“One, Two, Three” by Ryokan — Kazuaki Tanahashi

[一二三] ONE, TWO, THREE by Ryokan
[一二三] ONE, TWO, THREE by Ryokan

“One, Two, Three” by Ryokan
Kazuaki Tanahashi

A peasant farmer once said to Ryokan, “Your writings are difficult to read. Can you write something even I can read?” Ryokan wrote “One, two, three,” and said, “I hope you can read this.”

Generally, one is represented by a single horizontal line, while two and three are depicted with two and three horizontal lines. Indeed, there are no easier symbols than these in East Asian ideography. The villager who was given this calligraphy might have thought this was Ryokan’s nonsense or joke. But in the Zen tradition, numbers sometimes indicate reality itself: words beyond words.

When the ideographic writing system was created in China about four thousand years ago, these numbers were drawn on soil or carved on wood or animal bones with straight geometric lines. After the brush was invented about two thousand years later, calligraphers developed the aesthetics of asymmetry within each stroke and among elements of each ideograph. This piece by Ryokan, written in a semicursive script, follows this tradition.

The first horizontal line goes up, which is common in Chinese-style calligraphy, but with atypical steepness. Following the initial press down, the brush was gradually pulled up, making its trace finer. It arched gracefully, then slightly pushed down to create a consistent width on its latter half. At the end of the line, the brush was lightly pressed down and swept off toward the next symbol.

In two, the line above is typically shorter than the line below. But in this case, the line above is excessively short—almost a dot—subtly curving up and sweeping off again. The second stroke starts pointed, forming a circular line followed by a most subtle curving-down line.

The first two strokes of three are two diagonal lines of different angles connected with a ligature. Preceded by an invisible ligature, the last line of this character is straight. On the final column he wrote: “Shaku Ryokan sho” (Written by monk Ryokan).

There is ample space between lines and characters. Ryokan created a style of calligraphy where even extra thin lines with few strokes can hold a large amount of space.

Source: Kazuaki Tanahashi, Sky Above, Great Wind

Picture and text source: https://terebess.hu/zen/mesterek/Ryokan.html

Thư pháp “Nhất, Nhị, Tam” của Ryokan
Kazuaki Tanahashi
Võ Tấn Phát dịch

Có lần một nông dân nói với Ryokan: “Chữ viết của ngài khó đọc quá. Ngài có thể viết cái gì để tôi có thể đọc được không?” Ryokan viết “Nhất, nhị, tam” rồi nói: “Tôi nghĩ ông có thể đọc được cái này”.

Nói chung, chữ nhất được viết bằng một nét ngang, còn nhị và tam bằng hai và ba nét ngang. Và như vậy, không có chữ nào dễ hơn các chữ này trong hệ thống chữ tượng hình Đông Á. Người dân làng nhận được bức thư pháp này có lẽ nghĩ rằng Ryokan nói nhăng nói cuội hay chỉ đùa giỡn. Nhưng theo truyền thống Thiền, con số đôi khi lại biểu thị chính thực tại: chữ bên ngoài chữ.

Khi hệ thống chữ tượng hình được sáng tạo ở Trung Hoa vào bốn ngàn năm trước, những con số này được vẽ xuống đất hay khắc lên gỗ hay xương động vật với những đường thẳng. Sau khi bút lông được chế ra hai ngàn năm sau đó, các nhà thư pháp đã phát triển thứ mỹ học của bất cân xứng trong mỗi nét bút cũng như trong các nét bút của một chữ. Bức thư pháp này của Ryokan, viết bằng lối hành thư, là theo truyền thống này.

Nét ngang đầu tiên đưa lên, như thường lệ trong thư pháp Trung Hoa, nhưng với một độ chếch không điển hình. Khởi đầu bút ấn xuống, theo đó bút được kéo lên, làm nét bút nhỏ đi. Nét bút cong thanh nhã, rồi được ấn nhẹ xuống để nét bút mảnh đều ở phần sau. Ở cuối nét chữ, bút được nhấn nhẹ xuống rồi quét nhanh sang chữ tiếp theo.

Ở chữ nhị, nét bút phía trên thường ngắn hơn nét dưới. Nhưng ở đây, nét trên lại cực ngắn—gần như một chấm—cong nhẹ lên rồi quét xuống lại. Nét thứ hai bắt đầu bằng nét bút nhọn, rồi vẽ thành một vòng cung, rồi cong nhẹ xuống.

Hai nét đầu tiên của chữ tam là hai nét ngang với góc nghiêng khác nhau nối nhau. Bắt đầu bằng một nét nối ẩn, nét cuối của chữ tam là một đường thẳng. Ở hàng cuối ông viết “Tăng Ryokan Thư” (Chữ viết của sư Lương Khoan).

Có nhiều khoảng cách giữa các chữ viết và giữa các nét trong một chữ. Ryokan sáng tạo ra lối thư pháp mà chỉ bằng vài đường mỏng với ít nét thôi cũng chứa đựng được một khoảng không rộng mở.

2D61E7A7-03E6-44C9-8D16-5AC4FA446EB4