Suiseki and the Chrysanthemum

Chrysanthemum in Vase
Suiseki and the Chrysanthemum
Phat Vo

Chrysanthemums were first cultivated in China in 15th century BC. In 5th century Tao Qian canonized the chrysanthemum as a recluse of flowers, as his poetic lines “I pluck chrysanthemums under the eastern hedge/Then gaze long at the distant summer hills” told of a dream of finding peace in a bustling district. The Chinese literati class included the chrysanthemum among the Four Nobles (along with the plum blossom, orchid, bamboo) in arts and literature. In the Mustard Seed Garden Manual of Painting first published in China in the 17th century, The Book of Chrysanthemums preface summed up the characteristics of the chrysanthemum the literati so much admired:

“The chrysanthemum is a flower of proud disposition; its color is beautiful, its fragrance lingers… Although the chrysanthemum is usually placed in the category of herbaceous plants, its proud blossoms brave the frost and it is classed with the pine (i.e., with trees and ligneous plants). Its stem is solitary and strong, yet as supple as the stems of spring flowers. Its leaves are rich and sleek, yet they have aspects of varied as those that quickly fade.”

Gao Fenghan, Chrysanthemums and Rock
Gao Fenghan, Chrysanthemums and Rock
Woodblock print by Utagawa Hiroshige
Woodblock print by Utagawa Hiroshige

Chrysanthemums later spread to Korea, Japan, and Vietnam, and were loved by the Confucian literati as well as the Buddhist monks. The Japanese were so taken by the chrysanthemum that they made it the Emperor’s crest. Chrysanthemums have permeated the whole of Japanese society, from the court’s symbol, to the noblemen’s ink paintings, to the monks’ haiku, to the farmers’ decorations on everyday utensils. The Japanese tearoom was constructed with Tao Qian’s philosophy, as a serene haven in the middle of a noisy city.

Japanese Emperor’s Crest
Japanese Emperor’s Crest

Naturally suiseki connoisseurs love chrysanthemum stones. It seems like a miracle to have a picture of an elegant and intricate chrysanthemum flower imprinted on a piece of hard rock in nature. People who are fortunate enough to find one in nature can talk for hours about that marvelous moment he or she discovered such a stone.

Last summer after visiting Mt. Rainier and on the way home, we stopped at the Eel River to look for stones. We walked along the river for hours without finding anything significant. When we decided it was time to head back, I saw a chrysanthemum stone in front of me. We dug it up, cleaned it, and were thrilled with joy. We just stayed there and discussed the best way to present it. One position suggested a Chinese poet with white hair holding a few chrysanthemum flowers; another position seemed like chrysanthemums in front with Mt. Fuji in the background. We were so fascinated with our stone that we forgot the time, and later had to walk back to our car in the dark for maybe half an hour.

“Chrysanthemums Under the Eastern Hedge”, WxHxD 11x11x7 inches
“Chrysanthemums Under the Eastern Hedge”, WxHxD 11x11x7 inches
“Chrysanthemums and Mt. Fuji”, WxHxD 11x11x7 inches
“Chrysanthemums and Mt. Fuji”, WxHxD 11x11x7 inches

Chrysanthemums were a symbol of autumn back in old Vietnam, but it was also a familiar flower during Tet (Lunar New Year) when we grew up. In America we still buy chrysanthemums to celebrate Tet and to honor our deceased relatives.

While chrysanthemum stones are extremely rare, chrysanthemum flowers are so common nowadays. We cannot walk into a grocery store or a nursery without spotting some yellow chrysanthemums. We usually just buy a bunch of flowers together without thinking, and don’t even take time to know the fragrance of each type of flower, let alone of the chrysanthemum. And we would throw away the whole vase of flowers at the first sight of a wilted flower or a yellow leaf. Modern life is so convenient that we miss out on the beauty of taking time to appreciate each step of development of a single chrysanthemum flower. And we miss out on some simple surprises that our ancestors enjoyed.

emaciated
yet somehow the chrysanthemums
begin to bud
— Basho, translation by Makoto Ueda

Article appeared in California Aiseki Kai Newsletter November 2022 Issue

Thuỷ Thạch và Cúc
Võ Tấn Phát

Cúc được trồng trước tiên ở Trung Hoa vào thế kỷ 15 trước Công Nguyên. Vào thế kỷ thứ 5, Đào Tiềm điển phạm hoá cúc thành loài hoa ẩn dật, với những câu thơ “Hái cúc dưới giậu đông, thơ thới nhìn núi Nam” đã ghi lại mơ ước tìm được an bình giữa chốn thị thành nhộn nhịp. Giới văn nhân Trung Hoa liệt cúc vào hàng Tứ Quân Tử (cùng với mai, lan, và trúc) trong văn chương nghệ thuật. Trong cuốn Giới Tử Viên Hoạ Truyền xuất bản lần đầu tiên vào thế kỷ 17, lời nói đầu của tập Cúc Phổ đã tóm tắt những phẩm chất của của cúc mà giới sĩ phu ngưỡng mộ:

“Cúc là loài hoa kiêu hãnh; màu hoa đẹp, hương hoa đọng… Dù cúc được xếp vào loại thân thảo, những đoá hoa kiêu hãnh đối diện với giá rét và cúc được xếp chung với tùng (tức là các loài thân mộc). Thân hoa đứng đơn độc và mạnh mẽ, nhưng mềm mại như thân các loại hoa mùa xuân. Lá cúc đậm màu và trơn láng, nhưng có đầy đủ phẩm chất của các loại lá mau chóng tàn phai.”

Sau đó cúc lan truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, và Việt Nam, và được cả giới sĩ phu Khổng Giáo lẫn giới tu sĩ Phật Giáo yêu chuộng. Người Nhật yêu thích cúc tới nỗi đã lấy cúc làm huy hiệu Hoàng Đế. Cúc đã thấm đẫm xuống mọi tầng lớp của xã hội Nhật, từ huy hiệu của triều đình, tới tranh thủy mặc của giới quý tộc, tới thơ haiku của các nhà sư, cho tới các trang trí trên những vật dụng thường ngày của nông dân. Trà thất Nhật Bản được xây với triết lý của Đào Tiềm, như một trú cư thanh bình giữa phố thị ồn ào.

Lẽ tự nhiên là một người sành thủy thạch yêu thích đá hình hoa cúc (cúc hoa thạch). Hình ảnh đóa hoa cúc thanh nhã mềm mại in trên một phiến đá cứng trong tự nhiên ắt phải là một phép mầu. Ai may mắn tìm được một hòn đá hình hoa cúc có thể huyên thuyên hàng giờ về giây phút tuyệt vời lúc tìm được hòn đá đó.

Mùa hè vừa rồi sau khi thăm viếng núi Rainier, trên đường về nhà, chúng tôi dừng lại ở sông Eel để tìm đá. Chúng tôi đã lang thang hàng mấy giờ liền dọc theo bờ sông mà không tìm được gì. Khi chúng tôi quyết định quay lại, thì tôi thấy một hòn đá hoa cúc ngay trước mặt. Chúng tôi đào lên, rửa sạch bùn đất, và mừng vui khôn xiết. Chúng tôi ngồi bên bờ sông bàn luận nên trưng bày hòn đá như thế nào. Ở một góc nhìn này thì hòn đá giống như một thi nhân Trung Hoa tóc bạc đang cầm vài đóa hoa cúc; ở một góc nhìn khác thì tựa như khóm cúc với núi Phú Sĩ ở hậu cảnh. Chúng tôi bị hòn đá làm mê hoặc đến quên cả thời gian, khi quay lại chỗ đậu xe chúng tôi phải lần mò trong đêm tối cả nửa giờ.

Hoa cúc cũng là biểu tượng mùa thu của Việt Nam một thời xa xưa, nhưng khi chúng tôi lớn lên thì cúc lại rất quen thuộc vào dịp Tết. Ở Mỹ chúng tôi cũng mua cúc về đón Tết và tưởng nhớ những người thân đã mất.

Trong khi đá hoa cúc thì cực kỳ hiếm, hoa cúc lại rất thông thường hôm nay. Chúng ta không thể bước vào bất kỳ ngôi chợ hay vườn cây nào mà không thấy hoa cúc vàng đâu đó. Chúng ta thường mua cả bó hoa mà không chút bận tâm, và không thèm bỏ thời gian ra để nhận biết hương thơm mỗi loại hoa, nói gì đến hương cúc. Rồi chúng ta sẵn sàng đổ cả bình hoa đi khi có dấu hiệu một đóa hoa tàn hay một chiếc lá úa. Đời sống hiện đại quá tiện lợi nên ta làm sao biết được điều tuyệt diệu khi chậm rãi thưởng thức từng nét đổi thay của mỗi đóa cúc. Và ta cũng thiếu vắng những bất ngờ giản dị mà cổ nhân từng thụ hưởng.

úa tàn
mà sao cúc
trổ hoa
— Ba Tiêu

A walk in Izumosaki with Rev. Tenge on an autumn day — Ryokan Taigu

Ryokan’s Gogo-an (thatched hut)
Ryokan’s Gogo-an (thatched hut)

A walk in Izumosaki with Rev. Tenge on an autumn day
Ryokan Taigu
Translated by Kazuaki Tanahashi

Human life is like a blade of grass
floating downstream.
How can one respond to such a situation?
I live this way not without reason.
Waving my belled staff, I parted from my family;
raising my hands, I bade the town farewell.
I keep repairing my patched robe.
Who knows how many springs this begging bowl has seen?
I happen to love the quietude of a grass hut.
Two of a similar spirit have met;
who can distinguish host from guest?
The wind high, the pine a thousand feet tall,
chrysanthemum blossoms chilly with frost—
with our hands holding what is outside the secular world,
we forget everything on this serene shore.

Source: https://terebess.hu/zen/mesterek/Ryokan-Tanahashi.doc

Ryokan’s Gogo-an (thatched hut): https://terebess.hu/english/haiku/ryokan.html


Bada Shanren’s chrysanthemum ink painting. British Museum.
Bada Shanren’s chrysanthemum ink painting. British Museum.


Mùa thu dạo bước ở Izumosaki với thiền sư Taige

Lương Khoan Đại Ngu
Võ Tấn Phát dịch từ bản dịch Anh ngữ

Đời người như lá cỏ
trôi nổi theo dòng sông.
Người đời cứ tất tả
ta thuận theo nhân duyên.
Vẫy gậy rời gia quyến
giơ tay biệt quê nhà.
Y rách cứ vá mãi
bát sờn, bao suối sông.
Ta như nhiên tự tại
mến thảo am lặng im.
Khi ý hợp tâm đầu
chủ, khách không khác biệt.
Gió cao, thông nghìn thước,
khóm cúc lạnh giá sương.
Thỏng tay ngoài thế sự
vô tâm bên sông yên.

Bada Shanren’s chrysanthemum ink painting: https://www.britishmuseum.org/collection/object/A_1926-1012-0-3

Chrysanthemum by Piet Mondrian — Jennifer Blessing

Chrysanthemum by Piet Mondrian
Chrysanthemum by Piet Mondrian

Chrysanthemum by Piet Mondrian
Jennifer Blessing

For more than a decade after graduating from art school in 1897, Piet Mondrian created naturalistic drawings and paintings that reflect a succession of stylistic influences including academic realism, Dutch Impressionism, and Symbolism. During this period and intermittently until the mid-1920s Mondrian created more than a hundred pictures of flowers. Reflecting years later on his attraction to the subject, he wrote, “I enjoyed painting flowers, not bouquets, but a single flower at a time, in order that I might better express its plastic structure.” The heavy crooked line of Chrysanthemum suggests Mondrian’s debt to Post-Impressionism, specifically the work of Vincent van Gogh. In 1909 Mondrian became interested in theosophy, a type of philosophical mysticism that seeks to disclose the concealed essences of reality. “I too find flowers beautiful in their exterior beauty,” he wrote a few years later, “yet there is hidden within a deeper beauty.”

Link: https://www.guggenheim.org/artwork/2999

Chrysanthemum by Piet Mondrian
Chrysanthemum by Piet Mondrian

Hoa Cúc – tranh của Piet Mondrian
Jennifer Blessing
Võ Tấn Phát dịch

Trong vòng một thập niên sau khi tốt nghiệp trường hội họa vào năm 1897, Piet Mondrian đã vẽ cả hình họa và tranh theo lối tự nhiên, cho thấy một loạt những ảnh hưởng của nhiều phong cách bao gồm trường phái hiện thực hàn lâm, trường phái ấn tượng Hà Lan, và trường phái tượng trưng. Trong thời kỳ này và thỉnh thoảng cho tới tận giữa thập niên 1920 Mondrian đã vẽ hơn 100 bức tranh hoa. Nhiều năm về sau khi hồi tưởng lại sức hấp dẫn của chủ đề này với ông, ông viết: “Tôi yêu thích vẽ hoa, không phải nguyên cả bó, mà từng đóa một, để tôi có thể diễn tả hết cấu trúc mềm dẻo của nó”. Đường vẽ cong và đậm nét của đóa hoa cúc cho thấy ảnh hưởng của trường phái hậu ấn tượng lên Mondrian, đặc biệt là tranh của Van Gogh. Năm 1909 Mondrian quan tâm tới thuyết thần trí, một chủ nghĩa thần bí triết học tìm cách hiển lộ những bản chất bị che phủ của thực tại. Ông đã viết một vài năm sau đó: “Tôi thấy bề ngoài hoa cũng đẹp, nhưng ẩn sâu bên trong là vẻ đẹp sâu sắc hơn nhiều”.

Chrysanthemum by Piet Mondrian
Chrysanthemum by Piet Mondrian


Picture sources:
https://www.guggenheim.org/artwork/2999
https://www.piet-mondrian.org/chrysanthemum.jsp
https://rkd.nl/nl/explore/images/276180

The Inner Bamboo — Su Shi

Wen Tong, Hanging scroll, ink on silk, National Palace Museum, Taipei
Wen Tong, Hanging scroll, ink on silk, National Palace Museum, Taipei

The Inner Bamboo
Su Shi
(Translation into English by Lin Yutang?)

When a young bamboo sprouts, it is only an inch long, but the joints and leaves are already latent in it. All nature grows this way, whether it be cicadas and snakes, or bamboos that shoot up a hundred feet high. Nowadays the artists construct a bamboo, joint by joint and leaf by leaf. Where is the bamboo? Therefore in painting bamboos, one must have bamboo formed in one’s breast. At the time of painting, one concentrates and sees what one wants to paint. Immediately one follows the idea, handles one’s brush to pursue the image just seen, like a hawk swooping down on a rabbit. With a moment’s hesitation, it would be lost. This is what the artist Yuke taught me. I understood what he meant, but could not carry it out. That is because my hand refused to obey me, through lack of practice. There are things with which you are vaguely familiar; you seem to know it, but when you want to paint it, you are at a loss. This is true not only of painting bamboo. My brother Zeyou cannot paint; he merely understands the idea. I understand not only the idea, but also have learned the technique.

I have been of the opinion that men, animals, houses, and furniture have a constant form. On the other hand, mountains and rocks, bamboos and trees, ripples, mists, and clouds have no constant form, but have a constant inner nature. Anybody can detect inaccuracies in form, but even art specialists are often unaware of errors in the inner nature of things. Therefore some artists find it easier to deceive the public and make a name for themselves by painting objects without constant forms. However, when a mistake is made with regard to form, the mistake is confined to that particular object, but when a mistake is made in the inner nature of things, the whole is spoiled. There are plenty of craftsmen who can copy all the details of form, but the inner nature can be understood only by the highest spirits. Yuke’s paintings of bamboos, rocks, and dried-up trees may be said to have truly seized their inner nature. He understands how these things live and die, how they twist and turn, are blocked and compressed, and how they prosper and thrive in freedom. The roots, stalks, joints, and leaves go through infinite variations, never alike, and yet always appropriate; they are true to nature and satisfying to the human spirit. These are records of the inspirations of a great soul.

Note:
Su Shi (traditional Chinese: 蘇軾; simplified Chinese: 苏轼; 1037–1101), courtesy name Zizhan (Chinese: 子瞻), art name Dongpo (Chinese: 東坡)

Wen Tong (文同, 1018-1079), courtesy name Yuke (與可)

Hanging scroll, ink on silk, 131.6 x 105.4 cm, National Palace Museum, Taipei

Source: https://www.laphamsquarterly.org/arts-letters/inner-bamboo


Trúc mọc trong lòng
Tô Đông Pha [1]

Nguyễn Đình Đăng dịch từ Lin Yutang, The Chinese Theory of Art, có tham khảo bản gốc Trung văn của Tô Đông Pha (苏轼 文与可画筼筜谷偃竹记: Tô Thức – Truyện Văn Dự Khả vẽ trúc cong ở Vân Dương Cốc).

Khi măng trúc nhú lên, nó chỉ dài một thốn [2], nhưng trong nó đã tiềm ẩn các đốt và lá. Toàn bộ thiên nhiên trưởng thành như vậy, cho dù đó là những con ve hay con rắn, hay những cây tre cao vọt tới mười tầm [3]. Ngày nay các hoạ sỹ dựng hình cây trúc từng đốt một, vẽ từng chiếc lá. Trúc ở đâu? Vì thế, khi vẽ trúc phải có trúc mọc trong lòng đã [4]; lúc vẽ, tập trung để nhìn thấy cái mình muốn vẽ. Ngay lập tức dõi theo ý tưởng, cầm lấy bút để vẽ theo hình tượng vừa nhìn thấy, như con chim ưng lao xuống con thỏ. Chần chừ một chút là mất. Đó là điều Dự Khả [5] đã dạy ta. Ta hiểu ý ông, nhưng không sao làm theo được. Đó là bởi tay không làm được như ý muốn do thiếu luyện tập. Có những thứ mang máng quen, tưởng biết rồi, nhưng khi muốn vẽ thì không nổi. Điều này đúng không riêng gì với trúc. Em trai ta, Tô Triệt (蘇轍) không biết vẽ; cậu ấy chỉ hiểu ý tưởng. Ta không chỉ hiểu ý tưởng mà còn học được cả kỹ thuật nữa.

Khi Dự Khả bắt đầu vẽ trúc, ông không hề tỏ ra tự phụ, nhưng rồi người khắp nơi mang lụa kéo đến bu trước cửa nhà ông xin tranh. Dự Khả rất khó chịu, vứt lụa xuống đất, giận dữ nói: “Ta sẽ cắt hết lụa ra làm tất chân.” Khi Dự Khả trở về Dương Châu (nay là Dương Huyền ở Thiểm Tây) còn ta ở Tô Châu, ông viết thư cho ta: “Dạo này tôi có nói với các học giả rằng trường phái vẽ trúc của tôi đã chuyển về Tô Châu rồi, và các sưu tập gia phải về đó mà tìm. Bây giờ tôi chắc tất cả nguyên liệu làm tất chân sẽ đổ về nhà ông.” Ông viết thêm hai dòng tái bút rằng ông muốn vẽ một cây trúc cao vạn thước trên một tấm lụa Nga Khê (鹅溪). Ta nói với ông rằng để vẽ cây trúc như thế thì phải cần hai trăm năm mươi thất lụa [6], và ta biết ông đã chán vẽ rồi mà chỉ muốn lấy lụa thôi. Dự Khả không đáp lại được mà chỉ nói rằng ta nói vớ vẩn và dù sao thì cũng chẳng có trúc nào cao vạn thước cả. Ta trả lời ông bằng hai dòng từ một bài thơ:

“Thế gian diệc hữu thiên tầm trúc,
Nguyệt lạc đình không ảnh hứa trường.”

(世间亦有千寻竹,
月落庭空影許長)

(Tạm dịch:
“Thế gian có trúc cao vạn thước:
Trăng rọi trên sân đổ bóng dài.”)

(Nghĩa là: “Có trúc cao vạn thước nếu nhìn vào bóng nó dưới ánh trăng in trên mặt đất.”)

Dự Khả cười và nói: “Họ Tô bao giờ cãi cũng giỏi, nhưng nếu có hai trăm năm mươi thước lụa, tôi sẽ mua một trang trại ở quê để dưỡng già.” Ông tặng ta bức tranh này vẽ trúc ở Vân Dương Cốc (篔簹谷) và nói với ta rằng chúng chỉ cao vài thước, nhưng trông như cả vạn thước…

Dự Khả qua đời ngày 20 tháng Giêng năm 1079. Mùng 7 tháng Bảy năm đó ta mang bộ sưu tập tranh của mình ở Hồ Châu (湖州) ra phơi. Bỗng dưng thấy lại bức tranh này, ta bật khóc.

Dịch xong ngày Chủ Nhật 1. 12. 2019.
__________
Chú giải của người dịch:
[1] Tô Thức (蘇軾), bút danh Đông Pha (東坡) (1036 – 1101) – hoạ sỹ, văn sỹ, thi sỹ và chính trị gia đời Tống, được coi là một trong những nhân vật hoàn hảo nhất trong văn học cổ điển Trung Quốc.
[2] 1 thốn (寸) bằng 33.33 mm.
[3] 1 tầm (尋) bằng 8 xích (尺), hay 8 thước Trung Quốc. Một thước bằng 10 thốn, tức 33.33 cm. Như vậy 10 tầm bằng 80 thước, tức 26.7 m.
[4] Câu “Trúc mọc trong lòng” (胸有成竹: hung hữu thành trúc) nay đã trở thành một thành ngữ, có nghĩa phải làm chủ hoàn toàn một tình huống, hay có kế hoạch sẵn trong đầu để đối mặt với khủng hoảng.
[5] Văn Đồng (文同), bút danh Dự Khả (與可) (1019 – 1079) – hoạ sỹ Bắc Tống, nổi danh vì vẽ trúc, một trong những điển hình của văn nhân họa (文人画) hay sỹ nhân hoạ (士人画), tức hội hoạ của các học giả, lý tưởng hóa tính tự phát và vẽ không cần tiền thù lao. Văn Dự Khả và Tô Đông Pha là hai anh em họ bên ngoại.
[6] 1 thất (匹) bằng 4 trượng 丈, tức 40 thước (13.3 m).

Dự Khả, Mặc trúc (Trúc vẽ bằng mực) (t.k. XI), mực nho trên lụa, 131.6 x 105.4 cm. Bảo tàng Cố Cung Đài Loan.

____________
© Nguyễn Đình Đăng, 2019 – Người dịch giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt. Bạn đọc có thể lưu giữ bản dịch này để sử dụng cho cá nhân mình và chia sẻ nguyên văn và miễn phí trên internet. Mọi hình thức sử dụng khác như in ấn, sao chép, hiệu đính lại bản dịch này, dù là một phần hay toàn bộ, để phát hành trong các ấn phẩm như sách, báo chí, luận văn, hay nhằm mục đích thương mại (kể cả tại các trang blog, thư viện điện tử trên internet mà để đọc được hay tải xuống người đọc phải trả tiền để mở tài khoản) v.v. đều vi phạm bản quyền nếu không nhận được sự đồng ý bằng văn bản của người dịch.

Nguồn: https://m.facebook.com/nt/screen/?params=%7B%22note_id%22%3A3668107976546249%7D&path=%2Fnotes%2Fnote%2F&_rdr

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=3180960495496162&id=100007467282612&m_entstream_source=timeline

Plum Blossoms — Shi Zhongren

Plum Blossoms-Shi Zhongren
Plum Blossoms-Shi Zhongren

Shi Zhongren (釋仲仁), or Huaguang Zhongren (華光 仲仁) (d. 1123) was the Zen monk who one night spontaneously traced the shadows of a blossoming plum branch cast by the moon on the paper window of his hermit’s cell, thereby inventing the calligraphic style of painting the flowering plum.

Text: https://asia.si.edu/wp-content/uploads/2017/10/F1931-1_Documentation.pdf

Picture: https://www.pinterest.com/pin/483644447468225039/

Thích Trọng Nhân (釋仲仁), hay Hoa Quang Trọng Nhân (華光 仲仁) (mất 1123), là vị thiền sư vào một đêm tối đã ngẫu hứng đồ theo bóng một cành mai do ánh trăng in lên giấy dán song cửa sổ trên thiền thất của ông, và khởi đầu cho lối vẽ mai bằng thủy mặc như thư pháp lên lụa và giấy.

Plum Blossoms — Motsurin Jōtō (Bokusai)

http://www.metmuseum.org/art/collection/search/670896
Motsurin Jōtō (Bokusai), Plum Blossoms


Plum Blossoms

Motsurin Jōtō (Bokusai)

Plum blossoms, symbolic of the arrival of spring, were a favored subject among scholar-gentleman painters in China, but when Chinese ink paintings of plums arrived in Japan their imagery became widespread within Zen circles. This composition of a gnarled plum tree framed by a circle of ink wash may reflect the use of the circle in Zen painting and calligraphy as a visual representation of words from the text of the Heart Sutra, “form is void and void is form,” and as a symbol of enlightenment.

Motsurin, a Zen artist-monk, might also have chosen plum blossoms because they were beloved of his mentor Ikkyū Sōjun (1394–1481), an abbot of Daitokuji temple in Kyoto known for his poetry, calligraphy, and flagrantly unorthodox behavior. Motsurin’s inscribed text[1] claims that even elegant peonies and sweet jasmine[2] cannot match the plum as a representation of the spring season.

Source: https://www.metmuseum.org/art/collection/search/670896

Note:
[1] Text:
I walk over the stream and garden in search of flowers. / The plum tree stands tall and welcomes the immortals. / Its elegant appearance in winter surpasses its peers. / Fragrance that lingers even after three bathings is unique to this flower. / Peonies are supreme as the flowers of the rich, / jasmine is superior as the flower of purity. / But these are inferior to this earliest one of flowers, / for it captures the spring of myriad blossoms.

Source: http://burkecollection.org/catalogue/124-plum-blossoms

[2] more likely gardenia

Hoa Mai
Một Luân Thiệu Đẳng (Mặc Trai)
(Võ Tấn Phát dịch)

Hoa mai, biểu tượng của lập xuân, là một chủ đề yêu thích của các họa sĩ trong giới văn nhân sĩ phu Trung Hoa, nhưng khi những bức thủy mặc vẽ mai của Trung Hoa đến Nhật thì hình ảnh mai lại lan truyền rộng rãi trong Thiền giới. Bố cục của một cành mai gân guốc đóng khung trong vòng tròn mực nhạt có thể phản ánh cách sử dụng vòng tròn trong hội họa và thư pháp Thiền như một lối trình bày trực quan một đoạn trong Tâm Kinh: “không chính là sắc, sắc chính là không”, và như một biểu tượng của giác ngộ.

Một Luân Thiệu Đẳng, một thiền sư họa sĩ, có lẽ đã dùng hoa mai vì chúng được yêu quý rất mực bởi sư phụ của ông, Nhất Hưu Tông Thuần (1394–1481), trụ trì Đại Đức Tự ở Kyoto, nổi tiếng về thi ca, thư pháp, và lối sống ngang tàng phá giới. Thủ bút[1] của Một Luân Thiệu Đẳng trên bức hoạ cho rằng ngay cả mẫu đơn thanh tú và chi tử[2] ngọt ngào cũng không thể sánh được với mai để đại diện cho mùa xuân.

Nguồn: https://www.metmuseum.org/art/collection/search/670896

Ghi chú:
[1] Thủ bút:
Ta dạo qua suối qua vườn tìm hoa.
Cội mai vươn cao nghênh đón thần Phật.
Vẻ thanh tú của mai trong mùa đông vượt hết các loài khác.
Sau ba cơn mưa hương vẫn lưu lại thì chỉ có ở mai.
Mẫu đơn là loài hoa trưởng giả,
Chi tử là là loài hoa thanh khiết.
Nhưng vẫn kém loài hoa nở sớm nhất,
Vì mai nắm bắt được mùa xuân bằng vô vàn đóa hoa.

Nguồn: http://burkecollection.org/catalogue/124-plum-blossoms

[2] Bản tiếng Anh là jasmin (tố phương hoa, hay hoa nhài), nhưng có lẽ là hoa gardenia (chi tử, hay dành dành) được trồng rộng rãi ở Nhật

Note:
没倫紹等 (墨斎) 筆 梅図
Một Luân Thiệu Đẳng (Mặc Trai) Bút Mai Đồ

Plum Branch — Yi Yu-won

Yi Yu-won, Plum Branch
Yi Yu-won, Plum Branch

Plum Branch
Yi Yu-won (Korean)

As one of the earliest trees to flower, the plum, a popular subject in painting, represents winter. The delicate but tenacious beauty of plum blossoms blanketed in late winter snow was taken by Confucian scholars as a metaphor for facing hardship with dignity and elegance. Yi Yu-won, a recognized painter, poet, and calligrapher as well as a distinguished scholar-official, served as prime minister under Emperor Gojong (reigned 1864–1907). In this work he skillfully juxtaposed the strong, angular strokes of the plum branch with thin, precise offshoots dotted with delicate blossoms. Painting on a gray background evocative of an overcast day, Yi created depth through the inclusion of a smaller branch whose shape echoes that of the main one in a lighter hue.

Source: https://www.metmuseum.org/art/collection/search/40445

Cành Mai
Lí Dụ Nguyên (Triều Tiên)
(Võ Tấn Phát dịch)

Là một trong những loại cây nở hoa sớm nhất, mai – một chủ đề phổ biến trong hội họa – tượng trưng cho mùa đông. Vẻ đẹp mong manh nhưng bền bỉ của hoa mai bao phủ trong tuyết cuối đông đã được các sĩ phu Khổng Giáo lấy làm ẩn dụ cho việc bậc quân tử dù phải đối mặt với gian nan vẫn giữ tiết tháo và thanh nhã. Lí Dụ Nguyên, một họa sĩ, thi sĩ, và nhà thư pháp nổi tiếng, cũng là một sĩ phu và vị quan nổi danh, từng là tể tướng dưới triều Hoàng đế Cao Tông (trị vì 1864–1907). Trong tác phẩm này ông đã khéo léo kết hợp những nét gãy khúc, mạnh mẽ của cành mai với những nét chính xác của các nhành non mảnh dẻ điểm xuyết bằng những bông hoa mỏng manh. Vẽ trên nền xám gợi nên một ngày trời mây u ám, họa sĩ đã tạo ra chiều sâu bằng cách thêm vào một nhánh cây nhỏ có hình dáng như một phản hồi của nhánh chính với màu sắc nhạt hơn.

Nguồn: https://www.metmuseum.org/art/collection/search/40445

Note:

이유원 매화도 조선
李裕元 梅花圖 朝鮮
Yi Yu-won Painting of Plum Blossom Korea
Lí Dụ Nguyên Mai Hoa Đồ Triều Tiên

Viewing Plum Blossoms by Moonlight — Ma Yuan

Viewing Plum Blossoms by Moonlight by Ma Yuan
Viewing Plum Blossoms by Moonlight

Ma Yuan

Crafted as carefully as the regulated verse of a Tang dynasty quatrain, Ma Yuan’s Viewing Plum Blossoms by Moonlight is a visual poem evoking a complex sense of time, place, and mood. The browns and blacks in the trees and rocks contrast with the light grayish hues of the cliff and mountain to suggest the mist-filled, moonlit atmosphere of an early spring evening. The thatch roof of a pavilion identifies the place as a garden setting. The white-robed gentleman, framed by the dark angular forms of the landscape, perfectly counterbalances the moon in its setting of limitless space. Recalling a yin-yang cosmic diagram with its implication of positive within negative, light within dark, solid within void, the painting may be read as an emblem of man’s dual nature: tied to the physical world, man’s spirit is not contained by it but, like the plum, reaches upward to partake of the infinite.

Source: https://www.metmuseum.org/art/collection/search/44638

Dưới Trăng Ngắm Mai
Mã Viễn

Được vẽ cẩn thận như một bài tứ tuyệt Đường thi âm luật chặt chẽ, bức tranh Dưới Trăng Ngắm Mai của Mã Viễn là một bài họa-thi gợi nên cảm xúc phức tạp về thời gian, nơi chốn, và tâm trạng. Màu nâu và đen của cây và đá tương phản với sắc màu xám nhạt của vách đá và núi gợi tả bầu không khí sáng trăng phủ đầy sương của một buổi tối chớm xuân. Mái tranh của ngôi đình xác định đó là khung cảnh một khu vườn. Một văn nhân áo trắng, đóng khung trong những hình dạng góc cạnh của cảnh quan, đối trọng tuyệt hảo với vầng trăng trong khoảng không gian vô hạn. Gợi lại một họa đồ thái cực âm-dương với ngầm ý trong âm có dương, trong tối có sáng, trong hư có thực, bức tranh như một biểu tượng về tính nhị nguyên của con người: bị cột chặt vào thế giới vật chất, nhưng tinh thần của con người lại không bị cầm tù trong đó, mà như cội mai, vươn lên để hoà vào với vô hạn.

Nguồn: https://www.metmuseum.org/art/collection/search/44638

Note:
南宋 馬遠 月下賞梅圖 團扇

Southern Song Dynasty Ma Yuan Under the Moon Viewing Plum Blossoms Painting for a Round Fan

Nam Tống Mã Viễn Nguyệt Hạ Thưởng Mai Đồ Đoàn Phiến

Crow On A Withered Branch Haiku – Basho

20C395B5-6AB4-4504-81FE-824CB8A1ADCD
Ink painting by Morikawa Kyoriku (1656-1715)


Crow On A Withered Branch Haiku

Basho

枯朶に
烏のとまりけり
秋の暮

kare eda ni
karasu no tomarikeri
aki no kure

On a withered branch
A crow is perched
An autumn evening

Source: https://matsuobashohaiku.home.blog/2019/09/19/a-crow-on-a-withered-branch/


(Different English translations)

On a bare branch
A crow is perched –
Autumn evening.
Makoto Ueda

On a withered bough
A crow alone is perching;
Autumn evening now.
Kenneth Yasuda

On a withered branch
a crow has settled…
autumn nightfall.
Harold G. Henderson

on a dead branch
the crow settles –
autumn evening
Bruce Ross

On the dead limb
squats a crow –
autumn night.
Lucien Stryk

On a withered branch
A crow is perched,
In the autumn evening.
R. H. Blyth

on a bare branch
a crow has alighted…
autumn nightfall.
Makoto Ueda

on a bare branch
a crow lands
autumn dusk
Jane Reichhold

A crow
has settled on a bare branch –
autumn evening.
Robert Hass

on dead branches crows remain
perched at autumn’s end
Hiroaki Sato

on a barren branch
a raven has perched –
autumn dusk
William J. Higginson

a solitary
crow on a bare branch –
autumn evening
Sam Hamill

on a leafless branch
a crow comes to nest –
autumn nightfall
Haruo Shirane

on a withered branch
a crow has settled –
autumn evening.
David Landis Barnhill

on a leafless branch
a crow –
autumn dusk.
Takafumi Saito and William R. Nelson

on a withered branch
a crow is perched
an autumn evening.
Robert Aitken

Source: http://nextbit.blogspot.com/2011/05/bashos-crow-haiku-15-translations.html?m=1

Trên cành khô
Quạ đậu
Chiều thu

Vài chữ Hán trong bài thơ

枯 khô
朶 đóa
烏 ô (con quạ)
秋 thu
暮 mộ (chiều, lúc mặt trời sắp lặn)