Arlington, TX, our American Hometown

We’ve been in the USA for exactly 30 years!

This note was written in 2016. And now 5 years later…

43CFEFF1-903D-4F62-B92E-0AC7BE126730
Arlington, TX, our American Hometown

On February 21, 1991 we first came to America through Los Angeles, then later arrived in Dallas, and were greeted at the airport by Mike Wills, Paul Paulus and Anna Chau. We were driven to our first apartment in America, in Arlington, Texas, its first 3 month rents paid for by the owners, a church couple, Jerry and Jo Davis. In the first few weeks we were taken to several places to get our green cards, to get vaccinated, to get our IDs, and all the necessary paperwork for newcomers in the United States. We attended Sunday services at the church that sponsored us, Northwest Christian Church where Mike Wills was the pastor, and were given all the clothes and food, 2 bicycles, and lots of other things we needed to start our lives in America. Later we were hired to work entry level jobs in a shampoo factory owned by one of the church couple, Tom and Yvonne Adcock. Anna Rinh Chau and her family helped us to know the area, to get Asian food, and to hire Lisa as a seamstress at her tailor shop. Mike Wills helped us buy our first car and showed us how to maintain it. Paul Paulus, a psychology professor and later Dean of the College of Science, helped Phat get in the University of Texas at Arlington, and several times helped tow our broken car to a car shop. We also met Paul’s mother who with her husband helped save some Jews in their homeland of Netherlands during Nazy occupation; we also met Paul’s wife Laurie and their lovely family. Another couple, Margaret and Bill Harper, overhearing that we mentioned Van Gogh, Monet and other artists, took us to the Kimbell Art Museum and to several art towns, and sometimes took us to doctors and dentists. We met Ralph Trostel, a fighter pilot during World War II, and his wife Gerry Trostel, a retired teacher. Ralph had more free time, and he volunteered to teach us to drive, to take us around Arlington, to apply for works, etc. There in Arlington we made friends with people in college or in the community. Eventually Phat finished school, found work with the help of a college friend Mai-Chi Nguyen, then changed job, and so we moved. Far away but still we’ve kept in touch with the Paluses, Harpers, Trostels, and Chaus. Every year we send Christmas cards to them, and receive cards from them. We also keep in touch with other friends through emails and later through Facebook.

F16DFD38-C12E-44FA-B6EF-8FA2EBB9998A

This year Feb 21 2016 marked the 25 years since we came to America. On Memorial Day week we went back to Arlington, Texas to visit our sponsors and friends. All our memories came back. There we so much missed Ralph Trostel who just passed away 2 years earlier.

5EC0334E-5111-42A4-9F08-0C37C286E5FC

Ralph was an air force major who served in World War II, and later retired in Arlington. We still remember the first time he came to see us, holding a cardboard with letters “I am Ralph, from church” in front of our apartment. At the time Ralph retired but still worked as a school bus driver for special kids. Ralph took us everywhere, showed us the basic American how-to’s. We knew and appreciated that he was very patient with our broken English, and many times tried to hold his laughs over our silly questions. He often tried to speak in a loud, clear and slow voice when explaining unfamiliar concepts to us. (We laughed many years later when we heard a comedian talked about this exact thing as if that would make foreigners understand English better.) While he was a soldier of the American greatest generation that defeated the evil Axis, Ralph never told us about his heroic deeds, but often told us about the special children that he helped and loved, about the Korean kid in his neighborhood that his wife Gerry helped with English, or about his blood donation. One time he proudly wore his 1 gallon blood donor pin, and explained that he did not donate all 1 gallon at once because he would be dead, and we all laughed so hard. We never saw him laughed at others, but at himself. Lighthearted, compassionate, generous, humble, principled, disciplined are a few characteristics which come to our mind when we think of Ralph.

B1A7FC09-9BFB-46B4-B9CA-E08EBCD37B60

Whenever we hear people complaining too much about America, we just wish they have a chance to get to know these good Americans of Arlington, Texas; and especially Ralph, the down to earth farm boy who grew up only knowing the art of peace, but instead studied the art of war, fought bravely and helped defeat the most evil and powerful militaries of the Axis, liberated the world in the noblest sense of the word liberate, helped stop the spread of communism, made former enemies into most reliable allies, and then came back to civilian life and helped build Arlington into one of the most livable small cities in America.

https://www.legacy.com/obituaries/dfw/obituary.aspx?n=ralph-trostel&pid=170256505


Hôm nay là đúng 30 năm chúng mình tới Mỹ!

Mình viết đoạn này vào năm 2016, giờ đã 5 năm rồi…

23062C5A-6C4C-4C74-B9AE-BAB7856EFB1D

Arlington, Texas, quê nhà Mỹ quốc

Ngày 21 tháng 2 năm 1991, tụi mình lần đầu đặt chân đến Mỹ, qua ngả Los Angeles, rồi tới Dallas, và ngay ở phi trường được 3 người bảo trợ chờ đón, Mike Wills, Paul Paulus và chị Anna Châu. Hai đứa được chở tới căn phòng thuê đầu tiên ở Mỹ ở thành phố Arlington của bang Texas, với 3 tháng tiền nhà đầu tiên được trợ giúp bởi một cặp vợ chồng đi nhà thờ, Jerry và Jo Davis chủ dãy nhà cho thuê. Trong vài tuần đầu tiên hai đứa mình được chở đi làm thẻ xanh, chích ngừa, làm thẻ căn cước, và những thủ tục cần thiết cho những người mới đến Mỹ. Tụi mình dự lễ ở nhà thờ bảo trợ, Northwest Christian Church, chỗ ông Mike Wills là mục sư, và được mọi người cho nhiều đồ cũ, thực phẩm, xe đạp, và nhiều đồ đạc cần thiết để bắt đầu cuộc sống ở Mỹ. Sau này hai tụi mình được một cặp vợ chồng trong nhà thờ, Tom và Yvonne Adcock, nhận vào làm trong xưởng làm xà phòng gội đầu của họ. Chị Anna Châu và gia đình giúp hai tụi mình làm quen với thành phố, biết các khu chợ châu Á, và nhận Trang vào làm thợ may trong tiệm sửa quần áo của chị. Ông mục sư Mike Wills giúp hai đứa mình mua chiếc xe đầu tiên và chỉ cách bảo hành. Paul Paulus, giáo sư tâm lý học và sau này là Trưởng bộ môn Khoa học, giúp Phát được vào học trường University of Texas at Arlington, và nhiều lần giúp kéo chiếc xe cà tàng của tụi mình chết máy dọc đường về tới tiệm sửa xe. Hai tụi mình cũng gặp mẹ của ông Paul Paulus, cùng với chồng bà đã cứu mạng những người Do Thái ở Hoà Lan trong thời Đức Quốc Xã chiếm đóng; và cũng gặp bà Laurie vợ ông Paul Paulus và gia đình dễ thương của họ. Một cặp vợ chồng trong nhà thờ, Margaret và Bill Harper, nghe nói tụi mình biết về Van Gogh, Monet, và nhiều họa sĩ nổi tiếng, đã chở hai đứa đi tới viện bảo tàng nổi tiếng thế giới Kimbell, tới nhiều thành phố nghệ thuật nhỏ xung quanh đó, và khi cần cũng chở hai đứa đi bác sĩ và nha sĩ. Hai đứa mình cũng được gặp ông Ralph Trostel, một phi công chiến đấu trong Thế Chiến II, và vợ ông, bà Gerry Trostel, cô giáo về hưu. Ông Ralph có nhiều thời gian rảnh và thường đến chở tụi mình đi quanh Arlington, dạy tụi mình lái xe, hay đi xin việc, v.v. Ở Arlington hai nhóc tì tụi mình cũng gặp gỡ và kết bạn với nhiều người trong cộng đồng hay ở trường đại học. Rồi Phát tốt nghiệp, tìm được việc làm nhờ một người bạn ở đại học chị Mai-Chi Nguyễn, rồi xin được việc làm khác, rồi hai đứa dọn đi xa, nhưng vẫn giữ liên lạc với các gia đình ông bà Trostel, Paulus, Harper, và chị Anna Châu. Năm nào tụi mình cũng gởi thiệp Giáng Sinh, và nhận được thiệp Giáng Sinh từ những gia đình bảo trợ này. Hai đứa mình cũng giữ liên lạc với nhiều bạn bè khác qua email và Facebook.

CDC9162E-964E-4DF7-9FDD-593DAE751E11

Năm nay ngày 21 tháng 2 năm 2016 là kỷ niệm 25 năm ngày hai đứa tới Mỹ, nên tụi mình đã nghỉ tuần Chiến Sĩ Trận Vong để về thăm lại những người bảo trợ và bạn bè ở Arlington. Nhiều kỷ niệm ngọt ngào trở về. Hai tụi mình vô cùng thương nhớ ông Ralph Trostel đã mất 2 năm trước.

E4C7CE7B-0787-4AAA-B401-3B51C975D509
Ông Ralph là thiếu tá phi công chiến đấu trong Thế Chiến II, sau đó về hưu ở Arlington. Hai đứa mình còn nhớ lần đầu tiên gặp ông, ông cầm tấm bảng ghi “Tôi là Ralph, ở nhà thờ“ tới căn phòng thuê của tụi mình. Lúc đó ông đã về hưu nhưng vẫn làm việc cho trường học, lái xe chở các trẻ em bị tàn tật đến trường. Ông Ralph chở hai đứa mình đi khắp nơi, chỉ bảo những kỹ năng cơ bản của người Mỹ. Tụi mình biết và rất quý ông vì ông rất kiên nhẫn với thứ tiếng Anh rất lụi của hai đứa, và nhiều khi thấy ông cố nhịn cười trước những câu hỏi ngớ ngẩn của hai tên rất lúa vừa mới tới Mỹ. Ông thường cố nói to, rõ ràng, và thật chậm khi cố giải thích những thứ gì mới lạ cho hai đứa mình. (Sau này tụi mình cười bò khi một ông tấu hài kể lại một chuyện y chang vậy, cứ như là nói to rõ và chậm vậy sẽ làm cho những người ngoại quốc hiểu được tiếng Anh nhiều hơn.) Dù là một người lính của thế hệ vĩ đại nhất của Mỹ, đã giúp đánh bại phe Trục tàn bạo, ông Ralph không bao giờ kể về những hành động anh hùng của ông trong chiến tranh, mà chỉ thường kể về những đứa bé tàn tật ông yêu thương giúp đỡ, hay về chuyện bà Gerry vợ ông dạy tiếng Anh cho đứa bé di dân người Hàn Quốc gần nhà ông bà, hay về chuyện ông hiến máu. Một lần ông rất tự hào mang cái huy hiệu ông đã hiến tới 1 gallon (3,8 lít) máu và giải thích là ông hiến máu nhiều lần, chứ hiến một lần cả 1 gallon thì chết chắc, và ai cũng cười lăn. Hai đứa mình chưa bao giờ thấy ông cười nhạo ai, mà chỉ tự cười mình. Dễ chịu, đầy lòng từ mẫn, hào phóng, khiêm tốn, rất nguyên tắc, sống kỷ luật, đó là vài phẩm chất mỗi khi tụi mình nhớ tới ông Ralph.

89444D5E-1813-407E-B238-017AC0DF09A7

Mỗi khi hai đứa mình nghe ai than phiền về nước Mỹ, là tụi mình ước gì người đó quen biết được những con người tốt bụng này ở Arlington, Texas; và đặc biệt là ông Ralph, một chàng nông dân chỉ biết nghề nghiệp hoà bình, phải học nghệ thuật chiến tranh, chiến đấu anh dũng và đánh bại những quân đội hùng mạnh nhất của phe Trục, giải phóng thế giới với nghĩa cao cả nhất của từ giải phóng, giúp chận đứng sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, biến những kẻ thù cũ thành những đồng minh tin cậy nhất, rồi quay về đời sống dân sự và giúp xây dựng Arlington của bang Texas này thành một trong những nơi đáng sống nhất của Mỹ.

https://m.legacy.com/obituaries/dfw/obituary.aspx?n=ralph-trostel&pid=170256505&referrer=0&preview=false

Sleeping in the Forest – Mary Oliver

91574CD9-DD97-47EA-AA42-CC741FD0C06B
ElCapitan, Chiura Obata (1885–1975), El Capitan: Yosemite National Park, California, 1930, Color woodcut

Sleeping in the Forest
Mary Oliver

I thought the earth
remembered me, she
took me back so tenderly, arranging
her dark skirts, her pockets
full of lichens and seeds. I slept
as never before, a stone
on the riverbed, nothing
between me and the white fire of the stars
but my thoughts, and they floated
light as moths among the branches
of the perfect trees. All night
I heard the small kingdoms breathing
around me, the insects, and the birds
who do their work in the darkness. All night
I rose and fell, as if in water, grappling
with a luminous doom. By morning
I had vanished at least a dozen times
into something better.


Source: https://clinicalaffairs.umn.edu/covid-19-updates/sleeping-forest-poem-mary-oliver

Chiura Obata: https://www.berkeleyside.com/2014/12/19/chiura-obata-a-story-of-resilience-a-passion-for-yosemite

562CCB38-1A62-4BA4-B176-BCC531CC9E03
On a forest trail in Olympic National Park. Photo by Trang Vo-Le


Ngủ trong rừng

Mary Oliver
Võ Tấn Phát dịch

Tôi tin đất
còn nhớ tôi, nàng
đón nhận tôi rất dịu dàng, sắp xếp
những cái váy màu tối của nàng, những cái túi của nàng
chứa đầy địa y và hạt. Tôi ngủ
như chưa từng ngủ thế bao giờ, một hòn đá
trên bờ sông, không có gì giữa tôi và ánh lửa trắng của các vì sao
trừ những ý nghĩ của tôi, và chúng lơ lửng
nhẹ như những con bướm đêm giữa những cành cây
của những cái cây hoàn hảo. Cả đêm
tôi nghe những vương quốc nhỏ bé hít thở
quanh tôi, côn trùng, và chim
hoạt động trong đêm tối. Cả đêm
tôi chập chờn, như ở dưới nước, chống lại
một kết cục sáng rực. Vào buổi sáng
tôi tan biến hàng chục lần vào một cõi đẹp hơn.