Books

IMG_3920


Books

Phat Vo

May 23, 2016

This article was published in the E-zine http://damau.org/archives/42647

October last year (2015) my sister and her family came over from Vietnam to visit my father in Little Saigon, California. We visited many places and took many pictures, but one picture has been my favorite of the whole visit. It had poor lighting, strange composition, crooked angle, all the signs of an amateur photographer with an iPhone 4S. There after a long day walking around the Museums and Gardens of the Huntington Library, exhausted, we headed out and on the way stopped by the real Library which housed all the precious manuscripts and books. Somehow my father and my niece happened to read together the information at the display of the first printed book of Western Civilization, the Gutenberg Bible. Asking them to turn around for a pose, I took the picture very quick without thinking. Right there and then I remembered it very vividly.

I remembered that a little more than 40 years ago, myself the 5 and 1/2 year old kid was an enthusiastic book destroyer. In a storage room with all the windows closed or opened a little, I enjoyed throwing torn books and pages into a fire in the middle of the room. The kid in me was happy to play with fire without knowing what was going on.

Only a long time later when I knew enough, my parents told me of the event. After the Communist North won the war in April 1975, they ordered people to turn in books published in the South which they deemed decadent, depraved and anti-revolutionary, to be destroyed. My father – who as a kid in his small village witnessed the Communist Land Reform in the early 1950s, in which the poor farmers were directed by the soldiers to torture old rich farmers – knew not to trust the communists. Afraid that the communists would record our books for later punishment, he decided to burn most of the books in our small library. To hide from the potentially nosy neighbors, we closed or opened slightly most windows during the reluctant book burning ritual. Hundreds of books were burned in a few days.

Growing up and studying totally under the communist rule, I soon forgot all about that incident. That tragedy of ours was insignificant compared to the loss of lives and properties of countless others. I was pretty happy despite all the hardship our family endured during the communist mismanagement of the country. As I got older, I vaguely realized something was wrong during those years. A teacher of mine and a close friend of our parents whom I loved and respected so much escaped by boat without saying goodbye to me. Some of our parents’ friends came over and talked about their shame of teaching kids the lies in textbooks. Some others from the South Vietnam Army after being “re-educated” came and wished they had fought harder. Relatives and neighbors died because of a shortage of medicines or medical staff’s carelessness. Wars after wars. Endless news of enemies trying to destroy our countries. Those terrible years of not having enough to eat, of mistrust between neighbors and friends, of listening to lies through propaganda in all forms of media, of living lives of fear under constant watch of local policemen. There I read most of the remaining books in our library. Valuable books were hard to find, but our parents managed to buy good books, even some banned books, and encouraged us to read and to learn the truth through them. The book burning images came back a little, and I sometimes wondered if I was reading books which were burned in that closed room years ago.

Then I came to America. I saw in a small American city a library bigger than the Vietnam National Library in Saigon, and was astonished to be able to get the library card within a few minutes and was able to borrow tons of books right there.

That experience of book burning and book scarcity in Vietnam during my young years probably explains my crazy love of books in physical form. I could go for hours in libraries or old bookstores admiring books hundreds of years old. In San Francisco museums or in Boston old bookstores, I was attracted to old books or old manuscripts on display and longed to touch them in order to feel the wisdom of old age on those pages. More than once I could not resist the urge to buy an old copy of a favorite book of mine, so I could read, reread, feel the pages, and enjoy the illustrations, like a small child. A few copies of Candide. A few copies of The Book of Tea.

In school and at work occasionally I had to argue with people who still considered Ho Chi Minh a just and enlightened leader of Vietnam. Many times my English was not good enough to defend my points, I found myself repeating the indictment just like a kid, “but he was a mass murderer.” Maybe now I would add, “he was also a mass book destroyer?”

Back to the picture, there stood a grandpa who burned his beloved books 40 years ago, next to a granddaughter who first came to a country which treasured books, next to a first printed book copy of the West. The picture draws tears sometimes when I look at it.

I know I am forever an enemy of those thugs who burn books! No matter how small or hopeless my effort is.

Sách
Võ Tấn Phát

Đã đăng ở da màu http://damau.org/archives/42647

Tháng 10 năm ngoái (2015) em gái tôi và gia đình từ Việt Nam qua thăm ba tôi ở Little Saigon, California. Cả gia đình đã đi nhiều nơi và chụp nhiều hình. Nhưng có một tấm hình tôi thích nhất. Thiếu ánh sáng, thiếu bố cục, ảnh bị nghiêng, nó mang đầy dấu ấn của một tay thợ chụp hình nghiệp dư dùng iPhone 4S cũ kỹ. Sau một ngày dài đi bộ hết Bảo tàng này sang Khu vườn nọ của Huntington Library, và quá mệt mỏi, chúng tôi ra về, và trên đường đi ra cổng đã dừng lại ở Thư Viện chứa đầy những cuốn sách và bản thảo quý giá. Tình cờ ba tôi và cháu gái cùng đứng trước hộp triển lãm chứa cuốn sách in đầu tiên của văn minh Tây phương, cuốn Kinh Thánh Gutenberg. Khi cả hai quay ra ngoài làm mẫu, tôi đã chụp rất nhanh không suy nghĩ. Ngay lúc đó hình ảnh quá khứ hiện ra rõ mồn một.

Tôi nhớ lại hơn 40 năm trước, tôi cái thằng bé năm tuổi rưỡi là một kẻ đốt sách nhiệt thành. Trong căn phòng kín cửa, tôi đã khoái trá quăng những cuốn sách và những trang sách bị xé dở vào đống lửa giữa nhà. Thằng bé trong tôi sung sướng chơi trò đốt lửa, không hề biết chuyện gì xung quanh.

Rất lâu về sau khi tôi đã khôn lớn, ba má tôi mới kể về vụ đốt sách đó. Khi Cộng Sản Bắc Việt chiến thắng vào tháng 4 năm 1975, họ đã ra lệnh mọi người phải nộp để đem hủy những cuốn sách xuất bản ở miền Nam bị coi là đồi truỵ và phản cách mạng. Ba tôi – khi còn nhỏ đã chứng kiến cảnh Cải Cách Ruộng Đất trong làng, đã nhìn thấy những người nông dân vốn hiền lành bị ép phải hành hạ những ông phú nông già nua – không tin người Cộng Sản chút nào. Lo sợ Cộng Sản sẽ ghi lại tên sách để tính sổ sau này, ông đã quyết định đốt gần hết sách trong cái thư viện nhỏ của gia đình. Để phòng ngừa những người hàng xóm tọc mạch, ba má tôi đã đóng kín hoặc chỉ hé các cửa phòng lúc đốt sách. Hàng trăm cuốn sách đã bị đốt trong vài ngày.

Lớn lên và được học hành hoàn toàn dưới chế độ cộng sản, tôi nhanh chóng quên đi vụ đốt sách. Thảm kịch đó vô cùng bé nhỏ so với những tổn thất nhân mạng và tài sản của vô số người khác. Tôi khá vui vẻ mặc cho những khó khăn gia đình tôi phải chịu dưới sự quản lý đất nước yếu kém của cộng sản. Nhưng khi lớn hơn một chút, tôi lờ mờ nhận ra có gì đó không ổn. Một thầy giáo tôi rất quý trọng và cũng là bạn thân của gia đình đã vượt biên bằng thuyền một cách bí mật không nói với tôi gì cả. Một vài người bạn của gia đình đến và kể về nỗi xấu hổ phải dạy con nít những dối trá trong sách giáo khoa. Những người bạn trong quân đội Miền Nam đi cải tạo về đến thăm và ước gì họ đánh lì hơn chút nữa. Những người thân chết vì thiếu thuốc hay cẩu thả của ngành y. Rồi chiến tranh tiếp nối chiến tranh. Những tin tức không ngừng về những kẻ thù cứ muốn tàn phá đất nước tôi. Những năm không đủ ăn, nghi kỵ giữa hàng xóm và bạn bè với nhau, thường xuyên bị dội những tuyên truyền dối trá đủ mọi hình thức, sống trong lo sợ dưới sự dò xét thường trực của cảnh sát phường xóm. Hồi đó tôi đã đọc hầu hết những cuốn sách còn lại trong thư viện gia đình. Sách có giá trị khó tìm, nhưng ba má vẫn gắng mua sách, gồm cả sách cấm, và khuyến khích chúng tôi đọc và tìm hiểu sự thật qua sách. Những hình ảnh đốt sách trở về, và đôi khi tôi tự hỏi cuốn sách nào mình đang đọc là cuốn đã bị đốt trong phòng kín nhiều năm trước.

Rồi tôi được tới Mỹ. Tôi nhìn thấy cái thư viện của một thành phố nhỏ của Mỹ còn lớn hơn cả Thư Viện Quốc Gia ở Sài Gòn, và tôi kinh ngạc thấy mình có thể làm thẻ thư viện trong vài phút và mượn được hàng tấn sách ngay lúc đó.

Kinh qua vụ đốt sách và thời kỳ khan hiếm sách lúc trẻ có lẽ đã làm tôi mê sách điên cuồng. Tôi có khi đi dạo hàng giờ trong những thư viện hay tiệm sách cũ ngắm nhìn những cuốn sách hàng trăm năm. Trong những bảo tàng ở San Francisco hay tiệm sách cũ ở Boston tôi bị hút hồn vào những cuốn sách hay bản thảo cổ và thèm được chạm vào chúng để thấu được cái minh triết cổ xưa trên những trang sách đó. Nhiều lần tôi không thể cưỡng lại cám dỗ phải mua một bản in cũ của cuốn sách tôi yêu thích, để được đọc đi đọc lại, chạm vào những trang sách, và thưởng thức những bức tranh minh hoạ, như một đứa trẻ con. Vài bản in Candide. Vài bản Trà Thư.

Lúc còn đi học hay đi làm sau này đôi khi tôi phải tranh cãi với những người vẫn còn cho Hồ Chí Minh là một lãnh tụ anh minh chính nghĩa của Việt Nam. Nhiều khi tiếng Anh của tôi không đủ để tranh luận, tôi thấy mình cứ lập lại những lời kết tội như con nít: “nhưng mà ông ta là tên sát nhân hàng loạt mà”. Có lẽ giờ đây tôi nên thêm vào lời kết tội: “ông ta cũng là tên đốt sách hàng loạt nữa”.

Trong tấm hình, ông ngoại – người đã đốt những cuốn sách quý giá 40 năm trước – đứng cạnh đứa cháu lần đầu tiên đến một đất nước trân quý sách, bên cuốn sách in đầu tiên của phương Tây. Nhìn tấm hình đó đôi khi tôi thấy muốn rớt nước mắt.

Tôi biết mình sẽ mãi là kẻ thù của tụi đốt sách! Dù cho những nỗ lực của tôi có nhỏ bé vô vọng thế nào đi nữa.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s