Whenever I Searched for Basho — Bernard Jankowski

IMG_7559
Painting by Calvin Edward Ramsburg


Whenever I Searched for Basho

Bernard Jankowski

whenever I searched for Basho
he was away

termites etch directions on
the fallen oak
***
yesterday’s snowfall
melts into the river

Kabuki hands of water
tumble toward death
***
full moon rises
the rocking bottom of a canoe

who untied the rope?

Source:
Shadows of the Monocacy (Paintings by Calvin Edward Ramsburg, Poems by Bernard Jankowski)

Note:
Kabuki: classical form of Japanese theater

Calvin Edward Ramsburg is Vo Dinh’s protégé. I am fortunate to get to know him and purchased this painting of his, which he selected for the poem.

Bất cứ lúc nào tôi đi tìm Ba Tiêu
Bernard Jankowski
Võ Tấn Phát dịch

bất cứ lúc nào tôi đi tìm Ba Tiêu
ông đều đi vắng

đàn mối đào những lối đi
trên cây sồi đổ
***

tuyết rơi hôm qua
tan chảy vào sông

những bàn tay nước Kabuki
ngã về cõi chết
***

trăng tròn mọc
cái đáy lắc lư của chiếc xuồng

ai đã tháo sợi dây buộc?

Chú thích:
Kabuki (歌舞伎 – ca vũ kỹ): tuồng Nhật

Calvin Edward Ramsburg là đệ tử ruột của họa sĩ Võ Đình. Mình may mắn được quen biết và mua được bức tranh này của ông được dùng minh họa cho bài thơ này.

Plum Blossoms — Eihei Dogen

IMG_5137
Dōgen Kigen


Plum Blossoms

Eihei Dogen
Translated by Kazuaki Tanahashi

Rujing, my late master, Old Buddha Tiantong, was the thirtieth abbot of the Tiantong Jingde Monastery, renowned Mount Taibai, Qingyuan Prefecture, Great Song. He ascended the teaching seat and said to the assembly:

Tiantong’s first phrase of midwinter:
Old plum tree bent and gnarled
all at once opens one blossom,
two blossoms, three, four, five blossoms,
uncountable blossoms,
not proud of purity,
not proud of fragrance;
spreading, becoming spring,
blowing over grass and trees,
balding the head of a patch-robed monk.
Whirling, quickly changing into wild wind, stormy rain,
falling, snow all over the earth.
The old plum tree is boundless.
A hard cold rubs the nostrils.

The old plum tree spoken of here is boundless. All at once its blossoms open, and of itself the fruit is born.

It forms spring; it forms winter. It arouses wild wind and stormy rain. It is the head of a patch-robed monk; it is the eyeball of an ancient buddha. It becomes grass and trees; it becomes pure fragrance. Its whirling, miraculous quick transformation has no limit. Furthermore, the treeness of the great earth, high sky, bright sun, and clear moon derives from the treeness of the old plum tree. They have always been entangled, vine with vine.

When the old plum tree suddenly opens, the world of blossoming flowers arises. At the moment when the world of blossoming flowers arises, spring arrives. There is a single blossom that opens five petals. At this moment of a single blossom, there are three, four, and five blossoms, hundreds, thousands, myriads, billions of blossoms—countless blossoms. These blossomings are not-being-proud-of one, two, or countless branches of the old plum tree. An udumbara blossom and blue lotus blossoms are also one or two branches of the old plum tree’s blossoms. Blossoming is the old plum tree’s offering.

The old plum tree is within the human world and the heavenly world. The old plum tree manifests both human and heavenly worlds in its treeness. Thus, hundreds and thousands of blossoms are called both human and heavenly blossoms. Myriads and billions of blossoms are buddha ancestor blossoms. In such a moment, “All buddhas have appeared in the world!” is shouted. “The ancestor was originally in this land!” is shouted.

Source: https://www.mountainrecord.org/teachings/plum-blossoms/

IMG_5140

Dōgen Zenji (道元禅師; 19 January 1200 – 22 September 1253), also known as Dōgen Kigen (道元希玄), Eihei Dōgen (永平道元), Kōso Jōyō Daishi (高祖承陽大師), or Busshō Dentō Kokushi (仏性伝東国師), was a Japanese Buddhist priest, writer, poet, philosopher, and founder of the Sōtō school of Zen in Japan.
(Wikipedia)

More on Dōgen Zenji:
https://terebess.hu/zen/dogen/index.html
https://terebess.hu/zen/dogen/EiheiKoroku.html

IMG_5138

Hoa Mai
Đạo Nguyên Hy Huyền
Đỗ Đình Đồng dịch

Tiên sư Như Tịnh, Cổ Phật Thiên Đồng, là trụ trì thứ ba mươi của chùa Thiên Đồng Cảnh Đức, núi Đại Bạch Phong nổi tiếng, phủ Khánh Nguyên (Qingyuan), Đại Tống. Sư lên pháp tòa và nói với hội chúng:

Thiên Đồng giữa đông câu thứ nhất:
Cây mai già cong, có bướu
bỗng nhiên nở một hoa, hai hoa,
ba, bốn, năm hoa, không đếm được, không kiêu hãnh vì thanh tịnh, không kiêu hãnh vì hương thơm; trải ra, thành mùa xuân,
thổi qua cây và cỏ,
làm trọc đầu tăng áo nạp.
Xoáy tròn, chuyển nhanh thành gió cuồng, mưa bão,
đang rơi, tuyết khắp cả đất. Cây mai già vô biên.
Lạnh cóng xoa lỗ mũi.

Cây mai già nói ở đây vô biên. Bỗng nhiên nó nở hoa, và quả sinh từ nó.

Nó tạo thành mùa xuân, nó tạo thành mùa đông. Nó khởi lên gió cuồng và mưa bão. Nó là đầu của tăng áo nạp, nó là tròng mắt của phật xưa. Nó trở thành cây và cỏ; nó trở thành hương thơm tinh khiết. Sự chuyển hình xoáy tròn, nhanh chóng kỳ diệu của nó vô hạn. Hơn nữa, cái tính cây của đất rộng, trời cao, mặt trời sáng ngời, mặt trăng trong suốt đến từ tính cây của cây mai già. Chúng luôn luôn quyện nhau, sắn bìm với sắn bìm.

Khi cây mai già đột nhiên nở, thế giới hoa nở xuất hiện. Vào giây phút thế giới hoa nở xuất hiện, mùa xuân đến. Chỉ có một hoa duy nhất nở năm cánh. Vào giây phút này của cái hoa duy nhất, có ba, bốn năm hoa, hằng trăm, hằng ngàn, hằng vạn, hằng tỉ hoa – vô số hoa. Những hoa nở này không kiêu hãnh vì một, hai, hay vô số cành của cây mai già. Một hoa ưu đàm và những hoa sen xanh cũng là một hay hai cành của hoa cây mai già. Nở hoa là sự cúng dường của cây mai già.

Cây mai già ở trong nhân giới và thiên giới. Cây mai già thị hiện cả hai thế giới của người và trời trong tính cây của nó. Như thế, hằng trăm và hằng ngàn hoa gọi là hoa của cả hai thế giới của người và trời. Hằng vạn và hằng tỉ hoa là hoa phật tổ. Trong giây phút như thế, người ta hét, “Tất cả các phật đã hiện ra ở thế gian!”; người ta hét, “Tất cả các phật vốn ở đất này!”

Nguồn: https://dieungu.org/images/file/mqvVIiYm1QgQAJBT/chanh-phap-nhan-tang-dao-nguyen-hy-huyen.pdf

Đạo Nguyên Hi Huyền (道元希玄), 1200-1253 – cũng được gọi là Vĩnh Bình Đạo Nguyên (永平道元) thiền sư có công khai sáng Tào Động tông tại Nhật Bản và lập Vĩnh Bình tự một trong hai ngôi chùa chính của tông này. Ngoài ra, sư còn là một trong những Thiền sư quan trọng nhất của Phật giáo Nhật Bản.
(Wikipedia)

Plum Blossoms, Hoa Mai, A river in the USA, WxHxD 8x8.5x4.5 inches
Plum Blossoms Hoa Mai A river in the USA WxHxD 8×8.5×4.5 inches

The Moon Chasing the Moon — Italo Calvino

Two Gibbons Reaching for the Moon, ink painting by Jakuchu Ito (伊藤若冲)
Two Gibbons Reaching for the Moon, ink painting by Jakuchu Ito (伊藤若冲)

The Moon Chasing the Moon
Italo Calvino

In the Zen gardens of Kyoto there is a white, coarse-grained gravel which has the power to reflect the moon’s rays. At the Ryoanji temple, this sand, raked by the monks into straight parallel furrows or into concentric circles, forms a little garden around five irregular groups of low rocks. At the temple of the Silver Pavilion, on the other hand, the sand is arranged into a circular mound, on its own, like an upturned cone, and stretches out in an expanse that is raked in regular waves. Beyond it a lively garden of bushes and trees extends around a little lake that has a wild look into it. On the nights when there is a full moon, the whole garden is illuminated by the silver sparkle of the sand. I visited the Silver Pavilion only in the daytime, and it was raining; but those rain-soaked white grains seemed to return the lunar light which they had stored; a mirror image of the source of that light seemed to in those shapes in the white sand, in that volcano which seemed as sodden as a sponge, under the raindrops falling straight as a moon-ray on to the raked parallel tracks that a monk reshapes every morning.

Love for the moon often has its double in love for its reflection, as if to stress a vocation for mirror games in that reflected light. Of the four tea-houses of the sixteenth-century Katsura Village in Kyoto — one for every season, each arranged differently and characterized by landscapes — the autumnal one is sited in such a way as to allow you to see the moon at the moment it raise and to enjoy its reflection in the lake.

This fascination for duplication, typical of the image of the moon, is probably the source of a poem by a curious poet from the early twentieth-century Japanese avant-garde, Tarufo Inagachi. Even I a word-for-word translation, this poem seems to let us intuit (as in a reflection, appropriately enough) something of the fantasy that triggered it. It is called ‘The Moon in Its Pocket’.

One evening the moon was walking down the street, carrying itself in a pocket. As it went down the hill, one of its shoelaces came undone. The moon bent down to tie the shoelace and the moon fell out of its pocket and started to roll quickly down the tarmac road that was soaking wet from the sudden shower. The moon chased after the moon, but the distance between them increased, thanks to the acceleration of the lunar gravity as it rolled along. And the moon lost itself in the blue haze down there at the bottom of the slope.

Source: Italo Calvino, Collection of Sand, Mariner Books

——

Stone Garden, Ryoanji, woodblock print by Saito Kiyoshi
Stone Garden, Ryoanji, woodblock print by Saito Kiyoshi

Trăng Đuổi Theo Trăng
Italo Calvino
Hà Vũ Trọng dịch

Trong những ngôi vườn Thiền ở Kyoto có một loại sỏi trắng hạt thô có khả năng phản chiếu tia sáng mặt trăng. Tại chùa Long An Tự (Ryōan-ji), loại cát này được các nhà sư cào thành những rãnh thẳng song song hoặc những vòng tròn đồng tâm, tạo nên một ngôi vườn nhỏ bao quanh năm nhóm đá cao thấp không đều nhau. Mặt khác, ở chùa Ngân Các Tự (Ginkaku-ji), cát được sắp xếp thành một gò tròn, đơn độc, như một hình nón thẳng đứng, và trải ra thành một dải rộng được cào thành những đợt sóng đều đặn. Xa hơn nữa là một khu vườn sống động với những bụi rậm và cây cối trải dài quanh một cái hồ nhỏ mang một vẻ hoang sơ. Vào những đêm trăng tròn, cả khu vườn được chiếu sáng bởi ánh bạc lấp lánh của cát. Tôi chỉ được đến thăm Ngân Các Tự vào ban ngày, lúc trời đang mưa; nhưng những hạt trắng đẫm nước mưa ấy dường như phả ra ánh trăng mà chúng đã cất giữ; một hình ảnh phản chiếu của nguồn ánh sáng đó dường như được lưu giữ trong những hình dạng trên cát trắng, trong ngọn núi lửa kia dường như đang chìm trong bọt biển, dưới những hạt mưa rơi thẳng như những tia ánh trăng trên những rãnh song song được một nhà sư cào lại vào mỗi buổi sáng.

Yêu trăng thường đi đôi với yêu sự phản chiếu của nó, như thể để nhấn mạnh trò chơi tấm gương phản chiếu của ánh sáng. Trong số bốn trà thất của cung điện Katsura được xây dựng vào thế kỷ 16 ở Kyoto – mỗi trà thất dành cho một mùa, mỗi trà thất được bố trí khác nhau và được đặc trưng bởi những cảnh quan khác nhau – trà thất cho mùa thu được bố trí sao cho bạn có thể nhìn thấy mặt trăng vào lúc nó mọc và để thưởng thức hình ảnh phản chiếu của bóng trăng trong hồ.

Sự say mê song trùng này, điển hình là hình ảnh của mặt trăng, có lẽ là nguồn cảm hứng cho bài thơ của một nhà thơ thuộc phái tiên phong Nhật Bản từ đầu thế 20, Taruho Inagaki. Ngay cả trong bản dịch từng chữ, bài thơ này dường như cho chúng ta trực cảm (qua sự ánh chiếu) một điều gì đó mà trí tưởng tượng đã kích hoạt nó. Bài thơ có tên là “Mặt trăng trong túi”:

Một buổi tối trăng đi dạo phố, mang theo nó trong túi. Khi trăng đi xuống đồi, sợi dây giày tuột ra. Đang lúc trăng cúi xuống buộc dây thì vầng trăng rơi ra khỏi túi rồi lăn nhanh xuống mặt đường nhựa ướt sũng vì cơn mưa rào bất chợt. Trăng đuổi theo trăng, nhưng khoảng cách cả hai càng xa, do sự gia tốc về lực hấp dẫn của vầng trăng khi lăn đi. Và rồi trăng mất hút chính nó trong làn sương mù xanh dưới chân đồi.


Rút từ tập tiểu luận “Bộ sưu tập cát” của Italo Calvino, Hà Vũ Trọng dịch, Nxb Phanbook 2023

Nguồn: https://www.diendantheky.net/2023/10/italo-calvino-trang-uoi-theo-trang-ha.html

Italo Calvino, Collection of Sand

Light but sound — John Banville

Milan Kundera (1 April 1929 – 11 July 2023)
Milan Kundera (1 April 1929 – 11 July 2023)


Light but sound

John Banville

Returning after 20 years to what is acknowledged as a modern classic, I was struck by how little I remembered. As I began re-reading The Unbearable Lightness of Being, Milan Kundera’s novel of love and politics in communist-run Czechoslovakia between 1968 and the early 1980s, I realised that, true to its title, the book had floated out of my mind like a hot-air balloon come adrift from its tethers. I managed to retrieve a few fragments – the naked woman in the bowler hat whom we all remember, the death of a pet dog, a lavatory seat compared to a white water lily rising out of the bathroom floor, and the fact that Nietzsche’s name appears in the first line on the first page – but of the characters I retained nothing at all, not even their names.

Why had so little remained for me? Is it the result of failing memory, or is there indeed an essential weightlessness to the book? The Unbearable Lightness of Being had a remarkable success when it was published in English in 1984 (this autumn will see an anniversary edition from Faber). Here was an avowedly “postmodern” novel in which the author withheld so many of the things we expect from a work of fiction, such as rounded characters – “It would be senseless for the author to try to convince the reader that his characters once actually lived” – a tangible milieu, a well-paced plot, and in which there are extended passages of straightforward philosophical and political speculation, yet it became a worldwide bestseller, loved by the critics and the public alike.

As in the case of all immediate and great artistic successes, Kundera’s book must have spoken directly to the contemporary ear. By 1984 Orwell’s dystopian vision of a world ruled by totalitarian ideologies was seen to have been frighteningly prescient, particularly from the perspective of the eastern bloc countries. The cold war was at one of the hottest stages it had ever reached, with Reagan in the White House and Andropov in the Kremlin. Yet even in those bleak years, those with hearing sufficiently sharp could detect the first faint creakings of the ice-cap as it began to shift. Kundera was one of the keenest listeners to the break-up of the international order.

When The Unbearable Lightness was published, its author had been living for many years in France, and the book evinces more the influence of Rousseau and Stendhal than of Kafka or the Capeks. Kundera is a man of the Enlightenment, and is not loath to champion reason over emotion, pointing out, as he has frequently done in his essays as well as his fiction, that many of the worst disasters mankind has suffered were spawned by those who attended most passionately to the dictates of the heart.

Kundera has a deep fascination with and horror of kitsch, a concept he returns to again and again throughout his work. In The Unbearable Lightness he writes of one of the characters, the Czech painter Sabina who lives now in America, being taken for a drive by a US senator who stops to allow his young children to play on the grass in the sunshine. For him, the senator declares, the sight of the gambolling youngsters is the very definition of happiness, at which there flashes through Sabina’s mind an image of the senator on a reviewing stand in Prague smiling benignly down on the May Day parade.

“How did the senator know that children meant happiness? Could he see into their souls? What if the moment they were out of sight, three of them jumped the fourth and began beating him up?

“The senator had only one argument in his favour: his feeling. When the heart speaks, the mind finds it indecent to object. In the realm of kitsch, the dictatorship of the heart reigns supreme.”

These speculations lead Kundera to an essential formulation: “The brotherhood of man on earth will be possible only on a basis of kitsch.”

Sabina is one of the quartet of main characters who perform the intricate set of variations that make up what there is of action in the book. The others are Tomas, a skilled surgeon who falls foul of the Czech regime and ends up as a window-washer; his wife Tereza, a barmaid who takes rolls of photographs of events in the streets of Prague during the 1968 Russian invasion, only to realise later that she has unwittingly served the secret police by supplying them with photographic identification of dissidents; and the lecturer Franz, who takes part in a radical-chic protest against the Khmer Rouge and dies at the hands of Bangkok muggers.

The hero of the book, if it has one, is Tomas. Like all Kundera’s men, he is a slightly creepy character, cerebral to the point of bloodlessness yet an enthusiastic and even, in the later stages of the book, a maniacally dedicated womaniser – Tereza realises he is betraying her when she identifies the odd odour she has been detecting on his hair in bed every night as the smell of his many mistresses’ groins.

One day it occurs to Tomas that those old communists who acknowledge there will be no socialist heaven on Earth, but defend their former actions by insisting they did genuinely believe such an apotheosis to be possible, should by rights follow the example of Oedipus, who, although innocent of crime, nevertheless put out his eyes when he discovered what misfortunes he had unwittingly brought about. When this thesis is published in the letters column of a radical Prague newspaper, Tomas is forced out of his job and has to take up general practice in a provincial town; however, it is the nature of totalitarian regimes never to forget, and eventually he is driven out of medicine altogether and takes up window cleaning instead, which he finds surprisingly congenial, not only because of the sudden “lightness” of his new life, but because the job offers endless opportunities for philandering.

Kundera is the most unjudgmental of moralists. When Franz tells Sabina that a philosopher had once accused him of having nothing in his work but “unverifiable speculation” one cannot help thinking that something like the same accusation might be levelled at Kundera. In the midst of much wan theorising, the most moving episode in the book relates the death of Tereza’s and Tomas’s dog Karenin, a wonderful character, and more vividly drawn than any of his human counterparts. Like JM Coetzee, a writer he resembles in several ways, Kundera has always been a passionate defender of animals, not out of simple sentiment, but in the conviction that it is by our treatment of animals that we most clearly display our essential and unforgivable arrogance as a species.

“True human goodness, in all its purity and freedom, can come to the fore only when its recipient has no power. Mankind’s true moral test, its fundamental test (which lies deeply buried from view), consists in its attitude towards those who are at its mercy: animals. And in this respect mankind has suffered a fundamental débcle, a débcle so fundamental that all others stem from it.”

It is insights such as this that give The Unbearable Lightness of Being its significance. A novel, even a novel by so engagé a writer as Kundera, must be judged in terms of art, and not of its moral, social or political weight. There is too much spilt politics in The Unbearable Lightness for its own good. What is remarkable, however, is that a work so firmly rooted in its time has not dated. The world, and particularly that part of the world we used to call, with fine carelessness, eastern Europe, has changed profoundly since 1984, but Kundera’s novel seems as relevant now as it did when it was first published. Relevance, however, is nothing compared with that sense of felt life which the truly great novelists communicate. And lightness, in art, more often seems like slightness.

Source: https://amp.theguardian.com/books/2004/may/01/fiction.johnbanville

IMG_7026

IMG_7009
Milan Kundera (1 April 1929 – 11 July 2023)

14.6.2004

Nhẹ mà nặng
John Banville
Võ Tấn Phong dịch

Đọc lại, sau 20 năm, cuốn sách được coi là một tác phẩm cổ điển của thời hiện đại, tôi đã bị sốc bởi tôi còn nhớ lại rất ít. Khi bắt đầu đọc lại Đời nhẹ khôn kham, cuốn tiểu thuyết của Milan Kundera về tình yêu và chính trị ở nước Tiệp Khắc cộng sản giữa năm 1968 và đầu thập kỷ 1980, tôi đã nhận ra rằng, đúng như đầu đề của nó, cuốn sách đã lơ lửng trôi ra khỏi tâm trí tôi như khinh khí cầu lênh đênh trôi khỏi những sợi dây ràng buộc nó. Tôi đã gắng tìm lại một vài mảng nhỏ – người đàn bà khỏa thân đội mũ dạ tròn mà tất cả chúng ta đều nhớ, cái chết của một con chó cưng, một cái bàn cầu được so sánh với một bông huệ trắng vươn lên từ phòng tắm, và sự kiện tên tuổi của Nietzsche xuất hiện ở hàng đầu tiên của trang đầu tiên – nhưng về những nhân vật tôi chẳng lưu giữ lại chút gì, thậm chí cả tên họ.

Tại sao chỉ còn chừng đó lưu lại trong tôi? Có phải đó là kết quả của một trí nhớ đang suy giảm, hay quả thực cuốn sách thực sự phi trọng lượng? Đời nhẹ khôn kham đã thành công khác thường khi nó được xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 1984 (mùa thu này sẽ có ấn bản kỷ niệm của NXB Faber). Đây là một cuốn tiểu thuyết được thừa nhận là “hậu hiện đại” trong đó tác giả đã bỏ đi rất nhiều thứ chúng ta chờ đợi ở một cuốn tiểu thuyết, như những nhân vật tròn trĩnh – “Sẽ vô nghĩa nếu tác giả cố thuyết phục độc giả rằng những nhân vật của y đã có lần thực sự sống” – một không gian có thật, một cốt truyện sắp xếp hợp lý, và trong đó có những đoạn dài về suy xét thuần triết học hay chính trị, tuy vậy nó đã trở thành cuốn sách bán chạy khắp thế giới, được cả các nhà phê bình và công chúng yêu thích như nhau.

Như mọi thành công nghệ thuật ngay tức thời và to lớn, cuốn sách của Kundera ắt phải truyền cảm trực tiếp được vào “lỗ tai” đương thời. Vào năm 1984 cái nhìn bi thảm của Orwell về một thế giới bị cai trị bởi những ý thức hệ toàn trị được coi như sự tiên đoán đáng sợ, đặc biệt từ quang cảnh của những quốc gia khối Đông Âu. Cuộc chiến tranh lạnh đang ở vào một trong những giai đoạn nóng hổi nhất, với Reagan ở Nhà Trắng và Andropov ở Kremlin. Tuy nhiên trong những năm đen tối đó, những ai có thính giác đủ nhạy có thể nhận ra tiếng cọt kẹt yếu ớt của chỏm băng khi nó bắt đầu dịch chuyển. Kundera là một trong những cái tai thính nhất nghe được sự tan vỡ của một trật tự quốc tế.

Khi Đời nhẹ khôn kham được xuất bản, tác giả đã sống ở Pháp nhiều năm rồi, và cuốn sách cho thấy ảnh hưởng của Rousseau và Stendhal nhiều hơn là của Kafka hay anh em Capek. Kundera là một đứa con của Khai sáng, và không chút lưỡng lự khi tranh đấu cho lý trí trước tình cảm. Như đã thường làm trong những tiểu luận cũng như trong tiểu thuyết, ông chỉ ra rằng phần lớn những thảm họa kinh khủng nhất mà nhân loại đã trải qua là do những kẻ cuồng nhiệt đi theo sự chỉ dẫn của con tim gây ra.

Kundera bị thôi miên sâu đậm bởi kitsch và ghê tởm kitsch, một khái niệm cứ trở đi trở lại trong tác phẩm của ông. Trong Đời nhẹ khôn kham ông viết về một nhân vật, cô họa sĩ người Séc tên Sabina lúc đó sống ở Mỹ, được đi trên xe của một Thượng nghị sĩ Mỹ khi ông này ngừng lại để những đứa con nhỏ của ông chơi đùa trên bãi cỏ trong nắng. Đối với ông, Thượng nghị sĩ tuyên bố, hình ảnh của những đứa trẻ nô đùa là định nghĩa thuần tuý của hạnh phúc, chính ở lúc đó vụt thoáng qua đầu Sabina hình ảnh của ông Thượng nghị sĩ trên khán đài ở Praha mỉm cười hiền lành hướng xuống cuộc diễu hành trong ngày lễ Lao Động.

“Cách nào ông Thượng nghị sĩ biết trẻ con có nghĩa là hạnh phúc? Ông nhìn thấu suốt tâm hồn chúng được ư? Giả như, lúc không có người lớn xung quanh, ba đứa xúm vào và đánh đập đứa thứ tư thì sao?”

“Ông Thượng nghị sĩ có câu biện giải duy nhất cho ông: cảm quan của ông. Khi trái tim ông phát biểu, đầu óc ông không được sỗ sàng phản đối. Trong thế giới của kitsch, trái tim độc tài thống trị trên đỉnh cao tối thượng”.

Những suy xét đó dẫn Kundera đến một công thức: “Tình thương huynh đệ giữa con người trên mặt quả đất này chỉ có thể tồn lưu trên cơ bản kitsch”.

Sabina là một trong bốn nhân vật dạo nên những biến tấu phức tạp trong số ít những sự kiện của cuốn sách. Những người khác là Tomas, một bác sĩ giải phẫu tài năng vốn bất đồng với chính quyền Séc và kết cục phải làm nghề lau chùi cửa kính; vợ anh tên Tereza, một cô hầu bàn chụp ảnh những sự kiện trên đường phố Praha khi Séc bị Nga Xô xâm lược vào năm 1968, chỉ để sau đó nhận ra rằng một cách không ý thức cô đã phục vụ cho cảnh sát mật bằng cách cung cấp cho họ hình ảnh để nhận diện những người chống đối; và giảng sư đại học Franz, người tham gia vào một vụ biểu tình cấp tiến, hợp thời trang chống lại Khmer Đỏ và chết dưới tay những tên cướp ở Bangkok.

Người anh hùng của cuốn sách, nếu có, là Tomas. Giống như tất cả nhân vật nam của Kundera, anh có một tính cách hơi rờn rợn, lý trí đến độ lạnh lùng tuy vậy là một tên trai chơi nhiệt tình và thậm chí, trong những hồi sau của cuốn sách, tận tâm cuồng nhiệt – Tereza nhận thấy anh đã phản bội cô khi cô nhận ra cái mùi lạ lùng cô ngửi được trong tóc anh trên giường mỗi tối là cái mùi háng của những cô nhân tình của anh.

Một ngày Tomas thấy là những người cộng sản già nua thừa nhận rằng sẽ không có thiên đường xã hội chủ nghĩa trên mặt đất, nhưng họ bảo vệ những hành động trước kia bằng cách khăng khăng rằng họ đã thành thật tin tưởng một hình ảnh lý tưởng như thế là có thể xảy ra, thì nên theo gương của Oedipus, dù không biết về tội ác mình đã phạm, vẫn chọc mù đôi mắt khi khám phá những tai họa chàng gây ra một cách không ý thức. Khi bản văn này được in ra trong mục thư từ của một tờ báo chống chính quyền ở Praha, Tomas bị đuổi việc và phải hành nghề ở một thị trấn nhỏ; tuy nhiên, bản chất của chế độ toàn trị là không bao giờ quên, và cuối cùng anh bị đẩy khỏi ngành y tế hoàn toàn và thay vào đó làm nghề lau chùi cửa kính, mà anh ngạc nhiên thấy rằng nó thích hợp, không chỉ vì sự “khinh phù” đột ngột của đời anh, mà bởi vì công việc cho anh những cơ hội không dứt để tán tỉnh ăn nằm với nhân tình.

Kundera là người ít phán xét nhất trong số những nhà đạo đức. Khi Franz bảo Sabina rằng một nhà triết học có lần kết tội anh là không có gì trong những công trình của anh trừ “những suy xét không được kiểm chứng”, ta không thể không nghĩ rằng một lời kết tội như thế có thể đã được chĩa vào Kundera. Giữa mớ lý thuyết mệt mỏi đó, đoạn cảm động nhất trong cuốn sách liên quan đến cái chết của con chó Karenin của Tereza và Tomas, một “nhân vật” tuyệt vời, và được vẽ ra sống động hơn bất kỳ ai trong những nhân vật loài người của ông. Giống như JM Coetzee, một nhà văn mà ông tương đồng ở nhiều điểm, Kundera luôn là người bảo vệ nhiệt thành thú vật, không chỉ vì tình cảm giản đơn, mà ở niềm tin chắc rằng bằng lối đối xử với thú vật chúng ta để lộ ra sự ngạo mạn thuộc bản chất và không thể tha thứ được của chúng ta như một chủng loại.

“Lòng lương hảo thật sự của con người, ở dạng đơn thuần và thanh khiết nhất, chỉ có thể bật ra khi kẻ đón nhận không hề có chút quyền thế nào. Bài trắc nghiệm đạo đức của con người, bài trắc nghiệm cơ bản (nằm sâu dưới bề mặt), bao gồm thái độ con người đối xử kẻ dưới tay: đó là loài vật. Và ở khía cạnh này con người vướng phải thất bại cơ bản, cơ bản đến nỗi tất cả những thất bại khác đều từ đó mà ra.”

Những thấu hiểu như vậy tạo cho Đời nhẹ khôn kham tầm lớn lao của nó. Một tiểu thuyết, ngay cả một tiểu thuyết bởi một nhà văn dấn thân như Kundera, phải được phán xét trên bình diện nghệ thuật, chứ không phải vì sức nặng đạo đức, xã hội hay chính trị của nó. Điều khác thường, tuy vậy, là một tác phẩm cắm rễ thật chặt vào thời điểm của nó lại chưa bị lỗi thời. Thế giới, và đặc biệt là phần thế giới mà chúng ta thường gọi, với sự cẩu thả cao ngạo là Đông Âu, đã thay đổi sâu sắc kể từ năm 1984, nhưng cuốn tiểu thuyết của Kundera dường như vẫn còn phù hợp với thời nay như ở lần xuất bản đầu tiên. Sự phù hợp, tuy nhiên, chả là gì so với cảm giác của đời sống được cảm thông mà những nhà tiểu thuyết vĩ đại truyền đạt lại. Và sự khinh phù, trong nghệ thuật, thường giống như là sự mỏng manh.

© 2004 talawas

Chú thích: Tất cả phần dịch Việt của các trích dẫn từ bản tiếng Anh được lấy từ bản dịch Đời nhẹ khôn kham của Trịnh Y Thư.

Nguồn: John Banville, Light but sound, The Guardian

Bài dịch đã đăng trên talawas: https://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=2182&rb=0306

IMG_7221
In our library

Tác phẩm của Kundera trên một số trang web tiếng Việt:

https://www.talawas.org/talaDB/suche.php

https://tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=490

http://vanviet.info/tag/milan-kundera/

https://trinhythu.wordpress.com/?s=Kundera+&submit=Tìm+kiếm

Milan Kundera, Một phương Tây bị bắt cóc, hay bi kịch của Trung Âu


Về Kundera và tác phẩm:

https://damau.org/97121/milan-kundera-ci-cuoi-ci-nhe-ci-qun

Milan Kundera và sứ mệnh của tiểu thuyết

On Censorship

Cartoon by Xavier Bonilla (Bonil)
Cartoon by Xavier Bonilla (Bonil)

On Censorship

And on the subject of burning books: I want to congratulate librarians, not famous for their physical strength or their powerful political connections or their great wealth, who, all over this country, have staunchly resisted anti-democratic bullies who have tried to remove certain books from their shelves, and have refused to reveal to thought police the names of persons who have checked out those titles.

So the America I loved still exists, if not in the White House or the Supreme Court or the Senate or the House of Representatives or the media. The America I love still exists at the front desks of our public libraries.
-Kurt Vonnegut

Censorship is the tool of those who have the need to hide actualities from themselves and from others. Their fear is only their inability to face what is real, and I can’t vent any anger against them. I only feel this appalling sadness. Somewhere, in their upbringing, they were shielded against the total facts of our existence. They were only taught to look one way when many ways exist.
-Charles Bukowski

For a citizen in our free society, it is an enormous privilege and a wonderful protection to have access to hundreds of periodicals, each peddling its own belief. There is safety in numbers: the papers expose each other’s follies and peccadillos, correct each other’s mistakes, and cancel out each other’s biases. The reader is free to range around in the whole editorial bouillabaisse and explore it for the one claim that matters — the truth.
-E. B. White

There is more than one way to burn a book. And the world is full of people running about with lit matches. Every minority, be it Baptist/Unitarian, Irish/Italian/Octogenarian/Zen Buddhist, Zionist/Seventh-day Adventist, Women’s Lib/Republican, Mattachine/FourSquareGospel feels it has the will, the right, the duty to douse the kerosene, light the fuse. Every dimwit editor who sees himself as the source of all dreary blanc-mange plain porridge unleavened literature, licks his guillotine and eyes the neck of any author who dares to speak above a whisper or write above a nursery rhyme.
-Ray Bradbury

Real readers finish books, and then judge them; most people who propose banning a book haven’t finished it. In fact, no one who actually banned Salman Rushdie’s “The Satanic Verses” even read it.
-John Irving

Source: https://www.themarginalian.org/2012/10/01/literary-icons-on-censorship/

Cartoon by Xavier Bonilla (Bonil): https://www.indexoncensorship.org/drawing-pressure-cartoons-from-around-world/

Về Kiểm Duyệt
Nhiều tác giả
Võ Tấn Phát dịch

Và trên chủ đề đốt sách: tôi muốn ca ngợi những thủ thư, không nổi tiếng vì sức mạnh thể xác hay những quan hệ chính trị quyền lực hay sự giàu có vô cùng, những người đó, trên khắp quốc gia này, đã kiên quyết chống lại những tên côn đồ phản dân chủ cứ gắng loại bỏ một số sách nào đó khỏi kệ sách, và đã từ chối tiết lộ cho những tên cảnh sát tư tưởng biết tên tuổi của những người đã mượn đọc những cuốn sách đó.

Như thế nước Mỹ tôi đã yêu mến vẫn tồn tại, không phải ở toà Bạch Ốc hay Tối Cao Pháp Viện hay Thượng Viện hay Hạ Viện hay trong các phương tiện truyền thông. Nước Mỹ tôi yêu mến vẫn tồn tại ở những quày tiếp khách ở các thư viện công cộng của chúng ta.
-Kurt Vonnegut

Kiểm duyệt là công cụ của những kẻ có nhu cầu giấu diếm sự thật với chính họ và với người khác. Nỗi sợ của họ chỉ là không có khả năng đối mặt với thực tế, và tôi không thể trút giận lên đầu họ. Tôi chỉ thấy buồn kinh khủng. Ở một nơi nào đó, trong lúc lớn lên, họ được che chắn khỏi toàn thể thế giới của chúng ta. Họ chỉ được dạy dỗ để theo một hướng trong khi có biết bao nhiêu là hướng đi.
-Charles Bukowski

Đối với một công dân trong xã hội tự do của chúng ta, đó là một đặc ân to lớn và một sự bảo vệ tuyệt vời khi được tiếp cận với hàng trăm tạp chí định kỳ, mỗi tạp chí rao bán niềm tin của riêng mình. Đó là sự an toàn về số lượng: các bài báo phơi bày những điều điên rồ và sai lầm của nhau, sửa lỗi cho nhau và loại bỏ những thành kiến ​​​​của nhau. Người đọc có thể tự do tìm hiểu toàn bộ đống bài xã luận và khám phá nó để tìm ra một điều quan trọng – sự thật.
-E. B. White

Có nhiều cách để đốt sách. Thế giới có đầy dẫy những kẻ chạy khắp nơi cầm những que diêm cháy sáng. Mỗi nhóm thiểu số, dù là Baptist/Unitarian, Irish/Italian/Octogenarian/Zen Buddhist, Zionist/Seventh-day Adventist, Women’s Lib/Republican, Mattachine/FourSquareGospel, đều cảm thấy nó có ý chí, quyền, và nghĩa vụ phải đổ dầu và châm lửa. Mỗi biên tập viên tự coi mình là cội nguồn của thứ văn chương xơ cứng đơn giản buồn thảm, đều vuốt ve cái máy chém và ngắm nghía cái cổ của bất kỳ tác giả nào dám nói to hơn một lời thầm thì hay viết cái gì vượt khỏi một bài đồng dao.
-Ray Bradbury

Độc giả thật sự đọc hết cuốn sách, rồi mới phán xét cuốn sách đó; hầu hết những kẻ cứ đòi cấm sách chưa hề đọc đọc hết cuốn sách. Thực ra, chưa có kẻ nào ra lệnh cấm cuốn sách “Những vần thơ quỷ” của Salman Rushdie đã đọc cuốn sách này.
-John Irving

Too Loud a Solitude — Bohumil Hrabal

New York City Library Walk, Plaque 43
New York City Library Walk, Plaque 43


Too Loud a Solitude

Bohumil Hrabal
Translation into English by Michael Henry Heim

Chapter 1 (Excerpt)

For thirty-five years now I’ve been in wastepaper, and it’s my love story. For thirty-five years I’ve been compacting wastepaper and books, smearing myself with letters until I’ve come to look like my encyclopedias — and a good three tons of them I’ve compacted over the years. I am a jug filled with water both magic and plain; I have only to lean over and a stream of beautiful thoughts flows out of me. My education has been so unwitting I can’t quite tell which of my thoughts come from me and which from my books, but that’s how I’ve stayed attuned to myself and the world around me for the past thirty-five years. Because when I read, I don’t really read; I pop a beautiful sentence into my mouth and suck it like a fruit drop, or I sip it like a liqueur until the thought dissolves in me like alcohol, infusing brain and heart and coursing on through the veins to the root of each blood vessel. In an average month I compact two tons of books, but to muster the strength for my godly labors I’ve drunk so much beer over the past thirty-five years that it could fill an Olympic pool, an entire fish hatchery. Such wisdom as I have has come to me unwittingly, and I look on my brain as a mass of hydraulically compacted thoughts, a bale of ideas, and my head as a smooth, shiny Aladdin’s lamp. How much more beautiful it must have been in the days when the only place a thought could make its mark was the human brain and anybody wanting to squelch ideas had to compact human heads, but even that wouldn’t have helped, because real thoughts come from outside and travel with us like the noodle soup we take to work; in other words, inquisitors burn books in vain. If a book has anything to say, it burns with a quiet laugh, because any book worth its salt points up and out of itself. I’ve just bought one of those minuscule adder-subtractor-square-rooters, a tiny little contraption no bigger than a wallet, and after screwing up my courage I pried open the back with a screwdriver, and was I shocked and tickled to find nothing but an even tinier contraption — smaller than a postage stamp and thinner than ten pages of a book — that and air, air charged with mathematical variations. When my eye lands on a real book and looks past the printed word, what it sees is disembodied thoughts flying through air, gliding on air, living off air, returning to air, because in the end everything is air, just as the host is and is not the blood of Christ.

Source: https://www.amazon.com/Too-Loud-Solitude-Bohumil-Hrabal/dp/0156904586?ots=1&tag=thneyo0f-20&linkCode=w50

Bohumil Hrabal
Bohumil Hrabal

Quá Ồn Một Nỗi Cô Đơn
Bohumil Hrabal
Michael Henry Heim dịch sang Anh Ngữ
Võ Tấn Phát dịch Việt

Chương 1 (Trích)

Trong ba mươi lăm năm rồi tôi làm việc trong ngành giấy loại, và đó là chuyện tình đời tôi. Trong ba mươi lăm năm rồi tôi đã nén giấy loại và sách, bôi chữ lên bản thân cho tới khi tôi giống như những cuốn bách khoa toàn thư của tôi — hơn ba tấn giấy tôi đã nén hết chừng ấy năm. Tôi là một cái bình chứa nước, cả loại kỳ diệu lẫn loại thường; tôi chỉ cần nghiêng qua là cả một dòng ý nghĩ tuyệt vời chảy khỏi người tôi. Học vấn của tôi không có chủ đích gì nên tôi chẳng biết trong những ý nghĩ của tôi cái nào là từ chính tôi còn cái nào là từ sách vở, nhưng đó là cách tôi thích nghi với bản thân và với thế giới quanh tôi trong ba mươi lăm năm rồi. Bởi vì khi tôi đọc, tôi không chỉ đọc; tôi bỏ một câu văn đẹp vào miệng và mút nó như một viên kẹo trái cây, hoặc nhâm nhi nó như rượu mạnh, cho đến khi nó tan vào tôi như rượu cồn, thấm vào tim vào óc và chảy qua cơ thể tới cội nguồn của từng mạch máu. Trung bình một tháng tôi nén hai tấn sách, nhưng để có đủ sức làm công việc phi thường đó tôi phải uống quá nhiều bia trong ba mươi lăm năm, tới mức có thể đổ đầy một hồ bơi Olympic, hay một bể nuôi cá giống. Sự thông tuệ đó tôi đạt được không do chủ ý của tôi, và tôi coi óc tôi là một khối ý nghĩ được máy nén chặt xuống, một kiện ý tưởng, còn đầu tôi là một cái đèn bóng loáng của Aladdin. Đẹp đẽ xiết bao những ngày xưa đó khi một ý nghĩ chỉ tạo ra ảnh hưởng từ khối óc của con người, và kẻ nào muốn dập tắt ý nghĩ thì phải nghiến ép đầu người, nhưng dẫu thế cũng chẳng ăn thua, vì ý nghĩ thực sự đến từ bên ngoài và song hành với ta như món xúp mì sợi ta mang theo đi làm; nói cách khác, những pháp quan của toà án dị giáo đốt sách chỉ hoài công. Nếu một cuốn sách có điều gì đáng nói, thì nó vừa cháy vừa cười thầm, vì sách giá trị thì đáng giá hơn những gì nằm trong sách. Tôi vừa mua một cái máy tính cộng-trừ-bình phương-tính căn, một cái máy không lớn hơn cái ví đàn ông, và sau khi đã lấy hết can đảm tôi mở nắp sau của cái máy tính, để rồi vừa sốc vừa tức cười khi thấy nó không có gì ngoài cái máy nhỏ hơn — nhỏ hơn một con tem bưu điện và mỏng hơn mười trang sách — và không khí, không khí chứa đầy những biến số toán học. Khi mắt tôi chạm vào sách và nhìn vượt ra ngoài chữ in trên đó, con mắt thấy những ý nghĩ tách rời ra, bay trong không khí, lượn trên không khí, sống bằng không khí, và trở về với không khí, bởi vì cuối cùng thì mọi thứ đều là không khí, hệt như bánh thánh vừa là mà cũng vừa không phải là máu thịt của Chúa Giê-su.

The Tragedy of Central Europe — Milan Kundera

President Zelensky
President Zelensky of Ukraine: “Look, we are here dying for European ideals.”

Milan Kundera


The Tragedy of Central Europe

Milan Kundera
Translated from the French by Edmund White

In November 1956, the director of the Hungarian News Agency, shortly before his office was flattened by artillery fire, sent a telex to the entire world with a desperate message announcing that the Russian attack against Budapest had begun. The dispatch ended with these words: “We are going to die for Hungary and for Europe.”

What did this sentence mean? It certainly meant that the Russian tanks were endangering Hungary and with it Europe itself. But in what sense was Europe in danger? Were the Russian tanks about to push past the Hungarian borders and into the West? No. The director of the Hungarian News Agency meant that the Russians, in attacking Hungary, were attacking Europe itself. He was ready to die so that Hungary might remain Hungary and European.

Even if the sense of the sentence seems clear, it continues to intrigue us. Actually, in France, in America, one is accustomed to thinking that what was at stake during the invasion was neither Hungary nor Europe but a political regime. One would never have said that Hungary as such had been threatened; still less would one ever understand why a Hungarian, faced with his own death, addressed Europe. When Solzhenitsyn denounces communist oppression, does he invoke Europe as a fundamental value worth dying for?

No. “To die for one’s country and for Europe”—that is a phrase that could not be thought in Moscow or Leningrad; it is precisely the phrase that could be thought in Budapest or Warsaw.

Source: http://www.kx.hu/kepek/ises/anyagok/Kundera_tragedy_of_Central_Europe.pdf

Tổng thống Zelensky của Ukraine nói: “Chúng tôi đang sống chết cho những lý tưởng của châu Âu”.

Một phương Tây bị bắt cóc, hay bi kịch của Trung Âu
Milan Kundera
Chiêu Dương dịch

Tháng 11 năm 1956, Giám đốc Thông tấn xã Hungary, mấy phút trước khi văn phòng của ông bị san phẳng bởi hỏa lực pháo binh, đã gửi một bức điện tới toàn thế giới với một thông điệp đầy tuyệt vọng, thông báo rằng Nga đã bắt đầu tấn công vào Budapest. Bức điện kết thúc với câu: “Chúng tôi sẽ chết cho Hungary và cho châu Âu.”

Câu nói này có nghĩa là gì? Chắc chắn nó nghĩa là những chiếc xe tăng của Nga đang đe dọa Hungary, và bằng cách đó, đe dọa chính châu Âu. Nhưng châu Âu bị đe dọa theo nghĩa nào? Những chiếc xe tăng của Nga sẽ vượt qua biên giới của Hungary tiến về phía Tây? Không. Vị giám đốc Thông tấn xã Hungary muốn nói rằng, nước Nga, khi tấn công Hungary, cũng chính là đang tấn công châu Âu. Ông ấy sẵn sàng chết để Hungary vẫn là Hungary và vẫn thuộc về châu Âu.

Dù ý nghĩa của câu nói này có vẻ đã quá rõ ràng, nó vẫn còn khơi gợi nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm. Thực ra, ở đây – nước Pháp, hay ở Mỹ, người ta quen nghĩ rằng thứ bị đe dọa trong cuộc tấn công đó chẳng phải Hungary hay châu Âu, mà là một thể chế chính trị. Người ta sẽ không bao giờ nói rằng Hungary với tư cách quốc gia bị đe dọa, huống hồ là hiểu được tại sao một người Hungary, đang đối mặt với cái chết của chính mình, lại đi kêu lên với châu Âu. Khi Solzhenitsyn lên án sự áp bức của chủ nghĩa cộng sản, ông có gợi đến châu Âu như một giá trị nền tảng, xứng đáng hy sinh thân mình để bảo vệ nó?

Không hề, “chết cho tổ quốc tôi và cho châu Âu” là câu nói mà không ai ở Moskva hay Leningrad có thể nghĩ tới, nhưng nó chính xác sẽ là câu mà người Budapest hay Warszawa nghĩ.

Nguồn: https://zzzreview.com/2019/07/31/mot-phuong-tay-bi-bat-coc-hay-bi-kich-cua-trung-au

The Magic of the Book — Herman Hesse

1857FF1D-03D6-45BB-AB37-B4827921FC52
The Magic of the Book
(excerpts)
Herman Hesse

Among the many worlds that man did not receive as a gift from nature but created out of his own mind, the world of books is the greatest… Without the word, without the writing of books, there is no history, there is no concept of humanity. And if anyone wants to try to enclose in a small space, in a single house or a single room, the history of the human spirit and to make it his own, he can only do this in the form of a collection of books.

The great and mysterious thing about this reading experience is this: the more discriminatingly, the more sensitively, and the more associatively we learn to read, the more clearly we see every thought and every poem in its uniqueness, its individuality, in its precise limitations and see that all beauty, all charm depend on this individuality and uniqueness — at the same time we come to realize ever more clearly how all these hundred thousand voices of nations strive toward the same goals, call upon the same gods by different names, dream the same wishes, suffer the same sorrows. Out of the thousandfold fabric of countless languages and books of several thousand years, in ecstatic instants there stares at the reader a marvelously noble and transcendent chimera: the countenance of humanity, charmed into unity from a thousand contradictory features.

Source: https://www.brainpickings.org/2016/06/07/the-magic-of-the-book-hermann-hesse-my-belief/

Sự kỳ diệu của sách
Hermann Hesse
Võ Tấn Phát dịch

Trong những thứ con người có được không phải là tặng phẩm từ thiên nhiên mà được tạo ra từ đầu óc của chính mình, sách là thứ vĩ đại nhất… Nếu không có chữ, sẽ không viết ra sách, thì sẽ không có lịch sử, không có khái niệm nhân loại. Và nếu bất kỳ người nào, trong một không gian nhỏ, trong một căn nhà hay trong một căn phòng, muốn dồn hết lịch sử của tinh thần nhân loại lại và biến nó thành tài sản của mình, hắn ta chỉ có thể làm vậy dưới dạng một bộ sưu tập sách.

Điều lớn lao và bí ẩn của kinh nghiệm đọc sách là thế này: khi ta học cách đọc càng riêng biệt, càng nhạy cảm, và càng liên đới nhau, thì ta thấy càng rõ ràng hơn mỗi suy tư và mỗi bài thơ trong cái cái duy nhất tính của nó, trong cái cá nhân tính của nó, và trong những giới hạn chính xác của nó, và thấy rằng tất cả cái đẹp, tất cả sự mê hoặc phụ thuộc vào cá nhân tính và duy nhất tính này — và cùng lúc đó ta càng thấy rõ hơn bằng cách nào mà hàng trăm ngàn giọng nói của các quốc gia gắng đạt được cùng những mục đích đó, cầu nguyện tới cùng các thánh thần dưới những tên gọi khác nhau, có cùng những mơ ước, chịu đựng cùng những nỗi đau buồn. Từ cấu trúc tầng tầng lớp lớp của vô số ngôn ngữ và sách của vài ngàn năm, trong những trường hợp ngất ngây nhất, độc giả đối diện với con quái vật cao thượng và siêu việt vô cùng: vẻ mặt của nhân loại, được hoá phép thành một thể thống nhất từ một ngàn nét đặc trưng trái ngược nhau.

42772759-B740-44CE-A53A-DBF6ADE73561

The Future of Reading – E.B. White

F37E00B8-7BCA-4163-BF5C-A54264240BE9


The Future of Reading
(excerpt)
E.B. White

Reading is the work of the alert mind, is demanding, and under ideal conditions produces finally a sort of ecstasy. As in the sexual experience, there are never more than two persons present in the act of reading — the writer, who is the impregnator, and the reader, who is the respondent. This gives the experience of reading a sublimity and power unequalled by any other form of communication.

Source: https://www.brainpickings.org/2013/10/24/e-b-white-on-the-future-of-reading-1951/

Tương lai của đọc (trích)
E.B. White
Võ Tấn Phát dịch

Đọc là công việc của một đầu óc tỉnh táo, đòi hỏi nhiều công sức, và dưới những điều kiện lý tưởng rốt cuộc sẽ tạo ra một trạng thái ngất ngây. Giống như kinh nghiệm tình dục, không bao giờ có nhiều hơn hai người hiện diện trong hành động đọc sách — người viết, là kẻ trao truyền, và người đọc, là kẻ đáp lại. Điều này đem lại cho kinh nghiệm đọc sách một sự tuyệt diệu và một sức mạnh lớn lao không một hình thức truyền thông nào khác có thể sánh bằng.

0AD1F55C-C98B-44BB-A9B2-6699CB6C681E

On Books – Kafka

2B914368-1C18-46DF-AB69-BE5F0F2D2A0D
Kafka, 1906

On Books
Franz Kafka

I think we ought to read only the kind of books that wound and stab us. If the book we’re reading doesn’t wake us up with a blow on the head, what are we reading it for? So that it will make us happy, as you write? Good Lord, we would be happy precisely if we had no books, and the kind of books that make us happy are the kind we could write ourselves if we had to. But we need the books that affect us like a disaster, that grieve us deeply, like the death of someone we loved more than ourselves, like being banished into forests far from everyone, like a suicide. A book must be the axe for the frozen sea inside us. That is my belief.

Source: Kafka’s letter to his childhood friend, the art historian Oskar Pollak on Jan 1904

https://www.brainpickings.org/2014/06/06/kafka-on-books-and-reading/

BACD982B-1589-46A9-9192-640234397910
Sách

Franz Kafka
Võ Tấn Phát dịch

Tôi nghĩ ta chỉ nên đọc những loại sách nào gây thương tích và đâm nhói thân ta. Nếu cuốn sách ta đang đọc không làm ta sực tỉnh với một cú giáng vào đầu, thì ta đọc nó làm gì? Để ta thấy hạnh phúc, như anh viết? Lạy Chúa, ta sẽ hạnh phúc thực sự nếu không có sách, và loại sách làm chúng ta hạnh phúc là loại sách ta có thể tự mình viết ra được nếu ta bắt buộc phải viết. Nhưng chúng ta cần những cuốn sách ảnh hưởng lên ta như một tai họa, làm ta đau buồn sâu sắc, như cái chết của một người ta yêu thương hơn cả chính bản thân mình, như bị xua đuổi vô rừng sâu cách xa loài người, như tự sát. Một cuốn sách giống như một cái rìu để dùng cho đại dương đông cứng trong ta! Tôi tin như vậy!

Nguồn: thư của Kafka viết cho người bạn thân thời niên thiếu, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Oskar Pollak vào tháng 1 năm 1904