Preface To the First Collection of Rengetsu’s Poetry — Fujiwara Toju

Dried Persimmons and poem, by Otagaki Rengetsu, Miho Museum
Dried Persimmons and poem, by Otagaki Rengetsu, Miho Museum

Preface To the First Collection of Rengetsu’s Poetry

There is a nun who passes her days quietly, living at the base of Mount Hiei, surrounded by greenery. The flowing waters of the Kamo River cleanse her heart.

She digs clay from the riverbank, mixes it with water, and creates many kinds of pottery that she sells to support herself. She also loves poetry. The nun’s name is Rengetsu, “Lotus Moon.” People clamor to buy her simple, unadorned pottery and to request elegant calligraphy of her poetry. Although she remains in the shadows, so many people come to visit her that she feels compelled to move to more and more remote places.

The number of poems collected here is not as large as one would expect. She has composed a large number of poems, many of which are incised on her pottery, but the ones collected here are the most beloved.

I recall the days long ago when Rengetsu appeared in the capital, clad in her black robes and with a serene countenance. I did not want the memory of her work to fade away, so I visited her at her little hut hidden in Saga to discuss an edition of her poems. She was decrepit, skin and bones, bent at the hips, but her face remained radiant. She had grown very old, having spent more than 40 years, creating beautiful things. Her life had been full. It is my hope that the publication of this collection will enable many more people to come to know and love Rengetsu’s poetry.

Fujiwara Toju, February 1, 1872 for the first edition of Ama no Karumo

Mountain Retreat

Living deep in the mountain
I have grown fond of the
Sound of murmuring pines;
On days the wind does not blow,
How lonely it is!

Source: John Stevens, Rengetsu: Life and Poetry of Lotus Moon

IMG_1884

Teapot by Otagaki Rengetsu, The Walters Art Museum
Teapot by Otagaki Rengetsu, The Walters Art Museum

Note:

山ざとは
松のこゑのみ
聞なれて
風ふかぬ日は
さびしかりけり

Yamazato wa
matsu no koe nomi
kiki nare te
kaze fuka nu hi wa
sabishikari keri.

Living deep in the mountains
I’ve grown fond
of the soughing pines—
On days when the wind is still
how lonely it becomes!

Source: http://rengetsu.org/poetry_db/index.php
Poem #242

Mountain Cherries, by Otagaki Rengetsu, Miho Museum
Mountain Cherries, by Otagaki Rengetsu, Miho Museum

Lời Giới Thiệu Cho Tuyển Tập Thơ Đầu Tiên của Rengetsu
(Võ Tấn Phát dịch)

Có một ni sư trải qua những tháng ngày lặng lẽ, sống dưới chân núi Hiei (比叡山 – Bỉ Duệ Sơn), giữa vùng cây xanh. Dòng nước sông Kamo (鴨川 – Áp Xuyên) thanh lọc trái tim bà.

Bà đào đất sét trên bờ sông, trộn với nước, làm ra nhiều món đồ gốm đem bán ra để trang trải cuộc sống. Bà cũng yêu thơ. Tên của ni sư là Rengetsu, “Liên Nguyệt”. Người đời tranh nhau mua những món đồ gốm đơn giản, không trang trí của bà, và đòi hỏi những bức thư pháp trang nhã đề thơ của bà. Dù đã cố ẩn dật, nhưng người đời vẫn đến quấy rầy nên bà bị buộc phải dời đến những chốn ngày càng xa vắng.

Số lượng thơ sưu tầm ở đây không nhiều như mong đợi. Bà đã sáng tác rất nhiều thơ, trong số đó có nhiều bài được khắc trên gốm, nhưng những bài sưu tầm ở đây là được yêu thích nhất.

Tôi hồi tưởng lại ngày xưa khi Rengetsu ở kinh đô, khoác tăng bào đen và tỏa đầy vẻ an bình. Vì không muốn tác phẩm của bà bị lãng quên, tôi đã đến thăm bà tại am nhỏ ẩn mình ở tỉnh Saga (Saga-ken 佐賀県 – Tá Hạ Huyện) để bàn chuyện in tập thơ của bà. Bà đã già yếu, da bọc xương, lưng còng, nhưng mặt vẫn rạng ngời. Bà đã già đi rất nhiều, trải qua 40 năm để làm ra những thứ đẹp đẽ. Cuộc đời bà đã tròn đầy. Tôi hy vọng rằng việc xuất bản tuyển tập này sẽ giúp nhiều người biết đến và yêu thích thơ Rengetsu hơn.

Fujiwara Toju, ngày 1 tháng 2 năm 1872 viết cho ấn phẩm đầu tiên của Ama no Karumo

Ẩn Cư Trong Núi

Sống nơi núi thẳm
Ta dần yêu mến
Tiếng thông rì rào;
Những ngày gió lặng
Cô đơn làm sao!

Painting and Poem by Ōtagaki Rengetsu, Bachmann Eckenstein Japanese Art
Painting and Poem by Ōtagaki Rengetsu, Bachmann Eckenstein Japanese Art

Whenever I Searched for Basho — Bernard Jankowski

IMG_7559
Painting by Calvin Edward Ramsburg


Whenever I Searched for Basho

Bernard Jankowski

whenever I searched for Basho
he was away

termites etch directions on
the fallen oak
***
yesterday’s snowfall
melts into the river

Kabuki hands of water
tumble toward death
***
full moon rises
the rocking bottom of a canoe

who untied the rope?

Source:
Shadows of the Monocacy (Paintings by Calvin Edward Ramsburg, Poems by Bernard Jankowski)

Note:
Kabuki: classical form of Japanese theater

Calvin Edward Ramsburg is Vo Dinh’s protégé. I am fortunate to get to know him and purchased this painting of his, which he selected for the poem.

Bất cứ lúc nào tôi đi tìm Ba Tiêu
Bernard Jankowski
Võ Tấn Phát dịch

bất cứ lúc nào tôi đi tìm Ba Tiêu
ông đều đi vắng

đàn mối đào những lối đi
trên cây sồi đổ
***

tuyết rơi hôm qua
tan chảy vào sông

những bàn tay nước Kabuki
ngã về cõi chết
***

trăng tròn mọc
cái đáy lắc lư của chiếc xuồng

ai đã tháo sợi dây buộc?

Chú thích:
Kabuki (歌舞伎 – ca vũ kỹ): tuồng Nhật

Calvin Edward Ramsburg là đệ tử ruột của họa sĩ Võ Đình. Mình may mắn được quen biết và mua được bức tranh này của ông được dùng minh họa cho bài thơ này.

Our Rengetsu sake cup

Our Rengetsu sake cup

We just purchased this cup and use it as a tea cup


Rengetsu Otagaki (1791-1875) was Buddhist nun who is widely regarded to have been one of the greatest Japanese poets of the 19th century.
She was also a skilled potter and painter and expert calligrapher and adorned her ceramics with poems written in her unique calligraphic style.

The cup style and the age of the glaze is consistent with authentic Rengetsu work.

Size
Diameter: 5.8 cm
Height: 4.3 cm

Condition
The cup has a crack but it is not a problem to use. Please see the pictures for details.

The poem

Warblers flying to Miyako:
how I’d like to offer them
a traveler’s inn
in my freshly blossoming plum tree…

うぐひすの
都にいでん
中やどに
かさばやと思ふ
梅咲にけり

Uguisu no
miyako ni ide n
nakayado ni
kasa baya to omou
ume saki ni keri

Source: https://www.trocadero.com/stores/treasuresofoldtimes/items/1465674/Otagaki-Rengetsu-1791-1875-Antique-Japanese-Sake-Cup


Another translation

When the uguisu
come to the capital
I think I would like
the birds to share my hut
under the flowering plums.

Source: John Stevens, The Lotus Moon: Art and Poetry of the Buddhist Nun Otagaki Rengetsu, page 48


Ōtagaki Rengetsu (大田垣 蓮月, 10 February 1791 – 10 December 1875)

http://rengetsu.org/poetry_db/


Chén rượu của Nhật, đồ gốm của ni sư Liên Nguyệt

Chén rượu mới sắm, dùng để uống trà


Rengetsu Otagaki (1791-1875) là ni sư Phật Giáo được coi là một trong những nhà thơ lớn nhất của Nhật Bản của thế kỷ 19. Bà cũng là một nghệ sĩ gốm, họa sĩ, và nhà thư pháp tài năng, đã trang trí đồ gốm của bà bằng những bài thơ theo lối thư pháp đặc biệt của bà.

Bài thơ trên chén rượu

Chim oanh
bay về Miyako
ước gì ta có thể
mời chim đến trọ
trong cội mai mới trổ hoa


Bản dịch khác

Khi chim oanh
bay về kinh đô
tôi muốn mời lũ chim
đến trú ngụ trong am của tôi
dưới cội mai đang nở hoa

Nguồn: John Stevens, The Lotus Moon: Art and Poetry of the Buddhist Nun Otagaki Rengetsu, trang 48


Ōtagaki Rengetsu (大田垣 蓮月 Thái Điền Viên Liên Nguyệt, 10 tháng 2 1791 – 10 tháng 12 1875)


Một số chữ Hán trong bài thơ

都: đô (trong tiếng Nhật một chữ đọc là Miyako, ghép với chữ khác có khi đọc là -to, như 京都 Kyoto Kinh Đô)

中: trung

思: tư – nghĩ ngợi, nhớ nhung, (danh từ) tâm tình, ý niệm

梅: mai – hoa mai, hoa mơ

咲: tiếu – cười

Plum Blossoms — Eihei Dogen

IMG_5137
Dōgen Kigen


Plum Blossoms

Eihei Dogen
Translated by Kazuaki Tanahashi

Rujing, my late master, Old Buddha Tiantong, was the thirtieth abbot of the Tiantong Jingde Monastery, renowned Mount Taibai, Qingyuan Prefecture, Great Song. He ascended the teaching seat and said to the assembly:

Tiantong’s first phrase of midwinter:
Old plum tree bent and gnarled
all at once opens one blossom,
two blossoms, three, four, five blossoms,
uncountable blossoms,
not proud of purity,
not proud of fragrance;
spreading, becoming spring,
blowing over grass and trees,
balding the head of a patch-robed monk.
Whirling, quickly changing into wild wind, stormy rain,
falling, snow all over the earth.
The old plum tree is boundless.
A hard cold rubs the nostrils.

The old plum tree spoken of here is boundless. All at once its blossoms open, and of itself the fruit is born.

It forms spring; it forms winter. It arouses wild wind and stormy rain. It is the head of a patch-robed monk; it is the eyeball of an ancient buddha. It becomes grass and trees; it becomes pure fragrance. Its whirling, miraculous quick transformation has no limit. Furthermore, the treeness of the great earth, high sky, bright sun, and clear moon derives from the treeness of the old plum tree. They have always been entangled, vine with vine.

When the old plum tree suddenly opens, the world of blossoming flowers arises. At the moment when the world of blossoming flowers arises, spring arrives. There is a single blossom that opens five petals. At this moment of a single blossom, there are three, four, and five blossoms, hundreds, thousands, myriads, billions of blossoms—countless blossoms. These blossomings are not-being-proud-of one, two, or countless branches of the old plum tree. An udumbara blossom and blue lotus blossoms are also one or two branches of the old plum tree’s blossoms. Blossoming is the old plum tree’s offering.

The old plum tree is within the human world and the heavenly world. The old plum tree manifests both human and heavenly worlds in its treeness. Thus, hundreds and thousands of blossoms are called both human and heavenly blossoms. Myriads and billions of blossoms are buddha ancestor blossoms. In such a moment, “All buddhas have appeared in the world!” is shouted. “The ancestor was originally in this land!” is shouted.

Source: https://www.mountainrecord.org/teachings/plum-blossoms/

IMG_5140

Dōgen Zenji (道元禅師; 19 January 1200 – 22 September 1253), also known as Dōgen Kigen (道元希玄), Eihei Dōgen (永平道元), Kōso Jōyō Daishi (高祖承陽大師), or Busshō Dentō Kokushi (仏性伝東国師), was a Japanese Buddhist priest, writer, poet, philosopher, and founder of the Sōtō school of Zen in Japan.
(Wikipedia)

More on Dōgen Zenji:
https://terebess.hu/zen/dogen/index.html
https://terebess.hu/zen/dogen/EiheiKoroku.html

IMG_5138

Hoa Mai
Đạo Nguyên Hy Huyền
Đỗ Đình Đồng dịch

Tiên sư Như Tịnh, Cổ Phật Thiên Đồng, là trụ trì thứ ba mươi của chùa Thiên Đồng Cảnh Đức, núi Đại Bạch Phong nổi tiếng, phủ Khánh Nguyên (Qingyuan), Đại Tống. Sư lên pháp tòa và nói với hội chúng:

Thiên Đồng giữa đông câu thứ nhất:
Cây mai già cong, có bướu
bỗng nhiên nở một hoa, hai hoa,
ba, bốn, năm hoa, không đếm được, không kiêu hãnh vì thanh tịnh, không kiêu hãnh vì hương thơm; trải ra, thành mùa xuân,
thổi qua cây và cỏ,
làm trọc đầu tăng áo nạp.
Xoáy tròn, chuyển nhanh thành gió cuồng, mưa bão,
đang rơi, tuyết khắp cả đất. Cây mai già vô biên.
Lạnh cóng xoa lỗ mũi.

Cây mai già nói ở đây vô biên. Bỗng nhiên nó nở hoa, và quả sinh từ nó.

Nó tạo thành mùa xuân, nó tạo thành mùa đông. Nó khởi lên gió cuồng và mưa bão. Nó là đầu của tăng áo nạp, nó là tròng mắt của phật xưa. Nó trở thành cây và cỏ; nó trở thành hương thơm tinh khiết. Sự chuyển hình xoáy tròn, nhanh chóng kỳ diệu của nó vô hạn. Hơn nữa, cái tính cây của đất rộng, trời cao, mặt trời sáng ngời, mặt trăng trong suốt đến từ tính cây của cây mai già. Chúng luôn luôn quyện nhau, sắn bìm với sắn bìm.

Khi cây mai già đột nhiên nở, thế giới hoa nở xuất hiện. Vào giây phút thế giới hoa nở xuất hiện, mùa xuân đến. Chỉ có một hoa duy nhất nở năm cánh. Vào giây phút này của cái hoa duy nhất, có ba, bốn năm hoa, hằng trăm, hằng ngàn, hằng vạn, hằng tỉ hoa – vô số hoa. Những hoa nở này không kiêu hãnh vì một, hai, hay vô số cành của cây mai già. Một hoa ưu đàm và những hoa sen xanh cũng là một hay hai cành của hoa cây mai già. Nở hoa là sự cúng dường của cây mai già.

Cây mai già ở trong nhân giới và thiên giới. Cây mai già thị hiện cả hai thế giới của người và trời trong tính cây của nó. Như thế, hằng trăm và hằng ngàn hoa gọi là hoa của cả hai thế giới của người và trời. Hằng vạn và hằng tỉ hoa là hoa phật tổ. Trong giây phút như thế, người ta hét, “Tất cả các phật đã hiện ra ở thế gian!”; người ta hét, “Tất cả các phật vốn ở đất này!”

Nguồn: https://dieungu.org/images/file/mqvVIiYm1QgQAJBT/chanh-phap-nhan-tang-dao-nguyen-hy-huyen.pdf

Đạo Nguyên Hi Huyền (道元希玄), 1200-1253 – cũng được gọi là Vĩnh Bình Đạo Nguyên (永平道元) thiền sư có công khai sáng Tào Động tông tại Nhật Bản và lập Vĩnh Bình tự một trong hai ngôi chùa chính của tông này. Ngoài ra, sư còn là một trong những Thiền sư quan trọng nhất của Phật giáo Nhật Bản.
(Wikipedia)

Plum Blossoms, Hoa Mai, A river in the USA, WxHxD 8x8.5x4.5 inches
Plum Blossoms Hoa Mai A river in the USA WxHxD 8×8.5×4.5 inches

Drinking Tea and Prolong Life — Myōan Eisai

Kissa Yōjōki (喫茶養生記)
Kissa Yōjōki (喫茶養生記)

Drinking Tea and Prolong Life (Excerpt)
Myōan Eisai
Translation into English by Paul Varley

Tea is the most wonderful medicine for nourishing one’s health; it is the secret of long life. On the hillsides it grows up as the spirit of the soil. Those who pick and use it are certain to attain a great age. India and China both value it highly, and in the past our country too once showed a great liking for tea. Now as then it possesses the same rare qualities, and we should make wider use of it.

In the past, it is said, man was coeval with Heaven, but in recent times man has gradually declined and grown weaker, so that his four bodily components and five organs have degenerated. For this reason even when acupuncture and moxa cautery are resorted to, the results are often fatal, and treatment at hot springs fails to have any effect. So those who are given to these methods of treatment will become steadily weaker until death overtakes them, a prospect which can only be dreaded. If these traditional methods of healing are employed without any modification on patients today, scarcely any relief can be expected.

Of all the things which Heaven has created, man is the most noble. To preserve one’s life so as to make the most of one’s allotted span is prudent and proper [considering the high value of human life]. The basis of preserving life is the cultivation of health, and the secret of health lies in the well-being of the five organs. Among these five the heart is sovereign, and to build up the heart the drinking of tea is the finest method. When the heart is weak, the other organs all suffer. It is more than two thousand years since the illustrious healer Jiva passed away in India, and in these latter degenerate days there is none who can accurately diagnose the circulation of the blood. It is more than three thousand years since the Chinese healer Shennong disappeared from the earth, and there is no one today who can prescribe medicines properly. With no one to consult in such matters, illness, disease, trouble, and danger follow one another in endless succession. If a mistake is made in the method of healing, such as moxa cautery, great harm may be done. Someone has told me that as medicine is practiced today, damage is often done to the heart because the drugs used are not appropriate to the disease. Moxa cautery often brings untimely death because the pulse is in conflict with the moxa. I consider it advisable, therefore, to reveal the latest methods of healing as I have become acquainted with them in China. Accordingly I present two general approaches to the understanding of diseases prevalent in these degenerate times, hoping that they may be of benefit to others in the future.

Source: https://terebess.hu/zen/mesterek/yosai-tea.pdf

Myōan Eisai
Myōan Eisai

Note:
Myōan Eisai (明菴栄西 27 May 1141 – 1 August 1215) is best known for bringing the Rinzai school of Zen Buddhism to Japan.

He also played a prominent role in Japanese tea history because he brought green tea seeds to Japan, and wrote the Kissa Yōjōki (喫茶養生記) or Drinking Tea for Health/Drinking Tea and Prolong Life

More about Eisei at https://terebess.hu/zen/mesterek/eisai.html

Myōan Eisai
Myōan Eisai

Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký (Trích)
Myōan Eisai (Minh Am Vinh Tây)[1]
Trần Quang Đức dịch

Trà là tiên dược dưỡng sinh, là thuật diệu kỳ kéo dài tuổi tác. Sơn cốc sinh ra trà, đất ấy thần thánh sao! Con người hái uống trà, người ấy sống lâu sao! Thiên Trúc, Đường thổ[2] cùng quý trọng trà, Nhật Bản triều ta cũng từng yêu thích trà. Ấy là tiên dược kỳ lạ xưa nay, không thể không hái l…] Nước ta nhiều người ốm yếu là do không uống trà gây nên. Hễ khi con người ta tinh thần không khỏe, ắt phải uống trà để điều hòa tâm tạng, tiêu tan muôn bệnh. Trà thật quý thay! Trên thông với cảnh giới chư thiên, dưới cứu giúp con người. Mỗi loại thuốc trị một loại bệnh, mà trà là loại thuốc trị được muôn bệnh vậy!

Nguồn: Trần Quang Đức, Chuyện Trà — Lịch sử một thức uống lâu đời của người Việt, Nhã Nam, 2021, trang 57-58

Chú thích
[1] Myōan Eisai (明菴栄西 1141-1215) Minh Am Vinh Tây, Tổ khai sáng Thiền Tông Nhật Bản, tổ dòng thiền Lâm Tế Nhật Bản, khai tổ của trà đạo Nhật
[2] Thiên Trúc chỉ Ấn Độ, và Đường thổ chỉ Trung Hoa

Taihu Stones — Bai Juyi

IMG_8152
Hu Zhengyang (胡正言), Page from the Ten Bamboo Studio Manual of Painting and Calligraphy (十竹齋書畫譜)


Taihu Stones

Bai Juyi

In antiquity, all wise men had a special liking for something. Xuanyan [215-282] loved books. Ji Zhongshan [223-262] loved the qin. Jingjie [365- 427] loved wine. Today Prime Minister Qizhang [Niu Sengru, 779-847] loves Taihu stones. Stones do not have words, nor do they produce music. They have neither odor nor favor and so are very different from the other three. Why does he love stones so much? Everyone is puzzled. I paid him a visit and am the only one who knows why. My old friend Li Yue once said, “If something suits my disposition, it is very useful.” Well said!

Now you should understand Qizhang’s special passion. Qizhang is a minister in charge of the Yellow and Luo Rivers. With no treasures in his household, he has no savings. He owns one house in the eastern part of the city and a villa in the southern suburb. His houses are exquisitely thatched, and his guests carefully chosen. He is a man who won’t say yes against his will, and when at home, he has few followers about him. In his spare time, he likes to be with his stones. Stones are of various types, and those from Taihu are the best. Those from Luofu and Tianzhu are second best. What he loves are the best stones.

In the early years, many of his colleagues were governor in places near rivers or lakes. They knew that he loved only stones, and made great effort to search for rare specimens as gifts for him. Within four or five years, many stones had been brought to him. Qizhang never hesitated to take them. Now in his household in the eastern part of the city and in his villa in the south, he has put them on display: What a rich variety of shapes! Some coil up like beautiful clouds; some stand erect, looking solemn, like immortals; some seem to have been well carved, like jade tablets or jade ladles; some are sharply pointed, like swords or halberds; some resemble dragons or phoenixes. Some seem to be moving, ready to fly or jump, like ghosts or wild beasts; others seem to be walking or galloping, ready to grab or pounce. In the evening when strong winds blow and heavy rains pour down, their caverns are open, as if drinking clouds and spurting lighting. They are imposing and awe-inspiring. In the morning when mists disappear and their scenes are beautiful, their crags and hills appear adorned with makeup, presenting a hazy atmosphere so agreeable that you may flirt with them. It is impossible to describe the alternation of morning and evening scenes. In short, all the great mountains, caves, and valleys have come here. Just sit before them and in one glimpse you will see a mountain a hundred ret high and a landscape a thousand li wide in a stone the size of a fist. This is what Qizhang means by “fitting my disposition.”

Qizhang and I once looked closely at the stones and talked face-to-face. Did Heaven have any purpose with the stones? Did it give form to the embryo and make the stones by chance? Millions of years have passed since the stones stopped changing. Some lie in the corners of the sea, some on the bottom of a lake. The tall ones are only a few ren high, while a heavy one is about a thousand jun. With no feet, they have arrived here to compete with each other in beauty and fascination before the eyes of Qizhang. He treats them as his guests or friends, regarding them as men of wisdom. He values them as pieces of jade and loves them as if they were his children and grandchildren. Are these affections well placed? Now these unusual beauties have a home. Why have they come? There must be some reason.

Stones differ in size and have been assigned into four classes, each divided into three subclasses. Specifications are engraved on the back of the stone. The stones are marked according to their class and subclass. A thousand years from now the stones might be scattered all over the world, traveling without being seen. Who can tell their fate? I hope those who have the same hobby as I will look at them, read what I have written, and understand Qizhang’s love of stones.

—Recorded in the fifth month of the third year of Huicheng [843]

Source: Kemin Hu, Scholars Rocks in Ancient China

Picture: Hu Zhengyang (胡正言), Page from the Ten Bamboo Studio Manual of Painting and Calligraphy (十竹齋書畫譜), The MET

Note:

Huangfu Mi 皇甫谧 [215 – 282], courtesy name Shi’an (士安), art name Xuanyan 玄晏

Ji Kang (嵇康) [223–262], courtesy name Shuye (叔夜), often referred to as Ji Zhongshan (中散)

Tao Qian (陶潛) [365–427], courtesy name Yuanming (淵明), posthumous name Jingjie (靖節)

Niu Sengru (牛僧孺) [780 – 849], courtesy name Si’an (思黯), formally Duke Wenzhen of Qizhang (奇章文貞公)

Li Yue (李約), courtesy name Zaibo (存博)

Huicheng or Huichang (会昌) Emperor Wuzong of Tang Dynasty

Taihu or Lake Tai (太湖)

jun (鈞) traditional Chinese unit of mass, = 30 jin

jin (觔) traditional Chinese unit of mass, about 596.82g during the Tang Dynasty

ren (仞) traditional Chinese unit of length, = 8 chi

chi (尺) traditional Chinese unit of length, about 31.10cm during the Tang Dynasty

Hu Zhengyang (胡正言), Page from the Ten Bamboo Studio Manual of Painting and Calligraphy (十竹齋書畫譜)
Hu Zhengyang (胡正言), Page from the Ten Bamboo Studio Manual of Painting and Calligraphy (十竹齋書畫譜)

Đá Thái Hồ
Bạch Cư Dị
Võ Tấn Phát dịch

Từ thời cổ, tất cả các bậc hiền nhân đều có đam mê đặc biệt. Huyền Yến [215 – 282] mê sách. Kê Trung tán [223–262] mê cổ cầm. Tĩnh Tiết [365–427] mê rượu. Hôm nay Tể tướng Kỳ Chương [Ngưu Tăng Nhụ, 779 or 780-847] mê đá Thái Hồ. Đá không có chữ, cũng không tạo ra âm nhạc. Đá không có hương vị, vì vậy khác ba thứ kia. Tại sao ông lại mê đá quá vậy? Ai nấy đều không hiểu nổi. Tôi đến thăm ông và chỉ có tôi mới hiểu tại sao. Bạn tôi Lý Ước có lần nói: “Thứ gì hợp với tâm tính ắt sẽ hữu dụng.” Nói hay lắm!

Vậy ta nên hiểu niềm đam mê của Kỳ Chương. Kỳ Chương từng coi sóc Hoàng Hà và Lạc Hà. Không có vàng bạc châu báu trong nhà, ông không có của cải dành dụm. Ông có nhà ở nội thành phía đông và biệt thự ở ngoại thành phía nam. Nhà ông lợp tranh tinh xảo, khách khứa lựa chọn cẩn thận. Ông không phải kiểu người chìu người dù nghịch ý, và khi ở nhà, ông có ít thuộc hạ xung quanh. Thời gian rảnh rỗi, ông thích ở với đá. Đá có nhiều loại, và đá Thái Hồ là hạng nhất. Đá La Phù và Thiên Trụ là hạng thứ. Ông mê đá hạng nhất.

Thuở mới bước vào chính trường, nhiều đồng nghiệp của ông trấn nhậm các vùng gần sông hồ. Bọn họ biết ông chỉ mê đá, nên nỗ lực kiếm các mẫu đá hiếm để làm quà cho ông. Trong vòng bốn năm năm, rất nhiều đá được mang tới tặng cho ông. Kỳ Chương không ngại ngần nhận lấy. Nay trong căn nhà nội thành phía đông và trong biệt thự ngoại thành phía nam, ông trưng bày đá: thật là thiên hình vạn trạng! Một số thì cuộn lên như mây đẹp; một số đứng thẳng, trang nghiêm, như thần tiên; một số dường như được chạm khắc tinh xảo, hệt như mặt bàn ngọc hay muỗng ngọc; một số thì bén nhọn, như gươm hay kích; một số như rồng hay phượng. Một số như đang chuyển động, sẵn sàng bay nhảy, như ma quỷ hay hoang thú; một số như đang đi đứng chạy nhảy, sẵn sàng vồ bắt mồi. Ban đêm khi gió mạnh thổi qua và mưa lớn trút xuống, các hang động của các viên đá mở ra, như uống mây và phun ra sấm sét. Nhìn thật hùng vĩ và dữ dội. Buổi sáng, khi sương mù tan đi và cảnh đẹp hiện ra, vách đá lởm chởm và đồi núi chập chùng như được tô điểm, tạo ra bầu không khí mờ ảo làm say đắm lòng người. Không thể diễn tả được cảnh sắc ngày và đêm xen kẽ nhau. Nói gọn lại, núi cao, hang thẳm, và lũng sâu họp lại nơi đây. Chỉ ngồi trước đá và một thoáng nhìn, núi cao ngàn thước và cảnh rộng ngàn dặm nằm trọn trong một viên đá nhỏ bằng nắm tay. Đó là điều Kỳ Chương ngụ ý khi nói “hợp với tâm tính của ta”.

Kỳ Chương và tôi có lần ngồi ngắm đá và đàm luận trực tiếp. Trời tạo ra đá làm chi? Tạo ra phôi rồi sinh ra đá chỉ là ngẫu nhiên thôi sao? Hàng triệu năm đã trôi qua khi đá ngừng thay đổi. Một số nằm ở góc biển, một số nằm ở đáy hồ. Những hòn cao có khi chỉ vài chục thước, những hòn nặng có khi đến tám ngàn cân. Dù không có chân, chúng đến nơi này đua sắc và mê hoặc Kỳ Chương. Ông đối xử với đá như khách quý, như bằng hữu, coi đá như những bậc hiền nhân. Ông quý đá như ngọc và yêu đá như con cháu. Tình cảm này có đúng chỗ không? Giờ đây những món đồ đẹp bất thường này đã có nhà. Tại sao chúng về đây? Ắt phải có nguyên do.

Những hòn đá có kích thước khác nhau được chia thành bốn loại, mỗi loại lại được chia thành ba phân loại. Các chi tiết được khắc vào mặt sau của đá. Đá được đánh dấu theo loại và phân loại. Ngàn năm sau đá sẽ tản mác khắp nơi. Ai có thể biết số phận của chúng? Tôi hy vọng những ai có cùng sở thích sẽ thấy chúng, đọc những gì tôi ghi lại, và hiểu được lòng yêu đá của Kỳ Chương.
—Ghi lại vào tháng năm, Hội Xương năm thứ ba [843]


Nguồn: Kemin Hu, Scholars Rocks in Ancient China

Hình minh họa: Hồ Chính Ngôn (胡正言), một trang trong Thập Trúc Trai Thư Hoạ Phổ (十竹齋書畫譜), The MET


Chú thích (của người dịch):

Hoàng Phủ Mật (皇甫谧) [215 – 282], tự Sĩ An (士安), hiệu Huyền Yến (玄晏)

Kê Khang (嵇康) [223–262], tự Thúc Dạ (叔夜), thường được gọi theo chức quan là Kê Trung Tán (中散)

Đào Tiềm (陶潛) [365–427], tự là Uyên Minh (淵明), thụy hiệu Tĩnh Tiết (靖節)

Ngưu Tăng Nhụ (牛僧孺) [780 – 849], hiệu Tư Ảm (思黯), tước hiệu Kỳ Chương Văn Trinh Công (奇章文貞公)

Lý Ước (李約), tự Tồn Bác (存博)

Hội Xương (会昌) niên hiệu của Đường Vũ Tông

Thái Hồ (太湖)

quân (鈞) đơn vị đo trọng lượng của Trung Hoa, = 30 cân

cân (觔) đơn vị đo trọng lượng của Trung Hoa, khoảng 596.82g vào thời Đường

nhận (仞) đơn vị đo chiều dài của Trung Hoa, = 8 xích (thước)

xích (thước) (尺) đơn vị đo chiều dài của Trung Hoa, khoảng 31.10cm vào thời Đường

Aiseki Kai Annual Exhibition at Huntington Library, December 26 – 30, 2023

Aiseki Kai Annual Exhibition at Huntington Library, December 26 – 30, 2023

Lisa and Phat Vo

IMG_7943
1. Ume (Plum Blossoms)
Mai (hoa)
A River in the USA
WxHxD 11×13 1/2×7 1/4 in

IMG_7937
2. Waterfall
Thác nước
Kern River
WxHxD 4 1/2x7x4 1/4 in

IMG_7938
3. Doha
Bình nguyên bên sườn núi
Kern River
WxHxD 9x6x4 1/2x

IMG_7941
4. Autumn
Mùa Thu
Eel River
WxHxD 9 1/2x6x4 in

IMG_7942
5. Yellow Stone
Hoàng Thạch
Eel River
WxHxD 6 1/2×4 3/4×5 1/2 in

IMG_7940
6. Bodhisattva on Lotus Petal
Quan Âm Bồ Tát trên Cánh Sen
Kern River
WxHxD 3 1/2x7x3 in

California Aiseki Kai 33rd Annual Exhibition — Andy Cameron

‘One-stroke Daruma,’ river in USA, Lisa and Phat Vo. Photo by Andy Cameron
‘One-stroke Daruma,’ river in USA, Lisa and Phat Vo. Photo by Andy Cameron


California Aiseki Kai 33rd Annual Exhibition

Huntington Library and Gardens, December 26 – 30, 2022
Andy Cameron

Since 1991, the California Aiseki Kai Viewing Stone and Suiseki show has been a holiday tradition held between Christmas and New Year’s Eve at the Huntington Library and Gardens in Pasadena. The exhibition is a labor of love hosted by the Huntington, but produced and staffed during the show’s run entirely by the members of California Aiseki Kai, and consisting of the member’s personal collections granted on loan. While the 2022 exhibition was admittedly the first to catch this writer’s attention, it was evident from the craftsmanship, care, and dedication to the works on display that the members of California Aiseki Kai have been operating on a powerful low frequency aesthetic hum for decades.

Viewing stones and their appreciation are a centuries old tradition originating in China, but with distinct regional expressions occurring throughout Asia. As a group, California Aiseki Kai (California Stone Lovers Club) practice a formal Japanese approach to viewing stones and classify their stones accordingly. Suiseki (landscape stones or scenes), biseki (beautiful/colorful stones), chinseki (rare stones), and niwa isha (garden stones) are the four primary categorizations, but there are many variations on these themes, more than several of which were on display at the Huntington.

Regarding display, the craft involved in suiseki resides precisely there, in the subtle and elegant contextualization of found and unaltered stones using one of two traditional methods. Daiza, carved wood stands, are created using common wood working tools to fit the bottom of the stone, hold it in a specific orientation, and set it gently apart from the table and the world. As an alternative, or while daiza are being carved, a suiban, or ceramic tray filled with sand, water, or left empty can be used to provide the stone with a space of its own. Those are the basic traditions, but on view at the Huntington were a variety of methods for displaying individual stones, groups of thematically or even narratively related stones, stones with water, and stones with plants or other organic material. This introduction is of course only the beginning of a discipline that was exhibited at a high degree of accomplishment in this 33rd annual show. It is clear that through the study and application of ancient if altered aesthetic strategies, a love of nature in one of its most overlooked forms, and a deep dedication to beauty, the members of California Aiseki Kai reach for what were once the highest ambitions of Modern and Contemporary art.

For what else is an artist but someone standing in a river sifting through silt looking for a miracle? Modern consciousness knows most of all what is inadequate. Many stones uninterestingly resemble each other or are too big to be carried, they crumble when handled or the earth refuses to release them from the mud. Yet occasionally, with shock, attention can find something left behind by nature, the pure product of chance, untroubled even by organic striving, that nonetheless resembles intention and that mirrors through its form something the eye longed already to see.

Finding is of course never enough. Art consists in lifting the stone from the river, the earth, the world, and letting it back down to lean upon a slight context of care and the suggestion that what has been seen once can do so again. Meaning is what we make it. It is our ability to surround an emptiness with understanding and agreement. It is the stain on a perfectly proportioned rectangle of wood, the color of sand in a shallow vessel, and the power to decide precisely where the line is that separates something from nothing. It is our fluid and fickle attempts to surround and elevate beauty and it is the solid stone at the center, unchanged for how long, that is and is not the same for having found itself in an eye and on a mind.

In her discussion of another ancient material, poetry, Anne Carson “remind[s] us that human meaning does not stop with the physical facts. Facts live in their relation to one another; and language is able to objectify facts insofar as it can name (or as the Greeks say, imitate) these relations…We are recognizing [an] ability to make the same relations occur among a set of words in a poem as obtain among a set of facts in the world.” (Carson, Anne. Economy of the Unlost: Reading Simonides of Keos with Paul Celan, Princeton University Press, Princeton, 2009, p. 93.)

A stone is a fact. Viewing a stone, however, and displaying it for others to see, makes visible the relations between the many misaligned time spans of our momentary sense of our selves and each other, the physical processes of geologies and galaxies, the ceaseless fluidity of water and vision, and the particular trouble inherent in the transmission of beauty, a content that somehow always escapes its medium, never certain whether it resides in the signal or the noise.

Each year between Christmas and New Year’s Eve, the members of California Aiseki Kai exhibit such things for everyone to see.

Source: California Aisekikai Newsletter, Feb 2023

https://theconversationpit.substack.com/p/california-aiseki-kai-33rd-annual


Note:

水石 suiseki
美石 biseki
庭石 kiseki
庭石 niwa ishi

One Stroke Daruma, Đạt Ma Một Nét Bút (Nhất Bút Đạt Ma), A river in the USA, WxHxD 9x11x4 inches
One Stroke Daruma, Đạt Ma Một Nét Bút (Nhất Bút Đạt Ma), A river in the USA, WxHxD 9x11x4 inches

Triển Lãm Hằng Năm thứ 33 của Ái Thạch Hội California
Huntington Library, từ 26-30 tháng 12 năm 2022
Andy Cameron
Võ Tấn Phát dịch

Từ năm 1991, cuộc triển lãm ngoạn thạch và thủy thạch của Ái Thạch Hội California đã trở thành một truyền thống nghỉ lễ được tổ chức từ Giáng Sinh đến Giao Thừa tại Thư viện Huntington ở Pasadena. Cuộc triển lãm là thành quả của niềm đam mê do Huntington tổ chức, nhưng được sắp xếp dàn dựng hoàn toàn do các thành viên của Ái Thạch Hội California, và gồm các bộ sưu tập cá nhân do các thành viên đem tới. Mặc dù phải thừa nhận rằng cuộc triển lãm năm 2022 là cuộc triển lãm đầu tiên thu hút sự chú ý của người viết bài này, nhưng rõ ràng là từ sự khéo léo, cẩn thận và tận tâm dành cho các tác phẩm được trưng bày đã cho thấy các thành viên của Ái Thạch Hội California đã hoạt động trên nền tảng mỹ học mạnh mẽ trầm lắng trong nhiều thập niên.

Ngoạn thạch và thưởng thức chúng là một truyền thống hàng thế kỷ bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng với những nét đặc trưng khác biệt của từng địa phương trên khắp châu Á. Ái Thạch Hội California thực hành cách tiếp cận ngoạn thạch theo lối Nhật Bản, và phân loại đá theo đó. Thủy thạch (đá có hình phong cảnh), mỹ thạch (hình dáng hay màu sắc đẹp), kỳ thạch (đá hiếm quý), đình thạch (đá ngoài vườn) là bốn phân loại chính, nhưng có nhiều biến thể khác từ đó, và có rất nhiều biến thể được triển lãm ở Huntington.

Khi trưng bày, nghệ thuật thủy thạch nằm chính ngay đó, trong bối cảnh tình tế và trang nhã của những viên đá được tìm thấy và không đục sửa, bằng một trong hai phương cách truyền thống. Daiza, đế chạm bằng gỗ, tạo ra bằng các dụng cụ làm gỗ thông thường, vừa vặn với đáy của hòn đá, theo một vị trí nào đó, và đặt nó đứng nhẹ nhàng tách biệt với chiếc bàn và với thế gian. Một cách khác, hay khi đang chờ đợi khắc xong cái đế gỗ, là có thể dùng thủy bồn, tức là khay bằng gốm chứa cát, nước, hoặc để trống, để tạo cho hòn đá một không gian riêng. Đó là theo truyền thống, nhưng ở Huntington có nhiều cách trưng bày những hòn đá riêng lẻ, những nhóm đá theo chủ đề, hay thậm chí theo một mạch chuyện, đá với nước, đá với cây hay những vật liệu hữu cơ. Tất nhiên phần giới thiệu này chỉ là bước khởi đầu của một lĩnh vực được thể hiện qua các tuyệt phẩm trong triển lãm thường niên lần thứ 33 này. Rõ ràng là thông qua việc nghiên cứu và áp dụng những chiến lược thẩm mỹ cổ xưa (có thể đã thay đổi), thông qua tình yêu thiên nhiên ở dạng dễ bị bỏ qua nhất, và thông qua sự cống hiến sâu sắc cho cái đẹp, các thành viên của Ái Thạch Hội California đã đạt được những điều từng là tham vọng cao nhất của nghệ thuật hiện đại và đương đại.

Bởi nghệ sĩ là gì nếu không phải là người đứng giữa dòng sông sàng lọc phù sa để kiếm tìm một điều mầu nhiệm? Ý thức của thời hiện đại biết hầu hết những điều gì là chưa đủ. Nhiều viên đá giống nhau và không đáng lưu tâm hoặc quá lớn không thể mang về, chúng vỡ tan ra khi cầm lên hay mặt đất không chịu thả ra khỏi bùn. Tuy thế thỉnh thoảng, với cú sốc, lòng chú tâm của ta có thể tìm thấy cái gì đó do thiên nhiên bỏ lại, một sản phẩm thuần túy của ngẫu nhiên, không hề bị ảnh hưởng bởi những nỗ lực có hệ thống, tuy thế lại giống như có chủ ý và sự kiện này phản ánh qua hình dáng của hòn đá giống như thứ gì đó mà con mắt khao khát nhìn thấy tự lâu rồi.

Tìm thấy hòn đá tuy vậy không phải là đã xong. Nghệ thuật [thủy thạch] bao gồm việc nâng hòn đá khỏi dòng sông, khỏi trái đất, khỏi thế giới, và đặt nó xuống rồi nhẹ nhàng săn sóc, và với gợi ý rằng cái gì đã được nhìn thấy một lần sẽ được lập lại. Ý nghĩa là thứ do ta tạo ra. Đó là khả năng của ta có thể vây bọc sự trống rỗng bằng hiểu biết và thỏa thuận. Đó là một dấu vết trên một tấm gỗ hình chữ nhật có tỷ lệ hoàn hảo, màu cát trong một cái khay nông, và khả năng quyết định vị trí chính xác của một đường vẽ để phân biệt giữa có và không. Đó là những nỗ lực linh hoạt và hay thay đổi của ta nhằm vây bủa và tôn vinh cái đẹp, và chính hòn đá vững chãi ở trung tâm, bất biến tự đời kiếp nào, có giống hay khác nhau gì chăng trong con mắt hay trong tâm trí của từng tha nhân.

Khi thảo luận về một thứ cổ xưa khác, là thi ca, Anne Carson “nhắc cho ta nhớ rằng với nhân loại ý nghĩa không chỉ dừng lại ở những sự thật vật lý. Các sự thật (fact) tồn tại trong mối quan hệ giữa chúng với nhau; và ngôn ngữ có thể khách quan hóa những quan hệ này chừng nào mà nó có thể đặt tên (hay như người Hy Lạp nói, bắt chước) những quan hệ này… Chúng ta thừa nhận khả năng tạo ra những quan hệ trong tập hợp các từ trong một bài thơ, tương tự như những quan hệ trong tập hợp các sự thật trên thế gian.” (Carson, Anne. Economy of the Unlost: Reading Simonides of Keos with Paul Celan, Princeton University Press, Princeton, 2009, p. 93.)

Một hòn đá là một sự thật. Tuy vậy, ngắm một hòn đá, và trưng bày nó cho người khác thưởng ngoạn, là phơi bày những quan hệ giữa những khoảng thời gian lệch pha nhau trong cảm giác nhất thời của ta về bản thân và lẫn nhau, các quá trình vật lý của địa chất và thiên hà, sự chảy mãi không ngừng của nước và tầm nhìn, và sự phiền hà đặc biệt thuộc về bản chất của việc truyền bá cái đẹp, một nội dung bằng cách nào đó luôn thoát khỏi chất liệu của nó, không bao giờ chắc chắn liệu nó nằm trong tín hiệu hay tiếng ồn.

Mỗi năm từ Giáng Sinh đến Giao Thừa, các thành viên của California Aiseki Kai lại trưng bày những thứ như thế cho mọi người thưởng lãm.

Chú thích:

水石 suiseki, thủy thạch
美石 biseki, mỹ thạch
庭石 kiseki, kỳ thạch
庭石 niwa ishi, đình thạch

Illuminations — Elizabeth Searle Lamb

Leonard Baskin’s illustration for Shakespeare’s Titus Andronicus, Act II, Scene III
Leonard Baskin’s illustration for Shakespeare’s Titus Andronicus, Act II, Scene III


Illuminations

Elizabeth Searle Lamb

Haiku is to capture the moment: light on a bricked-up window in Greenwich Village, faint crowing of a rooster early in the morning after a death has come, colored sails in an Amazon harbor after rain. It is to track down the elusive dream: a white raven in the desert, an abandoned water tower, the real wetness of incomprehensible tears. It is to resurrect a tiny prism of memory into a moment that lives with color, scent, sound. These are, for me, the functions of haiku, senryu, and the short lyric. Captured in the amber of words, the moment endures.

spring morning
a green gate opens into
the apple orchard

pausing
halfway up the stair—
white chrysanthemum

taking a deep breath…
a grove of jack pines,
unclogged

the sound
of rain on the sound
of waves

silence—
the heart of the rose
after the wasp leaves

a raven
that dark guttural sound
his shadow

Source: The Unswept Path: Contemporary American Haiku

Picture: Leonard Baskin’s illustration for Shakespeare’s Titus Andronicus, Act II, Scene III

https://www.theparisreview.org/blog/2015/08/17/vengeance-death-blood-and-revenge

Raven, woodcut print by Leonard Baskin
Raven, woodcut print by Leonard Baskin

Soi Sáng
Elizabeth Searle Lamb
Võ Tấn Phát dịch

Thơ haiku là để ghi lại khoảnh khắc: ánh sáng trên cửa sổ đóng gạch ở Greenwich Village, tiếng gà gáy phảng phất vào sáng sớm sau một cái chết, những cánh buồm đầy màu sắc ở bến cảng Amazon sau cơn mưa. Đó là truy tìm giấc mơ khó nắm bắt: một con quạ trắng trên sa mạc, một tháp nước bị bỏ hoang, lệ bỗng ướt nhòe không hiểu vì sao. Đó là hồi sinh lăng kính ký ức nhỏ bé thành một khoảnh khắc sống động qua màu sắc, hương vị, âm thanh. Theo tôi, đây là chức năng của haiku, senryu (川柳 xuyên liễu) và thơ ngắn. Bị nắm giữ trong hổ phách của ngôn từ, khoảnh khắc này sẽ trường tồn.

sáng mùa xuân
một cánh cổng xanh mở vào
vườn táo

dừng lại
nửa đường lên cầu thang—
cúc trắng

hít một hơi sâu…
một rừng đoản tùng
thông suốt

tiếng
mưa trên tiếng
sóng

im lặng—
bổn tính của hoa hồng
sau khi ong bay đi

con quạ
tiếng khàn đục
cái bóng của nó

Elizabeth Searle Lamb
Elizabeth Searle Lamb

The Moon Chasing the Moon — Italo Calvino

Two Gibbons Reaching for the Moon, ink painting by Jakuchu Ito (伊藤若冲)
Two Gibbons Reaching for the Moon, ink painting by Jakuchu Ito (伊藤若冲)

The Moon Chasing the Moon
Italo Calvino

In the Zen gardens of Kyoto there is a white, coarse-grained gravel which has the power to reflect the moon’s rays. At the Ryoanji temple, this sand, raked by the monks into straight parallel furrows or into concentric circles, forms a little garden around five irregular groups of low rocks. At the temple of the Silver Pavilion, on the other hand, the sand is arranged into a circular mound, on its own, like an upturned cone, and stretches out in an expanse that is raked in regular waves. Beyond it a lively garden of bushes and trees extends around a little lake that has a wild look into it. On the nights when there is a full moon, the whole garden is illuminated by the silver sparkle of the sand. I visited the Silver Pavilion only in the daytime, and it was raining; but those rain-soaked white grains seemed to return the lunar light which they had stored; a mirror image of the source of that light seemed to in those shapes in the white sand, in that volcano which seemed as sodden as a sponge, under the raindrops falling straight as a moon-ray on to the raked parallel tracks that a monk reshapes every morning.

Love for the moon often has its double in love for its reflection, as if to stress a vocation for mirror games in that reflected light. Of the four tea-houses of the sixteenth-century Katsura Village in Kyoto — one for every season, each arranged differently and characterized by landscapes — the autumnal one is sited in such a way as to allow you to see the moon at the moment it raise and to enjoy its reflection in the lake.

This fascination for duplication, typical of the image of the moon, is probably the source of a poem by a curious poet from the early twentieth-century Japanese avant-garde, Tarufo Inagachi. Even I a word-for-word translation, this poem seems to let us intuit (as in a reflection, appropriately enough) something of the fantasy that triggered it. It is called ‘The Moon in Its Pocket’.

One evening the moon was walking down the street, carrying itself in a pocket. As it went down the hill, one of its shoelaces came undone. The moon bent down to tie the shoelace and the moon fell out of its pocket and started to roll quickly down the tarmac road that was soaking wet from the sudden shower. The moon chased after the moon, but the distance between them increased, thanks to the acceleration of the lunar gravity as it rolled along. And the moon lost itself in the blue haze down there at the bottom of the slope.

Source: Italo Calvino, Collection of Sand, Mariner Books

——

Stone Garden, Ryoanji, woodblock print by Saito Kiyoshi
Stone Garden, Ryoanji, woodblock print by Saito Kiyoshi

Trăng Đuổi Theo Trăng
Italo Calvino
Hà Vũ Trọng dịch

Trong những ngôi vườn Thiền ở Kyoto có một loại sỏi trắng hạt thô có khả năng phản chiếu tia sáng mặt trăng. Tại chùa Long An Tự (Ryōan-ji), loại cát này được các nhà sư cào thành những rãnh thẳng song song hoặc những vòng tròn đồng tâm, tạo nên một ngôi vườn nhỏ bao quanh năm nhóm đá cao thấp không đều nhau. Mặt khác, ở chùa Ngân Các Tự (Ginkaku-ji), cát được sắp xếp thành một gò tròn, đơn độc, như một hình nón thẳng đứng, và trải ra thành một dải rộng được cào thành những đợt sóng đều đặn. Xa hơn nữa là một khu vườn sống động với những bụi rậm và cây cối trải dài quanh một cái hồ nhỏ mang một vẻ hoang sơ. Vào những đêm trăng tròn, cả khu vườn được chiếu sáng bởi ánh bạc lấp lánh của cát. Tôi chỉ được đến thăm Ngân Các Tự vào ban ngày, lúc trời đang mưa; nhưng những hạt trắng đẫm nước mưa ấy dường như phả ra ánh trăng mà chúng đã cất giữ; một hình ảnh phản chiếu của nguồn ánh sáng đó dường như được lưu giữ trong những hình dạng trên cát trắng, trong ngọn núi lửa kia dường như đang chìm trong bọt biển, dưới những hạt mưa rơi thẳng như những tia ánh trăng trên những rãnh song song được một nhà sư cào lại vào mỗi buổi sáng.

Yêu trăng thường đi đôi với yêu sự phản chiếu của nó, như thể để nhấn mạnh trò chơi tấm gương phản chiếu của ánh sáng. Trong số bốn trà thất của cung điện Katsura được xây dựng vào thế kỷ 16 ở Kyoto – mỗi trà thất dành cho một mùa, mỗi trà thất được bố trí khác nhau và được đặc trưng bởi những cảnh quan khác nhau – trà thất cho mùa thu được bố trí sao cho bạn có thể nhìn thấy mặt trăng vào lúc nó mọc và để thưởng thức hình ảnh phản chiếu của bóng trăng trong hồ.

Sự say mê song trùng này, điển hình là hình ảnh của mặt trăng, có lẽ là nguồn cảm hứng cho bài thơ của một nhà thơ thuộc phái tiên phong Nhật Bản từ đầu thế 20, Taruho Inagaki. Ngay cả trong bản dịch từng chữ, bài thơ này dường như cho chúng ta trực cảm (qua sự ánh chiếu) một điều gì đó mà trí tưởng tượng đã kích hoạt nó. Bài thơ có tên là “Mặt trăng trong túi”:

Một buổi tối trăng đi dạo phố, mang theo nó trong túi. Khi trăng đi xuống đồi, sợi dây giày tuột ra. Đang lúc trăng cúi xuống buộc dây thì vầng trăng rơi ra khỏi túi rồi lăn nhanh xuống mặt đường nhựa ướt sũng vì cơn mưa rào bất chợt. Trăng đuổi theo trăng, nhưng khoảng cách cả hai càng xa, do sự gia tốc về lực hấp dẫn của vầng trăng khi lăn đi. Và rồi trăng mất hút chính nó trong làn sương mù xanh dưới chân đồi.


Rút từ tập tiểu luận “Bộ sưu tập cát” của Italo Calvino, Hà Vũ Trọng dịch, Nxb Phanbook 2023

Nguồn: https://www.diendantheky.net/2023/10/italo-calvino-trang-uoi-theo-trang-ha.html

Italo Calvino, Collection of Sand