Warbler – Japanese Woodblock Prints

Utagawa Hiroshige’s Warbler on Red Plum Branch
(https://collections.lacma.org/node/189441)

3B460308-3FCB-4186-9962-8554C0C4D624

 

Japanese woodblock prints of warblers, from several museums.

http://www.lacma.org/search/site/Woodblock%20warbler

https://risdmuseum.org/art_design/search?q=Woodblock+warbler

https://www.mfa.org/search?search_api_views_fulltext=Warbler+print

Asagao (Morning Glory) Haiku – Chiyo-ni

30641A88-6D5B-49CE-93F6-CA3111F9E238

8DD388CC-5B54-4C78-B2D4-19A227ED2CC4

One of the most famous haiku, by Chiyo-Ni – 千代尼 (1703- 2 October 1775), also known as Fukuda Chiyo-ni – 福田 千代尼, or Kaga no Chiyo – 加賀千代 (Chiyo from Kaga.)

朝顔に
釣瓶とられて
貰い水

朝顔に
釣瓶取られて
貰い水

asagao ni
tsurube torarete
morai mizu

the morning glory
took the well-bucket away from me –
I go to the neighbour for water

The morning glory!
It has taken the well bucket,
I must seek elsewhere for water.

the morning glory
beat me to it …
I go to the neighbour to fetch water
(Tr. Gabi Greve )

morning glory !
the well-bucket entangled
I ask for water
(Tr. Donegan and Ishibashi)

my well bucket
taken by the morning glory—
this borrowed water
(Tr. Ueda Makoto)

Triêu nhan
Gàu nước bị giữ rồi,
Xin nước thôi.
(Võ Tấn Phát dịch)

———-

Notes:

These woodcuts of Chiyo-ni standing beside a well by Utagawa Kuniyoshi illustrate her most famous haiku: finding a bucket entangled in the vines of a morning glory, she would go ask for water rather than disturb the flower.

Những bức tranh mộc bản của Thiên Đại Ni đứng bên cạnh giếng nước, của họa sĩ Utagawa Kuniyoshi, minh họa cho bài thơ haiku nổi tiếng nhất của bà: khi thấy gàu nước bị dây triêu nhan quấn lấy, bà đã đi xin nước thay vì làm lay động tới đóa hoa.

Some Kanji:

Chiyo-Ni 千代尼: Thiên Đại Ni

Fukuda Chiyo-ni 福田 千代尼: Phúc Điền Thiên Đại Ni

Kaga no Chiyo 加賀千代: Gia Hạ Thiên Đại (“Chiyo from Kaga” – Thiên Đại từ vùng Gia Hạ)

朝: triêu – buổi sáng sớm
顔: nhan – dung nhan, nhan sắc
釣: điếu – câu (cá), dùng mánh lới mưu mô chiếm đoạt
瓶: bình
釣瓶: điếu bình – cái gàu nước
取: thủ – cầm lấy
貰: thế
水: thuỷ

https://wkdhaikutopics.blogspot.com/2007/03/chiyo-ni.html?m=1

https://www.britishmuseum.org/research/collection_online/collection_object_details/collection_image_gallery.aspx?assetId=588293001&objectId=3278638&partId=1

https://www.mfa.org/collections/object/chiyo-of-kaga-province-kaga-no-kuni-chiyo-jo-177102

Đất Nước

Ngày 11/6/2018 đã đăng trên trang Facebook riêng của lớp A, gây nhiều bối rối cho bạn học thời phổ thông.

—————

Đất nước

Trong những ngày này người dân bất chấp nguy hiểm tính mạng đòi hủy luật đặc khu và hủy luật an ninh mạng. Những bậc trí giả trong ngoài nước thốt lên những lời bi phẫn. Đỗ Trung Quân, nhà thơ nổi tiếng, đang bị canh giữ, vẫn lên tiếng, không sợ tù tội mà chỉ mong được chết trên quê hương Việt Nam nguyên vẹn. Nhạc sĩ Tuấn Khanh, luật sư Lê Công Định, nhà báo Mạnh Kim, nhà báo Đỗ Quý Toàn, Điếu Cày, Người Buôn Gió, Trương Duy Nhất, … hầu hết đều chảy nước mắt trước hình ảnh người dân tự giác xuống đường cho Việt Nam, dù biết ngày mai họ và gia đình sẽ phải đối đầu với toàn bộ chế độ toàn trị thù dai và nhỏ mọn.

Mình nhớ lại hồi cấp 3, phải đào hầm, phải học quân sự để ngừa giặc Tàu xâm lược. Dù còn nhỏ, lớp mình ai cũng bừng khí thế căm ghét bọn giặc phương Bắc. Tụi mình tự hào được học trường Trưng Vương mang tên người anh hùng đầu tiên đánh giặc giành độc lập. Tụi mình tự hào sinh ra ở quê hương của Quang Trung, người đã truyền hịch đánh giặc Thanh: “Đánh cho chúng biết nước Nam anh hùng ta có chủ”.

Mình cũng nhớ trong một giờ chính trị, cô giáo chủ nhiệm hỏi có ai theo Công Giáo hãy đứng dậy. Tụi mình biết nền chính trị Cộng Sản vốn bài xích Công Giáo, và cô ngại làm đau các bạn theo đạo. Nhưng mình đã ngạc nhiên thấy vài bạn đã đứng dậy, thinh lặng. Những người bạn đó, ngày thường rất hiền lành, ít nổi bật như phần lớn đám học trò phá phách tụi mình. Lúc đó mình lờ mờ hiểu trong dáng vẻ im lặng cam chịu đó có chứa sự mạnh mẽ tinh thần không ồn ào khoa trương mà mình không có.

Mình nhớ lại lần đi dự lễ kỷ niệm 200 năm chiến thắng Đống Đa ở Tây Sơn. Lúc hát quốc ca, cả sân vận động không ai đứng dậy. Một người bạn cùng lớp, thường ngày có vẻ vô tâm, đã nhắc nhở: “Ê tụi bay, hát quốc ca phải đứng dậy chớ”. Lòng yêu nước tự nhiên bật ra như vậy đó.

Kỳ quá phải không? Khi già đi mình lại nhớ những thứ lẩm cẩm đó. Tụi mình thường ngày biết nhau qua Facebook, qua những cuộc đi chơi, qua những hình ảnh rất đẹp. Nhưng cuộc sống thực sự của chúng mình là cái đời sống thường ngày, thường tẻ nhạt, im lìm, đôi khi chán ngắt, và không son phấn hào nhoáng. Đôi khi những sự kiện lớn nổ ra, bạn bè nhìn ngắm dưới những lăng kính khác nhau. Mình không dám mời kết bạn nhiều người trong lớp vì ngại ảnh hưởng tới công việc làm bạn mình. Nhưng khi quốc gia hưng vong, kẻ thất phu cũng phải có trách nhiệm. Mình là kẻ thất phu ở xa, nói cho lắm cũng có người chê, nó ỷ ở Mỹ nên ồn ào vậy thôi. Nhưng chẳng lẽ một kẻ ở xa nên chứng tỏ lòng can đảm bằng cách ngậm miệng trước chuyện bất bình, ca ngợi chính quyền, xỉ vả bọn dân ngu gây loạn, để hàng năm được áo gấm về làng ăn chơi du hí sao?