Taihu Stones — Bai Juyi

IMG_8152
Hu Zhengyang (胡正言), Page from the Ten Bamboo Studio Manual of Painting and Calligraphy (十竹齋書畫譜)


Taihu Stones

Bai Juyi

In antiquity, all wise men had a special liking for something. Xuanyan [215-282] loved books. Ji Zhongshan [223-262] loved the qin. Jingjie [365- 427] loved wine. Today Prime Minister Qizhang [Niu Sengru, 779-847] loves Taihu stones. Stones do not have words, nor do they produce music. They have neither odor nor favor and so are very different from the other three. Why does he love stones so much? Everyone is puzzled. I paid him a visit and am the only one who knows why. My old friend Li Yue once said, “If something suits my disposition, it is very useful.” Well said!

Now you should understand Qizhang’s special passion. Qizhang is a minister in charge of the Yellow and Luo Rivers. With no treasures in his household, he has no savings. He owns one house in the eastern part of the city and a villa in the southern suburb. His houses are exquisitely thatched, and his guests carefully chosen. He is a man who won’t say yes against his will, and when at home, he has few followers about him. In his spare time, he likes to be with his stones. Stones are of various types, and those from Taihu are the best. Those from Luofu and Tianzhu are second best. What he loves are the best stones.

In the early years, many of his colleagues were governor in places near rivers or lakes. They knew that he loved only stones, and made great effort to search for rare specimens as gifts for him. Within four or five years, many stones had been brought to him. Qizhang never hesitated to take them. Now in his household in the eastern part of the city and in his villa in the south, he has put them on display: What a rich variety of shapes! Some coil up like beautiful clouds; some stand erect, looking solemn, like immortals; some seem to have been well carved, like jade tablets or jade ladles; some are sharply pointed, like swords or halberds; some resemble dragons or phoenixes. Some seem to be moving, ready to fly or jump, like ghosts or wild beasts; others seem to be walking or galloping, ready to grab or pounce. In the evening when strong winds blow and heavy rains pour down, their caverns are open, as if drinking clouds and spurting lighting. They are imposing and awe-inspiring. In the morning when mists disappear and their scenes are beautiful, their crags and hills appear adorned with makeup, presenting a hazy atmosphere so agreeable that you may flirt with them. It is impossible to describe the alternation of morning and evening scenes. In short, all the great mountains, caves, and valleys have come here. Just sit before them and in one glimpse you will see a mountain a hundred ret high and a landscape a thousand li wide in a stone the size of a fist. This is what Qizhang means by “fitting my disposition.”

Qizhang and I once looked closely at the stones and talked face-to-face. Did Heaven have any purpose with the stones? Did it give form to the embryo and make the stones by chance? Millions of years have passed since the stones stopped changing. Some lie in the corners of the sea, some on the bottom of a lake. The tall ones are only a few ren high, while a heavy one is about a thousand jun. With no feet, they have arrived here to compete with each other in beauty and fascination before the eyes of Qizhang. He treats them as his guests or friends, regarding them as men of wisdom. He values them as pieces of jade and loves them as if they were his children and grandchildren. Are these affections well placed? Now these unusual beauties have a home. Why have they come? There must be some reason.

Stones differ in size and have been assigned into four classes, each divided into three subclasses. Specifications are engraved on the back of the stone. The stones are marked according to their class and subclass. A thousand years from now the stones might be scattered all over the world, traveling without being seen. Who can tell their fate? I hope those who have the same hobby as I will look at them, read what I have written, and understand Qizhang’s love of stones.

—Recorded in the fifth month of the third year of Huicheng [843]

Source: Kemin Hu, Scholars Rocks in Ancient China

Picture: Hu Zhengyang (胡正言), Page from the Ten Bamboo Studio Manual of Painting and Calligraphy (十竹齋書畫譜), The MET

Note:

Huangfu Mi 皇甫谧 [215 – 282], courtesy name Shi’an (士安), art name Xuanyan 玄晏

Ji Kang (嵇康) [223–262], courtesy name Shuye (叔夜), often referred to as Ji Zhongshan (中散)

Tao Qian (陶潛) [365–427], courtesy name Yuanming (淵明), posthumous name Jingjie (靖節)

Niu Sengru (牛僧孺) [780 – 849], courtesy name Si’an (思黯), formally Duke Wenzhen of Qizhang (奇章文貞公)

Li Yue (李約), courtesy name Zaibo (存博)

Huicheng or Huichang (会昌) Emperor Wuzong of Tang Dynasty

Taihu or Lake Tai (太湖)

jun (鈞) traditional Chinese unit of mass, = 30 jin

jin (觔) traditional Chinese unit of mass, about 596.82g during the Tang Dynasty

ren (仞) traditional Chinese unit of length, = 8 chi

chi (尺) traditional Chinese unit of length, about 31.10cm during the Tang Dynasty

Hu Zhengyang (胡正言), Page from the Ten Bamboo Studio Manual of Painting and Calligraphy (十竹齋書畫譜)
Hu Zhengyang (胡正言), Page from the Ten Bamboo Studio Manual of Painting and Calligraphy (十竹齋書畫譜)

Đá Thái Hồ
Bạch Cư Dị
Võ Tấn Phát dịch

Từ thời cổ, tất cả các bậc hiền nhân đều có đam mê đặc biệt. Huyền Yến [215 – 282] mê sách. Kê Trung tán [223–262] mê cổ cầm. Tĩnh Tiết [365–427] mê rượu. Hôm nay Tể tướng Kỳ Chương [Ngưu Tăng Nhụ, 779 or 780-847] mê đá Thái Hồ. Đá không có chữ, cũng không tạo ra âm nhạc. Đá không có hương vị, vì vậy khác ba thứ kia. Tại sao ông lại mê đá quá vậy? Ai nấy đều không hiểu nổi. Tôi đến thăm ông và chỉ có tôi mới hiểu tại sao. Bạn tôi Lý Ước có lần nói: “Thứ gì hợp với tâm tính ắt sẽ hữu dụng.” Nói hay lắm!

Vậy ta nên hiểu niềm đam mê của Kỳ Chương. Kỳ Chương từng coi sóc Hoàng Hà và Lạc Hà. Không có vàng bạc châu báu trong nhà, ông không có của cải dành dụm. Ông có nhà ở nội thành phía đông và biệt thự ở ngoại thành phía nam. Nhà ông lợp tranh tinh xảo, khách khứa lựa chọn cẩn thận. Ông không phải kiểu người chìu người dù nghịch ý, và khi ở nhà, ông có ít thuộc hạ xung quanh. Thời gian rảnh rỗi, ông thích ở với đá. Đá có nhiều loại, và đá Thái Hồ là hạng nhất. Đá La Phù và Thiên Trụ là hạng thứ. Ông mê đá hạng nhất.

Thuở mới bước vào chính trường, nhiều đồng nghiệp của ông trấn nhậm các vùng gần sông hồ. Bọn họ biết ông chỉ mê đá, nên nỗ lực kiếm các mẫu đá hiếm để làm quà cho ông. Trong vòng bốn năm năm, rất nhiều đá được mang tới tặng cho ông. Kỳ Chương không ngại ngần nhận lấy. Nay trong căn nhà nội thành phía đông và trong biệt thự ngoại thành phía nam, ông trưng bày đá: thật là thiên hình vạn trạng! Một số thì cuộn lên như mây đẹp; một số đứng thẳng, trang nghiêm, như thần tiên; một số dường như được chạm khắc tinh xảo, hệt như mặt bàn ngọc hay muỗng ngọc; một số thì bén nhọn, như gươm hay kích; một số như rồng hay phượng. Một số như đang chuyển động, sẵn sàng bay nhảy, như ma quỷ hay hoang thú; một số như đang đi đứng chạy nhảy, sẵn sàng vồ bắt mồi. Ban đêm khi gió mạnh thổi qua và mưa lớn trút xuống, các hang động của các viên đá mở ra, như uống mây và phun ra sấm sét. Nhìn thật hùng vĩ và dữ dội. Buổi sáng, khi sương mù tan đi và cảnh đẹp hiện ra, vách đá lởm chởm và đồi núi chập chùng như được tô điểm, tạo ra bầu không khí mờ ảo làm say đắm lòng người. Không thể diễn tả được cảnh sắc ngày và đêm xen kẽ nhau. Nói gọn lại, núi cao, hang thẳm, và lũng sâu họp lại nơi đây. Chỉ ngồi trước đá và một thoáng nhìn, núi cao ngàn thước và cảnh rộng ngàn dặm nằm trọn trong một viên đá nhỏ bằng nắm tay. Đó là điều Kỳ Chương ngụ ý khi nói “hợp với tâm tính của ta”.

Kỳ Chương và tôi có lần ngồi ngắm đá và đàm luận trực tiếp. Trời tạo ra đá làm chi? Tạo ra phôi rồi sinh ra đá chỉ là ngẫu nhiên thôi sao? Hàng triệu năm đã trôi qua khi đá ngừng thay đổi. Một số nằm ở góc biển, một số nằm ở đáy hồ. Những hòn cao có khi chỉ vài chục thước, những hòn nặng có khi đến tám ngàn cân. Dù không có chân, chúng đến nơi này đua sắc và mê hoặc Kỳ Chương. Ông đối xử với đá như khách quý, như bằng hữu, coi đá như những bậc hiền nhân. Ông quý đá như ngọc và yêu đá như con cháu. Tình cảm này có đúng chỗ không? Giờ đây những món đồ đẹp bất thường này đã có nhà. Tại sao chúng về đây? Ắt phải có nguyên do.

Những hòn đá có kích thước khác nhau được chia thành bốn loại, mỗi loại lại được chia thành ba phân loại. Các chi tiết được khắc vào mặt sau của đá. Đá được đánh dấu theo loại và phân loại. Ngàn năm sau đá sẽ tản mác khắp nơi. Ai có thể biết số phận của chúng? Tôi hy vọng những ai có cùng sở thích sẽ thấy chúng, đọc những gì tôi ghi lại, và hiểu được lòng yêu đá của Kỳ Chương.
—Ghi lại vào tháng năm, Hội Xương năm thứ ba [843]


Nguồn: Kemin Hu, Scholars Rocks in Ancient China

Hình minh họa: Hồ Chính Ngôn (胡正言), một trang trong Thập Trúc Trai Thư Hoạ Phổ (十竹齋書畫譜), The MET


Chú thích (của người dịch):

Hoàng Phủ Mật (皇甫谧) [215 – 282], tự Sĩ An (士安), hiệu Huyền Yến (玄晏)

Kê Khang (嵇康) [223–262], tự Thúc Dạ (叔夜), thường được gọi theo chức quan là Kê Trung Tán (中散)

Đào Tiềm (陶潛) [365–427], tự là Uyên Minh (淵明), thụy hiệu Tĩnh Tiết (靖節)

Ngưu Tăng Nhụ (牛僧孺) [780 – 849], hiệu Tư Ảm (思黯), tước hiệu Kỳ Chương Văn Trinh Công (奇章文貞公)

Lý Ước (李約), tự Tồn Bác (存博)

Hội Xương (会昌) niên hiệu của Đường Vũ Tông

Thái Hồ (太湖)

quân (鈞) đơn vị đo trọng lượng của Trung Hoa, = 30 cân

cân (觔) đơn vị đo trọng lượng của Trung Hoa, khoảng 596.82g vào thời Đường

nhận (仞) đơn vị đo chiều dài của Trung Hoa, = 8 xích (thước)

xích (thước) (尺) đơn vị đo chiều dài của Trung Hoa, khoảng 31.10cm vào thời Đường