
The Kizaemon Tea-bowl (excerpt)
Soetsu Yanagi
… For a long time I wished to see this Kizaemon bowl. I had expected to see that “essence of Tea”, the seeing eye of Tea masters, and to test my own perception; for it is the embodiment in miniature of beauty, of the love of beauty, of the philosophy of beauty, and of the relationship of beauty and life. It was within box after box, five deep, buried in wool and wrapped in purple silk.
When I saw it, my heart fell. A good Tea-bowl, yes, but how ordinary! So simple, no more ordinary thing could be imagined. There is not a trace of ornament, not a trace of calculation. It is just a Korean food bowl, a bowl. Moreover, that a poor man would use everyday – commonest crockery.
A typical thing for his use; costing next to nothing; made by a poor man; an article without the flavour of personality; used carelessly by its owner; bought without pride; something anyone could have bought anywhere and everywhere. That’s the nature of this bowl. The clay had been dug from the hill at the back of the house; the glaze was made with the ash from the hearth; the potter’s wheel had been irregular. The shape revealed no particular thought: it was one of many. The work had been fast; the turning was rough, done with dirty hands; the throwing slipshod; the glaze had run over the foot. The throwing room had been dark. The thrower could not read. The kiln was a wrenched affair; the firing careless. Sand had stuck to the pot, but nobody minded; no one invested the thing with any dreams. It is enough to make one give up working as a potter.
…
But that is how it should be. The plain and unagitated, the uncalculated, the harmless, the straightforward, the natural, the innocent, the humble, the modest: where does beauty lie if not in these qualities? The meek, the austere, the un-ornate – they are the natural characteristics that gain man’s affection and respect.
–
From The Unknown Craftsmen
Source: http://www.morningearthkorea.org/the-kizaemon-ido/
—
Bát trà Kizaemon
Soetsu Yanagi
Võ Tấn Phát dịch
… Đã từ lâu tôi mơ ước được dịp nhìn thấy cái bát Kizaemon này. Tôi mong đợi được thấy cái “bản chất của Trà” đó, con mắt thấu triệt của các bậc Trà sư, và để kiểm tra nhận thức của chính tôi; bởi vì nó là hiện thân thu nhỏ của cái đẹp, của tình yêu cái đẹp, của triết lý về cái đẹp, của quan hệ giữa cái đẹp và đời sống. Cái bát được cất trong nhiều hộp, năm cái tất cả, giữa những đống len và bọc trong lụa tím.
Vừa thấy nó, tôi đã yêu thích rồi. Một cái bát trà đẹp, đúng thế, nhưng quá đỗi bình thường! Đơn giản đến mức không thể tưởng tượng ra thứ gì bình thường hơn. Không một nét trang trí, không một chút tính toán. Nó chỉ là một cái bát cơm, một cái bát Hàn Quốc. Hơn nữa, là vật dụng hàng ngày của người nghèo – thứ đồ sành sứ thông thường nhất.
Một vật dụng thường ngày; giá cả gần như cho không; do người cùng đinh làm ra; một món đồ không chút cá tính nào; người chủ dùng chiếc bát một cách vô tâm; mua bát cũng không mừng vui gì; cái món người ta có thể mua ở khắp nơi chỗ nào cũng có. Bản chất của cái bát này là vậy. Đất sét đào lên từ ngọn đồi sau nhà; men gốm làm từ tro trong lò sưởi; bàn xoay thợ gốm không đều. Hình dáng không cho thấy suy tư gì cả: đây chỉ là một trong nhiều cái bát khác. Công việc diễn ra nhanh chóng; cú xoay rất thô, bằng đôi tay bẩn; nắn gốm cẩu thả; men chảy xuống chân cái bát. Phòng làm gốm thì tối. Người thợ gốm không biết chữ. Lò nung là chỗ cực hình; việc nung gốm rất vô tâm. Cát dính vào món đồ; nhưng chẳng ai tận tâm; không ai để ý làm món đồ với mơ ước gì. Nó có thể làm người thợ muốn bỏ luôn nghề làm gốm.
…
Nhưng nó phải như vậy. Mộc mạc và không nghi ngại, không tính toán, vô hại, thẳng thắng, tự nhiên, hồn nhiên, nhỏ nhoi, khiêm tốn: cái đẹp ở đâu nếu không phải trong những phẩm chất này? Nhẫn nhục, khắc khổ, không tô điểm – đấy là những phẩm chất tự nhiên được người đời quý trọng.
—
Kizaemon – 喜左衛門 – Hỉ Tả Vệ Môn