Lantingji Xu (Preface to the Poems Composed at the Orchid Pavilion) – Wang Xizhi

95C0CD2B-BC42-484E-AB89-96A649CBE7B1
Lantingji Xu – Photo credit: Wikipedia

Lantingji Xu (蘭亭集序), or Preface to the Poems Composed at the Orchid Pavilion, by Wang Xizhi (王羲之; 303–361) is not only considered the masterpiece of Chinese calligraphy, but also the sentiments expressed in this preface is timeless. Many times on a tanseki (rock hunting trip) with our friends on a bank of a river in America, we felt the same way as these Chinese scholars did centuries ago.

5C871A05-DFC0-488A-96F8-FBD157A7E98A
Wang Xizhi – Photo credit: Wikipedia

Preface to the Poems Composed at the Orchid Pavilion
Wang Xizhi

On this late spring day, the ninth year of Yonghe (AD 353), we gathered at the Orchid Pavilion in Shaoxing to observe the Spring Purification Festival. All of the prominent people were there, from old to young. High mountains and luxuriant bamboo groves lie in the back; a limpid, swift stream gurgles around, which reflected the sunlight as it flowed past either side of the pavilion. We sat by the water, sharing wine from a floating goblet while chanting poems, which gave us delight in spite of the absence of musical accompaniment. This is a sunny day with a gentle valley breeze. Spreading before the eye is the beauty of nature, and hanging high is the immeasurable universe. This is perfect for an aspired mind. What a joy.

Though born with different personalities – some give vent to their sentiment in a quiet chat while others repose their aspiration in Bohemianism – people find pleasure in what they pursue and never feel tired of it. Sometimes they pause to recall the days lapsed away. Realizing that what fascinated yesterday is a mere memory today, not to mention that everyone will return to nothingness, an unsuppressible sorrow would well up. Isn’t it sad to think of it?

I am often moved by ancients’ sentimental lines which lamented the swiftness and uncertainty of life. When future generations look back to my time, it will probably be similar to how I now think of the past. What a shame! Therefore, when I list out the people that were here, and record their musings, even though times and circumstances will change, as for the things that we regret, they are the same. For the people who read this in future generations, perhaps you will likewise be moved by my words. 

Source: http://www.chinaonlinemuseum.com/calligraphy-wang-xizhi-orchid.php

Lan Đình Tập Tự của Vương Hi Chi không những chỉ là một tuyệt tác thư pháp của Trung Hoa, mà những cảm xúc trong bài tựa không hề cũ. Trong nhiều chuyến lượm đá với bạn bè trên bờ sông ở Mỹ nhiều lúc man mác những cảm nghĩ hệt như các học giả Trung Hoa hàng ngàn năm trước.

Bài Tựa Tập Thơ Lan Đình
Vương Hi Chi
Nguyễn Hiến Lê dịch

Năm thứ chín niên hiệu Vĩnh Hoà nhằm năm Quí Sửu, đầu tháng ba, hội ở Lan Đình tại huyện Sơn Âm, quận Cối Kê để cử hành lễ tu hễ. Quần hiền tới đủ, già trẻ đều họp. Nơi đó có núi cao, đỉnh lớn, rừng rậm, trúc dài, lại có dòng trong chảy xiết, chiếu quanh hai bên, dẫn nước uốn khúc là chỗ thả chén. Mọi người ngồi theo thứ tự. Tuy không có tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng quản, tiếng huyền cho vui tai, nhưng uống một hớp rượu, ngâm một câu thơ, cũng đủ sướng u tình. Hôm đó khí trời trong sáng, gió nhẹ lâng lâng, ngẩng nhìn vũ trụ mênh mông, cúi xem vạn vật muôn vẻ, phóng tầm mắt, mở cõi lòng, đủ để hưởng hết cái thú của tai mắt, thực là vui vậy.

Người ta cùng cúi ngửa trong đời, có người đem cái hoài bão của mình ra đàm đạo với bạn bè trong một nhà, có kẻ gởi tấm lòng ở một sự tình gì mà phóng lãng ở ngoài hình hài; hai hạng người đó tuy thủ xả tĩnh động khác nhau, nhưng đương lúc cái già sắp tới, kịp đến khi mỏi mệt, tình ý theo thế sự mà thay đổi, thì đều sinh ra cảm khái. Cái mà trước kia vui trong lúc cuối ngửa, nay đã thành ra vết cũ, mà nhớ lại lòng không thể không hoài cảm. Huống đời người dài ngắn do trời, nhưng đều qui về cõi chết cả. Cổ nhân nói: “Tử sinh đều là việc lớn”, há chẳng đau lòng thay!

Mỗi khi xét nguyên do người đời xưa cảm khái như in với người đời nay, không lần nào đọc văn người trước mà không than thở buồn rầu, trong lòng không hiểu tại sao. Cho nên bảo sinh tử cũng như nhau là lời hư ngoa; bảo Bành Tổ không hơn gì kẻ chết yểu là lời nói láo. Người đời sau nhìn lại đời bây giờ cũng như người bây giờ nhìn lại đời xưa, buồn thay!

Vì vậy tôi chép lại chuyện người trong tiệc, sao lục thơ họ làm, tuy đời và việc đều khác nhưng lẽ sở dĩ cảm khái thì là một. Người đời sau đọc bài này chắc không khỏi bùi ngùi.

Nguồn: https://osshcmup.wordpress.com/2014/10/07/lan-dinh-tap-tu/

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s