt quệ sức sống và chỉ làm nổi thêm màu trắng bệch của giấy. Đôi khi tôi nấn ná trước những bình phong này để ý xem bề mặt của giấy và có ấn tượng nó sáng chứ không chói.

Trong kiến trúc chùa, gian đại sảnh cách khu vườn một khoảng cách đáng kể; ánh sáng ở đó thật mờ nhạt bất kể mùa nào, vào ngày đẹp trời hay u ám, sáng, trưa, hay chiều tối, thứ ánh sáng mờ nhạt ấy hầu như không thay đổi. Và bóng râm trên những gờ bình phong có vẻ bất động kì lạ, như thể bụi bậm ở các góc đã trở thành một phần của giấy. Tôi chớp mắt mà không dám chắc ánh phát quang như mộng huyễn này, cảm thấy như một lớp sương bạc làm mờ thị giác. Ánh sáng từ giấy trắng mờ không đủ sức xua tan bóng tối dày của gian bích khám, thay vào đó lại bị bóng tối đẩy lùi, tạo nên một thế giới mông lung, nơi mà sáng tối không thể phân biệt được. Bạn có cảm nhận được sự khác biệt của thứ ánh sáng khuếch tán trong gian phòng ấy một sự thanh tịnh hiếm hoi không thể tìm thấy trong thứ ánh sáng bình thường không? Bạn đã có bao giờ cảm giác giống như sợ hãi khi đối mặt với sự vĩnh cửu, nỗi sợ rằng trong căn phòng đó bạn có thể mất hết ý thức về dòng thời gian trôi qua, những năm tháng không kể xiết trôi qua, để rồi khi bước ra ngoài bạn thấy mình đã già nua tóc bạc?

Nguyên tác: 陰翳礼讃 (In’ei reisan/Âm ế lễ tán), tuỳ bút, 1933-4. Tác giả: Jun’ichiro Tanizaki 潤一郎 谷崎 (1886-1965).

Nguồn: https://havutrongarchives.blogspot.com/2021/02/ca-ngoi-bong-am-tuy-but-mi-hoc-ve-van.html?m=1

In Praise of Shadows

The Inner Bamboo — Su Shi

Wen Tong, Hanging scroll, ink on silk, National Palace Museum, Taipei
Wen Tong, Hanging scroll, ink on silk, National Palace Museum, Taipei

The Inner Bamboo
Su Shi
(Translation into English by Lin Yutang?)

When a young bamboo sprouts, it is only an inch long, but the joints and leaves are already latent in it. All nature grows this way, whether it be cicadas and snakes, or bamboos that shoot up a hundred feet high. Nowadays the artists construct a bamboo, joint by joint and leaf by leaf. Where is the bamboo? Therefore in painting bamboos, one must have bamboo formed in one’s breast. At the time of painting, one concentrates and sees what one wants to paint. Immediately one follows the idea, handles one’s brush to pursue the image just seen, like a hawk swooping down on a rabbit. With a moment’s hesitation, it would be lost. This is what the artist Yuke taught me. I understood what he meant, but could not carry it out. That is because my hand refused to obey me, through lack of practice. There are things with which you are vaguely familiar; you seem to know it, but when you want to paint it, you are at a loss. This is true not only of painting bamboo. My brother Zeyou cannot paint; he merely understands the idea. I understand not only the idea, but also have learned the technique.

I have been of the opinion that men, animals, houses, and furniture have a constant form. On the other hand, mountains and rocks, bamboos and trees, ripples, mists, and clouds have no constant form, but have a constant inner nature. Anybody can detect inaccuracies in form, but even art specialists are often unaware of errors in the inner nature of things. Therefore some artists find it easier to deceive the public and make a name for themselves by painting objects without constant forms. However, when a mistake is made with regard to form, the mistake is confined to that particular object, but when a mistake is made in the inner nature of things, the whole is spoiled. There are plenty of craftsmen who can copy all the details of form, but the inner nature can be understood only by the highest spirits. Yuke’s paintings of bamboos, rocks, and dried-up trees may be said to have truly seized their inner nature. He understands how these things live and die, how they twist and turn, are blocked and compressed, and how they prosper and thrive in freedom. The roots, stalks, joints, and leaves go through infinite variations, never alike, and yet always appropriate; they are true to nature and satisfying to the human spirit. These are records of the inspirations of a great soul.

Note:
Su Shi (traditional Chinese: 蘇軾; simplified Chinese: 苏轼; 1037–1101), courtesy name Zizhan (Chinese: 子瞻), art name Dongpo (Chinese: 東坡)

Wen Tong (文同, 1018-1079), courtesy name Yuke (與可)

Hanging scroll, ink on silk, 131.6 x 105.4 cm, National Palace Museum, Taipei

Source: https://www.laphamsquarterly.org/arts-letters/inner-bamboo


Trúc mọc trong lòng
Tô Đông Pha [1]

Nguyễn Đình Đăng dịch từ Lin Yutang, The Chinese Theory of Art, có tham khảo bản gốc Trung văn của Tô Đông Pha (苏轼 文与可画筼筜谷偃竹记: Tô Thức – Truyện Văn Dự Khả vẽ trúc cong ở Vân Dương Cốc).

Khi măng trúc nhú lên, nó chỉ dài một thốn [2], nhưng trong nó đã tiềm ẩn các đốt và lá. Toàn bộ thiên nhiên trưởng thành như vậy, cho dù đó là những con ve hay con rắn, hay những cây tre cao vọt tới mười tầm [3]. Ngày nay các hoạ sỹ dựng hình cây trúc từng đốt một, vẽ từng chiếc lá. Trúc ở đâu? Vì thế, khi vẽ trúc phải có trúc mọc trong lòng đã [4]; lúc vẽ, tập trung để nhìn thấy cái mình muốn vẽ. Ngay lập tức dõi theo ý tưởng, cầm lấy bút để vẽ theo hình tượng vừa nhìn thấy, như con chim ưng lao xuống con thỏ. Chần chừ một chút là mất. Đó là điều Dự Khả [5] đã dạy ta. Ta hiểu ý ông, nhưng không sao làm theo được. Đó là bởi tay không làm được như ý muốn do thiếu luyện tập. Có những thứ mang máng quen, tưởng biết rồi, nhưng khi muốn vẽ thì không nổi. Điều này đúng không riêng gì với trúc. Em trai ta, Tô Triệt (蘇轍) không biết vẽ; cậu ấy chỉ hiểu ý tưởng. Ta không chỉ hiểu ý tưởng mà còn học được cả kỹ thuật nữa.

Khi Dự Khả bắt đầu vẽ trúc, ông không hề tỏ ra tự phụ, nhưng rồi người khắp nơi mang lụa kéo đến bu trước cửa nhà ông xin tranh. Dự Khả rất khó chịu, vứt lụa xuống đất, giận dữ nói: “Ta sẽ cắt hết lụa ra làm tất chân.” Khi Dự Khả trở về Dương Châu (nay là Dương Huyền ở Thiểm Tây) còn ta ở Tô Châu, ông viết thư cho ta: “Dạo này tôi có nói với các học giả rằng trường phái vẽ trúc của tôi đã chuyển về Tô Châu rồi, và các sưu tập gia phải về đó mà tìm. Bây giờ tôi chắc tất cả nguyên liệu làm tất chân sẽ đổ về nhà ông.” Ông viết thêm hai dòng tái bút rằng ông muốn vẽ một cây trúc cao vạn thước trên một tấm lụa Nga Khê (鹅溪). Ta nói với ông rằng để vẽ cây trúc như thế thì phải cần hai trăm năm mươi thất lụa [6], và ta biết ông đã chán vẽ rồi mà chỉ muốn lấy lụa thôi. Dự Khả không đáp lại được mà chỉ nói rằng ta nói vớ vẩn và dù sao thì cũng chẳng có trúc nào cao vạn thước cả. Ta trả lời ông bằng hai dòng từ một bài thơ:

“Thế gian diệc hữu thiên tầm trúc,
Nguyệt lạc đình không ảnh hứa trường.”

(世间亦有千寻竹,
月落庭空影許長)

(Tạm dịch:
“Thế gian có trúc cao vạn thước:
Trăng rọi trên sân đổ bóng dài.”)

(Nghĩa là: “Có trúc cao vạn thước nếu nhìn vào bóng nó dưới ánh trăng in trên mặt đất.”)

Dự Khả cười và nói: “Họ Tô bao giờ cãi cũng giỏi, nhưng nếu có hai trăm năm mươi thước lụa, tôi sẽ mua một trang trại ở quê để dưỡng già.” Ông tặng ta bức tranh này vẽ trúc ở Vân Dương Cốc (篔簹谷) và nói với ta rằng chúng chỉ cao vài thước, nhưng trông như cả vạn thước…

Dự Khả qua đời ngày 20 tháng Giêng năm 1079. Mùng 7 tháng Bảy năm đó ta mang bộ sưu tập tranh của mình ở Hồ Châu (湖州) ra phơi. Bỗng dưng thấy lại bức tranh này, ta bật khóc.

Dịch xong ngày Chủ Nhật 1. 12. 2019.
__________
Chú giải của người dịch:
[1] Tô Thức (蘇軾), bút danh Đông Pha (東坡) (1036 – 1101) – hoạ sỹ, văn sỹ, thi sỹ và chính trị gia đời Tống, được coi là một trong những nhân vật hoàn hảo nhất trong văn học cổ điển Trung Quốc.
[2] 1 thốn (寸) bằng 33.33 mm.
[3] 1 tầm (尋) bằng 8 xích (尺), hay 8 thước Trung Quốc. Một thước bằng 10 thốn, tức 33.33 cm. Như vậy 10 tầm bằng 80 thước, tức 26.7 m.
[4] Câu “Trúc mọc trong lòng” (胸有成竹: hung hữu thành trúc) nay đã trở thành một thành ngữ, có nghĩa phải làm chủ hoàn toàn một tình huống, hay có kế hoạch sẵn trong đầu để đối mặt với khủng hoảng.
[5] Văn Đồng (文同), bút danh Dự Khả (與可) (1019 – 1079) – hoạ sỹ Bắc Tống, nổi danh vì vẽ trúc, một trong những điển hình của văn nhân họa (文人画) hay sỹ nhân hoạ (士人画), tức hội hoạ của các học giả, lý tưởng hóa tính tự phát và vẽ không cần tiền thù lao. Văn Dự Khả và Tô Đông Pha là hai anh em họ bên ngoại.
[6] 1 thất (匹) bằng 4 trượng 丈, tức 40 thước (13.3 m).

Dự Khả, Mặc trúc (Trúc vẽ bằng mực) (t.k. XI), mực nho trên lụa, 131.6 x 105.4 cm. Bảo tàng Cố Cung Đài Loan.

____________
© Nguyễn Đình Đăng, 2019 – Người dịch giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt. Bạn đọc có thể lưu giữ bản dịch này để sử dụng cho cá nhân mình và chia sẻ nguyên văn và miễn phí trên internet. Mọi hình thức sử dụng khác như in ấn, sao chép, hiệu đính lại bản dịch này, dù là một phần hay toàn bộ, để phát hành trong các ấn phẩm như sách, báo chí, luận văn, hay nhằm mục đích thương mại (kể cả tại các trang blog, thư viện điện tử trên internet mà để đọc được hay tải xuống người đọc phải trả tiền để mở tài khoản) v.v. đều vi phạm bản quyền nếu không nhận được sự đồng ý bằng văn bản của người dịch.

Nguồn: https://m.facebook.com/nt/screen/?params=%7B%22note_id%22%3A3668107976546249%7D&path=%2Fnotes%2Fnote%2F&_rdr

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=3180960495496162&id=100007467282612&m_entstream_source=timeline