Light but sound — John Banville

Milan Kundera (1 April 1929 – 11 July 2023)
Milan Kundera (1 April 1929 – 11 July 2023)


Light but sound

John Banville

Returning after 20 years to what is acknowledged as a modern classic, I was struck by how little I remembered. As I began re-reading The Unbearable Lightness of Being, Milan Kundera’s novel of love and politics in communist-run Czechoslovakia between 1968 and the early 1980s, I realised that, true to its title, the book had floated out of my mind like a hot-air balloon come adrift from its tethers. I managed to retrieve a few fragments – the naked woman in the bowler hat whom we all remember, the death of a pet dog, a lavatory seat compared to a white water lily rising out of the bathroom floor, and the fact that Nietzsche’s name appears in the first line on the first page – but of the characters I retained nothing at all, not even their names.

Why had so little remained for me? Is it the result of failing memory, or is there indeed an essential weightlessness to the book? The Unbearable Lightness of Being had a remarkable success when it was published in English in 1984 (this autumn will see an anniversary edition from Faber). Here was an avowedly “postmodern” novel in which the author withheld so many of the things we expect from a work of fiction, such as rounded characters – “It would be senseless for the author to try to convince the reader that his characters once actually lived” – a tangible milieu, a well-paced plot, and in which there are extended passages of straightforward philosophical and political speculation, yet it became a worldwide bestseller, loved by the critics and the public alike.

As in the case of all immediate and great artistic successes, Kundera’s book must have spoken directly to the contemporary ear. By 1984 Orwell’s dystopian vision of a world ruled by totalitarian ideologies was seen to have been frighteningly prescient, particularly from the perspective of the eastern bloc countries. The cold war was at one of the hottest stages it had ever reached, with Reagan in the White House and Andropov in the Kremlin. Yet even in those bleak years, those with hearing sufficiently sharp could detect the first faint creakings of the ice-cap as it began to shift. Kundera was one of the keenest listeners to the break-up of the international order.

When The Unbearable Lightness was published, its author had been living for many years in France, and the book evinces more the influence of Rousseau and Stendhal than of Kafka or the Capeks. Kundera is a man of the Enlightenment, and is not loath to champion reason over emotion, pointing out, as he has frequently done in his essays as well as his fiction, that many of the worst disasters mankind has suffered were spawned by those who attended most passionately to the dictates of the heart.

Kundera has a deep fascination with and horror of kitsch, a concept he returns to again and again throughout his work. In The Unbearable Lightness he writes of one of the characters, the Czech painter Sabina who lives now in America, being taken for a drive by a US senator who stops to allow his young children to play on the grass in the sunshine. For him, the senator declares, the sight of the gambolling youngsters is the very definition of happiness, at which there flashes through Sabina’s mind an image of the senator on a reviewing stand in Prague smiling benignly down on the May Day parade.

“How did the senator know that children meant happiness? Could he see into their souls? What if the moment they were out of sight, three of them jumped the fourth and began beating him up?

“The senator had only one argument in his favour: his feeling. When the heart speaks, the mind finds it indecent to object. In the realm of kitsch, the dictatorship of the heart reigns supreme.”

These speculations lead Kundera to an essential formulation: “The brotherhood of man on earth will be possible only on a basis of kitsch.”

Sabina is one of the quartet of main characters who perform the intricate set of variations that make up what there is of action in the book. The others are Tomas, a skilled surgeon who falls foul of the Czech regime and ends up as a window-washer; his wife Tereza, a barmaid who takes rolls of photographs of events in the streets of Prague during the 1968 Russian invasion, only to realise later that she has unwittingly served the secret police by supplying them with photographic identification of dissidents; and the lecturer Franz, who takes part in a radical-chic protest against the Khmer Rouge and dies at the hands of Bangkok muggers.

The hero of the book, if it has one, is Tomas. Like all Kundera’s men, he is a slightly creepy character, cerebral to the point of bloodlessness yet an enthusiastic and even, in the later stages of the book, a maniacally dedicated womaniser – Tereza realises he is betraying her when she identifies the odd odour she has been detecting on his hair in bed every night as the smell of his many mistresses’ groins.

One day it occurs to Tomas that those old communists who acknowledge there will be no socialist heaven on Earth, but defend their former actions by insisting they did genuinely believe such an apotheosis to be possible, should by rights follow the example of Oedipus, who, although innocent of crime, nevertheless put out his eyes when he discovered what misfortunes he had unwittingly brought about. When this thesis is published in the letters column of a radical Prague newspaper, Tomas is forced out of his job and has to take up general practice in a provincial town; however, it is the nature of totalitarian regimes never to forget, and eventually he is driven out of medicine altogether and takes up window cleaning instead, which he finds surprisingly congenial, not only because of the sudden “lightness” of his new life, but because the job offers endless opportunities for philandering.

Kundera is the most unjudgmental of moralists. When Franz tells Sabina that a philosopher had once accused him of having nothing in his work but “unverifiable speculation” one cannot help thinking that something like the same accusation might be levelled at Kundera. In the midst of much wan theorising, the most moving episode in the book relates the death of Tereza’s and Tomas’s dog Karenin, a wonderful character, and more vividly drawn than any of his human counterparts. Like JM Coetzee, a writer he resembles in several ways, Kundera has always been a passionate defender of animals, not out of simple sentiment, but in the conviction that it is by our treatment of animals that we most clearly display our essential and unforgivable arrogance as a species.

“True human goodness, in all its purity and freedom, can come to the fore only when its recipient has no power. Mankind’s true moral test, its fundamental test (which lies deeply buried from view), consists in its attitude towards those who are at its mercy: animals. And in this respect mankind has suffered a fundamental débcle, a débcle so fundamental that all others stem from it.”

It is insights such as this that give The Unbearable Lightness of Being its significance. A novel, even a novel by so engagé a writer as Kundera, must be judged in terms of art, and not of its moral, social or political weight. There is too much spilt politics in The Unbearable Lightness for its own good. What is remarkable, however, is that a work so firmly rooted in its time has not dated. The world, and particularly that part of the world we used to call, with fine carelessness, eastern Europe, has changed profoundly since 1984, but Kundera’s novel seems as relevant now as it did when it was first published. Relevance, however, is nothing compared with that sense of felt life which the truly great novelists communicate. And lightness, in art, more often seems like slightness.

Source: https://amp.theguardian.com/books/2004/may/01/fiction.johnbanville

IMG_7026

IMG_7009
Milan Kundera (1 April 1929 – 11 July 2023)

14.6.2004

Nhẹ mà nặng
John Banville
Võ Tấn Phong dịch

Đọc lại, sau 20 năm, cuốn sách được coi là một tác phẩm cổ điển của thời hiện đại, tôi đã bị sốc bởi tôi còn nhớ lại rất ít. Khi bắt đầu đọc lại Đời nhẹ khôn kham, cuốn tiểu thuyết của Milan Kundera về tình yêu và chính trị ở nước Tiệp Khắc cộng sản giữa năm 1968 và đầu thập kỷ 1980, tôi đã nhận ra rằng, đúng như đầu đề của nó, cuốn sách đã lơ lửng trôi ra khỏi tâm trí tôi như khinh khí cầu lênh đênh trôi khỏi những sợi dây ràng buộc nó. Tôi đã gắng tìm lại một vài mảng nhỏ – người đàn bà khỏa thân đội mũ dạ tròn mà tất cả chúng ta đều nhớ, cái chết của một con chó cưng, một cái bàn cầu được so sánh với một bông huệ trắng vươn lên từ phòng tắm, và sự kiện tên tuổi của Nietzsche xuất hiện ở hàng đầu tiên của trang đầu tiên – nhưng về những nhân vật tôi chẳng lưu giữ lại chút gì, thậm chí cả tên họ.

Tại sao chỉ còn chừng đó lưu lại trong tôi? Có phải đó là kết quả của một trí nhớ đang suy giảm, hay quả thực cuốn sách thực sự phi trọng lượng? Đời nhẹ khôn kham đã thành công khác thường khi nó được xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 1984 (mùa thu này sẽ có ấn bản kỷ niệm của NXB Faber). Đây là một cuốn tiểu thuyết được thừa nhận là “hậu hiện đại” trong đó tác giả đã bỏ đi rất nhiều thứ chúng ta chờ đợi ở một cuốn tiểu thuyết, như những nhân vật tròn trĩnh – “Sẽ vô nghĩa nếu tác giả cố thuyết phục độc giả rằng những nhân vật của y đã có lần thực sự sống” – một không gian có thật, một cốt truyện sắp xếp hợp lý, và trong đó có những đoạn dài về suy xét thuần triết học hay chính trị, tuy vậy nó đã trở thành cuốn sách bán chạy khắp thế giới, được cả các nhà phê bình và công chúng yêu thích như nhau.

Như mọi thành công nghệ thuật ngay tức thời và to lớn, cuốn sách của Kundera ắt phải truyền cảm trực tiếp được vào “lỗ tai” đương thời. Vào năm 1984 cái nhìn bi thảm của Orwell về một thế giới bị cai trị bởi những ý thức hệ toàn trị được coi như sự tiên đoán đáng sợ, đặc biệt từ quang cảnh của những quốc gia khối Đông Âu. Cuộc chiến tranh lạnh đang ở vào một trong những giai đoạn nóng hổi nhất, với Reagan ở Nhà Trắng và Andropov ở Kremlin. Tuy nhiên trong những năm đen tối đó, những ai có thính giác đủ nhạy có thể nhận ra tiếng cọt kẹt yếu ớt của chỏm băng khi nó bắt đầu dịch chuyển. Kundera là một trong những cái tai thính nhất nghe được sự tan vỡ của một trật tự quốc tế.

Khi Đời nhẹ khôn kham được xuất bản, tác giả đã sống ở Pháp nhiều năm rồi, và cuốn sách cho thấy ảnh hưởng của Rousseau và Stendhal nhiều hơn là của Kafka hay anh em Capek. Kundera là một đứa con của Khai sáng, và không chút lưỡng lự khi tranh đấu cho lý trí trước tình cảm. Như đã thường làm trong những tiểu luận cũng như trong tiểu thuyết, ông chỉ ra rằng phần lớn những thảm họa kinh khủng nhất mà nhân loại đã trải qua là do những kẻ cuồng nhiệt đi theo sự chỉ dẫn của con tim gây ra.

Kundera bị thôi miên sâu đậm bởi kitsch và ghê tởm kitsch, một khái niệm cứ trở đi trở lại trong tác phẩm của ông. Trong Đời nhẹ khôn kham ông viết về một nhân vật, cô họa sĩ người Séc tên Sabina lúc đó sống ở Mỹ, được đi trên xe của một Thượng nghị sĩ Mỹ khi ông này ngừng lại để những đứa con nhỏ của ông chơi đùa trên bãi cỏ trong nắng. Đối với ông, Thượng nghị sĩ tuyên bố, hình ảnh của những đứa trẻ nô đùa là định nghĩa thuần tuý của hạnh phúc, chính ở lúc đó vụt thoáng qua đầu Sabina hình ảnh của ông Thượng nghị sĩ trên khán đài ở Praha mỉm cười hiền lành hướng xuống cuộc diễu hành trong ngày lễ Lao Động.

“Cách nào ông Thượng nghị sĩ biết trẻ con có nghĩa là hạnh phúc? Ông nhìn thấu suốt tâm hồn chúng được ư? Giả như, lúc không có người lớn xung quanh, ba đứa xúm vào và đánh đập đứa thứ tư thì sao?”

“Ông Thượng nghị sĩ có câu biện giải duy nhất cho ông: cảm quan của ông. Khi trái tim ông phát biểu, đầu óc ông không được sỗ sàng phản đối. Trong thế giới của kitsch, trái tim độc tài thống trị trên đỉnh cao tối thượng”.

Những suy xét đó dẫn Kundera đến một công thức: “Tình thương huynh đệ giữa con người trên mặt quả đất này chỉ có thể tồn lưu trên cơ bản kitsch”.

Sabina là một trong bốn nhân vật dạo nên những biến tấu phức tạp trong số ít những sự kiện của cuốn sách. Những người khác là Tomas, một bác sĩ giải phẫu tài năng vốn bất đồng với chính quyền Séc và kết cục phải làm nghề lau chùi cửa kính; vợ anh tên Tereza, một cô hầu bàn chụp ảnh những sự kiện trên đường phố Praha khi Séc bị Nga Xô xâm lược vào năm 1968, chỉ để sau đó nhận ra rằng một cách không ý thức cô đã phục vụ cho cảnh sát mật bằng cách cung cấp cho họ hình ảnh để nhận diện những người chống đối; và giảng sư đại học Franz, người tham gia vào một vụ biểu tình cấp tiến, hợp thời trang chống lại Khmer Đỏ và chết dưới tay những tên cướp ở Bangkok.

Người anh hùng của cuốn sách, nếu có, là Tomas. Giống như tất cả nhân vật nam của Kundera, anh có một tính cách hơi rờn rợn, lý trí đến độ lạnh lùng tuy vậy là một tên trai chơi nhiệt tình và thậm chí, trong những hồi sau của cuốn sách, tận tâm cuồng nhiệt – Tereza nhận thấy anh đã phản bội cô khi cô nhận ra cái mùi lạ lùng cô ngửi được trong tóc anh trên giường mỗi tối là cái mùi háng của những cô nhân tình của anh.

Một ngày Tomas thấy là những người cộng sản già nua thừa nhận rằng sẽ không có thiên đường xã hội chủ nghĩa trên mặt đất, nhưng họ bảo vệ những hành động trước kia bằng cách khăng khăng rằng họ đã thành thật tin tưởng một hình ảnh lý tưởng như thế là có thể xảy ra, thì nên theo gương của Oedipus, dù không biết về tội ác mình đã phạm, vẫn chọc mù đôi mắt khi khám phá những tai họa chàng gây ra một cách không ý thức. Khi bản văn này được in ra trong mục thư từ của một tờ báo chống chính quyền ở Praha, Tomas bị đuổi việc và phải hành nghề ở một thị trấn nhỏ; tuy nhiên, bản chất của chế độ toàn trị là không bao giờ quên, và cuối cùng anh bị đẩy khỏi ngành y tế hoàn toàn và thay vào đó làm nghề lau chùi cửa kính, mà anh ngạc nhiên thấy rằng nó thích hợp, không chỉ vì sự “khinh phù” đột ngột của đời anh, mà bởi vì công việc cho anh những cơ hội không dứt để tán tỉnh ăn nằm với nhân tình.

Kundera là người ít phán xét nhất trong số những nhà đạo đức. Khi Franz bảo Sabina rằng một nhà triết học có lần kết tội anh là không có gì trong những công trình của anh trừ “những suy xét không được kiểm chứng”, ta không thể không nghĩ rằng một lời kết tội như thế có thể đã được chĩa vào Kundera. Giữa mớ lý thuyết mệt mỏi đó, đoạn cảm động nhất trong cuốn sách liên quan đến cái chết của con chó Karenin của Tereza và Tomas, một “nhân vật” tuyệt vời, và được vẽ ra sống động hơn bất kỳ ai trong những nhân vật loài người của ông. Giống như JM Coetzee, một nhà văn mà ông tương đồng ở nhiều điểm, Kundera luôn là người bảo vệ nhiệt thành thú vật, không chỉ vì tình cảm giản đơn, mà ở niềm tin chắc rằng bằng lối đối xử với thú vật chúng ta để lộ ra sự ngạo mạn thuộc bản chất và không thể tha thứ được của chúng ta như một chủng loại.

“Lòng lương hảo thật sự của con người, ở dạng đơn thuần và thanh khiết nhất, chỉ có thể bật ra khi kẻ đón nhận không hề có chút quyền thế nào. Bài trắc nghiệm đạo đức của con người, bài trắc nghiệm cơ bản (nằm sâu dưới bề mặt), bao gồm thái độ con người đối xử kẻ dưới tay: đó là loài vật. Và ở khía cạnh này con người vướng phải thất bại cơ bản, cơ bản đến nỗi tất cả những thất bại khác đều từ đó mà ra.”

Những thấu hiểu như vậy tạo cho Đời nhẹ khôn kham tầm lớn lao của nó. Một tiểu thuyết, ngay cả một tiểu thuyết bởi một nhà văn dấn thân như Kundera, phải được phán xét trên bình diện nghệ thuật, chứ không phải vì sức nặng đạo đức, xã hội hay chính trị của nó. Điều khác thường, tuy vậy, là một tác phẩm cắm rễ thật chặt vào thời điểm của nó lại chưa bị lỗi thời. Thế giới, và đặc biệt là phần thế giới mà chúng ta thường gọi, với sự cẩu thả cao ngạo là Đông Âu, đã thay đổi sâu sắc kể từ năm 1984, nhưng cuốn tiểu thuyết của Kundera dường như vẫn còn phù hợp với thời nay như ở lần xuất bản đầu tiên. Sự phù hợp, tuy nhiên, chả là gì so với cảm giác của đời sống được cảm thông mà những nhà tiểu thuyết vĩ đại truyền đạt lại. Và sự khinh phù, trong nghệ thuật, thường giống như là sự mỏng manh.

© 2004 talawas

Chú thích: Tất cả phần dịch Việt của các trích dẫn từ bản tiếng Anh được lấy từ bản dịch Đời nhẹ khôn kham của Trịnh Y Thư.

Nguồn: John Banville, Light but sound, The Guardian

Bài dịch đã đăng trên talawas: https://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=2182&rb=0306

IMG_7221
In our library

Tác phẩm của Kundera trên một số trang web tiếng Việt:

https://www.talawas.org/talaDB/suche.php

https://tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=490

http://vanviet.info/tag/milan-kundera/

https://trinhythu.wordpress.com/?s=Kundera+&submit=Tìm+kiếm

Milan Kundera, Một phương Tây bị bắt cóc, hay bi kịch của Trung Âu


Về Kundera và tác phẩm:

https://damau.org/97121/milan-kundera-ci-cuoi-ci-nhe-ci-qun

Milan Kundera và sứ mệnh của tiểu thuyết

Takuan on the Art of Tea (Cha-no-yu)

Takuan Sōhō (沢庵宗彭) (1573–1645). Japanese ZEN master
Takuan Sōhō (沢庵宗彭) (1573–1645). Japanese ZEN master


Takuan on the Art of Tea (Cha-no-yu)

The principle of cha-no-yu is the spirit of harmonious blending of Heaven and Earth and provides the means for establishing universal peace. People of the present time have turned it into a mere occasion for meeting friends, talking of worldly affairs, and indulging in palatable food and drink; besides, they are proud of their elegantly furnished tearooms, where, surrounded by rare objects of art, they would serve tea in a most accomplished manner, and deride those who are not so skillful as themselves. This is, however, far from being the original intention of cha-no-yu.

Let us then construct a small room in a bamboo grove or under trees, arrange streams and rocks and plant trees and bushes, while [inside the room] let us pile up charcoal, set a kettle, arrange flowers, and arrange in order the necessary tea utensils. And let all this be carried out in accordance with the idea that in this room we can enjoy the streams and rocks as we do the rivers and mountains in Nature, and appreciate the various moods and sentiments suggested by the snow, the moon, and the trees and flowers, as they go through the transtormation of seasons, appearing and disappearing, blooming and withering. As visitors are greeted here with due reverence, we listen quietly to the boiling water in the kettle, which sounds like a breeze passing through the pine needles, and become oblivious of all worldly woes and worries; we then pour out a dipperful of water from the kettle, reminding us of the mountain stream, and thereby our mental dust is wiped off. This is truly a world of recluses, saints on earth.

The principle of propriety is reverence, which in practical life functions as harmonious relationship. This is the statement made by Confucius when he defines the use of propriety, and is also the mental attitude one should cultivate as cha-no-yu. For instance, when a man is associated with persons of high social rank his conduct is simple and natural, and there is no cringing self-deprecation on his part. When he sits in the company of people socially below him he retains a respectful attitude toward them, being entirely free from the feeling of self-importance. This is due to the presence of something pervading the entire tearoom, which results in the harmonious relationship of all who come here. However long the association, there is always the persist- ing sense of reverence. The spirit of the smiling Kasyapa and the nodding Tsêng-tzu must be said to be moving here; this spirit, ni words, is the mysterious Suchness that is beyond all comprehension.

For this reason, the principle animating the tearoom, from its first construction down to the choice of the tea utensils, the technique of service, the cooking of food, wearing apparel, etc., is to be sought in the avoidance of complicated ritual and mere osten- tation. The implements may be old, but the mind can be invigorated therewith so that it is ever fresh and ready to respond to the changing seasons and the varying views resulting therefrom; it never curries favor, it is never covetous, never inclined to extravagance, but always watchful and considerate for others. The owner of such a mind is naturally gentle-mannered and always sincere—this is cha-no-yu.

The way of cha-no-yu, theretore, is to appreciate the spirit of a naturally harmonious blending of Heaven and Earth, to see the pervading presence of the five elements (wu-hsing) by one’s fireside, where the mountains, rivers, rocks, and trees are found as they are in Nature, to draw the refreshing water from the well of Nature, to taste with one’s own mouth the flavor supplied by Nature. How grand this enjoyment of the harmonious blending of Heaven and Earth!

Source: Suzuki Daisetsu, Zen and the Art of Tea

Further reading: https://terebess.hu/zen/mesterek/TakuanSoho.html

Tea Scoop, named "Buji Buji," by Takuan Soho
Tea Scoop, named “Buji Buji,” by Takuan Soho

——

Takuan Sōhō (沢庵宗彭) (1573–1645). Japanese ZEN master
Takuan Sōhō (沢庵宗彭) (1573–1645). Japanese ZEN master


Thiền sư Trạch Am luận về Trà đạo

Nguyễn Nam Trân dịch và chú thích

Nguyên tắc cơ bản của Cha-no-yu là tinh thần hòa hợp của đất trời (thiên địa trung hòa), nó đem đến cho ta phương tiện xây dựng một thế giới hòa bình. Người đời nay chỉ coi trà hội (chakai) như cơ hội để gặp gỡ bạn bè, bàn bạc thế sự, ăn uống cho ngon miệng, no lòng. Ngoài ra, trong khung cảnh trà thất bày biện đẹp đẽ, nơi đó, giữa những mỹ thuật phẩm quí hiếm được trưng bày, họ có thể trổ tài châm trà thanh lịch của mình để chế nhạo người khác là không đạt. Thế nhưng, những điều nói trên hoàn toàn không phải là bản chất của Cha-no-yu.

Tốt hơn hết là cất một túp nhà nhỏ trong lùm trúc hay dưới những tàng cây, khơi suối và đặt đá, trồng thêm cây cỏ, trong khi ấy ở bên trong phòng, chúng ta hãy cho than vào lò, kê ấm nước, cắm vài cụm hoa, bày cho ngăn nắp một số trà cụ. Làm như vậy thì từ gian phòng, ta có thể thưởng thức cả núi sông thiên nhiên qua hình ảnh suối, đá, xúc cảm trước phong, hoa, tuyết, nguyệt… khi nhìn chúng chuyển vần theo bốn mùa, lúc hiện lúc biến, khi xanh tươi khi tàn tạ. Khách đến đây đều được tiếp đón bằng tất cả sự tôn kính, mọi người có thể ngồi với nhau nghe tiếng nước reo lên trong ấm tựa làn gió nhẹ vi vu qua đám lá tùng để mà quên hết mọi toan tính và lo âu trong cuộc sống. Thế rồi khi rót nước ra từ chiếc ấm, ta sẽ liên tưởng đến dòng suối chảy từ trên núi cao, nó giúp cho chúng ta tẩy sạch bụi trần. Đó chính là tiên cảnh giữa trần gian.

Lễ (rei 礼) đuợc coi là đầu mối của Kính (kei 敬). Trong đời sống hằng ngày, nó đưa mối liên hệ giữa con người đến một sự hòa hợp. Khi giải thích về cái dụng của chữ lễ, Khổng tử đã nói như thế. Đó cũng là phép tắc tinh thần (tâm pháp) mà chúng ta cần có với Cha-no-yu. Ví dụ cho dù có những công tử hay quí nhân đến dự, người biết giữ lễ vẫn đối xử với họ một cách đạm bạc và không hạ mình, khúm núm. Lại nữa, khi trà nhân ngồi bên cạnh những ai địa vị xã hội thấp hơn mình, anh ta cũng giữ thái độ tôn kính trước họ và không hề nuôi một ý nghĩ ngạo mạn. Sở dĩ được như vậy vì có một bầu không khí đặc biệt bao trùm lên căn phòng làm cho sự giao tiếp giữa những người đến dự trở nên hòa ái. Cho dù cuộc gặp gỡ kéo dài đến đâu thì sự hòa hợp ấy vẫn còn mãi. Như nụ cười của Ca Diếp (Kâsyapa), cái gật đầu của Tăng tử (曾子) là cái lý của sự “bất khả thuyết” về lẽ Chân như huyền diệu (mysterious Suchness), tinh thần hòa hợp này cũng không thể diễn đạt bằng lời nói.

Vì lý do trên, từ cách trang trí trà thất, cách bày biện trà cụ, hành động châm trà, cách thức nấu nướng cho đến áo xống v.v… đều phải làm sao để khỏi sa vào lễ nghi phiền toái và sự diêm dúa. Dụng cụ đem ra dùng có thể cũ kỹ nhưng cái tâm phải được kích thích sao cho luôn luôn tươi mới để có thể nhạy cảm trước sự chuyển vần của phong cảnh theo thời tiết bốn mùa. Cái tâm đó không dối gian, không tham lam, không ngạo mạn nhưng lúc nào cũng ân cần và tôn trọng người khác. Người có cái tâm như vậy dĩ nhiên sẽ chân thực và hòa nhã. Đó chính là Cha-no-yu vậy.

Do đó, Trà đạo (the way of Cha-no-yu) đã dời cái hòa hợp giữa Đất Trời cũng như sơn xuyên thảo mộc đến cạnh một bếp lò và như thế, ta đã có đầy đủ cả ngũ hành (wu-shing 五行) kim, mộc, thủy, hỏa, thổ như trong thiên nhiên. Chúng ta vục nước từ suối nguồn thiên địa và nếm được hương vị của thiên nhiên ở đầu lưỡi. Niềm vui thỏa vô biên của trà đạo là thưởng thức được sự hòa hợp của Đất Trời như thế đấy.

Đoạn văn của Thiền sư Takuan (Trạch Am, 沢庵 1573-1645) trích từ Kết Thằng Tập 結縄集 và Cổ Kim Trà Thoại 古今茶話:

Nguồn: http://erct.com/2-ThoVan/NNT/Thien-va-TraDao.htm

Daruma by Takuan Sōhō (1573-1645). Hanging scroll(s), ink on paper
Daruma by Takuan Sōhō (1573-1645). Hanging scroll(s), ink on paper

The Ten Oxherding Pictures

The Ten Oxherding Pictures

Poems by 12th century Chinese master, Kuòān Shīyuǎn’s (廓庵師遠, Jp. Kaku-an Shi-en). Translation by Nyogen Senzaki (千崎如幻) (1876–1958) and Paul Reps, as presented in Zen Flesh, Zen Bones. Illustrations are by noted Kyoto artist Tomikichiro Tokuriki.

IMG_6328
1. The search for the bull

In the pasture of this world, I endlessly push aside the tall grasses in search of the bull.
Following unnamed rivers, lost upon the interpenetrating paths of distant mountains,
My strength failing and my vitality exhausted, I cannot find the bull.
I only hear the locusts chirring through the forest at night.

IMG_6329
2. Discovering the footprints

Along the riverbank under the trees, I discover footprints!
Even under the fragrant grass I see his prints.
Deep in remote mountains they are found.
These traces no more can be hidden than one’s nose, looking heavenward.

IMG_6330
3. Perceiving the Bull

I hear the song of the nightingale.
The sun is warm, the wind is mild,
willows are green along the shore,
Here no Ox can hide!
What artist can draw that massive head,
 those majestic horns?

IMG_6331
4. Catching the Bull

I seize him with a terrific struggle.
His great will and power
are inexhaustible.
He charges to the high plateau
far above the cloud-mists,
Or in an impenetrable ravine he stands.

IMG_6332
5. Taming the bull

The whip and rope are necessary.
Else he might stray off down some dusty road.
Being well trained, he becomes naturally gentle.
Then, unfettered, he obeys his master.

IMG_6333
6. Riding the bull home

Mounting the bull, slowly I return homeward.
The voice of my flute intones through the evening.
Measuring with hand-beats the pulsating harmony, I direct the endless rhythm.
Whoever hears this melody will join me.

IMG_6334
7. The bull transcended

Astride the bull, I reach home.
I am serene.  The bull too can rest. 
The dawn has come.  In blissful repose,
Within my thatched dwelling I have abandoned the whip and rope.

IMG_6335
8. Both bull and self transcended

Whip, rope, person, and bull — all merge in No-Thing.
This heaven is so vast no message can stain it.
How may a snowflake exist in a raging fire?
Here are the footprints of the patriarchs.

IMG_6336
9. Reaching the source

Too many steps have been taken returning to the root and the source.
Better to have been blind and deaf from the beginning!
Dwelling in one’s true abode, unconcerned with that without –
The river flows tranquilly on and the flowers are red.

IMG_6337
10. In the world

Barefooted and naked of breast, I mingle with the people of the world.
My clothes are ragged and dust-laden, and I am ever blissful.
I use no magic to extend my life;
Now, before me, the dead trees become alive.

Source: http://webspace.ship.edu/cgboer/ox.html

Further reading: https://terebess.hu/english/bulls.html

十牧牛圖

① 尋牛
茫茫撥草去追尋。
水闊山遙路更深。
力盡神疲無處覓。
但聞風樹晩蟬吟。

② 見跡
水邊林下跡偏多。
芳草離披見也麼。
縱是深山更深處。
遼天鼻孔怎藏他。

③ 見牛
黄鶯枝上一聲聲。
日暖風和岸柳青。
只此更無廻避處。
森森頭角畫難成。

④ 得牛
竭盡神通獲得渠,
心强力壯卒難除。
有時才到高原上,
又入煙雲深處居。

⑤ 牧牛
鞭索時時不離身。
恐伊縱歩惹埃塵。
相將牧得純和也。
羈鎖無拘自逐人。

⑥ 騎牛歸家
騎牛沫汁欲還家。
霞笛聲聲送晩霞。
一拍一歌無限意。
知音何必鼓唇牙。

⑦ 忘牛存人
騎牛已得到家山。
牛也空兮人也閑。
紅日三竿猶作夢。
鞭繩空頓草堂間。

⑧ 人牛俱忘
鞭索人牛盡屬空。
碧天遼闊信難通。
紅爐焰上爭容雪。
到此方能合祖宗。

⑨ 返本還源
返本還源已費功,
爭如直下若盲聾。
庵中不見庵前物,
水自茫茫花自紅。

⑩ 入廛垂手
露胸跣足入鄽來,
抹土涂灰笑滿腮。
不用神仙真秘訣,
直教枯木放花開。

Source: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Thập_mục_ngưu_đồ

Phiên âm Hán Việt

Thập mục ngưu đồ

1. Tầm ngưu
Mang mang bát thảo khứ truy tầm
Thủy khoát sơn dao lộ cánh thâm
Lực tận thần bì vô xứ mịch
Đãn văn phong thụ vãn thiền ngâm

2. Kiến tích
Thủy biên lâm hạ tích thiên đa
Phương thảo li phi kiến dã ma
Túng thị thâm sơn cánh thâm xứ
Liêu thiên tị khổng chẩm tàng tha

3. Kiến ngưu
Hoàng oanh chi thượng nhất thanh thanh
Nhật noãn phong hoà ngạn liễu thanh
Chỉ thử cánh vô hồi tị xứ
Sâm sâm đầu giác hoạ nan thành

4. Đắc ngưu
Kiệt tận thần thông hoạch đắc cừ
Tâm cường lực tráng tốt nan trừ
Hữu thời tài đáo cao nguyên thượng
Hựu nhập yên vân thâm xứ cư

5. Mục ngưu
Tiên sách thời thời bất li thân
Khủng y túng bộ nhạ ai trần
Tướng tương mục đắc thuần hoà dã
Ki toả vô câu tự trục nhân

6. Kị ngưu quy gia
Kị ngưu mạt trấp dục hoàn gia
Hà địch thanh thanh tống vãn hà
Nhất phách nhất ca vô hạn ý
Tri âm hà tất cổ thần nha

7. Vong ngưu tồn nhân
Kị ngưu dĩ đắc đáo gia san
Ngưu dã không hề nhân dã nhàn
Hồng nhật tam can do tác mộng
Tiên thằng không đốn thảo đường gian

8. Nhân ngưu câu vong
Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không
Bích thiên liêu khoát tín nan thông
Hồng lô diệm thượng tranh dung tuyết
Đáo thử phương năng hợp tổ tông

9. Phản bản hoàn nguyên
Phản bản hoàn nguyên dĩ phí công
Tranh như trực hạ nhược manh lung
Am trung bất kiến am tiền vật
Thủy tự mang mang hoa tự hồng

10. Nhập triền thuỳ thủ
Lộ hung tiển túc nhập triền lai
Mạt thổ đồ khôi tiếu mãn tai
Bất dụng thần tiên chân bí quyết
Trực giáo khô mộc phóng hoa khai

Nguồn: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Thập_mục_ngưu_đồ

Mười Bức Tranh Chăn Trâu (Thập Mục Ngưu Đồ)

Các bài tụng của Thiền sư Khuếch Am Sư Viễn (zh. kuòān shīyuǎn 廓庵師遠, ja. kakuan shion), Thiền sư Thích Thanh Từ dịch Việt. Tranh khắc gỗ của họa sĩ Tomikichiro Tokuriki.

IMG_6414
1. Tìm trâu

Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu
Núi thẳm đường xa nước lại sâu
Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy
Chỉ nghe réo rắt giọng ve sầu.

IMG_6415
2. Thấy dấu

Ven rừng bến nước dấu liên hồi
Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi
Ví phải non sâu lại sâu thẳm
Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi.

IMG_6416
3. Thấy trâu
Hoàng anh cất tiếng hót trên cành
Nắng ấm gió hoà bờ liễu xanh
Chỉ thế không nơi xoay trở lại
Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành

IMG_6417
4. Bắt trâu

Dùng hết thần công bắt được y
Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì
Có khi vừa hướng cao nguyên tiến
Lại xuống khói mây mãi nằm ì

IMG_6418
5. Chăn trâu

Nắm chặt dây roi chẳng lìa thân
Ngại y chạy sổng vào bụi trần
Chăm chăm chăn dữ thuần hoà dã
Dây mũi buông rồi vẫn theo gần

IMG_6419
6. Cưỡi trâu về nhà

Cưỡi trâu thong thả trở về nhà
Tiếng sáo vi vu tiễn vãn hà
Một nhịp một ca vô hạn ý
Tri âm nào phải động môi à

IMG_6420
7. Quên trâu còn người

Cưỡi trâu về thẳng đến gia san
Trâu đã không rồi người cũng nhàn
Mặt nhật ba sào vẫn say mộng
Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng

IMG_6421
8. Người, trâu đều quên

Roi gậy, người trâu thảy đều không
Trời xanh thăm thẳm tin chẳng thông
Lò hồng rừng rực nào dung tuyết
Đến đó mới hay hiệp Tổ Tông

IMG_6422
9. Trở về nguồn cội

Phản bản hoàn nguyên đã phí công
Đâu bằng thẳng đó tợ mù câm
Trong am chẳng thấy ngoài vật khác
Nước tự mênh mông hoa tự hồng

IMG_6423
10. Thõng tay vào chợ

Chân trần bày ngực thẳng vào thành
Tô đất trét bùn nụ cười thanh
Bí quyết thần tiên đâu cần đến
Cây khô cũng khiến nở hoa lành

Nguồn: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Thập_mục_ngưu_đồ

Xem thêm: http://www.erct.com/2-ThoVan/NNT/Thap_Nguu_Ddo-Phan-1-2.htm