On a deserted seashore, at dusk, I see a grounded paper kite, its tails stretching peacefully over the soft land. I look for a child, but he is nowhere — perhaps he has abandoned the kite — perhaps he no longer exists. Above the horizon the sky is of a deep, rich purple, both strange and familiar. I would not say that this purple is necessarily one of longing and sorrow. Rather it evokes the purple of those old popular Tet woodblock prints, pictures of hogs and roosters, a nostalgic purple of warm and peace. But where has the child gone, leaving behind his kite stranded on the empty beach?
And so Vo-Dinh led me into his universe. But as he did so, I came to encounter none other than myself. And we both knew then that our separateness was an illusion. Rugged hillsides, wild grass, open ricefields stretching to the distant mountains, the endless days of our birthplace, they could be fully resurrected at any given moment.

Phuong-Nam, the artist’s child, runs there, the sides of her ao dai swirling in wind, the kite cord taut in her hand. Above her rises the sky, the sky of our motherland — full of fire and ashes. Grandiose purple sky, quiet yellow shore: such deep sorrow and such overflowing hope. That child will, I believe, ultimately rediscover for all of us what we fear we have lost forever. For it seems to me each line, each color in Vo-Dinh’s work is truly the food he has created to nourish his children. With every brushstroke he nurtures love, trust, and hope, his own and his people’s.
As I moved back and forth before Vo-Dinh’s work during his recent exhibit on Madison Avenue, I instinctively softened my steps, fearful of disturbing Vo-Dinh’s lines. I moved with extreme care for I realize that I was, in fact, walking within his very soul, and that a line, a color, a mass — each was the heart, the brain, the nervous system, all living cells of the artist’s body. Within the world of Vo-Dinh I do not draw a line between form and content. The nectar and the vase are one; neither is old, neither new, and were there no nectar there would not be any vase. Whenever I see his world, whether woodcut, drawing or oil painting, this thought reoccurs.
It is clear that Vo-Dinh is not in anxious quest of far-out stylistic expressions. His search is solely for the proper means with which to articulate for us the very essence of his vision, which is his own soul, his existence, the legacy of his birthplace. What must be noted in particular is his ability to let his essence freely guide him in the process of creation. It is not, however, that Vo-Dinh simply feels contempt for new or unusual technical cleverness. Rather, he believes that if a so-called new style or technique remains content to be both means and end, then invariably it must fail to express or to realize any living truth.
A single work such as Sleeping Man and Great Bird testifies to the solid existential foundation of the artist’s creativity. He and his art are rooted sturdily and deeply in Vietnam’s history and culture. That yellow tree rising from a rock, or those immense wings may be images remembered from some dim mythological past; yet they are present in his work, endowed with a strong reality, both traditional and creative. The entire print exudes great strength and vigor, which, though still restrained, promises to one day burst free. This strength and vigor obviously does not come from a man who lives like a fish out of water, severed from his cultural traditions. His great hopes for the future can only come from a solid link with the past. Vo-Dinh is like an incorruptible diamond in the chain of our Vietnamese continuity and heritage. The more it is tested and tried, especially in different milieus and under varying conditions, the more luminous it becomes, the surer it is of its own hardness and purity.
Another print, Brown Spring, comes to my mind. Here is expressed our common anxiety, our fear of a future world devastated by war and toxics. But Vo-Dinh’s subconscious does not allow his vision to be overwhelmed by despair. I remember that when I pointed to the colorful new leaves and buds sprouting up beneath stony cracks, in a landscape in ruins, and asked him how he had come to believe in such resurrection, Vo-Dinh replied that he did not know; but I think perhaps I know. I know that it is not his reason speaking. It is the voice of the collective unconscious, the voice of his own faith in existence.
That strange purple color in a sky, empty, yet comforting, mournful l, yet suffused with hope, easily established a communion between the artist and a fellow countryman, myself. But such a purple crosses the frontiers of our Vietnamese character and psyche. It becomes one that can be felt by men and women everywhere. Such an accomplishment by Vo-Dinh — universalization of beauty in his art — will demonstrate that it is possible to amalgamate a specifically Vietnamese realm of sensibility within the universal culture of man.
Paris, September 15, 1971
NHAT HANH
Translation from Vietnamese
by Helen Coutant & Douglas Hostetter
—
Trên một bãi biển vắng về chiều, tôi thấy một con diều giấy nằm yên lặng, sợi đuôi diều nằm thoải mái trên cát mịn. Đứa bé không có mặt đó, hoặc đứa bé đã bỏ con diều, hoặc đứa bé đã không còn đâu đó nữa. Nhìn lên, tôi thấy một khung trời tím ngắt, một màu tím lạ kỳ nhưng rất quen thuộc, một màu tím không nhất thiết của nhớ thương, một màu tím của tranh lợn tranh gà ngày Tết, một màu tím của đầm ấm hạnh phúc. Đứa bé đi đâu mà để con diều nằm bơ vơ trên bãi vắng?
Võ-Đình đưa tôi vào thế giới của chàng. Nhưng đi vào thế giới của chàng, tôi lại bắt gặp chính tôi. Và chúng tôi cảm thấy bớt nỗi cô đơn. Những đồi hoang cỏ dại, những cánh đồng lúa xanh tận ngút ngàn, những ngày thơ ấu rong chơi trong trời quê hương bây giờ không còn nữa, nhưng kỳ lạ thay, vẫn có thể trở lại hiện thực bất cứ phút giây nào.
Bé Phượng-Nam chạy, tà áo tung bay, sợi chỉ diều trong tay, phía trên đầu cháu là một trời quê hương bốc cháy. Khung trời tím hùng vĩ kia và bãi cát vàng trầm lặng nọ diễn tả vừa một niềm tiếc thương sâu đậm vừa một niềm hy vọng tràn đầy. Bé Phượng-Nam thế nào cũng tìm lại được cho chúng tôi những gì chúng tôi tưởng là đã mất. Và chúng tôi nắm lấy tay nhau. Nét vẽ của Võ-Đình nuôi lớn cháu Phượng-Nam. Nét vẽ của Võ-Đình nuôi dưỡng niềm tin yêu và hy vọng cho chính chàng, cho chính dân tộc chàng.
Tôi đi trong phòng triển lãm tranh Võ-Đình ở đường Madison Avenue ở Nữu Ước mà chân không dám bước mạnh vì sợ làm đau những đường nét của chàng. Tôi đi trong hồn anh, và tự nhiên tôi trở thành thận trọng, bởi vì tôi chợt thấy và màu sắc chính là tim óc, thần kinh và tế bào của người nghệ sĩ. Trong thế giới của Võ-Đình, tôi không phân biệt được ranh giới giữa nội dung và hình thức. Bình và rượu là một, làm gì có cái nào cũ cái nào mới; làm gì có bình khi không có rượu. Từ mộc bản, mực tầu đến sơn dầu, tất cả tranh của Võ-Đình đều cho tôi cảm giác đó. Võ-Đình không thao thức đi tìm những hình thức diễn tả tân kỳ, Võ-Đình chỉ muốn có phương tiện diễn bày chất liệu nghệ thuật vốn là linh hồn, sự sống và truyền thống của chàng. Và điều đáng lưu ý nhất là anh tự để cho chất liệu nghệ thuật ấy hướng dẫn anh trong quá trình thể hiện.
Không phải anh khinh thường những thủ thuật tân kỳ. Chính là vì anh cho rằng thiếu chất liệu nghệ thuật, những thủ thuật gọi là tân kỳ ấy không thể hiện được gì đích thực của sự sống.
Một ức tranh như bức Ngủ Mộng Thấy Chim Đại Bàng cho ta thấy nền tảng hiện hữu vững chãi của con người nghệ sĩ. Con người và nghệ thuật Võ-Đình có gốc rễ vững chãi trong truyền thống văn hoá và lịch sử văn hoá. Cái cây vàng trên tảng đá và cánh mộng chim đại bàng là những hình ảnh vừa thần thoại vừa hiện thực, vừa truyền thống vừa sáng tạo. Toàn thể bức tranh toát ra một sức mạnh lớn, một sức mạnh còn bị giam cầm nhưng nhất định sẽ vùng thoát mãnh liệt. Sức mạnh đó, không phải là sức mạnh của một con người sống tách rời khỏi truyền thống bản chất văn hoá như con cá sống tách rời khỏi nước. Hy vọng lớn về tương lai dựa trên nền tảng xây dựng vững chãi của quá khứ. Võ-Đình là một viên kim cương bất hoại của truyền thống Việt, càng lăn lộn và trui luyện trong một môi trường lạ càng làm sáng tốt và rắn chắc chất liệu kim cương của mình. Bức Một Mùa Xuân Đà diễn tả niềm thao thức sợ hãi chung của thời đại về viễn tượng hoang tàn của trái đất gây nên bởi chiến tranh và độc tố. Nhưng tiềm thức Võ-Đình không cho phép anh buông xuôi cho thất vọng trấn ngự. Khi tôi chỉ cho anh mấy mầm lá nhú lên đỏ xanh trong một kẹt đá giữa cảnh tượng hoang tàn của bức tranh và hỏi anh do đâu mà anh có niềm tin về một sự phục sinh như thế, thì Võ-Đình nói là anh không biết. Tôi thì tôi biết. Bởi đó không phải là tiếng nói của lý trí chàng, mà là tiếng nói của vô thức cộng đồng, của truyền thống, của căn bản hiện hữu chàng.
Màu tím kỳ lạ trên khung trời vừa vắng lạnh vừa đầm ấm, vừa tiếc thương vừa hy vọng kia đã thiết lập được dễ dàng sự cảm thông giữa nghệ sĩ và người đồng hương của chàng là tôi. Nhưng Võ-Đình không ngừng ở nơi đó. Màu tím lạ kỳ kia đang vượt biên giới Việt tính để biến thành một màu tím có tính chất phổ biến, có thể tạo nên sự rung cảm của bất cứ con người nào. Sự thành công của Võ-Đình trong công trình phổ quát hoá cái đẹp của chất liệu nghệ thuật anh sẽ chứng minh được khả năng của sự dung hợp cá tính Việt trong nền văn hoá đại đồng của nhân loại.
Ba-Lê, ngày 15 tháng 9 năm 1971
Nhất Hạnh
—
Phat Vo retyped from 1972 booklet introducing Vo-Dinh’s works, thanks to Tran Thi Lai Hong, Vo-Dinh’s widow.
Võ Tấn Phát đánh máy từ một ấn bản 1972 giới thiệu nghệ phẩm của Võ Đình, từ Trần Thị Lai Hồng, quả phụ của hoạ sĩ Võ Đình.
—
The woodcut The Fiery Kite from:
https://m.skinnerinc.com/m/auctions/2606M/lots/183