A Nice Cup of Tea — George Orwell

George Orwell
George Orwell


A Nice Cup of Tea

George Orwell

If you look up ‘tea’ in the first cookery book that comes to hand you will probably find that it is unmentioned; or at most you will find a few lines of sketchy instructions which give no ruling on several of the most important points. This is curious, not only because tea is one of the mainstays of civilization in this country, as well as in Eire, Australia and New Zealand, but because the best manner of making it is the subject of violent disputes.

When I look through my own recipe for the perfect cup of tea, I find no fewer than 11 outstanding points. On perhaps two of them there would be pretty general agreement, but at least four others are acutely controversial. Here are my own 11 rules, every one of which I regard as golden:

First of all, one should use Indian or Ceylonese tea. China tea has virtues which are not to be despised nowadays—it is economical, and one can drink it without milk—but there is not much stimulation in it. One does not feel wiser, braver or more optimistic after drinking it. Anyone who has used that comforting phrase ‘a nice cup of tea’ invariably means Indian tea.

Secondly, tea should be made in small quantities—that is, in a teapot. Tea out of an urn is always tasteless, while army tea, made in a cauldron, tastes of grease and whitewash. The teapot should be made of china or earthenware. Silver or Britanniaware teapots produce inferior tea and enamel pots are worse; though curiously enough a pewter teapot (a rarity nowadays) is not so bad.

Thirdly, the pot should be warmed beforehand. This is better done by placing it on the hob than by the usual method of swilling it out with hot water.

Fourthly, the tea should be strong. For a pot holding a quart, if you are going to fill it nearly to the brim, six heaped teaspoons would be about right. In a time of rationing, this is not an idea that can be realized on every day of the week, but I maintain that one strong cup of tea is better than twenty weak ones. All true tea lovers not only like their tea strong, but like it a little stronger with each year that passes—a fact which is recognized in the extra ration issued to old-age pensioners.

Fifthly, the tea should be put straight into the pot. No strainers, muslin bags or other devices to imprison the tea. In some countries teapots are fitted with little dangling baskets under the spout to catch the stray leaves, which are supposed to be harmful. Actually one can swallow tea-leaves in considerable quantities without ill effect, and if the tea is not loose in the pot it never infuses properly.

Sixthly, one should take the teapot to the kettle and not the other way about. The water should be actually boiling at the moment of impact, which means that one should keep it on the flame while one pours. Some people add that one should only use water that has been freshly brought to the boil, but I have never noticed that it makes any difference.

Seventhly, after making the tea, one should stir it, or better, give the pot a good shake, afterwards allowing the leaves to settle.

Eighthly, one should drink out of a good breakfast cup—that is, the cylindrical type of cup, not the flat, shallow type. The breakfast cup holds more, and with the other kind one’s tea is always half cold—before one has well started on it.

Ninthly, one should pour the cream off the milk before using it for tea. Milk that is too creamy always gives tea a sickly taste.

Tenthly, one should pour tea into the cup first. This is one of the most controversial points of all; indeed in every family in Britain there are probably two schools of thought on the subject. The milk-first school can bring forward some fairly strong arguments, but I maintain that my own argument is unanswerable. This is that, by putting the tea in first and stirring as one pours, one can exactly regulate the amount of milk whereas one is liable to put in too much milk if one does it the other way round.

Lastly, tea—unless one is drinking it in the Russian style—should be drunk without sugar. I know very well that I am in a minority here. But still, how can you call yourself a true tea-lover if you destroy the flavour of your tea by putting sugar in it? It would be equally reasonable to put in pepper or salt. Tea is meant to be bitter, just as beer is meant to be bitter. If you sweeten it, you are no longer tasting the tea, you are merely tasting the sugar; you could make a very similar drink by dissolving sugar in plain hot water.

Some people would answer that they don’t like tea in itself, that they only drink it in order to be warmed and stimulated, and they need sugar to take the taste away. To those misguided people I would say: Try drinking tea without sugar for, say, a fortnight and it is very unlikely that you will ever want to ruin your tea by sweetening it again.

These are not the only controversial points to arise in connection with tea drinking, but they are sufficient to show how subtilized the whole business has become.

There is also the mysterious social etiquette surrounding the teapot (why is it considered vulgar to drink out of your saucer, for instance?) and much might be written about the subsidiary uses of tealeaves, such as telling fortunes, predicting the arrival of visitors, feeding rabbits, healing burns and sweeping the carpet.

It is worth paying attention to such details as warming the pot and using water that is really boiling, so as to make quite sure of wringing out of one’s ration the 20 good, strong cups that two ounces, properly handled, ought to represent.

Evening Standard, 12 January 1946

Source: https://www.orwellfoundation.com/the-orwell-foundation/orwell/essays-and-other-works/a-nice-cup-of-tea/

Ceylon Tea

Một cốc trà ngon
George Orwell
Võ Tấn Phát dịch

Nếu tra cứu từ ‘trà’ trong cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên mà bạn có, bạn có thể sẽ thấy rằng nó không được đề cập đến; hoặc cùng lắm là bạn sẽ tìm thấy một vài dòng hướng dẫn sơ sài mà không đưa ra quy tắc nào về một số điểm quan trọng nhất. Điều này thật kỳ lạ, không chỉ vì trà là một trong những trụ cột của văn minh ở đất nước này, cũng như ở Eire, Australia và New Zealand, mà bởi vì cách pha chế trà thế nào cho ngon nhất là chủ đề của những tranh cãi đầy bạo lực.

Khi xem qua công thức pha một cốc trà hoàn hảo của riêng mình, tôi nhận thấy không dưới 11 điểm nổi bật. Có lẽ hai trong số đó sẽ có sự đồng thuận khá chung chung, nhưng ít nhất bốn vấn đề khác đang gây tranh cãi gay gắt. Dưới đây là 11 quy tắc của riêng tôi, mỗi quy tắc trong số đó tôi coi là khuôn vàng thước ngọc:

Trước hết, người ta nên dùng trà Ấn Độ hoặc Tích Lan. Trà Trung Quốc ngày nay có những đức tính không thể khinh thường—giá rẻ và người ta có thể uống mà không cần sữa—nhưng nó không kích thích gì nhiều. Người ta không cảm thấy khôn ngoan hơn, dũng cảm hơn hay lạc quan hơn sau khi uống nó. Bất cứ ai đã từng sử dụng cụm từ dễ chịu “một tách trà ngon” là muốn nói tới trà Ấn Độ.

Thứ hai, trà nên được pha với số lượng nhỏ – tức là trong ấm trà. Trà đựng trong bình lớn luôn vô vị, trong khi trà quân đội, pha trong vạc, có vị như dầu mỡ và thuốc tẩy. Ấm trà nên làm bằng sứ hoặc đất nung. Ấm trà bằng bạc hoặc Britanniaware tạo ra trà kém chất lượng và ấm trà bằng sắt tráng men còn kém hơn; mặc dù kỳ lạ là một ấm trà bằng thiếc (ngày nay rất hiếm) lại không đến nỗi tệ.

Thứ ba, ấm trà phải được hâm nóng lên trước. Và tốt nhất là đặt ấm trà lên bếp nấu hơn là bằng phương pháp thông thường là tráng nó bằng nước nóng.

Thứ tư, trà phải đậm. Với một cái ấm trà dung lượng một lít, nếu bạn định pha đầy ấm, thì khoảng sáu muỗng (teaspoon) đầy là vừa. Trong thời kỳ khẩu phần này, đây không phải là một ý tưởng dễ thực hiện hằng ngày trong tuần, nhưng tôi vẫn khẳng định rằng một tách trà đậm sẽ tốt hơn hai mươi tách trà loãng. Tất cả những người yêu trà thực sự không chỉ thích trà đậm mà còn thích nó đậm hơn một chút sau mỗi năm — một thực tế có thể thấy được trong khẩu phần bổ sung được cấp cho những người già về hưu.

Thứ năm, trà phải được cho thẳng vào ấm. Không có lưới lọc, túi vải mỏng hoặc các thiết bị khác để giam giữ trà. Ở một số nước, ấm trà được trang bị những chiếc giỏ nhỏ lủng lẳng dưới vòi để hứng những chiếc lá lạc, bị coi là có hại. Trên thực tế, người ta có thể nuốt lá trà với số lượng đáng kể mà không bị ảnh hưởng gì, và nếu trà không tự do trong ấm thì trà sẽ không bao giờ ngấm đúng cách.

Thứ sáu, phải đem ấm trà tới chỗ ấm nấu nước chứ không được làm ngược lại. Nước thực sự phải sôi vào thời điểm va chạm, có nghĩa là người ta phải giữ nó trên ngọn lửa trong khi chế vào ấm trà. Một số người nói thêm rằng người ta chỉ nên dùng nước vừa mới đun sôi, nhưng tôi chưa bao giờ nhận thấy điều đó có gì khác biệt.

Thứ bảy, sau khi pha trà, nên khuấy hoặc tốt hơn là lắc ấm trà, sau đó để lá lắng xuống.

Thứ tám, nên uống bằng một cốc ăn sáng loại tốt—tức là loại cốc hình trụ chứ không phải loại phẳng, nông. Cốc ăn sáng chứa được nhiều hơn, và với loại kia, trà đã nguội hết một nửa trước khi ta bắt đầu uống.

Thứ chín, nên đổ kem ra khỏi sữa trước khi dùng để pha trà. Sữa quá béo luôn khiến trà có vị khó chịu.

Thứ mười, nên rót trà vào cốc trước. Đây là một trong những điểm gây tranh cãi nhất; thực sự trong mỗi gia đình ở Anh có lẽ có hai trường phái tư tưởng về chủ đề này. Trường phái sữa trước có thể đưa ra một số lập luận khá mạnh mẽ, nhưng tôi vẫn cho rằng lập luận của riêng tôi là không thể cãi được. Nghĩa là, bằng cách cho trà vào trước và khuấy đều khi rót, người ta có thể điều chỉnh chính xác lượng sữa rót vào, trong khi người ta có thể cho quá nhiều sữa vào cốc nếu làm ngược lại.

Cuối cùng, trà—trừ khi uống theo phong cách Nga—nên uống không đường. Tôi biết rất rõ rằng tôi thuộc nhóm thiểu số ở đây. Tuy nhiên, làm sao bạn có thể tự gọi mình là một người yêu trà thực sự nếu bạn phá hủy hương vị của trà bằng cách cho đường vào đó? Sẽ hợp lý hơn nếu cho thêm hạt tiêu hoặc muối vào. Trà thì phải đắng, cũng như bia phải đắng. Nếu bạn làm cho trà ngọt đi, bạn không còn nếm trà nữa, bạn chỉ nếm đường; sao không làm một loại đồ uống tương tự bằng cách hòa tan đường trong nước nóng.

Một số người sẽ trả lời rằng họ không thích trà, họ chỉ uống để ấm người và có chất kích thích, và họ cần đường để làm mất đi mùi vị. Đối với những người lầm đường này, tôi có lời khuyên: Hãy thử uống trà không đường trong khoảng hai tuần và rất có thể bạn sẽ không muốn làm hỏng trà của mình bằng cách làm ngọt nó.

Đây không phải là những điểm gây tranh cãi duy nhất nảy sinh liên quan đến việc uống trà, nhưng chúng cũng đủ để cho thấy toàn bộ chuyện uống trà đã trở nên tinh tế như thế nào.

Ngoài ra còn có những nghi thức xã hội bí ẩn xung quanh ấm trà (chẳng hạn như tại sao việc uống từ đĩa bị coi là thô tục?) và nhiều điều có thể được viết về những công dụng phụ của lá trà, chẳng hạn như bói toán, dự đoán sự xuất hiện của khách, cho thỏ ăn, chữa vết bỏng và quét thảm.

Cần chú ý đến những chi tiết như làm nóng ấm trà và sử dụng nước thật sôi; và để đảm bảo vắt ra từ khẩu phần trà được 20 chiếc cốc trà ngon, đậm, thì phải dùng 2 ounce trà, và biết xử lý đúng cách.

Báo Evening Standard, 12 tháng một năm 1946

Zelensky’s Speech Before Congress

6233D52C-2064-4873-8F0D-C76C61339269
Zelensky’s Speech Before Congress


Ladies and gentlemen — ladies and gentlemen, Americans, in two days we will celebrate Christmas. Maybe candlelit. Not because it’s more romantic, no, but because there will not be, there will be no electricity. Millions won’t have neither heating nor running water. All of these will be the result of Russian missile and drone attacks on our energy infrastructure.

But we do not complain. We do not judge and compare whose life is easier. Your well-being is the product of your national security; the result of your struggle for independence and your many victories. We, Ukrainians, will also go through our war of independence and freedom with dignity and success.

We’ll celebrate Christmas. Celebrate Christmas and, even if there is no electricity, the light of our faith in ourselves will not be put out.

Source: https://www.nytimes.com/2022/12/21/us/politics/zelensky-speech-transcript.html

Diễn văn của Zelensky trước Quốc Hội Hoa Kỳ


Kính thưa quý vị – quý vị, những người Mỹ thân mến, trong hai ngày nữa chúng tôi sẽ đón mừng Giáng Sinh. Có lẽ bằng đèn cầy. Không phải vì lãng mạn, không đâu, mà vì sẽ không có, sẽ không có điện. Hàng triệu người sẽ không có lò sưởi và nước dùng. Đó là kết quả của tên lửa và drone của Nga tấn công vào hệ thống năng lượng của chúng tôi.

Nhưng chúng tôi không than van. Chúng tôi không phán xét và so sánh xem cuộc sống của ai dễ dàng hơn. Sự sung túc của quý vị là kết quả của nền an ninh quốc gia của quý vị; là kết quả của sự tranh đấu cho nền độc lập và của nhiều thắng lợi khác. Chúng tôi, những người Ukraine, sẽ đi hết cuộc chiến giành độc lập và tự do với nhân phẩm và sẽ thành công.

Chúng tôi sẽ đón mừng Giáng Sinh. Đón mừng Giáng Sinh và, ngay cả khi không có điện, ánh sáng niềm tin của chúng tôi vào chính mình sẽ không bao giờ bị dập tắt.

Nguồn: https://www.nytimes.com/2022/12/21/us/politics/zelensky-speech-transcript.html

The Tragedy of Central Europe — Milan Kundera

President Zelensky
President Zelensky of Ukraine: “Look, we are here dying for European ideals.”

Milan Kundera


The Tragedy of Central Europe

Milan Kundera
Translated from the French by Edmund White

In November 1956, the director of the Hungarian News Agency, shortly before his office was flattened by artillery fire, sent a telex to the entire world with a desperate message announcing that the Russian attack against Budapest had begun. The dispatch ended with these words: “We are going to die for Hungary and for Europe.”

What did this sentence mean? It certainly meant that the Russian tanks were endangering Hungary and with it Europe itself. But in what sense was Europe in danger? Were the Russian tanks about to push past the Hungarian borders and into the West? No. The director of the Hungarian News Agency meant that the Russians, in attacking Hungary, were attacking Europe itself. He was ready to die so that Hungary might remain Hungary and European.

Even if the sense of the sentence seems clear, it continues to intrigue us. Actually, in France, in America, one is accustomed to thinking that what was at stake during the invasion was neither Hungary nor Europe but a political regime. One would never have said that Hungary as such had been threatened; still less would one ever understand why a Hungarian, faced with his own death, addressed Europe. When Solzhenitsyn denounces communist oppression, does he invoke Europe as a fundamental value worth dying for?

No. “To die for one’s country and for Europe”—that is a phrase that could not be thought in Moscow or Leningrad; it is precisely the phrase that could be thought in Budapest or Warsaw.

Source: http://www.kx.hu/kepek/ises/anyagok/Kundera_tragedy_of_Central_Europe.pdf

Tổng thống Zelensky của Ukraine nói: “Chúng tôi đang sống chết cho những lý tưởng của châu Âu”.

Một phương Tây bị bắt cóc, hay bi kịch của Trung Âu
Milan Kundera
Chiêu Dương dịch

Tháng 11 năm 1956, Giám đốc Thông tấn xã Hungary, mấy phút trước khi văn phòng của ông bị san phẳng bởi hỏa lực pháo binh, đã gửi một bức điện tới toàn thế giới với một thông điệp đầy tuyệt vọng, thông báo rằng Nga đã bắt đầu tấn công vào Budapest. Bức điện kết thúc với câu: “Chúng tôi sẽ chết cho Hungary và cho châu Âu.”

Câu nói này có nghĩa là gì? Chắc chắn nó nghĩa là những chiếc xe tăng của Nga đang đe dọa Hungary, và bằng cách đó, đe dọa chính châu Âu. Nhưng châu Âu bị đe dọa theo nghĩa nào? Những chiếc xe tăng của Nga sẽ vượt qua biên giới của Hungary tiến về phía Tây? Không. Vị giám đốc Thông tấn xã Hungary muốn nói rằng, nước Nga, khi tấn công Hungary, cũng chính là đang tấn công châu Âu. Ông ấy sẵn sàng chết để Hungary vẫn là Hungary và vẫn thuộc về châu Âu.

Dù ý nghĩa của câu nói này có vẻ đã quá rõ ràng, nó vẫn còn khơi gợi nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm. Thực ra, ở đây – nước Pháp, hay ở Mỹ, người ta quen nghĩ rằng thứ bị đe dọa trong cuộc tấn công đó chẳng phải Hungary hay châu Âu, mà là một thể chế chính trị. Người ta sẽ không bao giờ nói rằng Hungary với tư cách quốc gia bị đe dọa, huống hồ là hiểu được tại sao một người Hungary, đang đối mặt với cái chết của chính mình, lại đi kêu lên với châu Âu. Khi Solzhenitsyn lên án sự áp bức của chủ nghĩa cộng sản, ông có gợi đến châu Âu như một giá trị nền tảng, xứng đáng hy sinh thân mình để bảo vệ nó?

Không hề, “chết cho tổ quốc tôi và cho châu Âu” là câu nói mà không ai ở Moskva hay Leningrad có thể nghĩ tới, nhưng nó chính xác sẽ là câu mà người Budapest hay Warszawa nghĩ.

Nguồn: https://zzzreview.com/2019/07/31/mot-phuong-tay-bi-bat-coc-hay-bi-kich-cua-trung-au

Pericles’ Funeral Oration – Thucydides

Bust of Pericles bearing the inscription "Pericles, son of Xanthippus, Athenian". Marble, Roman copy after a Greek original from c. 430 BC, Museo Pio-Clementino, Vatican Museums
Bust of Pericles bearing the inscription “Pericles, son of Xanthippus, Athenian”. Marble, Roman copy after a Greek original from c. 430 BC, Museo Pio-Clementino, Vatican Museums


Điếu văn của Pericles

Thucydides
Võ Tấn Phát dịch (từ bản dịch Anh ngữ của Benjamin Jowett)

Hầu hết những ai diễn thuyết ở nơi này trước tôi, đều tán dương nhà lập pháp đã thêm việc đọc điếu văn này vào tang lễ. Theo họ thì một vinh dự như thế là xứng đáng được trao trong tang lễ cho những người đã ngã xuống trên chiến trường. Nhưng tôi thà rằng, khi hành động của họ là dũng cảm, thì họ phải được vinh danh chỉ bằng hành động cụ thể, và với một danh dự như lễ quốc táng này, mà quý vị đang chứng kiến. Khi đó thanh danh của nhiều người sẽ không bị phụ thuộc vào tài năng hay thiếu tài năng hùng biện của một người, và đức hạnh của họ sẽ được tin tưởng không phụ thuộc vào diễn giả nói hay hoặc tồi. Bởi vì nói quá ít hay quá nhiều đều dở; và ngay cả nói vừa phải cũng không tạo ấn tượng là thật lòng. Bạn của người đã mất vốn biết sự thật có lẽ tin rằng lời của diễn giả không đầy đủ với kiến thức và mong muốn của anh ta; với người khác không biết nhiều, khi anh ta nghe những điều vượt quá khả năng mình, sẽ ganh tị và nghi ngờ có phóng đại. Nhân loại còn chịu được những lời tán dương những người khác chừng nào mà mỗi thính giả nghĩ rằng mình có thể làm được bằng như hoặc gần bằng thế, nhưng, khi diễn giả kể những điều vượt quá sức anh ta, lòng ganh tị sẽ nổi lên và anh ta bắt đầu hoài nghi. Tuy nhiên, vì cha ông chúng ta đã chấp thuận tập tục này, tôi phải tuân theo, và sẽ làm hết khả năng để làm vừa lòng những hoài vọng và tin tưởng của tất cả thính giả đang lắng nghe tôi.

Tôi sẽ nói về tổ tiên của chúng ta trước nhất, vì đó là chuyện đúng đắn và thích đáng lúc này, khi chúng ta khóc than người chết, chúng ta phải tưởng niệm họ. Không lúc nào họ không có mặt ở mảnh đất này, nơi mà bằng lòng dũng cảm họ đã trao truyền từ đời này sang đời khác, và chúng ta đón nhận từ họ một quốc gia tự do. Nhưng nếu họ đáng được tán dương, thì những người cha của chúng ta càng xứng đáng hơn nữa, vì họ đã thêm vào tài sản họ thừa kế, và sau nhiều đấu tranh đã trao cho chúng ta con cái của họ đế quốc vĩ đại này. Và chính chúng ta tập hợp ở đây hôm nay, hầu hết chúng ta đều tràn đầy sức sống, đang tiếp tục công cuộc phát triển nhiều hơn nữa, và trang bị đầy đủ cho thành quốc của chúng ta, để nó sẵn sàng cả trong hòa bình lẫn chiến tranh. Về những thành tích chiến trận từ đó những tài sản đất đai chiếm hữu được, hoặc về năng lực mà chúng ta hay cha chúng ta đã đẩy lùi cơn hồng thủy chiến tranh, với người Hy Lạp hay kẻ man di, tôi sẽ không kể ra; bởi vì câu chuyện sẽ dài và quen thuộc với quý vị. Nhưng trước khi tôi tán dương người đã mất, tôi muốn chỉ ra bằng những nguyên tắc hành động nào mà chúng ta đã trở nên hùng mạnh, và dưới những thể chế nào và qua lối sống thế nào mà đế quốc của chúng ta đã trở nên vĩ đại. Vì tôi tin những ý nghĩ đó là phù hợp trong dịp này, và đông đảo công dân và người ngoại quốc có thể được lợi ích khi lắng nghe chúng.

Mô hình chính quyền của chúng ta không cạnh tranh với các thể chế khác. Chính quyền của chúng ta không sao chép các lân bang, mà là một mẫu mực cho họ. Đúng là chúng ta được gọi là chế độ dân chủ, vì chính quyền nằm trong tay của đa số chứ không phải thiểu số. Nhưng trong khi luật pháp thì bình đẳng cho tất cả và như nhau trong những tranh chấp cá nhân, hiền tài xuất chúng cũng được công nhận; và khi một công dân bằng cách nào đó nổi bật lên, thì anh ta được ưu tiên vào công vụ, không phải như một đặc quyền, mà là tưởng thưởng cho tài năng. Nghèo khó cũng không phải là một rào cản, và một người có thể làm lợi cho quốc gia mình không cần biết xuất thân thế nào. Không ai bị loại trừ khỏi hoạt động xã hội, và trong đời sống riêng tư chúng ta không nghi kỵ nhau, cũng không giận giữ với láng giềng nếu y làm chuyện y thích; chúng ta không trừng mắt nhìn y mà, dù không có hại gì, cũng không dễ chịu lắm. Trong khi chúng ta không bị hạn chế trong đời sống riêng tư, tinh thần tôn trọng lan tỏa trong những hành xử công cộng của chúng ta; chúng ta được ngăn ngừa làm điều sai quấy do tôn kính nhà cầm quyền và luật pháp, đặc biệt là quan tâm đến những ban hành nhằm bảo vệ người bị thương tổn cũng như  những luật bất thành văn mà người vi phạm sẽ chịu chê trách của công luận.

Và chúng ta không quên lo liệu cho tinh thần mệt mỏi của chúng ta bằng nhiều thứ giải trí sau những lao động cực nhọc; chúng ta có những lễ hội và tế lễ thường kỳ trong cả năm; nhà cửa chúng ta đẹp và thanh nhã; và sự vui thích chúng ta ngày ngày dành cho những thứ này giúp xua đuổi ưu phiền. Vì sự vĩ đại của thành quốc chúng ta, thành quả trên khắp thế giới đến với chúng ta; vì thế chúng ta hưởng được của sản phẩm các quốc gia khác cũng dễ dàng như sản phẩm của chúng ta.

Và, thêm nữa, huấn luyện quân sự của chúng ta trong nhiều khía cạnh cũng tốt hơn những kẻ thù nghịch. Thành quốc chúng ta mở ngỏ ra thế giới, và chúng ta chưa hề trục xuất một ngoại nhân và cấm y nhìn hay học bất cứ thứ gì trừ bí mật quốc phòng. Chúng ta không dựa vào kiểm soát hay mưu mô, mà vào trái tim và bàn tay chúng ta. Và trong vấn đề giáo dục, trong khi bọn họ từ lúc trẻ đã luôn được tập luyện gian khổ để trở nên dũng mãnh, thì chúng ta sống nhàn nhã, và cũng sẵn lòng đối diện hiểm họa như họ.  Và đây là bằng chứng: những người Lacedaemonians đến lãnh thổ của Athen không chỉ riêng bọn họ, mà toàn bộ một liên minh; chúng ta tự mình tiến vào một nước láng giềng; và mặc dù đối thủ chúng ta bảo vệ quê nhà và chúng ta vào đất lạ, chúng ta hiếm khi gặp khó khăn trong việc chiến thắng họ. Những kẻ thù nghịch chưa hề hứng chịu sức mạnh đoàn kết của chúng ta, vì coi sóc thủy quân tốn một phần công sức của chúng ta, và trên lục địa chúng ta phải gởi quân ta khắp chốn. Nhưng bọn họ, nếu đối trận và chiến thắng một phần quân ta, thì tự đắc như đã chiến thắng tất cả chúng ta, còn khi thua trận thì vờ vĩnh là đã thua tất cả chúng ta vậy.

Như thế nếu chúng ta thích đối diện hiểm nguy với tâm thư thái mà không cần huấn luyện gian khổ, và với lòng dũng cảm có được do thói quen chứ không phải do luật pháp trói buộc, chẳng phải chúng ta vĩ đại hơn sao? Tuy chúng ta không biết trước nhọc nhằn, dù vậy, khi thời khắc đến, chúng ta có thể dũng cảm như những kẻ không bao giờ cho phép mình ngơi nghỉ; như thế thành quốc chúng ta đáng khâm phục cả trong hòa bình lẫn chiến tranh. Bởi vì chúng ta những kẻ yêu cái đẹp, và sức mạnh của chúng ta, theo suy nghĩ của chúng ta, không nằm trong sự cân nhắc và thảo luận, mà nằm trong kiến thức có được do thảo luận để sửa soạn hành động. Vì chúng ta có một năng lực suy tính đặc biệt trước khi chúng ta hành động, và năng lực hành động nữa, trong khi đó những kẻ khác can đảm do ngu dốt và do dự khi suy tư. Và chắc chắn đáng được kính trọng vì tinh thần dũng cảm nhất là những người, khi biết rõ cả sự đau khổ lẫn niềm vui cuộc sống, không chùn bước trước hiểm nguy. Trong khi làm việc tốt, lại nữa, chúng ta không giống bọn họ; chúng ta kết bạn bằng tặng quà, không phải nhận quà. Này, một người tặng quà là một người bạn vững chãi hơn, bởi vì anh ta thà rằng, bằng lòng tốt, nuôi sống một lòng biết ơn; nhưng người nhận quà thì tình cảm nguội lạnh hơn, bởi vì y biết khi đền đáp lại sự hào phóng của người kia y sẽ không nhận được lòng biết ơn mà chỉ đơn giản là trả lại một món nợ. Riêng chúng ta làm điều tốt cho láng giềng không phải do tính toán lời lãi, mà vào sự tin tưởng vào tự do và vào tinh thần ngay thẳng và vô úy. Tổng kết lại: tôi cho rằng Athens là ngôi trường của người Hy Lạp, và rằng chính mỗi người Athens dường như tự mình có năng lực thích nghi với những hoạt động khác nhau nhất với sự linh hoạt và uyển chuyển nhất. Đây không phải là lời nói qua loa và vu vơ, mà là chân lý và sự kiện có thật; và điều khẳng định này được chứng minh bởi chứng tích những phẩm chất này đã dựng xây thành quốc này. Vì trong những giờ phút thử thách một mình Athens nổi bật hơn hẳn giữa những quốc gia đương thời. Không kẻ thù nghịch nào phẫn nộ vì thua trận một thành quốc như thế; không có thuộc địa nào kêu ca rằng chủ nhân là không xứng đáng với nó. Và chúng ta chắc chắn không phải là không có nhân chứng; sức mạnh vĩ đại của chúng ta sẽ là kỳ tích cho thế hệ này và những thế hệ kế tiếp; chúng ta sẽ không cần những tán dương của Homer hay bất kỳ ai, mà những vần thơ của họ có thể làm đẹp lòng trong khoảng khắc này, dù cho sự thật trong đó không đáng tin cậy.  Vì chúng ta bắt buộc các quốc gia phải mở cửa với lòng dũng cảm của ta, và ở mọi nơi đều đặt những đài kỷ niệm ghi nhận tình bạn và sự  thù nghịch của chúng ta. Đấy là cái thành quốc vì nó những người này đã chiến đấu và hy sinh; họ không thể chịu nổi cái ý nghĩ rằng nó sẽ bị mất đi từ tay họ; và mỗi người còn sống trong số chúng ta sẽ vui vẻ hy sinh vì nó.

Tôi đã dừng lại để nói về sự vĩ đại của Athens vì tôi muốn cho quí vị thấy rằng chúng ta chiến đấu cho một lý tưởng cao đẹp hơn hẳn những ai không hưởng được những đặc ân này, và xác lập bằng chứng cớ rõ ràng công lao của những người hôm nay tôi đang tưởng nhớ. Lời tán dương cao quý nhất dành cho họ đã được nói ra. Vì trong khi tán dương thành quốc tôi đã tán dương họ, và những người như họ mà đức hạnh đã làm vinh quang thành quốc. Và có bao nhiêu người Hy Lạp được như họ, mà khi được đem lên bàn cân thì hành động cũng sánh ngang với danh tiếng của họ! Tôi tin rằng những hy sinh như họ là thước đo thực sự giá trị của một người; nó có thể là biểu lộ lần đầu tiên đức hạnh của họ, nhưng dù thế nào cũng là dấu ấn cuối cùng. Bởi vì ngay cả những ai có sai lầm trong những điều khác cũng có thể gỡ lại một cách chính đáng bằng lòng dũng cảm khi chiến đấu cho quốc gia; họ đã xóa đi cái xấu bằng cái tốt, và làm lợi cho quốc gia bằng việc công hơn là làm hại quốc gia bằng những việc tư. Không người nào trong họ bị yếu mềm do tài sản hay do dự khi từ bỏ hoan lạc đời sống; không ai trong số họ từ bỏ những ngày đau khổ với hy vọng, điều này là tự nhiên cho người nghèo khó, rằng một người dù nghèo, có thể một ngày nào đó trở nên giàu có. Nhưng, vì coi việc trừng phạt kẻ thù đáng hơn những điều này, và rằng họ không thể hy sinh vì một mục đích cao cả hơn, họ đã quyết định đem tính mạng để rửa nhục, và rời bỏ tất cả. Họ từ bỏ một cơ hội được hạnh phúc; nhưng đối diện với cái chết họ quyết tâm chỉ dựa vào chính mình. Và khi thời điểm đến họ thà kháng cự và chịu gian lao, còn hơn là bỏ chạy và giữ tính mạng; họ bỏ đi trước những lời nhục mạ, nhưng trên chiến trường họ đứng vững chãi, và trong thoáng chốc, ở đỉnh điểm của vận mệnh, họ biến mất, không phải khỏi nỗi sợ hãi, mà khỏi sự vinh quang của họ.

Đấy là kết cục của những người này; họ xứng đáng với Athens, và người sống không thể mong ước có một tinh thần anh dũng hơn, mặc dù họ có thể cầu mong cho một kết cuộc ít thảm khốc hơn. Giá trị của một tinh thần như thế không thể diễn đạt bằng lời. Bất kỳ ai cũng có thể kể dài dòng với quý vị về những ưu điểm của một cuộc phòng thủ anh hùng, và quý vị đã biết rồi. Nhưng thay vì lắng nghe anh ta nói gì, tôi muốn quý vị ngày ngày chú tâm vào sự vĩ đại của Athens, đến khi nào quý vị tràn ngập tình yêu nước; và khi quý vị được khắc sâu bằng hình ảnh vinh quang của thành quốc, hãy biết rằng đế quốc này được tạo lập bởi những người biết rõ trách nhiệm của mình và có can đảm thực hiện nó, những người mà trong giờ phút lâm trận, nỗi lo bị ô danh thường trực hiện diện, và họ, dù có lúc nào đó thất bại trong việc riêng, không cho phép đức hạnh của họ bị đánh mất khi đất nước nguy nan, mà tự nguyện cống đời mình như một món quà đẹp nhất cho đất nước. Những hy sinh mà tất cả họ đồng lòng hiến dâng, đã được đền đáp cho từng người một; bởi vì mỗi người trong số họ sẽ nhận được lời tán dương vĩnh viễn không bao giờ cũ, và ngôi mộ cao quý nhất, tôi không nói về nơi mà thân xác họ được chôn cất, mà là nơi mà thanh danh của họ sống mãi, và được vinh danh mãi mãi trong những dịp lễ bằng cả lời nói lẫn việc làm. Bởi vì cả thế gian này là ngôi mộ của những anh hùng; không những họ được tưởng nhớ bằng trụ cao và chữ khắc ở đất nước họ, mà trong những mảnh đất xa lạ cũng có những đài tưởng niệm bất thành văn cho họ, không phải trên đá mà trong tâm trí của người dân. Hãy noi gương họ, và, khi mà lòng dũng cảm đáng kính đó là để đạt được tự do và tự do là để đạt được hạnh phúc, đừng chùn bước trước hiểm họa chiến tranh. Những người thiếu may mắn, vốn có ít hy vọng đổi đời, sẽ có ít lý do để liều mạng bằng một người giàu có, mà nếu sống sót, thì có nhiều khả năng phải đối diện với đời sống khó khăn hơn, và với họ chỉ một lúc yếu lòng cũng mang đầy hệ lụy nguy hiểm. Vì với một người dũng cảm, hèn nhát và thảm họa mà đồng hành thì cay đắng hơn nhiều so với cái chết ập đến bất ngờ ngay vào lúc anh ta tràn đầy dũng khí và sục sôi hy vọng.

Vì vậy giờ đây tôi không đem lòng thương cảm các bậc cha mẹ của những người đã mất hiện đang ở nơi đây; tôi thà là ủy lạo họ. Quý vị biết rằng những người mất đã ra đi qua muôn vàn thăng trầm; và rằng họ có lẽ được coi như may mắn khi đạt được danh dự tột đỉnh, hoặc bằng cái chết trong danh dự của họ, hoặc bằng nỗi buồn đau đáng kính của quý vị, và cuộc tử sinh của họ đã được sắp đặt chính xác, để họ sống trong hạnh phúc và ra đi trong hạnh phúc. Tôi hiểu sự đau khổ quý vị đang gánh chịu, khi sự may mắn của người khác sẽ thường xuyên gợi lại niềm vui đã từng thắp sáng trái tim quý vị. Và nỗi đau buồn chính là niềm mong ước những phước lành đó, không phải những thứ mà một người chưa từng biết, mà những thứ từng là một phần trong đời sống của người đó cho đến khi bị tước đoạt mất. Một số trong quý vị đang ở độ tuổi hy vọng sẽ có những đứa con khác, và họ sẽ chịu đựng nỗi đau này dễ dàng hơn; không những những đứa con được sinh ra sau này sẽ làm họ quên đi những đứa con đã mất, mà thành quốc cũng được lợi ích gấp bội. Thành quốc sẽ không bị bỏ mặc, mà sẽ an toàn hơn. Bởi vì lời khuyên của một người không thể có trọng lượng và giá trị, nếu người đó không có con cái sẵn sàng hy sinh vì hiểm họa chung. Với những ai đã quá tuổi, tôi xin nói rằng: Hãy vui mừng vì quý vị đã hạnh phúc trong phần lớn cuộc đời quý vị; và hãy nghĩ rằng đời sống đau buồn còn lại của quý vị sẽ không còn lâu, và được an ủi bởi danh dự của những người đã khuất. Bởi vì lòng yêu chuộng danh dự sẽ trẻ mãi không già, và không phải sự giàu có, như người ta thường nói, mà danh dự mới là niềm vui của nam nhi khi già nua và vô dụng.

Với quý vị, con cái anh em của những người đã mất, tôi nghĩ rằng cố gắng noi gương họ là một việc khó khăn. Bởi vì mọi người đều tán dương những người đã mất, và dù đức hạnh của quý vị có ưu việt đến đâu, tôi không nghĩ có thể đạt được như họ, nói chi tới mức sánh bằng hay vượt qua họ; khi một người đã mất, danh dự và thiện chí cho người đó là thuần khiết (không giả tạo). Và nếu tôi phải nói về đức hạnh của phụ nữ cho những người sẽ là goá phụ, tôi xin tóm tắt bằng một lời khuyên ngắn gọn: với phụ nữ, không để lộ sự mềm yếu quá mức bình thường của nữ giới là danh dự lớn lao, và không để nam giới đàm tiếu dù là tốt hay xấu.

Tôi đã làm xong nhiệm vụ tưởng niệm người đã mất, tuân theo luật pháp, với những ngôn từ thích hợp. Món nợ đã được trả xong một phần bằng buổi lễ tưởng niệm này; bởi vì chúng ta nợ những người đã mất, và điều còn lại cần làm là con cái của họ sẽ được nuôi dạy bằng công quỹ đến khi chúng trưởng thành: đây là phần thưởng thực thụ mà, cùng với vòng nguyệt quế, thành quốc Athens đeo cho những nam nhi còn sống hay đã chết, sau mỗi chiến công. Bởi vì nơi nào mà đức hạnh được tưởng thưởng nhiều nhất, thì ở đó những công dân cao thượng nhất sẽ đăng ký để phục vụ quốc gia. Và giờ đây, quý vị đã tiếc thương thích đáng những người đã mất, quý vị có thể ra về.

Pericles's Funeral Oration by Philipp Foltz
Pericles’s Funeral Oration by Philipp Foltz

Nguồn: http://hrlibrary.umn.edu/education/thucydides.html

Có tham khảo các bản dịch khác:

https://en.m.wikisource.org/wiki/Pericles%27s_Funeral_Oration

On Liberty, Chapter 1: Introduction – John Stuart Mill

ADB8EE56-FA34-40CA-AA76-87A1781A75E4
Luận về Tự Do
Chương 1: Giới thiệu

John Stuart Mill
Võ Tấn Phát dịch và chú thích

Chủ đề của tiểu luận này không phải là cái gọi là Tự Do Ý Chí, rủi thay đã được dùng để đối lập với học thuyết bị gọi sai Sự Tất Yếu Triết Học; mà là Tự Do Công Dân, hay Xã Hội: bản chất và giới hạn của quyền lực có thể được xã hội sử dụng một cách hợp pháp lên một cá nhân. Một vấn đề ít khi được đặt ra, và hầu như không được thảo luận, nói chung, nhưng nó ảnh hưởng sâu sắc đến những tranh luận thực tiễn của thời đại bởi hiện diện tiềm tàng của nó, và có nhiều khả năng sẽ sớm được thừa nhận như một vấn đề sống còn trong tương lai. Nó không phải là mới, mà trong một mức độ nào đó, nó đã chia rẽ nhân loại, hầu như từ những thời xa xưa nhất, nhưng trong thời đại tiến bộ, trong đó những thành phần văn minh hơn của loài người ngày nay đang bước vào, nó bộc lộ dưới những điều kiện khác, và đòi hỏi một cách xử lý khác hơn và cơ bản hơn.

Giao tranh giữa Tự Do và Quyền Lực là đặc điểm nổi bật nhất trong những thời kỳ lịch sử mà chúng ta quen thuộc với nó sớm nhất, đặc biệt là của Hy Lạp, La Mã, và Anh. Nhưng trong những thời cổ xưa sự giao tranh này xảy ra giữa những kẻ bị trị, hoặc một vài giai cấp bị trị, và chính quyền. Đề cập tự do, nghĩa là chở che chống lại sự bạo ngược của những nhà cai trị chính trị. Những nhà cai trị được coi như (trừ trong vài chính phủ bình dân của Hy Lạp) đứng ở một vị trí đối lập với dân chúng mà họ cai quản. Họ bao gồm một Thể thống trị, hay một bộ lạc hay đẳng cấp thống trị, đã lấy được quyền lực do thừa kế hoặc do xâm lược; họ, trong mọi trường hợp, không nắm quyền với sự vui vẻ của kẻ bị trị, và quyền uy tối thượng của họ thì người dân không liều lĩnh, có lẽ không mong muốn, phản đối, dù bất kỳ những phòng ngừa nào có thể được sử dụng để chống lại hành động đàn áp của nó. Quyền lực của họ được coi như cần thiết, nhưng cũng hết sức nguy hiểm; nó như một thứ vũ khí có thể dùng chống lại những thần dân của họ, không ít hơn để chống lại những ngoại thù. Để ngăn ngừa những thành viên yếu hơn của cộng đồng trở thành mồi ngon cho vô số kên kên, cần phải có một con ác điểu mạnh hơn hết thảy, được ủy quyền để kiềm giữ chúng. Nhưng khi vua của loài kên kên cũng ăn sống nuốt tươi bầy đàn không ít hơn bất cứ kẻ tham tàn thứ yếu nào, điều không thể thiếu là thái độ mãi mãi phòng ngừa móng vuốt của nó. Vì thế, mục tiêu của dân chúng là đặt ra những giới hạn của quyền lực mà kẻ cai trị phải chịu khi điều hành cộng đồng; và sự giới hạn này là cái họ gọi là tự do. Nó đã được thử nghiệm bằng hai cách. Thứ nhất, bằng cách đạt được một sự thừa nhận những quyền bất khả xâm phạm nhất định, gọi là tự do hay quyền chính trị, mà bị coi như lạm quyền trong truờng hợp kẻ cai trị xâm phạm đến, và, nếu y đã xâm phạm, thì phản kháng cụ thể, hay khởi nghĩa toàn thể, đựoc coi là chính đáng. Thứ nhì, và nói chung là một phương cách trễ hơn, là sự thiết lập chế độ kiểm tra bằng hiến pháp; bằng cách đó, sự đồng thuận của cộng đồng, hay của một hội đồng nào đó được coi như đại diện cho quyền lợi của nó, được đem ra làm điều kiện cần thiết cho vài đạo luật quan trọng hơn cho quyền cai trị. Về trường hợp thứ nhất của phương thức giới hạn này, quyền lực của giới cai trị, trong hầu hết những quốc gia Âu Châu, ở một mức độ nào đó, bị bắt buộc phải phục tùng. Trường hợp thứ hai không được như vậy; và giành được điều này, hoặc khi đã có được ở một mức độ nào đó, giành được trọn vẹn hơn, ở khắp nơi đã trở thành là mục đích của những người yêu chuộng tự do. Và chừng nào mà nhân loại còn bằng lòng với việc dùng kẻ thù này chống kẻ thù kia, và được cai trị bởi một chủ nhân, với điều kiện là được bảo đảm không ít thì nhiều một cách có hiệu quả chống lại sự bạo ngược của y, thì chừng đó họ không chuyên chở khát vọng của mình vượt quá điểm này.

Tuy nhiên, đã đến lúc, trong tiến trình đời sống của nhân loại, khi người ta ngừng suy nghĩ rằng bản chất tất yếu là những người cai trị họ phải là một quyền lực độc lập, đối lập về quyền lợi với chính họ. Hóa ra đối với họ tốt hơn hết là các nhà hành pháp của Quốc gia nên là người làm thuê hay người đại diện của họ, có thể phế bỏ khi nào họ muốn. Chỉ riêng bằng cách đó, dường như họ có thể được chở che hoàn toàn mà những quyền lực của chính quyền sẽ không bao giờ bị lạm dụng để đem lại bất lợi cho họ. Từng bước một, đòi hỏi mới mẻ này, về những nhà cai trị được bầu lên và tạm thời, đã trở thành mục tiêu nổi bật của những nỗ lực của một chính đảng bình dân, bất cứ nơi nào một chính đảng như thế tồn tại; và đã thế chỗ, ở một mức độ đáng kể, cho những nỗ lực trước đó nhằm giới hạn quyền lực của những nhà cai trị. Khi cuộc đấu tranh dẫn đến việc thiết lập quyền cai trị xuất phát từ lựa chọn theo định kỳ của giai cấp bị trị, một số người đã bắt đầu nghĩ rằng quá nhiều tầm quan trọng bị gắn liền với chính sự giới hạn của quyền lực. Đó (dường như) là phương kế chống lại những nhà cai trị mà quyền lợi của họ thường xuyên đối lập với quyền lợi dân chúng. Điều được mong muốn là, những nhà cai trị phải đồng nhất với dân chúng; quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia. Quốc gia không cần phải được bảo vệ chống lại ý chí của chính nó. Không có nỗi lo sợ nó áp chế chính mình. Hãy để những nhà cai trị có trách nhiệm một cách có hiệu quả về nó, có thể bị truất phế kịp thời bởi nó, và nó có khả năng để tin tưởng giao cho họ cái quyền lực mà nó có thể tự mình điều khiển việc sử dụng quyền lực đó như thế nào. Quyền lực của họ chỉ là quyền lực của quốc gia, được tập trung, và ở dưới dạng thuận tiện thi hành. Lối suy nghĩ, hay đúng hơn có lẽ là cảm giác này, rất phổ biến trong thế hệ cuối cùng vừa rồi theo chủ nghĩa tự do của Âu châu, và trong phần lục địa Âu châu, nó vẫn dường như còn trội hơn hẳn. Những người thừa nhận bất kỳ giới hạn nào mà chính phủ có thểđược phép thực hiện, trừ trường hợp những chính phủ mà họ nghĩ là không nên tồn tại, đã nổi bật lên như những ngoại lệ sáng chói giữa những nhà tư tưởng chính trị của lục địa Âu châu. Một tiếng nói cùng cảm tính như vậy có lẽ vào lúc này đã phổ biến ở đất nước chúng ta, nếu như những tình huống thuận lợi cho nó vẫn tiếp diễn không bị thay đổi.

Nhưng, trong những lý thuyết chính trị và triết học, cũng như trong ở những cá nhân, thành công phơi bày những khuyết điểm và những nhu nhược mà thất bại có lẽ đã che giấu. Cái ý niệm, rằng dân chúng không cần phải giới hạn quyền lực của họ lên chính mình, dường như là hiển nhiên, khi chính phủ bình dân là một thứ chỉ được mơ ước đến, hoặc được đọc đến như là chỉ tồn tại trong quá khứ. Ý niệm đó không nhất thiết phải bị xao động bởi những lầm loạn đương thời như Cuộc Cách Mạng Pháp, mà cái tồi tệ nhất của nó là việc làm của một vài kẻ tiếm quyền, và nó, trong mọi trường hợp, không phải là công trình lâu bền của những thể chế bình dân, mà là một sự bùng nổ đột ngột và dữ dội chống lại nền chuyên chế quân chủ và quý tộc. Tuy nhiên, cuối cùng thì một nền cộng hòa dân chủ đã chiếm một phần lớn mặt đất [2] , và cho thấy chính nó là một trong những thành viên hùng mạnh nhất của cộng đồng các quốc gia; và chính phủ được bầu ra và có trách nhiệm đã trở thành chủ đề cho những quan sát và những chỉ trích dựa trên một sự kiện có thực vĩ đại. Ngày nay ta thấy rằng những từ ngữ như “tự chủ” (“self-government”), và “quyền lực của dân chúng lên chính họ”, không diễn tả thực trạng của hoàn cảnh đó. “Dân chúng” sử dụng quyền lực, không phải lúc nào cũng là dân chúng bị cai trị, và “tự chủ” được nói đến, không phải mỗi người làm chủ chính mình, mà là một người làm chủ số còn lại. Thêm nữa, ý chí của dân chúng, hay phương tiện thực hành, là ý chí của số đông hay phần tích cực nhất của của dân chúng; đa số, hay là những ai thành công trong việc làm cho họ được chấp nhận như đa số; kết quả là, dân chúng có thể mong muốn đàn áp một phần trong số họ; và những phòng ngừa ngăn chặn điều này, cũng cần thiết như để ngăn chặn bất kỳ ai đó lạm dụng quyền lực. Vì vậy, sự giới hạn quyền lực của chính quyền trên những cá nhân, không hề mất đi tầm quan trọng của nó khi những người cầm quyền phải thường xuyên chịu trách nhiệm trước cộng đồng, có nghĩa là, trước phe phái mạnh nhất trong đó. Quan điểm này – hấp dẫn cả trí tuệ của các nhà tư tưởng lẫn khuynh hướng của những giai cấp quan trọng trong xã hội Âu châu mà đối với quyền lợi thực sự hay giả định của họ thì chế độ dân chủ là thù nghịch – đã tự củng cố không mấy khó khăn; và trong những suy xét chính trị, “sự bạo ngược của đa số” [3] ngày nay nói chung được kể vào số những điều ác mà xã hội đòi hỏi phải cảnh giác.

Cũng như những bạo ngược khác, sự bạo ngược của đa số thì thoạt đầu, và vẫn tiếp tục một cách chướng mắt, gây khiếp hãi, chủ yếu là thông qua những đạo luật của các thế lực bình dân. Nhưng những cá nhân biết suy xét đã thấu hiểu được rằng khi xã hội chính là tên bạo chúa – xã hội như một tập thể, lên những cá nhân riêng biệt tạo ra nó – phương tiện đàn áp của nó không chỉ giới hạn trong những đạo luật mà nó có thể làm ra bằng quyền hành của các viên chức chính trị của nó. Xã hội có thể và thật sự thực hành sứ mạng của chính nó: và nếu nó đề ra những sứ mạng sai lầm thay vì đúng, hoặc bất kỳ những sứ mạng nào về những thứ nó không được can thiệp vào, nó đã thực hành một sự bạo ngược xã hội kinh khủng hơn nhiều kiểu đàn áp chính trị, bởi vì, mặc dù thường không bị duy trì bằng những hình phạt khắc nghiệt như thế, nó chừa ra ít lối thoát, xâm nhập sâu hơn nhiều vào những chi li của đời sống, và nô lệ hóa tâm hồn. Vì vậy, chở che chống lại sự bạo ngược của nhà hành pháp là không đủ; cũng cần phải có sự chở che chống lại sự bạo ngược của ý kiến và cảm giác chiếm ưu thế; chống lại xu hướng của xã hội muốn áp đặt, bằng phương tiện không phải là những hình phạt dân sự, những ý tưởng và lề lối của chính nó như các quy tắc đạo đức lên những người chống đối; kiềm chế sự phát triển, và, nếu có thể, ngăn chặn sự hình thành của bất kỳ cá tính nào không hòa hợp với những đường lối của nó, và buộc tất cả các vai diễn phải rập khuôn theo mô hình của chính nó. Có một giới hạn về sự can thiệp hợp pháp của ý kiến tập thể lên độc lập cá nhân; và tìm ra giới hạn đó, và duy trì nó khỏi bị xâm lấn, là cũng cần thiết cho một điều kiện tốt đẹp cho đời sống nhân loại, cũng ngang bằng với chở che chống lại nền chuyên quyền chính trị.

Nhưng mặc dù đề xuất này nói chung có lẽ không thể tranh cãi vào đâu được, câu hỏi thực tế, phải đặt giới hạn này ở đâu – làm thế nào để điều chỉnh thích hợp giữa độc lập cá nhân và quyền lực xã hội – hầu như là tất cả vấn đề chủ chốt phải thực hiện. Tất cả những gì làm cuộc sống có giá trị cho mỗi người, phụ thuộc vào sự thi hành những hạn chế lên những hành động của người khác. Vài quy tắc đạo đức, vì vậy, phải được áp đặt, trước tiên là bằng luật pháp, và bằng dư luận về nhiều thứ không phải là vấn đề thích hợp cho hoạt động của luật pháp. Những quy tắc này nên là gì, là câu hỏi chủ yếu trong đời sống nhân loại; nhưng nếu chúng ta loại trừ vài trường hợp hiển nhiên nhất, nó là một trong những điều ít tiến triển nhất trong cách giải quyết. Không có hai thời đại nào, và ít khi có hai quốc gia nào, đã quyết định giống nhau; và quyết định của một thời đại hay quốc gia này lại là một điều kỳ lạ của một thời đại hay quốc gia khác. Tuy nhiên dân chúng ở bất kỳ thời đại và quốc gia nào không hề ngờ vực bất kỳ khó khăn nào của nó, dường như nó là một vấn đề mà nhân loại luôn đồng ý. Những quy tắc đạt được giữa chính họ có vẻ hiển nhiên và chính đáng. Hầu như tất cả cái ảo tưởng trên toàn thế giới này là một trong những ví dụ của ảnh hưởng kỳ diệu của phong tục vốn không những – như tục ngữ nói – là một bản năng thứ hai, mà còn tiếp tục bị lầm lẫn với cái bản năng thứ nhất. Ảnh hưởng của phong tục, trong việc ngăn chặn bất cứ nghi ngờ nào về những quy tắc đạo đức mà nhân loại áp đặt lên nhau, càng trọn vẹn hơn bởi vì vấn đề này là một trong những thứ nói chung không được coi là cần thiết rằng lý lẽ phải được trình ra, hoặc bởi người này với người kia, hoặc bởi mỗi người với chính mình. Dân chúng quen tin tưởng, và đã được khuyến khích trong niềm tin bởi một số người vốn khao khát vai trò của những triết gia, rằng cảm giác của họ, về những chủ đề thuộc loại này, thì tốt hơn là lý lẽ, và cho rằng lý lẽ là không cần thiết. Nguyên tắc thực hành đã dẫn họ đến những ý kiến về sự quy định cách cư xử của nhân loại, là cái cảm giác trong trí óc mỗi cá nhân rằng mỗi người nên được yêu cầu phải đối xử giống như y, và tất cả những người y có thiện cảm, muốn họ đối xử lại. Không ai, thực ra, tự thừa nhận rằng tiêu chuẩn xét đoán của y là ý thích của chính y; nhưng một ý kiến về một quan điểm đạo đức, không được hỗ trợ bởi những lý lẽ, chỉ có thể được tính là ý thích của một cá nhân; và nếu những lý lẽ, khi được đưa ra, chỉ là một chống chế rằng một ý thích tương tự được cảm thông bởi những người khác, thì nó vẫn chỉ là ý thích của nhiều người thay vì một người. Đối với một người bình thường, tuy nhiên, ý thích của chính y, được hỗ trợ như thế, không chỉ là một lý do hoàn toàn thỏa mãn, mà còn là lý do duy nhất y có nói chung về bất kỳ những khái niệm nào của y về đạo đức, sở thích, hay phép tắc, mà chúng không được viết xuống rõ ràng trong hệ thống tín điều của y; và là tấm bảng chỉ đường chủ yếu của y trong việc diễn dịch ngay cả điều đó. Những ý kiến của con người, như vậy, về điều đáng khen ngợi hay đáng chê trách, bị ảnh hưởng bởi tất cả những nguyên do khác nhau mà chúng ảnh hưởng những mong ước của họ đối với cách hành xử của những người khác, và chúng cũng nhiều như những thứ quyết định mong ước của họ về bất kỳ chủ đề nào khác. Đôi khi lý do của họ – vào những lúc khác là những định kiến hay mê tín của họ: thường là những thiện ý xã hội của họ, không hiếm khi là những thứ phản xã hội, sự đố kỵ hay ganh ghét của họ, sự ngạo mạn hay khinh bỉ của họ: nhưng thông thường nhất, những khao khát hay lo sợ cho bản thân của họ – tính tư lợi chính đáng hay không chính đáng của họ. Bất cứ khi nào có một giai cấp có ưu thế, một phần lớn đạo đức của quốc gia bắt nguồn từ những quyền lợi giai cấp của nó, và những cảm giác của nó về tính tự tôn giai cấp. Đạo đức giữa những người Sparta và Helot [4] , giữa những chủ đồn điền và nô lệ, giữa những ông hoàng và thần dân, giữa những quý tộc và thường dân, giữa đàn ông và đàn bà, phần lớn là nguồn gốc tạo ra những quyền lợi và cảm xúc giai cấp: và những cảm tính được phát sinh ra như thế, đến lượt nó phản ứng lại những cảm xúc đạo đức của những thành viên của giai cấp có ưu thế, trong những quan hệ giữa bọn họ. Nơi mà, mặt khác, một giai cấp, trước kia có ưu thế, đã đánh mất ưu thế của nó, hay nơi mà ưu thế của nó không còn được ưa chuộng, những cảm tính đạo đức thắng thế này thường mang một dấu ấn của một sự ghét bỏ nóng vội tính tự tôn đó. Một nguyên tắc quyết định lớn khác về những quy tắc đạo đức, cả trong hành động và trong sự chịu đựng bị ràng buộc bởi luật lệ hay dư luận, là tinh thần nô lệ của nhân loại đối với những thứ được cho là những ý thích hay ác cảm của những chủ nhân thế tục của họ, hay của những thần thánh của họ. Tinh thần nô lệ này, dù về cơ bản là ích kỷ, không phải là thói đạo đức giả; nó gây ra những tình cảm căm ghét hoàn toàn chân thực; nó làm cho con người thiêu sống những phù thủy và kẻ dị giáo. Trong số rất nhiều các ảnh hưởng ti tiện hơn, những lợi ích chung và hiển nhiên của xã hội dĩ nhiên có dự phần, và một phần lớn, trong chiều hướng của những cảm xúc về đạo đức: tuy vậy, ít hơn như là vấn đề lý lẽ, và về phần chúng, phần nhiều như là một hậu quả của những thông cảm và ác cảm nảy sinh ra từ chúng: và những thông cảm và ác cảm vốn có ít hay không có gì liên quan đến những lợi ích của xã hội, đã gây ảnh hưởng đến nền tảng đạo đức với một sức mạnh to lớn.

Những ý thích hay không thích của xã hội, hay của thành phần có quyền lực nào đó của nó, vì thế là cái chính được xác định trong thực tế những quy tắc đặt ra cho mọi người tuân thủ, dưới những hình phạt của luật lệ hay dư luận. Và nói chung, những ai tiến bộ trong xã hội về mặt suy nghĩ và cảm giác, đã để yên tình trạng này không đụng đến về nguyên tắc, dù cho họ có thể mâu thuẫn với nó ở một vài chi tiết của nó. Họ đã bận rộn trong việc tìm hiểu xem những thứ gì xã hội nên thích hay không thích, hơn là đặt câu hỏi những ý thích hay không thích có nên là một luật pháp cho những cá nhân hay không. Họ đã nỗ lực thay đổi những cảm giác của nhân loại về những điểm nào đó mà chính họ có quan điểm không chính thống, hơn là tìm thấy mục tiêu chung trong việc bảo vệ tự do, với những kẻ không chính thống nói chung. Trường hợp duy nhất trong đó ưu thế được chiếm lấy trên nguyên tắc và được duy trì một cách nhất quán, bởi tất cả mọi người trừ một vài cá nhân đây đó, là trường hợp về niềm tin tôn giáo: một trường hợp đáng học hỏi về nhiều mặt, và không phải chỉ vì nó tạo ra một thí dụ nổi bật nhất về tính sai ngụy của cái được gọi là cảm giác đạo đức: mà bởi vì sự thù ghét về tôn giáo, trong một niềm tin mù quáng chân thành, là một trong những trường hợp không lập lờ nhất về cảm xúc tôn giáo. Những người đầu tiên đã phá bỏ gông xiềng của cái tự phong là Tôn Giáo Thế Giới [5] , thì nói chung cũng đã ít sẵn lòng cho phép sự khác biệt ý kiến tôn giáo như chính cái tôn giáo đó. Nhưng khi sức nóng của sự xung đột đã qua đi, mà không đem lại chiến thắng hoàn toàn cho bất cứ phe nào, và mỗi tôn giáo hay giáo phái bị buộc phải giới hạn những hy vọng của nó ở mức giữ lại phần sở hữu trên địa bàn nó đã chiếm được; những thiểu số, thấy rằng họ không có cơ hội trở thành đa số, nhất thiết phải cầu khẩn những người mà họ không thể cải đạo được, để được phép khác biệt. Như thế trên chiến trường này, gần như đơn độc, mà những quyền lợi của cá nhân đối ngược với xã hội đã được xác nhận trên những nền tảng nguyên tắc rộng lớn, và yêu sách của xã hội nhằm thực hành quyền lực lên những kẻ không tán thành đã bị phản đối công khai. Những cây bút vĩ đại mà thế giới mang ơn sự tự do tôn giáo nó có được, hầu hết đã khẳng định tự do tín ngưỡng là một quyền không thể thủ tiêu, và đã tuyệt đối phủ nhận rằng một người phải chịu trách nhiệm trước những người khác về niềm tin tôn giáo của y. Tuy nhiên điều rất tự nhiên đối với nhân loại là tính không dung thứ về bất cứ thứ gì họ thực sự quan tâm, cho nên tự do tôn giáo hiếm có nơi nào được thi hành trong thực tế, trừ nơi nào sự hờ hững tôn giáo, mà nó không thích nền hòa bình của nó bị xáo trộn bởi những tranh chấp thần học, đã thêm trọng lượng của nó vào bàn cân.Trong tâm trí của hầu hết tất cả những cá nhân mộ đạo, ngay cả trong những quốc gia khoan dung nhất, phận sự của dung thứ được thừa nhận với những dè dặt ngấm ngầm. Một cá nhân sẽ chịu đượng sự bất đồng ý kiến về vấn đề cai quản tôn giáo, nhưng sẽ không chịu về vấn đề giáo lý; một người khác có thể chịu đựng được bất cứ ai, ngay cả một người Papist [6] hay một người Unitarian [7] ; một người khác, [chịu đựng được] tất cả mọi người tin vào tôn giáo thiên khải [8] ; một số trải rộng lòng tốt của họ thêm chút đỉnh, nhưng dừng lại ở niềm tin vào một Thượng Đế và vào một đời sống tương lai. Bất cứ nơi nào mà tình cảm của đa số vẫn còn chân thành và dữ dội, yêu sách bắt phải tuân thủ ít bị giảm đi.

Ở Anh quốc, từ những hoàn cảnh khác thường trong lịch sử chính trị của chúng ta, mặc dù xiềng xích của dư luận có lẽ nặng hơn, xiềng xích của luật pháp lại nhẹ hơn, so với hầu hết các nước khác ở Âu Châu; và có một sự ngờ vực cảnh giác đáng kể đối với sự can thiệp trực tiếp, bởi quyền lập pháp hay hành pháp, vào đời sống cá nhân; không phải từ bất kỳ quan tâm chính đáng đến sự độc lập cá nhân, mà như từ thói quen vẫn còn tồn tại là coi chính quyền đại diện cho những lợi ích đối lập với công chúng. Đa số vẫn chưa học được cách để cảm thấy quyền lực của chính quyền là quyền lực của họ, hay ý kiến của nó là ý kiến của họ. Khi họ làm được như thế, tự do cá nhân có lẽ sẽ bị phô trần trước sự xâm phạm của chính quyền, nhiều lắm thì cũng như là nó đang bị từ dư luận của quần chúng. Nhưng, cho đến nay, có một lượng cảm xúc đáng kể sẵn sàng được kích động nhằm chống lại bất kỳ nỗ lực nào luật pháp nhằm kiềm chế những cá nhân ở những thứ mà trong đó mãi cho đến nay họ chưa quen bị nó điều khiển; và điều này xảy ra với ít phân biệt xem vấn đề có, hoặc không, nằm trong vòng kiểm soát của luật pháp hay không; đến mức mà cảm xúc, nói chung là rất bổ ích, có lẽ cũng thường bị đặt không đúng chỗ cũng như được dựa vào trong những thí dụ đặc biệt về sự ứng dụng của nó. Thực ra, không có nguyên tắc được thừa nhận nào mà dựa vào đó sự thích đáng hay không thích đáng của sự can thiệp của chính quyền được kiểm tra một cách thường lệ. Dân chúng quyết định theo những ưa thích cá nhân. Một số, bất kỳ lúc nào bất kỳ cái thiện được thực hiện, hoặc cái ác được sửa chữa, sẽ sẵn sàng thúc giục chính quyền đảm trách công việc; trong khi đó những người khác thích chịu đựng hầu hết bất kỳ số lượng nào cái ác của xã hội, hơn là thêm một thứ vào những ban ngành về những quyền lợi của nhân loại dưới sự điều khiển của chính quyền. Và loài người tự đặt họ ở bên này hoặc bên kia trong bất kỳ trường hợp nào, tùy theo phương hướng chung của những tình cảm đạo đức của họ; hoặc tùy theo mức độ quyền lợi mà họ cảm thấy trong điều gì được đề nghị là chính quyền nên làm, hoặc tùy theo niềm tin mà họ nuôi dưỡng rằng chính quyền sẽ, hoặc sẽ không, làm điều đó theo cách họ thích; nhưng rất hiếm khi dựa trên lý lẽ của bất kỳ ý kiến nào đó mà họ gắn bó kiên định, như những điều gì thích hợp để được thi hành bởi một chính quyền. Và theo tôi dường như trong hậu quả của sự thiếu vắng luật lệ hay nguyên tắc này, hiện nay phía này cũng sai lầm như phía kia; sự can dự của chính quyền thì, với tần số gần như bằng nhau, được viện dẫn một cách không thích đáng và bị kết án một cách không thích đáng.

Mục đích của tiểu luận này là khẳng định một nguyên tắc rất đơn giản, khi được quyền làm chủ hoàn toàn những xử lý của xã hội với cá nhân bằng cách cưỡng bách hoặc kiềm chế, thì những phương tiện được dùng là vũ lực ở dạng những hình phạt pháp luật, hay áp lực đạo đức của dư luận công cộng. Nguyên tắc đó là, mục đích duy nhất mà nhân loại được cho phép, cá nhân hay tập thể, trong việc can thiệp vào tự do hành động của bất kỳ ai trong số họ, là tự vệ. Rằng mục đích duy nhất mà quyền lực có thể được sử dụng chính đáng lên bất kỳ thành viên nào của một cộng đồng văn minh, đối nghịch lại ý chí của y, là để ngăn ngừa gây nguy hại đến những người khác. Điều tốt của chính y, dù về phần xác hoặc phần hồn, không là một bảo đảm thích đáng. Y không thể bị ép buộc một cách hợp pháp phải làm hoặc phải chịu đựng bởi vì tốt hơn là y phải làm thế, bởi vì nó sẽ làm y vui vẻ hơn, bởi vì, theo những ý kiến của những người khác, làm thế là khôn ngoan, hay thậm chí là đúng. Đấy là những lý do tốt để khiển trách y, hoặc để lý lẽ với y, hoặc để thuyết phục y, hoặc để khẩn nài y, nhưng không phải để ép buộc y, hoặc để gây tổn hại cho y nếu y làm khác đi. Để biện minh cho điều đó, phương thức được đề nghị để ngăn chặn y, phải được suy tính để gây hại lên người [phạm tội] khác. Phần duy nhất trong cách hành xử của bất kỳ ai, mà y phải chịu trách nhiệm trước xã hội, là phần có liên quan đến những người khác. Trong phần nào chỉ liên quan đến y, thì sự độc lập của y, như một đặc quyền, là tuyệt đối. Trên chính bản thân y, trên thân thể và tâm hồn của chính y, cá nhân là tối thượng.

Có lẽ, không cần phải nói rằng chủ thuyết này chỉ nhằm áp dụng với số nhân loại trưởng thành trong số đồng loại của họ. Chúng ta không nói về trẻ con, hay những người trẻ dưới mức tuổi mà luật pháp có thể trừng phạt như đối với đàn ông hay phụ nữ. Những ai vẫn còn trong tình trạng cần được người khác chăm sóc, phải được che chở đối với những hành động của chính họ cũng như đối với nguy hại từ bên ngoài. Với cùng lý do đó, chúng ta có thể bỏ qua không xét đến những xã hội lạc hậu trong đó chính chủng tộc có thể bị coi như ở trong thời kỳ chưa thành niên. Những khó khăn lúc đầu trên con đường phát triển tự phát thì quá lớn, đến mức hiếm khi có bất cứ lựa chọn nào về phương cách để vượt qua chúng; và một nhà cai trị tràn đầy tinh thần tiến bộ sẽ được quyền sử dụng bất cứ những thủ đoạn nào để đạt được mục đích, mà có lẽ nếu làm khác thì không thể đạt được. Chế độ chuyên quyền là một phương thức chính quyền hợp pháp để đối phó với những kẻ man rợ, nếu mục đích cuối cùng là sự tiến bộ của họ, và phương tiện được biện minh bằng thực sự tác động đến mục đích đó. Tự do, như một nguyên lý, không áp dụng được lên bất kỳ tình trạng nào trước lúc nhân loại có thể được mở mang bằng cách thảo luận tự do và bình đẳng. Cho đến lúc đó, không có gì khác hơn cho họ trừ việc tuyệt đối tuân lệnh một Akbar [9] hay một Charlemagne [10] , nếu họ may mắn tìm được một người như thế. Nhưng ngay khi nhân loại đạt được khả năng có thể đạt được sự tiến bộ của chính họ bằng cách kết tội hoặc thuyết phục (một thời điểm đạt được từ lâu ở tất cả các quốc gia mà chúng ta cần quan tâm đến ở đây), thì cưỡng bách, hoặc bằng hình thức trực tiếp hay bằng khổ hình hoặc hình phạt cho kẻ bất tuân, không còn được chấp nhận như một phương tiện cho sự an lạc của họ nữa, và chính đáng chỉ khi nào vì sự an toàn của những người khác.

Đúng ra phải nói rằng tôi bỏ đi bất cứ sự thuận lợi có thể tìm được cho lập luận của tôi từ ý niệm về cái quyền trừu tượng, như một thứ độc lập với tính thiết thực. Tôi coi tính thiết thực như bằng chứng tối hậu cho tất cả những câu hỏi về đạo đức; nhưng nó phải là tính thiết thực với nghĩa rộng nhất, đặt trên những quyền lợi vĩnh cửu của con người như một sinh vật phát triển không ngừng. Những quyền lợi đó, tôi cho rằng, cho phép khuất phục tính tự ý của cá nhân bằng quyền lực từ bên ngoài, chỉ với những hành động nào của mỗi cá nhân, mà có liên quan đến quyền lợi của người khác. Nếu một người nào đó hành động gây hại đến những người khác, ta có một vụ án/trường hợp có vẻ như có thể trừng phạt y, bằng luật pháp, hay, khi những hình phạt pháp luật không thể áp dụng một cách an toàn, bằng sự khiển trách công cộng. Cũng có nhiều những hành động tích cực cho lợi ích của người khác, mà y có thể bị bắt buộc một cách chính đáng phải thực hiện; thí dụ như, đưa ra bằng chứng trước tòa án; chia xẻ phần trách nhiệm công bằng trong việc phòng thủ chung, hay trong bất kỳ công việc chung khác cần thiết cho quyền lợi của xã hội mà y thụ hưởng sự bảo vệ của nó; và thực hiện một số việc phúc lợi cá nhân, như cứu mạng một đồng loại, hay can thiệp để bảo vệ kẻ không tự vệ được khỏi bị ngược đãi, những thứ mà bất cứ lúc nào hiển nhiên là nhiệm vụ một người phải làm, y có thể bị bắt chịu trách nhiệm một cách chính đáng trước xã hội vì không thực hiện. Một người có thể gây nên điều ác đến những người khác không chỉ bởi những hành động của y mà còn bởi sự bất động của y, và trong mọi trường hợp y phải chịu trách nhiệm một cách thích đáng trước họ về thiệt hại đó. Trường hợp sau, đúng vậy, đòi hỏi một sự cưỡng bách thận trọng hơn nhiều so với trường hợp đầu. Bắt bất kỳ ai phải chịu trách nhiệm vì làm điều hại đến những người khác, là luật lệ; bắt y phải chịu trách nhiệm vì không ngăn ngừa điều hại, nói một cách tương đối, là ngoại lệ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp đủ rõ ràng và đủ nghiêm trọng để biện minh cho ngoại lệ đó. Trong tất cả những thứ liên quan đến những quan hệ từ bên ngoài của một cá nhân, y phải chịu trách nhiệm theo luật pháp đối với những ai mà quyền lợi của họ có dính líu đến, và nếu cần thiết, đối với xã hội như là người bảo hộ của họ. Thường có những lý do đúng đắn để không bắt y phải chịu trách nhiệm này; nhưng những lý do này phải nảy sinh ra từ những thiết thực của trường hợp đó: hoặc bởi vì nó là một trường hợp trong đó y nói chung có thể hành động tốt hơn, khi để mặc y tự làm theo ý mình, hơn là khi bị kiềm chế bằng một cách nào đó trong đó xã hội sử dụng nó trong quyền lực của nó để kiềm chế y; hay bởi vì một cố gắng nhằm kiềm chế sẽ tạo ra những cái ác khác, còn nguy hiểm hơn những cái nó có thể ngăn ngừa. Khi những lý do như thế loại trừ việc thi hành sự chịu trách nhiệm này, lương tâm của chính người đó phải điền vào chiếc ghế trống, và bảo vệ những lợi ích của những người khác không được bảo vệ từ bên ngoài; phải tự phán xét mình nghiêm khắc hơn, bởi vì trường hợp này không thừa nhận việc y phải chịu trách nhiệm trước sự phán xét của đồng loại.

Nhưng có một khối các hoạt động trong đó xã hội, để phân biệt với cá nhân, nếu có, chỉ có một lợi ích gián tiếp; hiểu được tất cả phần đó của đời sống và cách hành xử của một cá nhân mà chỉ ảnh hưởng đến chính y, hay nếu nó cũng ảnh hưởng đến những người khác, thì chỉ với sự đồng ý và tham gia tự do, tự nguyện, và không bị lừa gạt của họ. Khi tôi nói chỉ có y, tôi có ý nói là một cách trực tiếp, và ngay lúc đầu: bởi vì cái gì ảnh hưởng đến y, có thể ảnh hưởng đến những người khác thông qua y; và sự phản đối có thể đặt trên tính bất ngờ này, sẽ được xem xét về sau. Điều này, như vậy, là lĩnh vực thích hợp của sự tự do của nhân loại. Nó bao gồm, đầu tiên, phạm vi riêng kín của ý thức; đòi hỏi tự do lương tâm, với ý nghĩa bao hàm toàn diện nhất; tự do tư duy và cảm xúc; tự do tuyệt đối về ý kiến và tình cảm về tất cả mọi chủ đề, thực hành hay lý thuyết, khoa học, đạo đức, hay thần học. Tự do phát biểu và in ấn ý kiến dường như rơi vào một nền tảng khác, vì nó thuộc về cách hành xử của một cá nhân có thể liên can tới người khác; nhưng, vì cũng quan trọng gần như tự do tư duy, và phần lớn dựa trên cùng những lý do này, trên thực tế không thể tách rời với nó. Thứ hai, nguyên tắc quy định sự tự do về thị hiếu và mưu cầu; về việc lập ra kế hoạch cho cuộc sống của ta cho phù hợp với tính cách của ta; về việc làm thứ gì ta thích, dưới những hậu quả như sau: không bị gây trở ngại từ đồng loại, miễn là điều ta làm không gây hại tới họ, dù cho họ nghĩ rằng cách xử sự của ta là ngu ngốc, hư hỏng, hoặc sai lầm. Thứ ba, từ đây sự tự do của mỗi cá nhân, nối tiếp theo là, trong cùng những giới hạn như thế, sự tự do hội họp giữa những cá nhân; tự do liên hiệp, cho bất cứ mục đích nào không dính đến gây nguy hại cho người khác: những người hội họp được coi như thành niên, không bị bắt buộc hay bị lừa gạt.

Không xã hội nào trong đó những quyền tự do này, xét toàn bộ, không được tôn trọng, là tự do cả, dù bất kỳ ở dạng chính quyền nào; và không xã hội nào là hoàn toàn tự do trong đó chúng không tồn tại tuyệt đối và không hạn chế. Nền tự do duy nhất xứng đáng với tên đó, là khi ta mưu cầu lợi ích của chính ta bằng đường lối của mình, miễn là chúng ta không cố tước đoạt lợi ích của người khác, hay ngăn chặn những nỗ lực của họ nhằm đạt được nó. Mỗi người là kẻ bảo vệ thích hợp cho sức khỏe của chính y, hoặc về thân xác, hoặc về tinh thần và tâm linh. Loài người thu lợi được nhiều hơn khi chịu đựng nhau để sống theo ý họ, hơn là bắt mỗi người phải sống theo ý của số còn lại.

Mặc dù chủ thuyết này không hề mới mẻ gì, và, đối với một số người, có thể có vẻ như một chân lý, không có một chủ thuyết nào đứng vào thế chống chọi trực tiếp hơn với khuynh hướng chung của ý kiến và lối thực hành hiện có. Xã hội đã tiêu dùng hết toàn bộ nỗ lực trong cố gắng (theo các mục đích của nó) để bắt con người tuân theo những ý niệm của nó về cá nhân, cũng bằng với nỗ lực cho một xã hội ưu tú. Những liên bang cổ đại đã nghĩ rằng họ được quyền thực hành, và những triết gia cổ đại đã tán thành, sự sắp đặt quy định mọi thứ trong cách hành xử của cá nhân bởi quyền lực công cộng, trên nền tảng rằng Nhà nước có một mối lợi ích sâu xa trong tất cả kỷ luật thể xác và tâm hồn của mỗi công dân của nó; một lối suy nghĩ có thể chấp nhận được ở những nền cộng hòa bị vây phủ bởi những kẻ thù hùng mạnh, trong tình trạng hiểm họa thường xuyên bị lật đổ bởi ngoại xâm hoặc nội loạn, và đối với nó ngay cả một khoảng thời gian ngắn ngủi lơi lỏng sức mạnh hay sự tự kiềm chế có thể là đòn chí tử một cách dễ dàng, thì họ có thể không đủ sức chờ đợi những ảnh hưởng vĩnh cửu có lợi của tự do. Ở thế giới hiện đại, quy mô lớn hơn nhiều của những cộng đồng chính trị, và trên hết, sự tách rời giữa quyền lực tinh thần và thế tục (vốn đặt sự cai quản lương tâm của con người vào tay những ai khác hơn là quyền lực điều hành công việc thế tục), đã ngăn chặn được một sự can thiệp lớn lao của luật pháp vào những chi li của đời sống cá nhân; nhưng những bộ máy đàn áp tinh thần đã được sử dụng một cách hăm hở hơn đối phó với sự phân kỳ từ cái ý kiến đang thống trị về tự xét, thậm chí còn hơn cả trong những vấn đề xã hội; tôn giáo, cái mạnh mẽ nhất trong số những nhân tố góp phần vào sự hình thành cảm xúc đạo đức, gần như luôn luôn được điều khiển bởi tham vọng của một hệ thống tôn ti, tìm cách điều khiển mọi mặt trong cách hành xử của nhân loại, hoặc bởi ý chí của đạo Tin Lành PuritanismThanh Giáo [11] . Và một vài người trong số những nhà cải cách hiện đại vốn đã đặt mình ở thế đối lập mạnh mẽ nhất với các tôn giáo trong quá khứ, thì tuyệt không hề chịu thua các giáo hội hay giáo phái trong sự cả quyết của họ về quyền thống trị tinh thần: đặc biệt là M. Comte [12] , mà hệ thống xã hội của ông, như đã được bộc lộ ra trong cuốn Hệ Thống Chính Trị Tích Cực (Systeme de Politique Positive), nhằm vào việc thành lập (mặc dù bằng những phương tiện đạo đức hơn là luật pháp) một sự chuyên quyền của xã hội lên cá nhân, vượt quá mọi thứ đã được suy tưởng trong tư tưởng chính trị của kẻ thi hành kỷ luật nghiêm khắc nhất trong số các triết gia cổ đại.

Bên cạnh những nguyên lý lạ kỳ của những nhà tư tưởng riêng lẻ, trên thế giới cũng có một xu hướng ngày càng tăng nhằm mở rộng quá mức những quyền lực của xã hội lên cá nhân, cả bằng sức ép của dư luận và ngay cả bằng luật pháp: và cũng như khuynh hướng về tất cả những thay đổi xảy ra trên thế giới là để củng cố xã hội, và giảm đi quyền lực của cá nhân, sự xâm lấn này không phải là một trong những cái ác thường hay tự động biến mất, nhưng, ngược lại, lớn mạnh khủng khiếp dần lên. Tính khí của nhân loại, dù là người cai trị hay thường dân, nhằm áp đặt những ý kiến và khuynh hướng của họ như là quy tắc ứng xử lên những người khác, được hỗ trợ quá mãnh liệt bởi một số cảm xúc tốt nhất và xấu nhất phụ thuộc vào bản chất của nhân loại, đến mức nó hiếm khi bị kiềm chế bởi bất kỳ điều gì trừ sự hám quyền; và khi quyền lực không giảm đi, và tăng trưởng lên, trừ khi một rào cản đạo đức vững mạnh có thể được dựng lên để ngăn ngừa mối nguy hại này, chúng ta ắt phải tin rằng, trong những tình huống hiện tại của thế giới, sẽ thấy nó gia tăng.

Sẽ thuận tiện cho cuộc tranh luận, nếu thay vì ngay lập tức đi thẳng vào luận đề tổng quát, chúng ta hãy tự giới hạn ngay lúc đầu vào một phân ngành riêng của nó, trong đó nguyên tắc được nêu ra ở đây, nếu không đầy đủ, thì đến một mức độ nào đó, cũng được thừa nhận bởi những ý kiến đương thời. Phân ngành này là Tự Do Tư Tưởng: từ đó không thể nào tách rời tự do nói và tự do viết vốn cùng bản chất. Mặc dù những quyền tự do này, ở một mức độ đáng kể, tạo nên một phần nào đạo đức chính trị của tất cả các nước nào tuyên bố khoan dung tôn giáo và những thể chế tự do, những nền tảng, cả về mặt triết học và thực hành, mà chúng dựa lên, có lẽ không quen thuộc đối với trí óc người thường, cũng không được đánh giá đúng hoàn toàn bởi nhiều người, ngay cả những người dẫn đầu về ý kiến, như mong đợi. Những nền tảng này, khi được thấu hiểu đúng, sẽ có ứng dụng rộng lớn hơn nhiều so với chỉ một phần của vấn đề, và một sự suy xét thấu đáo về phần này của câu hỏi sẽ được thấy như là lời giới thiệu tốt nhất cho phần còn lại. Với những ai mà điều tôi sắp nói ra không có gì mới, vì thế, tôi hy vọng, có thể thứ lỗi cho tôi, nếu trên chủ đề từ ba thế kỷ đến nay đã được thường xuyên thảo luận, tôi đánh liều thảo luận thêm lần nữa.

© 2004 talawas

[1]John Stuart Mill (1806-1873): nhà triết học và nhà kinh tế học người Anh. Tác phẩm nổi tiếng của ông, On Liberty (1859, Luận về Tự Do) có lẽ là một trong những luận văn quan trọng nhất về Tự Do.
[2]Hoa Kỳ
[3]Nguyên văn: “the tyranny of the majority” – cụm từ được Alexis Tocqueville dùng lần đầu tiên trong Democracy in America (Nền Dân Chủ ở Hoa Kỳ)
[4]Sparta và Helot: Helot là tầng lớp nô lệ của thành quốc Sparta trong thời cổ Hy Lạp
[5]Nguyên văn: Universal Church – Đạo Công Giáo
[6]Tên gọi miệt thị của người theo Đạo Công Giáo
[7]Người theo Thuyết Nhất Thể (Unitarianism)
[8]Nguyên văn: revealed religion – tôn giáo thiên khải, được tin là do Chúa Trời trực tiếp phát hiện cho nhân loại
[9]Akbar (1542-1605): Hoàng đế vương triều Mogul Ấn Độ
[10]Charlemagne (742 – 814): Đại đế, vua Pháp và hoàng đế Đế quốc La Mã Thần Thánh
[11]Puritanism (Thanh giáo): đạo Tin Lành của Anh và Mỹ ở thế kỷ 16 và 17
[12]M. Comte (1798-1857): nhà triết học Pháp

Nguồn: bản tiếng Anh: http://www.bartleby.com/130/1.html

Đã đăng trên talawas: http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=1206&rb=0301

The Gettysburg address – Lincoln

4D65D684-0A42-40C5-B41C-655251B8D50A

The Gettysburg address

Four score and seven years ago our fathers brought forth on this continent, a new nation, conceived in Liberty, and dedicated to the proposition that all men are created equal.

Now we are engaged in a great civil war, testing whether that nation, or any nation so conceived and so dedicated, can long endure. We are met on a great battle-field of that war. We have come to dedicate a portion of that field, as a final resting place for those who here gave their lives that that nation might live. It is altogether fitting and proper that we should do this.

But, in a larger sense, we can not dedicate – we can not consecrate – we can not hallow — this ground. The brave men, living and dead, who struggled here, have consecrated it, far above our poor power to add or detract. The world will little note, nor long remember what we say here, but it can never forget what they did here. It is for us the living, rather, to be dedicated here to the unfinished work which they who fought here have thus far so nobly advanced. It is rather for us to be here dedicated to the great task remaining before us — that from these honored dead we take increased devotion to that cause for which they gave the last full measure of devotion — that we here highly resolve that these dead shall not have died in vain — that this nation, under God, shall have a new birth of freedom — and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.

Abraham Lincoln – Gettysburg, Pennsylvania, on November 19, 1863

A1FEA0B4-FAAC-4B65-B77C-9D4C0E003B21

Gettysburg Address, First Draft
Gettysburg Address, First Draft


Diễn văn Gettysburg

Tám mươi bảy năm trước cha ông của chúng ta đã khai sinh trên mảnh đất này một quốc gia mới, thai nghén trong Tự do, và hiến dâng cho một lý tưởng rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng.

Giờ đây chúng ta giao tranh trong một cuộc nội chiến vĩ đại, để thử thách xem quốc gia đó, hay bất kỳ quốc gia nào được thai nghén như thế và được hiến dâng như thế, có thể tồn tại lâu dài không. Chúng ta gặp nhau trên một chiến trường vĩ đại của cuộc chiến đó. Chúng ta đến để hiến dâng một phần của chiến trường đó, để làm nơi an nghĩ cuối cùng cho những người đã hiến dâng đời mình để quốc gia đó được sống. Đó là một hành động xứng đáng và đúng đắn mà chúng ta cần phải làm.

Nhưng, ở một ý nghĩa lớn lao hơn, chúng ta không thể hiến dâng – chúng ta không thể thánh hoá – chúng ta không thể làm thiêng liêng hơn – chỗ đất này. Những người anh dũng, còn sống hay đã chết, những người đã chiến đấu ở đây, đã làm nó thiêng liêng rồi, hơn rất nhiều khả năng ít ỏi của chúng ta thêm vào hay bớt đi. Thế giới sẽ biết rất ít, hay không còn nhớ những gì chúng ta nói ở đây, nhưng không thể quên những gì họ đã làm ở nơi đây. Vì thế chúng ta những người còn sống, cần hiến dâng cho công trình còn dang dở mà những người chiến đấu nơi đây đã thực hiện một cách cao cả. Vì thế lúc này chúng ta phải hiến dâng cho nhiệm vụ to lớn trước mắt – rằng từ những hy sinh trong danh dự này chúng ta phải hiến dâng nhiều hơn nữa cho mục đích mà họ đã hy sinh hết mình – rằng chúng ta phải hết lòng để những cái chết đó không uổng phí – rằng quốc gia này, dưới quyền năng Thượng Đế, sẽ khởi sinh một nền tự do mới – và rằng chính quyền của dân, do dân, vì dân, sẽ không tàn lụi khỏi trái đất này.

Abraham Lincoln – Gettysburg, Pennsylvania, ngày 19 tháng 11, 1863

83760AB3-5760-4215-BAB5-FA749444E7CE

Bản dịch này chịu ảnh hưởng nhiều từ bản dịch của Nguyễn Xuân Xanh ở đây:
http://www.diendan.org/dich-thuat/dien-van-gettysburg

On Books and Reading – Arthur Schopenhauer

EF968FE5-85BB-4D09-AB71-CB26787A7299
Photo credit: Wikipedia


Luận về Sách và Đọc
Arthur Schopenhauer
Võ Tấn Phát dịch
từ bản dịch Anh ngữ của Thomas Bailey Saunder

Dốt nát làm mất phẩm giá chỉ khi đi cùng với giàu có. Người nghèo bị cái nghèo và nhu cầu cấp thiết trói buộc: công việc chiếm hết đầu óc của hắn, chiếm chỗ của kiến thức. Nhưng một kẻ giàu mà dốt nát thì sống chỉ biết hưởng lạc, và giống như muông thú; như thường thấy hàng ngày: và bọn họ có thể bị quở trách vì không biết dùng tiền của và thời gian rảnh rỗi một cách tốt nhất.

Khi ta đọc, một người khác suy nghĩ cho ta: ta chỉ đơn giản là lập lại đường đi trí tuệ của y. Khi tập viết, học trò chỉ dùng bút mực đồ lại những mẫu chữ thầy cô giáo viết sẵn bằng bút chì: cũng như khi đọc vậy; phần lớn nhất của công việc suy nghĩ đã được làm sẵn cho ta rồi. Đó là tại sao ta thấy thư giãn hơn khi cầm sách lên đọc sau một thời gian đắm chìm trong suy nghĩ. Và khi đọc, trí óc ta thực sự chỉ là sân chơi của những suy tư của một kẻ khác. Hậu quả là nếu một kẻ dành hết cả ngày để đọc sách, lúc rảnh lại thư giản không cần động não, y sẽ đánh mất khả năng suy nghĩ; cũng như một kẻ chỉ cưỡi ngựa, cuối cùng quên mất làm sao đi bộ. Đó là trường hợp của nhiều người có học: bọn họ đọc riết tới đần độn luôn. Bởi vì chỉ dành hết thời gian để đọc, và không làm gì hết trừ đọc sách, thậm chí còn làm đầu óc tê liệt nặng hơn là luôn luôn làm việc tay chân, vì kẻ làm việc tay chân cho phép mình đi theo suy nghĩ của bản thân. Một cái lò xo cứ thường xuyên bị ép sẽ mất tính đàn hồi; đầu óc cũng sẽ như thế nếu tư tưởng của người khác cứ thường xuyên nhồi nhét vào. Cũng giống như ta sẽ làm hư dạ dày và hại cơ thể nếu nhồi vào quá nhiều chất bổ béo, ta có thể đổ tràn và làm nghẹt đầu óc khi nhồi nhét nhiều quá. Đọc càng nhiều, càng ít dấu hiệu đọng lại của những gì đã đọc được: bộ óc trở thành tấm bảng cứ bị viết đi viết lại đè lên nhau. Không có thời gian để suy ngẫm, và không có cách nào khác để tiêu hoá những gì đọc được. Nếu ta cứ đọc hoài đọc hoài, mà không bắt đầu óc phải suy nghĩ, những gì ta đọc sẽ không mọc rễ, và thường biến mất. Thực sự tinh thần cũng giống như thể xác, cùng lắm chỉ một phần năm thức ăn là tiêu hoá. Phần còn lại bốc hơi và bài tiết ra ngoài.

Hậu quả là tư tưởng viết ra trên giấy không gì khác hơn những dấu chân trên cát: ta thấy con đường một người đã đi qua, nhưng để biết y đã nhìn thấy gì trên đường đi, ta cần đôi mắt của y.

Chất lượng một phong cách viết không có được nhờ đọc những nhà văn có phong cách đó; dù phong cách đó có là nhiều thuyết phục, giàu tưởng tượng, biệt tài so sánh, táo bạo, cay đắng, ngắn gọn, thanh nhã, dễ dàng trong diễn đạt hay hóm hỉnh, đối chọi bất ngờ, súc tích hay kỳ quặc, v.v. Nhưng nếu những phong cách này có mặt tiềm ẩn trong ta, thì ta có thể nhận ra và đem chúng vào ý thức; ta có thể học được mục đích chúng có thể được dùng ra sao; ta có thể được củng cố thiên hướng sử dụng chúng, hay có can đảm sử dụng chúng; ta có thể phán xét bằng các thí dụ để thấy ảnh hưởng của việc áp dụng chúng, và từ đó rút ra cách dùng chúng cho đúng; và dĩ nhiên chỉ khi đạt đến mức này ta mới thực sự làm chủ những phong cách này. Cách duy nhất mà việc đọc có thể tạo ra phong cách là dạy cho ta cách dùng để ta có thể sử dụng năng khiếu tự nhiên của mình. Ta phải có những năng khiếu đó trước khi ta học cách sử dụng chúng. Không có những năng khiếu đó, việc đọc không dạy cho chúng ta thứ gì khác ngoài những văn phong chết cứng và làm ta trở thành những kẻ bắt chước hời hợt.

Các tầng của trái đất lưu giữ lại những sinh vật đã từng sống trong những thời đại xa xưa; và những hàng sách trên kệ của một thư viện cũng tàng trữ như thế những sai lầm của quá khứ và cách mà chúng bị bóc trần ra. Giống như những sinh vật xưa, những sai lầm đó cũng từng sống động trong thời của chúng, và gây nhiều náo động; nhưng giờ đây chúng cứng ngắt và hoá thạch, và chỉ còn là thứ gây tò mò cho nhà khảo cổ văn chương.

Herodotus kể lại rằng Xerxes khóc trước đội quân của mình trải dài vô hạn quá tầm nhìn, khi nghĩ tới chuyện tất cả họ, sau một trăm năm nữa sẽ không ai còn sống. Và khi nhìn một danh sách những cuốn sách mới, ta có thể khóc khi nghĩ tới chuyện chỉ mười năm nữa, không có một cuốn nào còn được ai nhớ tới.

Trong văn chương cũng như trong đời sống: đi đâu ta cũng gặp một đám người không thể thay đổi được, tràn ngập khắp nơi, chiếm chỗ và làm dơ bẩn mọi thứ, như ruồi nhặng mùa hè. Vì thế một số lượng lớn, mà không ai đếm hết được, những cuốn sách tồi tệ, những thứ cỏ dại ghê tởm của văn chương, đã chiếm hết dưỡng chất của hoa màu và làm nó nghẹt thở. Thời giờ, tiền bạc, và sự quan tâm của công chúng, lẽ ra phải được dành cho sách hay và những mục đích cao quý của chúng, thì bị sách tồi giành hết: chúng được viết ra chỉ nhằm kiếm tiền hay tìm kiếm địa vị. Như thế chúng không chỉ vô dụng; chúng gây ra nguy hại lớn. Chín mươi phần trăm toàn bộ văn chương hiện thời không có mục đích nào khác hơn là moi tiền từ công chúng; và để đạt mục đích đó tác giả, nhà xuất bản, và nhà phê bình cùng cấu kết nhau.

Tôi muốn kể ra đây một trò xảo trá và độc ác, dù mang nhiều lợi nhuận và thành công, được thực hành bởi các nhà văn, những kẻ viết dạo, và một số lượng lớn tác giả. Hoàn toàn không đếm xỉa gì đến gu thẩm mỹ và văn hoá thực thụ đương thời, bọn họ đã thành công trong việc dẫn dắt tất cả mốt đọc sách, để tất cả đều được hướng dẫn để đọc đúng lúc, cùng một thứ, nghĩa là, những cuốn sách mới nhất; nhằm mục đích có chuyện để thảo luận trong nhóm họ giao lưu. Đó là một cái đích được đáp ứng bởi những tiểu thuyết tồi, được viết ra bởi những nhà văn đã từng được mến mộ, như Spindler, Bulwer Lytton, Eugene Sue. Có gì đáng buồn hơn một đám đông đọc sách như vậy, luôn hướng tới đọc ngấu nghiến sách của những tác giả cực kỳ tầm thường viết chỉ vì tiền, và nhiều vô kể? Và vì thế bọn họ hài lòng với chuyện chỉ cần biết tên sách của một số ít thiên tài của mọi thời và mọi quốc gia. Báo chí văn chương cũng là một công cụ xảo quyệt duy nhất cướp đi của công chúng thời gian đọc sách, mà nếu muốn đạt được tầm cao văn hoá, thì phải dành cho những sản phẩm thực thụ của văn chương, thay vì bị xâm chiếm bởi những kẻ tầm thường cẩu thả hàng ngày.

Vì thế, trong việc đọc, điều quan trọng là phải biết kiềm chế. Kỹ năng đó bao gồm chuyện không cứ phải đọc một cuốn sách chỉ vì vào thời điểm đó nó được nhiều người đọc; như những cuốn sách chính trị hay tôn giáo, tiểu thuyết, thơ ca, hay những thứ tương tự, gây nhiều tiếng vang, và có thể được tái bản nhiều lần. Mà hãy nghĩ kỹ một chút, một người viết cho những tên ngốc thì luôn muốn có số người đọc đông đảo; hãy cẩn thận giới hạn thời gian dành cho việc đọc, và để hết vào việc đọc những đầu óc vĩ đại của mọi thời và mọi quốc gia, những người vượt trội hơn số nhân loại còn lại, những người mà danh tiếng đã cho thấy như thế. Chỉ những người đó mới có thể giáo dục và trao truyền kiến thức. Đọc một cuốn sách tồi là quá nhiều, còn đọc bao nhiêu sách hay cũng không đủ. Sách tồi là thuốc độc tâm hồn; chúng tàn phá đầu óc. Bởi vì nhân loại chỉ đọc những thứ mới mẻ hơn là những thứ tuyệt vời nhất của mọi thời đại, người viết chỉ lẩn quẩn trong vòng vây của những tư tưởng đang thịnh hành đương thời; và như thế thời đại đó cứ lún càng ngày càng sâu vào vũng lầy của chính nó.

Mọi thời đại đều có hai nền văn chương diễn ra, song hành với nhau, nhưng ít biết đến nhau; một cái là thực, cái kia chỉ là bề nổi. Cái thứ nhất phát triển thành nền văn chương trường cửu; nó được theo đuổi bởi những ai sống vì khoa học hay vì thì ca; con đường của nó đi thì tỉnh táo và yên lặng, nhưng cực kỳ chậm rãi; và nó sản sinh ra ở Âu Châu chỉ hiếm hoi cỡ một chục tác phẩm mỗi thế kỷ; nhưng đó là những tác phẩm vĩnh cửu. Nền văn chương kia thì được đeo đuổi bởi những kẻ sống bám vào khoa học và thi ca; nó phi nước đại huyên náo và thét la phe phái; và mỗi năm nó tung ra hàng ngàn tác phẩm. Nhưng sau vài năm ta phải hỏi: bây giờ chúng ra sao? còn đâu những danh tiếng đến rất nhanh và ồn ào kia? Loại văn chương này là phù du, còn loại kia là vĩnh cửu.

Trong lịch sử của chính trị, nửa thế kỷ luôn là một khoảng thời gian dài; chất liệu tạo ra chúng luôn thay đổi; luôn có chuyện gì đó đang diễn ra. Nhưng trong lịch sử văn chương thường bế tắt hẳn trong cùng thời kỳ đó; không có gì xảy ra cả, vì những cố gắng vụng về không đáng nói tới. Ta đứng yên cùng một chỗ như 50 năm trước.

Để làm rõ thêm ý kiến của tôi, hãy so sánh sự tiến bộ của tri thức nhân loại với quỹ đạo của một hành tinh. Những con đường sai lầm mà nhân loại thường đi sau mỗi bước tiến bộ quan trọng giống như những đường tròn ngoại luân trong hệ thống địa tâm của Ptolemy, và sau khi đã hoàn tất một vòng ngoại luân đó, thế giới lại quay về chỗ cũ. Nhưng những bộ óc vĩ đại, những người đã thực sự dẫn dắt nhân loại tiến lên phía trước, không hề đi theo nhân loại trên những vòng tròn ngoại luân đó. Nó giải thích tại sao danh tiếng sau khi mất thường được đánh đổi bằng ca tụng lúc còn sống, và ngược lại. Một ví dụ về đường tròn ngoại luân như thế là triết học bắt đầu bằng Fichte và Schelling, và đạt đến đỉnh điểm bởi những trò hề của Hegel. Đường tròn ngoại luân này đi trệch hướng khỏi điểm giới hạn của triết học được Kant thừa kế và phát triển; và từ điểm đó tôi đã tiếp tục phát triển thêm nữa. Trong cùng thời gian đó những triết gia giả mạo tôi đã nêu đích danh và vài kẻ khác đi loanh quanh trên đường tròn ngoại luân đó, đã đi hết đường; như thế những kẻ đồng hành cùng bọn họ biết rằng bọn họ chỉ quay lại chính nơi mà họ khởi hành.

Tình huống này giải thích tại sao mà, cứ mỗi 30 năm, khoa học, văn chương, và nghệ thuật, theo tinh thần của thời đại, bị tuyên bố phá sản. Những sai lầm mỗi lúc một ít cộng lại trở thành to lớn đến mức trọng lượng kỳ quặc của nó đủ làm cho cả hệ thống đổ sụp; trong cùng lúc đó sự đối lập của những sai lầm trên lại lớn mạnh lên. Như thế một thất vọng xảy ra, thường theo đó là sai lầm theo hướng ngược lại. Mô tả những phong trào theo chu kỳ này là mục đích thực sự thiết thực cho lịch sử văn học; tuy vậy rất ít được quan tâm. Bên cạnh đó, khoảng thời gian khá ngắn ngủi của những giai đoạn đó thì khó để thu thập đủ dữ liệu cho một giai đoạn đã qua từ xa xưa; vì thế cách dễ dàng nhất là quan sát vấn đề này ở thời đại của chính mình. Một ví dụ từ khoa học tự nhiên là nghiên cứu địa chất của hành tinh Neptune của Werter.

Nhưng hãy quay lại ví dụ đề cập ở trên, gần gũi nhất với chúng ta. Trong nền triết học Đức, thời đại rực rỡ của Kant bị ngay lập tức theo sau đó là một thời đại cố áp đặt thay vì thuyết phục. Thay vì thấu đáo và sáng tỏ, nó lại cố gắng làm loá mắt, cường điệu, và đến độ không thể hiểu nổi: thay vì đi tìm chân lý, nó kích thích. Triết học không thể tiến bộ theo cách này; và cuối cùng thì cả trường phái này và phương pháp của nó cũng phá sản. Vì sự vô liêm sỉ của Hegel và đồ đệ đã diễn ra, — hoặc vì bọn họ nói năng vô nghĩa phức tạp, hoặc vì vênh váo không chút đắn đo, hoặc bởi vì mục đích của toàn bộ khối sáng tác này hoàn toàn hiển nhiên, — nên cuối cùng không còn gì ngăn trở trò bịp của toàn bộ công trình của họ phơi ra trước thiên hạ: và khi mà một số chuyện lộ ra, sự ủng hộ của giới thượng lưu bị rút lại, thì hệ thống đó bị công khai chế nhạo. Cái tệ hại nhất trong các thứ triết học nghèo nàn từng tồn tại trên đời đã có kết cục đáng buồn, và kéo theo xuống hố thẳm nhục nhã, cả những hệ thống của Fichte và Schelling trước đó. Và như thế, xét cả nền triết học Đức cho tới nay, toàn bộ sự bất tài của triết học trong nửa đầu thế kỷ kể từ sau Kant là hiển nhiên: và tuy vậy người Đức vẫn khoe khoang tài năng triết học của họ khi so sánh với ngoại nhân, đặc biệt là một nhà văn người Anh đã mỉa mai một cách độc ác khi gọi họ là “đất nước của những nhà tư tưởng”.

Để lấy ví dụ về hệ thống tổng quát của những đường tròn ngoại luân từ lịch sử nghệ thuật, hãy xét trường phái điêu khắc Bernini đã phát triển rực rỡ trong thế kỷ trước, đặc biệt là sự phát triển chiếm ưu thế của nó ở Pháp. Lý tưởng của trường phái này không phải là vẻ đẹp cổ điển, mà là vẻ tự nhiên đời thường: thay vì sự đơn giản và thanh nhã của nghệ thuật cổ điển, nó đại diện cho những dáng vẻ của một điệu nhảy minuet Pháp.

Xu hướng này đã phá sản khi, dưới sự hướng dẫn của Winkelman, người ta quay về trường phái cổ. Lịch sử hội họa đưa ra một minh họa trong phần tư đầu của thế kỷ này, khi nghệ thuật chỉ được coi là phương tiện và công cụ của tâm tình tôn giáo trung cổ, và kết quả là những chủ đề của nó chỉ được lấy ra từ những đề tài tôn giáo: tuy nhiên, những chủ đề này được xử lý bởi những họa sĩ, những người không có chút mộ đạo thực thụ nào, và trong sự lừa mị đó họ đi theo những tên tuổi như Francesco Francia, Pietro Perugino, Angelico da Fiesole, và đánh giá những người này cao hơn những bậc thầy sau đó. Chính vì sự khủng khiếp này, và vì trong thi ca chuyện tương tự cũng xảy ra, mà Goethe đã viết chuyện ngụ ngôn Pfaffenspiel. Trường phái này cũng nổi tiếng kỳ quái bất thường, bị phá sản, rồi tiếp theo đó là sự quay về với thiên nhiên, với tuyên bố lấy đề tài từ mọi hình ảnh của đời sống, dù thỉnh thoảng có trượt sang những cái thô tục.

Sự tiến bộ của tư tưởng nhân loại trong văn chương cũng như thế. Lịch sử văn chương phần lớn giống như danh mục của một bảo tàng các dị dạng; linh hồn của nó nhiều nhất là chỉ còn lại bộ da. Những tạo vật được sinh ra với hình dạng xinh đẹp không tìm thấy ở đó. Chúng vẫn sống động, và có thể gặp ở khắp nơi trên thế giới, bất tử, và càng ngày càng xanh tươi. Chỉ riêng bản thân chúng thôi mới tạo thành cái mà tôi gọi là văn chương thực sự; lịch sử của nó, dù ít ỏi về số lượng tác giả, từ nhỏ chúng ta học từ miệng của những người có học, trước khi các cuốn sách truyền đạt cho chúng ta.

Để giải độc cho một khuynh hướng đang thịnh hành là chỉ chuyên đọc lịch sử văn chương, nhằm mục đích có thể huyên thuyên về tất cả mọi thứ, mà không cần phải có chút kiến thức thực thụ nào, hãy để tôi đề cập tới tác phẩm của Lichtenberg (tập II., trang 302), rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Tôi tin rằng sự hiểu biết nhiều hơn mức cần thiết về lịch sử khoa học và học thuật, vốn đang phổ biến trong thời đại chúng ta, thì vô cùng tai hại cho sự tiến bộ của tri thức. Có nhiều vui thú trong chuyện theo dõi dòng lịch sử này; nhưng thực ra, nó làm cho trí não không những đã không còn trống rỗng, mà còn không có năng lực của chính nó, bởi vì nó quá đầy tràn. Bất kỳ người nào cảm thấy khao khát, không phải là lấp đầy trí óc, mà củng cố nó, phát triển năng lực và tiềm năng trí tuệ của bản thân, và nói chung, làm tăng cường sức mạnh trí tuệ của mình, sẽ thấy rằng không có gì làm nản chí bằng cuộc đối thoại với một kẻ được coi là nhà văn học, về một vấn đề nào đó mà y không hề suy ngẫm chút nào về nó, dù y biết hàng ngàn giai thoại nho nhỏ liên quan tới lịch sử và nghiên cứu về vấn đề đó. Nó y hệt như ta phải đọc một cuốn sách dạy nấu ăn khi ta đang đói bụng vậy. Tôi tin rằng cái gọi là lịch sử văn chương sẽ không thịnh hành trong số những người biết suy xét, những người hiểu được giá trị của chính họ và giá trị của kiến thức thực thụ. Những người này thà sử dụng lý trí của chính mình hơn là phí sức để tìm hiểu những kẻ khác đã dùng lý trí của họ như thế nào. Điều tồi tệ nhất là, như ta sẽ thấy, càng nhiều kiến thức theo hướng nghiên cứu văn chương, càng ít năng lượng để thúc đẩy kiến thức; thứ duy nhất tăng lên là lòng tự tôn đã nắm giữ mớ kiến thức đó. Những kẻ như thế tin rằng họ có kiến thức ở mức độ cao hơn những người có kiến thức thực thụ. Rõ ràng đó là một nhận định có cơ sở, rằng kiến thức không làm người nắm giữ nó thấy tự hào. Những kẻ để chính mình tự mãn thái quá, những kẻ không thể tự mình phát triển kiến thức, thì bận rộn với công việc làm sáng tỏ những chỗ tối trong lịch sử, hay ghi chép lại những gì người khác đã làm. Bọn họ tự mãn, bởi vì họ coi thứ công việc này, dù phần lớn chỉ là máy móc, là thực hành kiến thức. Tôi có thể minh họa bằng ví dụ ý này của tôi rõ hơn, nhưng sẽ là một công việc kinh tởm.

Tuy vậy, tôi mong ai đó sẽ thử viết một bi sử của văn chương, theo ta biết về cách mà các văn sĩ và nghệ sĩ, những người đem lại niềm tự hào nhất cho những đất nước họ sinh ra, đã được đất nước họ đối xử như thế nào trong lúc họ còn sống. Thứ lịch sử đó sẽ cho thấy cuộc chiến không ngừng nghỉ, cuộc chiến mà những thứ tốt đẹp và chân thật của mọi thời đại và mọi quốc gia phải chống lại những thứ xấu xa và tai ác. Nó sẽ kể lại sự hy sinh vì đạo nghĩa của hầu hết những ai thực sự khai sáng cho nhân loại, của hầu hết các bậc thầy vĩ đại của tất cả các nghành nghệ thuật: nó sẽ cho chúng ta thấy làm sao mà, trừ một ít ngoại lệ, họ bị tra tấn đến chết, không được công nhận, không được thông cảm, không có đệ tử; làm sao mà họ sống trong nghèo khổ khốn cùng, trong khi tiếng tăm, danh vọng, và tiền bạc lại dành cho của những kẻ không xứng đáng; làm sao mà số phận của họ là số phận của Esau, người đã săn bắn kiếm được thịt hưu cho cha mình, lại bị cướp mất phúc trạch bởi Jacob, kẻ ngụy trang trong bộ áo của người anh em; làm sao mà, sau mọi tồi tệ như thế, họ vẫn tiếp tục vì tình yêu công việc họ làm, cho đến tận cùng khi cuộc chiến đắng cay của bậc thầy của nhân loại chấm dứt, khi vòng nguyệt quế bất tử được trao cho họ, và thời khắc đã điểm khi ta có thể nói:

Der schwere Panzer wird zum Fluegelkleide
Kurz ist der Schmerz, unendlich ist die Freude.

Áo giáp nặng đã trở thành đôi cánh thiên thần
ngắn ngủi niềm đau, vô tận niềm vui.


Nguồn:
https://en.m.wikisource.org/wiki/On_Books_and_Reading
https://www.gutenberg.org/files/10833/10833-h/10833-h.htm

C74CEDB9-C82F-44A0-AFB5-1906AE9CA63B
Photo credit: Wikipedia