
The problem with only liking things we find relatable
Charmaine Craig
In addition to being a novelist, I teach fiction at a university. And something that drives me crazy is students rejecting a piece of writing because it’s not relatable,” or because its characters aren’t likable. Recently, I was teaching “Anna Karenina,” and one of my brightest graduate students wrote off the novel because she found the characters’ thinking to be too different from her own.
Well, maybe literature isn’t here to hold a mirror up to our own way of thinking. The word relatable is relatively new, and it strikes me as more than a coincidence that its rise correlates with that of Facebook and its culture of likes. When we say we like something, we’re really describing ourselves more than the thing we like. That character, that photo, that idea reflects my preferences, my outlooks, my tastes, me.
There’s nothing wrong with liking or disliking, but when we only like things we find relatable, or we are only interested in people we find likeable, we’re implicitly holding up narcissism and conformity, and we’re critiquing difference.
I grew up in this country, and there’s no way that my peers would have described me as relatable when I was young. I was shy to the point of extreme awkwardness, this height 5’8″ at age 11, terrible at team sports, and impossible to categorize racially or culturally. My father was a descendent of people who arrived on the Mayflower, and my mother, a mixed-race refugee from the country now called Myanmar, also known as Burma.
Partly because I’m culturally and ethnically kind of anomalous, I’ve rarely related to people in my life. But that doesn’t mean I haven’t learned from and respected and felt for them. And that’s really what I want to say: that there’s a difference between relating or liking, in our current sense, and being curious and empathic.
Would I rather people like my novel or be affected by it finally? To be moved or affected by a piece of literature isn’t necessarily to see ourselves reflected in it or to like everything about it, we might disapprove of or want to fight with its characters; we might never have been exposed to the kinds of social settings or modes of thinking it describes.
And yet, if we open ourselves to such a piece of literature — to a novel like “Anna Karenina” that attentively describes other human beings, with all their passions, foibles and insights — we might find it opening itself to us, in turn. We might even feel something like love emanating from its pages, a love that comes with an author’s feeling for humanity, for readers, and for characters that, in life, might at first be very difficult to relate to or like.
Source: https://www.pbs.org/newshour/show/problem-liking-things-find-relatable
—
Khi chỉ thích những gì ta cảm được
Charmaine Craig
Võ Tấn Phát dịch
Bên cạnh việc viết tiểu thuyết, tôi cũng dạy văn chương ở đại học. Và cái làm tôi điên lên là khi sinh viên từ chối đọc một cuốn sách chỉ vì “nó không cảm thông được (relatable)”, hay vì những nhân vật không dễ mến. Mới đây, tôi dạy về cuốn “Anna Karenina”, và một trong những học sinh hậu đại học giỏi nhất của tôi đã coi thường cuốn tiểu thuyết vì cô thấy lối suy nghĩ của các nhân vật quá khác biệt với cô.
À, có lẽ văn chương không phải để ta cầm gương lên soi lối suy nghĩ của chính mình. Cái từ cảm thông (relatable) thì khá mới, và tôi thấy không phải là tình cờ khi nó trỗi dậy cùng với Facebook và văn hoá like. Khi ta thích cái gì đó, ta thực sự bộc lộ bản thân hơn là cái thứ ta thích. Nhân vật đó, bức ảnh đó, ý tưởng đó phản ánh những yêu thích của tôi, thế giới quan của tôi, thị hiếu của tôi, tôi.
Không có gì sai trong chuyện thích hay không thích, nhưng khi chúng ta chỉ thích những thứ chúng ta thấy cảm thông được, hay khi chúng ta chỉ quan tâm tới những người chúng ta thấy dễ mến, chúng ta ngấm ngầm đề cao tính tự yêu và theo đuôi, và chỉ trích sự khác biệt.
Tôi lớn lên ở đất nước này, và bạn bè tôi không thể nào mô tả tôi là một đứa cảm thông được khi tôi còn nhỏ. Tôi rụt rè tới mức cực kỳ vụng về, cao tới 1.7 mét ở tuổi 11, chơi thể thao dở tệ, và không thể xếp vào chủng tộc hay nền văn hoá nào. Cha tôi là hậu duệ của những người Mỹ lập quốc đã đến từ chiếc tàu Mayflower, còn mẹ tôi là một người tị nạn đa chủng đến từ Miến Điện.
Một phần vì tôi thuộc loại dị thường về văn hoá và chủng tộc, tôi ít thấy liên hệ với ai đó trong đời tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi không học hỏi được hay kính trọng hay cảm thông cho họ. Và đó là điều tôi muốn nói ở đây: có sự khác nhau giữa liên hệ hay thích, với hiếu kỳ và thấu hiểu.
Như thế tôi muốn độc giả thích tiểu thuyết của tôi hay xúc động sau đó? Cảm động vì một tác phẩm văn chương không nhất thiết phải thấy mình trong đó hay thích mọi thứ trong đó. Chúng ta có thể không đồng ý hay muốn chống lại với những nhân vật trong đó; chúng ta có thể không bao giờ được trải nghiệm với môi trường xã hội hay lối suy nghĩ nó mô tả.
Vì vậy, nếu chúng ta mở hồn mình cho một tác phẩm văn chương như thế — với một cuốn tiểu thuyết như “Anna Karenina”, một cuốn sách vẽ ra những người khác một cách thấu đáo, với những đam mê, nhược điểm và tâm trạng của họ — thì ta có thể thấy được cuốn sách đến lượt nó lại mở lòng ra cho ta. Ta thậm chí có thể cảm được tình yêu tỏa ra từ những trang sách, một tình yêu đến từ sự cảm thông của tác giả cho nhân loại, cho độc giả, cho những nhân vật, mà trong đời thực, khi mới gặp qua thì khó mà cảm hay thích được.