Too Loud a Solitude — Bohumil Hrabal

New York City Library Walk, Plaque 43
New York City Library Walk, Plaque 43


Too Loud a Solitude

Bohumil Hrabal
Translation into English by Michael Henry Heim

Chapter 1 (Excerpt)

For thirty-five years now I’ve been in wastepaper, and it’s my love story. For thirty-five years I’ve been compacting wastepaper and books, smearing myself with letters until I’ve come to look like my encyclopedias — and a good three tons of them I’ve compacted over the years. I am a jug filled with water both magic and plain; I have only to lean over and a stream of beautiful thoughts flows out of me. My education has been so unwitting I can’t quite tell which of my thoughts come from me and which from my books, but that’s how I’ve stayed attuned to myself and the world around me for the past thirty-five years. Because when I read, I don’t really read; I pop a beautiful sentence into my mouth and suck it like a fruit drop, or I sip it like a liqueur until the thought dissolves in me like alcohol, infusing brain and heart and coursing on through the veins to the root of each blood vessel. In an average month I compact two tons of books, but to muster the strength for my godly labors I’ve drunk so much beer over the past thirty-five years that it could fill an Olympic pool, an entire fish hatchery. Such wisdom as I have has come to me unwittingly, and I look on my brain as a mass of hydraulically compacted thoughts, a bale of ideas, and my head as a smooth, shiny Aladdin’s lamp. How much more beautiful it must have been in the days when the only place a thought could make its mark was the human brain and anybody wanting to squelch ideas had to compact human heads, but even that wouldn’t have helped, because real thoughts come from outside and travel with us like the noodle soup we take to work; in other words, inquisitors burn books in vain. If a book has anything to say, it burns with a quiet laugh, because any book worth its salt points up and out of itself. I’ve just bought one of those minuscule adder-subtractor-square-rooters, a tiny little contraption no bigger than a wallet, and after screwing up my courage I pried open the back with a screwdriver, and was I shocked and tickled to find nothing but an even tinier contraption — smaller than a postage stamp and thinner than ten pages of a book — that and air, air charged with mathematical variations. When my eye lands on a real book and looks past the printed word, what it sees is disembodied thoughts flying through air, gliding on air, living off air, returning to air, because in the end everything is air, just as the host is and is not the blood of Christ.

Source: https://www.amazon.com/Too-Loud-Solitude-Bohumil-Hrabal/dp/0156904586?ots=1&tag=thneyo0f-20&linkCode=w50

Bohumil Hrabal
Bohumil Hrabal

Quá Ồn Một Nỗi Cô Đơn
Bohumil Hrabal
Michael Henry Heim dịch sang Anh Ngữ
Võ Tấn Phát dịch Việt

Chương 1 (Trích)

Trong ba mươi lăm năm rồi tôi làm việc trong ngành giấy loại, và đó là chuyện tình đời tôi. Trong ba mươi lăm năm rồi tôi đã nén giấy loại và sách, bôi chữ lên bản thân cho tới khi tôi giống như những cuốn bách khoa toàn thư của tôi — hơn ba tấn giấy tôi đã nén hết chừng ấy năm. Tôi là một cái bình chứa nước, cả loại kỳ diệu lẫn loại thường; tôi chỉ cần nghiêng qua là cả một dòng ý nghĩ tuyệt vời chảy khỏi người tôi. Học vấn của tôi không có chủ đích gì nên tôi chẳng biết trong những ý nghĩ của tôi cái nào là từ chính tôi còn cái nào là từ sách vở, nhưng đó là cách tôi thích nghi với bản thân và với thế giới quanh tôi trong ba mươi lăm năm rồi. Bởi vì khi tôi đọc, tôi không chỉ đọc; tôi bỏ một câu văn đẹp vào miệng và mút nó như một viên kẹo trái cây, hoặc nhâm nhi nó như rượu mạnh, cho đến khi nó tan vào tôi như rượu cồn, thấm vào tim vào óc và chảy qua cơ thể tới cội nguồn của từng mạch máu. Trung bình một tháng tôi nén hai tấn sách, nhưng để có đủ sức làm công việc phi thường đó tôi phải uống quá nhiều bia trong ba mươi lăm năm, tới mức có thể đổ đầy một hồ bơi Olympic, hay một bể nuôi cá giống. Sự thông tuệ đó tôi đạt được không do chủ ý của tôi, và tôi coi óc tôi là một khối ý nghĩ được máy nén chặt xuống, một kiện ý tưởng, còn đầu tôi là một cái đèn bóng loáng của Aladdin. Đẹp đẽ xiết bao những ngày xưa đó khi một ý nghĩ chỉ tạo ra ảnh hưởng từ khối óc của con người, và kẻ nào muốn dập tắt ý nghĩ thì phải nghiến ép đầu người, nhưng dẫu thế cũng chẳng ăn thua, vì ý nghĩ thực sự đến từ bên ngoài và song hành với ta như món xúp mì sợi ta mang theo đi làm; nói cách khác, những pháp quan của toà án dị giáo đốt sách chỉ hoài công. Nếu một cuốn sách có điều gì đáng nói, thì nó vừa cháy vừa cười thầm, vì sách giá trị thì đáng giá hơn những gì nằm trong sách. Tôi vừa mua một cái máy tính cộng-trừ-bình phương-tính căn, một cái máy không lớn hơn cái ví đàn ông, và sau khi đã lấy hết can đảm tôi mở nắp sau của cái máy tính, để rồi vừa sốc vừa tức cười khi thấy nó không có gì ngoài cái máy nhỏ hơn — nhỏ hơn một con tem bưu điện và mỏng hơn mười trang sách — và không khí, không khí chứa đầy những biến số toán học. Khi mắt tôi chạm vào sách và nhìn vượt ra ngoài chữ in trên đó, con mắt thấy những ý nghĩ tách rời ra, bay trong không khí, lượn trên không khí, sống bằng không khí, và trở về với không khí, bởi vì cuối cùng thì mọi thứ đều là không khí, hệt như bánh thánh vừa là mà cũng vừa không phải là máu thịt của Chúa Giê-su.

The Importance of Books

Lady Murasaki; Eel River stone; collected by Mas Nakajima 2015; walnut daiza 2015.  In the permanent collection of the Oakland Museum of California. Photo by Lisa Vole
Lady Murasaki; Eel River stone; collected by Mas Nakajima 2015; walnut daiza 2015.  In the permanent collection of the Oakland Museum of California. Photo by Lisa Vole


The Importance of Books

Around 130 million books have been published in the history of humanity; a heavy reader will at best get through 6,000 in a lifetime. Most of them won’t be much fun or very memorable. Books are like people; we meet many but fall in love very seldom. Perhaps only thirty books will ever truly mark us. They will be different for each of us, but the way in which they affect us will be similar.

The core – and perhaps unexpected – thing that books do for us is simplify. It sounds odd, because we think of literature as sophisticated. But there are powerful ways in which books organise, and clarify our concerns – and in this sense simplify.

Centrally, by telling a story a book is radically simpler than lived experience. The writer omits a huge amount that could have been added in (and in life always – by necessity – is there). In the plot, we move from one important moment directly to the next – whereas in life there are endless sub-plots that distract and confuse us. In a story, the key events of a marriage unfold across a few dozen pages: in life they are spread over many years and interleaved with hundreds of business meetings, holidays, hours spent watching television, chats with one’s parents, shopping trips and dentist’s appointments. The compressed logic of a plot corrects the chaos of existence: the links between events can be made much more obvious. We understand – finally – what is going on.

Writers often do a lot of explaining along the way. They frequently shed light on why a character is acting as they do; they reveal people’s secret thoughts and motives. The characters are much more clearly defined than the people we actually encounter. On the page, we meet purer villains, braver more resourceful heroes, people whose suffering is more obvious or whose virtues are more striking than would ever normally be the case. They – and their actions – provide us with simplified targets for our emotional lives. We can love or revile them, pity them or condemn them more neatly than we ever can our friends and acquaintances.

We need simplification because our minds get checkmated by the complexity of our lives. The writer, on rare but hugely significant occasions, puts into words feelings that had long eluded us, they know us better than we know ourselves. They seem to be narrating our own stories, but with a clarity we could never achieve.

Literature corrects our native inarticulacy. So often we feel lost for words; we’re impressed by the sight of a bird wheeling in the dusk sky; we’re aware of a particular atmosphere at dawn, we love someone’s slightly wild but sympathetic manner. We struggle to verbalise our feelings; we may end up remarking: ‘that’s so nice’. Our feelings seem too complex, subtle, vague and elusive for us to be able to spell out. The ideal writer homes in on a few striking things: the angle of the wing; the slow movement of the largest branch of a tree; the angle of the mouth in a smile. Simplification doesn’t betray the nuance of life, it renders life more visible.

The great writers build bridges to people we might otherwise have dismissed as unfeasibly strange or unsympathetic. They cut through to the common core of experience. By selection and emphasis, they reveal the important things we share. They show us where to look.

They help us to feel. Often we want to be good, we want to care, we want to feel warmly and tenderly – but can’t. It seems there is no suitable receptacle in our ordinary lives into which our emotions can vent themselves. Our relationships are too compromised and fraught. It can feel too risky to be very nice to someone who might not reciprocate. So we don’t do much feeling; we freeze over. But then – in the pages of a story – we meet someone, perhaps she is very beautiful, tender, sensitive, young and dying; and we weep for her and all the cruelty and injustice of the world. And we come away, not devastated, but refreshed. Our emotional muscles are exercised and their strength rendered newly available for our lives.

Not all books necessarily contain the simplifications we happen to need. We are often not in the right place to make use of the knowledge a book has to offer. The task of linking the right book to the right person at the right time hasn’t yet received the attention it deserves: newspapers and friends recommend books to us because they work for them, without quite thinking through why they might also work for us. But when we happen to come across the ideal book for us we are presented with an extraordinarily clearer, more lucid, better organised account of our own concerns and experiences: for a time at least our minds become less clouded and our hearts become more accurately sensitive. Through books’ benign simplification, we become a little better at being who we always really were.

Source: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-importance-of-books/

Suiseki: Lady Murasaki; Eel River stone; collected by Mas Nakajima 2015; walnut daiza 2015.  In the permanent collection of the Oakland Museum of California. Photo by Lisa Vole

Source: https://suisekiart.com/2017/01/02/lady-murasaki/

From Wikipedia:
Murasaki Shikibu (紫 式部, English: “Lady Murasaki”; c. 973 or 978 – c. 1014 or 1031) was a Japanese novelist, poet and lady-in-waiting at the Imperial court in the Heian period. She is best known as the author of The Tale of Genji, widely considered to be one of the world’s first novels, written in Japanese between about 1000 and 1012.

Tosa Mitsuoki illustration of Lady Murasaki writing.  c. late 17th C.
Tosa Mitsuoki illustration of Lady Murasaki writing. c. late 17th C.

Tầm quan trọng của sách
Võ Tấn Phát dịch

Khoảng 130 triệu đầu sách được xuất bản trong lịch sử nhân loại; một độc giả chuyên cần nhất cùng lắm chỉ có thể đọc khoảng 6000 cuốn trong đời. Phần lớn sách không thú vị hay đáng nhớ lắm. Sách cũng như người; ta gặp nhiều nhưng hiếm khi phải lòng ai. Có lẽ chỉ khoảng 30 cuốn sách thực sự ghi dấu ấn lên ta. Chúng sẽ khác nhau cho mỗi người, nhưng cái cách chúng ảnh hưởng lên chúng ta thì giống nhau.

Điều cốt lõi — và có lẽ không ngờ — mà sách đã làm cho ta là đơn giản hoá. Nghe thì kỳ quặc, vì ta nghĩ văn chương vốn phức tạp. Nhưng có những phương cách mà sách hệ thống lại, và làm rõ ràng hơn những điều ta quan tâm — và ở ý nghĩa này sách đơn giản hoá.

Điều chính yếu là, bằng cách kể một câu chuyện, một cuốn sách đã đơn giản hơn rất nhiều so với kinh nghiệm sống. Nhà văn đã bỏ đi một số lượng lớn những thứ có thể thêm vào (và trong đời thực — thì cần thiết — phải hiện diện ở đó). Trong cốt truyện, ta nhảy từ một khoảnh khắc quan trọng này sang khoảnh khắc kế tiếp — trong khi ngoài đời thì vô tận những phân đoạn của câu chuyện đó sẽ làm ta mất tập trung và rối trí. Trong một câu chuyện, những sự kiện quan trọng của một cuộc hôn nhân hiển lộ qua vài chục trang giấy: trong đời thực thì nó sẽ trải qua nhiều năm trời và đan xen với hàng trăm cuộc họp hành, những ngày lễ lạc, hàng giờ liền coi truyền hình, những lần trò chuyện với cha mẹ, mua sắm, và đến gặp nha sĩ. Cái trình tự hợp lý đơn giản hoá đó của cốt chuyện sẽ điều chỉnh lại sự hỗn loạn của đời sống: các mối liên hệ giữa các sự kiện trở nên rõ ràng hơn. Cuối cùng ta hiểu được điều gì đang diễn ra.

Nhà văn thường giải thích rất nhiều theo mạch chuyện. Họ thường làm sáng tỏ lý do tại sao một nhân vật lại hành động như vậy; họ bóc trần những suy nghĩ và những động cơ bí mật của con người. Những nhân vật trong sách như vậy được xác lập rõ ràng hơn nhiều so với những người mà ta thực sư gặp gỡ. Trên trang sách, ta gặp những kẻ thuần ác, những anh hùng dũng cảm hơn và tháo vát hơn, những con người mà đau khổ thì hiển nhiên hơn và đức hạnh thì nổi bật hơn so với trong đời thường. Họ — cùng với những hành động của họ — là những mục tiêu được đơn giản hoá cho đời sống tình cảm của ta hướng tới. Ta có thể yêu hay ghét, thương hại hay lên án họ dễ dàng hơn là làm thế với bạn bè hay người quen.

Ta cần đơn giản hoá bởi vì trí óc ta bị kiểm soát bởi rối rắm của cuộc đời. Nhà văn, trong những dịp hiếm hoi nhưng cực kỳ quan trọng, viết ra những cảm xúc lâu nay cứ lẩn tránh khỏi trí óc ta; các nhà văn đó biết rõ về ta hơn ta biết về chính mình. Họ dường như đang kể chuyện đời ta, nhưng với sự sáng sủa ta không thể nào đạt được.

Văn chương điều chỉnh lại sự thiếu khả năng diễn đạt tự bẩm sinh của ta. Rất nhiều khi ta cảm thấy không đủ chữ; ta có ấn tượng mạnh khi thấy chim bay lượn trên nền trời hoàng hôn; ta cảm được bầu không khí đặc biệt lúc bình minh; ta yêu mến phong thái hơi hoang dã nhưng đầy cảm thông của ai đó. Nhưng chúng ta rất khó khăn khi muốn diễn đạt những cảm xúc đó; rồi cuối cùng chỉ có thể nói: ‘tuyệt quá’. Cảm xúc của ta dường như quá phức tạp, quá vi tế, quá mơ hồ, và khó nắm bắt nên ta không thể diễn đạt thành lời. Một nhà văn lý tưởng sẽ tập trung vào những đặc điểm nổi bật: độ nghiêng của đôi cánh; chuyển động chậm chạp của cành cây lớn nhất; khoé miệng cười. Đơn giản hoá không hẳn phản bội cái sắc thái muôn vẻ của đời sống, mà nó làm đời sống rõ ràng hơn.

Những nhà văn vĩ đại xây những cây cầu tới những con người mà ta dễ bỏ qua như những kẻ kỳ cục hay khó thương. Họ cắt ngang qua cái cốt lõi kinh nghiệm chung của nhân loại. Bằng cách lựa chọn và nhấn mạnh, họ bóc trần ra những điều quan trọng chúng ta đều sở hữu. Họ cho ta biết phải nhìn vào đâu.

Họ giúp ta cảm nhận. Thường thì ta muốn là người thiện, ta muốn quan tâm tới tha nhân, ta muốn cảm thấy ấm áp và dịu dàng — nhưng ta không thể. Dường như không có những bầu chứa thích hợp trong đời sống bình thường của ta để trút hết tâm sự vào đó. Các mối quan hệ của ta thì dễ tổn thương và đầy bất trắc. Ta có thể cảm thấy quá mạo hiểm khi tỏ lòng tốt với ai đó để rồi không được đáp lại. Vì thế ta không thực hành cảm xúc; ta đóng băng. Nhưng rồi, trong những trang sách, ta gặp một ai đó, có lẽ cô rất xinh đẹp, dịu dàng, nhạy cảm, trẻ và sắp chết; và ta khóc cho cô gái và tất cả những tàn ác bất công của thế gian này. Và ta trải qua, không bị tổn hại, mà được làm mới. Những cơ bắp cảm xúc của ta được tập luyện và năng lượng cảm xúc hồi phục trong đời ta.

Không phải sách nào cũng nhất thiết chứa đựng những đơn giản hoá ta cần. Ta thường không ở đúng chỗ để tận dụng kiến thức mà một cuốn sách cung cấp. Việc liên kết một cuốn sách thích hợp cho đúng người vào đúng thời điểm vẫn chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng: báo chí và bạn bè giới thiệu sách cho ta vì chúng hợp với họ, mà không nghĩ kỹ làm sao chúng cũng hợp với ta. Nhưng khi ta tình cờ bắt gặp một cuốn sách lý tưởng cho mình, ta được trình ra một tập hợp những quan tâm và kinh nghiệm của chính ta, cực kỳ rõ ràng, sáng sủa hơn, được hệ thống tốt hơn: ít ra vào lúc đó trí ta ít vẩn đục hơn và tim ta nhạy cảm hơn. Thông qua sự đơn giản hoá vô hại của sách, ta trở nên tốt hơn chút nữa trong khi trở thành chính con người thật của mình.

Thủy thạch: Lady Murasaki; đá sông Eel, California; đá do Mas Nakajima sưu tầm năm 2015 và làm đế bằng gỗ walnut cùng năm. Tặng phẩm cho Viện Bảo tàng Nghệ thuật Oakland ở California. Hình chụp của Trang Vo-Le.

Wikipedia:
Murasaki Shikibu (Kana: むらさきしきぶ; Kanji: 紫式部, Hán Việt: Tử Thức Bộ; 978—1019?) là biệt hiệu của một nữ văn sĩ cung đình thời Heian Nhật Bản, tác giả của cuốn tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, kiệt tác Truyện kể Genji (Nguyên Thị Vật Ngữ), được viết bằng tiếng Nhật vào khoảng năm 1000 đến 1012.

The Magic of the Book — Herman Hesse

1857FF1D-03D6-45BB-AB37-B4827921FC52
The Magic of the Book
(excerpts)
Herman Hesse

Among the many worlds that man did not receive as a gift from nature but created out of his own mind, the world of books is the greatest… Without the word, without the writing of books, there is no history, there is no concept of humanity. And if anyone wants to try to enclose in a small space, in a single house or a single room, the history of the human spirit and to make it his own, he can only do this in the form of a collection of books.

The great and mysterious thing about this reading experience is this: the more discriminatingly, the more sensitively, and the more associatively we learn to read, the more clearly we see every thought and every poem in its uniqueness, its individuality, in its precise limitations and see that all beauty, all charm depend on this individuality and uniqueness — at the same time we come to realize ever more clearly how all these hundred thousand voices of nations strive toward the same goals, call upon the same gods by different names, dream the same wishes, suffer the same sorrows. Out of the thousandfold fabric of countless languages and books of several thousand years, in ecstatic instants there stares at the reader a marvelously noble and transcendent chimera: the countenance of humanity, charmed into unity from a thousand contradictory features.

Source: https://www.brainpickings.org/2016/06/07/the-magic-of-the-book-hermann-hesse-my-belief/

Sự kỳ diệu của sách
Hermann Hesse
Võ Tấn Phát dịch

Trong những thứ con người có được không phải là tặng phẩm từ thiên nhiên mà được tạo ra từ đầu óc của chính mình, sách là thứ vĩ đại nhất… Nếu không có chữ, sẽ không viết ra sách, thì sẽ không có lịch sử, không có khái niệm nhân loại. Và nếu bất kỳ người nào, trong một không gian nhỏ, trong một căn nhà hay trong một căn phòng, muốn dồn hết lịch sử của tinh thần nhân loại lại và biến nó thành tài sản của mình, hắn ta chỉ có thể làm vậy dưới dạng một bộ sưu tập sách.

Điều lớn lao và bí ẩn của kinh nghiệm đọc sách là thế này: khi ta học cách đọc càng riêng biệt, càng nhạy cảm, và càng liên đới nhau, thì ta thấy càng rõ ràng hơn mỗi suy tư và mỗi bài thơ trong cái cái duy nhất tính của nó, trong cái cá nhân tính của nó, và trong những giới hạn chính xác của nó, và thấy rằng tất cả cái đẹp, tất cả sự mê hoặc phụ thuộc vào cá nhân tính và duy nhất tính này — và cùng lúc đó ta càng thấy rõ hơn bằng cách nào mà hàng trăm ngàn giọng nói của các quốc gia gắng đạt được cùng những mục đích đó, cầu nguyện tới cùng các thánh thần dưới những tên gọi khác nhau, có cùng những mơ ước, chịu đựng cùng những nỗi đau buồn. Từ cấu trúc tầng tầng lớp lớp của vô số ngôn ngữ và sách của vài ngàn năm, trong những trường hợp ngất ngây nhất, độc giả đối diện với con quái vật cao thượng và siêu việt vô cùng: vẻ mặt của nhân loại, được hoá phép thành một thể thống nhất từ một ngàn nét đặc trưng trái ngược nhau.

42772759-B740-44CE-A53A-DBF6ADE73561

The Future of Reading – E.B. White

F37E00B8-7BCA-4163-BF5C-A54264240BE9


The Future of Reading
(excerpt)
E.B. White

Reading is the work of the alert mind, is demanding, and under ideal conditions produces finally a sort of ecstasy. As in the sexual experience, there are never more than two persons present in the act of reading — the writer, who is the impregnator, and the reader, who is the respondent. This gives the experience of reading a sublimity and power unequalled by any other form of communication.

Source: https://www.brainpickings.org/2013/10/24/e-b-white-on-the-future-of-reading-1951/

Tương lai của đọc (trích)
E.B. White
Võ Tấn Phát dịch

Đọc là công việc của một đầu óc tỉnh táo, đòi hỏi nhiều công sức, và dưới những điều kiện lý tưởng rốt cuộc sẽ tạo ra một trạng thái ngất ngây. Giống như kinh nghiệm tình dục, không bao giờ có nhiều hơn hai người hiện diện trong hành động đọc sách — người viết, là kẻ trao truyền, và người đọc, là kẻ đáp lại. Điều này đem lại cho kinh nghiệm đọc sách một sự tuyệt diệu và một sức mạnh lớn lao không một hình thức truyền thông nào khác có thể sánh bằng.

0AD1F55C-C98B-44BB-A9B2-6699CB6C681E

On Books – Kafka

2B914368-1C18-46DF-AB69-BE5F0F2D2A0D
Kafka, 1906

On Books
Franz Kafka

I think we ought to read only the kind of books that wound and stab us. If the book we’re reading doesn’t wake us up with a blow on the head, what are we reading it for? So that it will make us happy, as you write? Good Lord, we would be happy precisely if we had no books, and the kind of books that make us happy are the kind we could write ourselves if we had to. But we need the books that affect us like a disaster, that grieve us deeply, like the death of someone we loved more than ourselves, like being banished into forests far from everyone, like a suicide. A book must be the axe for the frozen sea inside us. That is my belief.

Source: Kafka’s letter to his childhood friend, the art historian Oskar Pollak on Jan 1904

https://www.brainpickings.org/2014/06/06/kafka-on-books-and-reading/

BACD982B-1589-46A9-9192-640234397910
Sách

Franz Kafka
Võ Tấn Phát dịch

Tôi nghĩ ta chỉ nên đọc những loại sách nào gây thương tích và đâm nhói thân ta. Nếu cuốn sách ta đang đọc không làm ta sực tỉnh với một cú giáng vào đầu, thì ta đọc nó làm gì? Để ta thấy hạnh phúc, như anh viết? Lạy Chúa, ta sẽ hạnh phúc thực sự nếu không có sách, và loại sách làm chúng ta hạnh phúc là loại sách ta có thể tự mình viết ra được nếu ta bắt buộc phải viết. Nhưng chúng ta cần những cuốn sách ảnh hưởng lên ta như một tai họa, làm ta đau buồn sâu sắc, như cái chết của một người ta yêu thương hơn cả chính bản thân mình, như bị xua đuổi vô rừng sâu cách xa loài người, như tự sát. Một cuốn sách giống như một cái rìu để dùng cho đại dương đông cứng trong ta! Tôi tin như vậy!

Nguồn: thư của Kafka viết cho người bạn thân thời niên thiếu, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Oskar Pollak vào tháng 1 năm 1904

Of Studies – Francis Bacon

1CDE28B7-F1EF-49D5-880F-47A18F44A42F
Photo credit: Wikipedia

Of Studies
Francis Bacon

Studies serve for delight, for ornament, and for ability. Their chief use for delight, is in privateness and retiring; for ornament, is in discourse; and for ability, is in the judgment, and disposition of business. For expert men can execute, and perhaps judge of particulars, one by one; but the general counsels, and the plots and marshalling of affairs, come best, from those that are learned. To spend too much time in studies is sloth; to use them too much for ornament, is affectation; to make judgment wholly by their rules, is the humor of a scholar. They perfect nature, and are perfected by experience: for natural abilities are like natural plants, that need proyning, by study; and studies themselves, do give forth directions too much at large, except they be bounded in by experience. Crafty men contemn studies, simple men admire them, and wise men use them; for they teach not their own use; but that is a wisdom without them, and above them, won by observation. Read not to contradict and confute; nor to believe and take for granted; nor to find talk and discourse; but to weigh and consider. Some books are to be tasted, others to be swallowed, and some few to be chewed and digested; that is, some books are to be read only in parts; others to be read, but not curiously; and some few to be read wholly, and with diligence and attention. Some books also may be read by deputy, and extracts made of them by others; but that would be only in the less important arguments, and the meaner sort of books, else distilled books are like common distilled waters, flashy things. Reading maketh a full man; conference a ready man; and writing an exact man. And therefore, if a man write little, he had need have a great memory; if he confer little, he had need have a present wit: and if he read little, he had need have much cunning, to seem to know, that he doth not. Histories make men wise; poets witty; the mathematics subtile; natural philosophy deep; moral grave; logic and rhetoric able to contend. Abeunt studia in mores. Nay, there is no stond or impediment in the wit, but may be wrought out by fit studies; like as diseases of the body, may have appropriate exercises. Bowling is good for the stone and reins; shooting for the lungs and breast; gentle walking for the stomach; riding for the head; and the like. So if a man’s wit be wandering, let him study the mathematics; for in demonstrations, if his wit be called away never so little, he must begin again. If his wit be not apt to distinguish or find differences, let him study the Schoolmen; for they are cymini sectores. If he be not apt to beat over matters, and to call up one thing to prove and illustrate another, let him study 197 the lawyers’ cases. So every defect of the mind, may have a special receipt.

Source: http://www.authorama.com/essays-of-francis-bacon-50.html

Học
Francis Bacon
Võ Tấn Phát dịch

Học là để thưởng thức, để trang trí, và để rèn luyện năng lực. Học để thưởng thức, chủ yếu là trong lúc riêng tư và nghỉ ngơi; để trang trí, là khi trò chuyện; để rèn luyện năng lực, khi phán đoán và sắp đặt công việc. Những người tài giỏi có thể xử lý, và có lẽ phán đoán những vấn đề đặc biệt, phù hợp với mỗi tình huống; với người bình thường, việc lên kế hoạch và điều hành công việc, thì tốt nhất, phải do những người có học hành đảm nhiệm. Dành quá nhiều thời gian để học là lười nhác; dành quá nhiều thời gian cho trang trí, là màu mè; phán đoán hoàn toàn dựa trên các quy tắc hàn lâm, là trò đùa giỡn của học giả. Việc học làm hoàn chỉnh bản chất, và được làm hoàn chỉnh hơn bởi kinh nghiệm: vì các năng lực tự nhiên cũng giống như cây cối trong thiên nhiên, cần được trồng tỉa, bằng học; và học đến phiên chúng lại tạo ra những hướng đi mới rộng lớn quá mức, may mắn là chúng bị giới hạn trong biên giới của kinh nghiệm. Người khôn lanh thì khinh thường học, người đơn giản thì sùng bái học, và người khôn ngoan thì sử dụng học; bởi vì việc học không dạy cách sử dụng chúng như thế nào; mà đó là trí tuệ, khi không còn học, và vượt qua việc học, đã đạt được bằng quan sát. Đọc không phải để phủ nhận và bác bỏ; cũng không phải để tin tưởng và mù quáng; cũng không phải để đàm thoại và diễn ngôn; mà để đong đo và cân nhắc. Một số sách chỉ để nếm thử, một số khác để nuốt chửng, và một số ít để nhai nhỏ và tiêu hoá; nghĩa là, một số sách chỉ cần đọc một vài phần nào đó; những cuốn khác cần đọc, nhưng không kỹ lưỡng lắm; và một số ít thì phải đọc toàn bộ, với hết lòng chuyên cần và chăm chú. Một số sách có thể được đọc bởi các người giúp việc, và những tóm tắt từ sách soạn ra bởi người nào khác; nhưng đó chỉ dành cho những thứ ít quan trọng, và cho loại sách tầm thường, nếu không thì sách được chưng cất như thế cũng giống như các loại nước được chưng cất ngoài kia, chỉ là những thứ vô vị. Đọc tạo ra một con người đầy đủ; bàn luận tạo ra một người sẵn sàng; và viết tạo ra một con người chính hiệu. Và vì thế, nếu một người viết ít, y phải có trí nhớ giỏi; nếu y ít bàn bạc, y cần sự khôn ngoan lanh lẹ; và nếu y đọc ít, thì y cần phải có rất nhiều khôn ranh, để đoán được cái gì y chưa biết. Lịch sử giúp ta thông thái; thi ca giúp ta tế nhị; toán học giúp ta tinh nhạy; vật lý giúp ta sâu sắc; đạo đức giúp ta nghiêm trang; luận lý và hùng biện giúp ta tranh biện. Abeunt studia in mores (Latin: học trở thành tính cách). Không, không có trở ngại nào của trí óc, mà không thể chữa trị bằng việc học thích ứng; y hệt như những bệnh tật của thể xác có thể chữa lành bằng những hoạt động thích hợp. Bowling giúp cho tinh hoàn và thận; bắn cung cho phổi và ngực; bách bộ cho dạ dày; cưỡi ngựa cho đầu; và tương tự thế. Vì thế nếu tâm trí một ai đó cứ lan man, hãy để y học toán; vì khi phải làm toán, nếu tâm trí cứ thường xuyên chạy tán loạn, thì y phải trở lại từ đầu. Nếu tâm trí y không biết phân biệt hoặc tìm ra những khác biệt, hãy để y học các học giả về Trung cổ; vì họ có thể chẻ sợi tóc làm tư. Nếu y không biết tranh biện, và không biết dùng điều này để chứng minh và làm sáng tỏ một điều khác, hãy để y học 197 vụ kiện tụng của các luật sư. Vì thế mỗi khiếm khuyết của trí óc đều có một công thức chữa trị đặc biệt.

Reading – Vladimir Nabokov

Vladimir Nabokov
Reading

Vladimir Nabokov

Incidentally, I use the word reader very loosely. Curiously enough, one cannot read a book: one can only reread it. A good reader, a major reader, an active and creative reader is a rereader. And I shall tell you why. When we read a book for the first time the very process of laboriously moving our eyes from left to right, line after line, page after page, this complicated physical work upon the book, the very process of learning in terms of space and time what the book is about, this stands between us and artistic appreciation. When we look at a painting we do not have to move our eyes in a special way even if, as in a book, the picture contains elements of depth and development. The element of time does not really enter in a first contact with a painting. In reading a book, we must have time to acquaint ourselves with it. We have no physical organ (as we have the eye in regard to a painting) that takes in the whole picture and then can enjoy its details. But at a second, or third, or fourth reading we do, in a sense, behave towards a book as we do towards a painting. However, let us not confuse the physical eye, that monstrous masterpiece of evolution, with the mind, an even more monstrous achievement. A book, no matter what it is—a work of fiction or a work of science (the boundary line between the two is not as clear as is generally believed)—a book of fiction appeals first of all to the mind. The mind, the brain, the top of the tingling spine, is, or should be, the only instrument used upon a book.

Source: https://www.brainpickings.org/2013/01/21/nabokov-on-what-makes-a-good-reader/

Đọc
Vladimir Nabokov
Võ Tấn Phát dịch

Nhân tiện, tôi dùng chữ độc giả cách rất lỏng lẻo. Thật ra, ta không thể đọc một cuốn sách: mà phải đọc lại cuốn sách đó. Một độc giả giỏi giang, một độc giả quan trọng, một độc giả tích cực và sáng tạo là một kẻ đọc lại. Và tôi sẽ cho biết tại sao. Khi ta đọc một cuốn sách lần đầu tiên, chính cái quá trình cần cù đưa mắt từ trái sang phải, hết hàng này tới hàng khác, hết trang này tới trang khác, công việc thể xác phức tạp này với cuốn sách, chính cái quá trình tìm hiểu trên không gian và thời gian xem cuốn sách đó như thế nào, chính nó ngáng đường giữa ta và việc thưởng thức cuốn sách. Khi nhìn một bức tranh mắt ta không phải đi chuyển theo một hướng nhất định nào đó dù cho nếu, giống như một cuốn sách, bức tranh chứa những yếu tố về chiều sâu và diễn tiến nội dung. Yếu tố thời gian không thực sự xuất hiện khi ta nhìn thấy bức tranh lần đầu tiên. Khi đọc sách ta cần thời gian để làm quen với nó. Ta không có một bộ phận cơ thể nào (như đôi mắt ta có khi xem tranh) để thấu hết cuốn sách vào và thưởng thức tất cả mọi chi tiết. Nhưng lần đọc thứ hai, thứ ba, hay thứ tư thì ta, ở một mức độ nào đó, cũng tiếp cận cuốn sách giống như xem tranh vậy. Tuy nhiên, chúng ta không nên nhầm lẫn giữa con mắt trần, một tuyệt phẩm thần kỳ của tiến hoá, với bộ óc, một thành tựu còn thần kỳ hơn nữa. Một cuốn sách, không cần biết loại nào — một công trình hư cấu hay khoa học (biên giới giữa hai thể loại thì không rõ ràng như ta thường nghĩ) — thì một cuốn sách hư cấu sẽ khêu gợi bộ óc nhất. Trí tuệ, bộ óc, phần trên cùng của cái xương sống nhồn nhột kia, chính là, hay nên là, cái dụng cụ duy nhất dùng cho cuốn sách.

On Books and Reading – Arthur Schopenhauer

EF968FE5-85BB-4D09-AB71-CB26787A7299
Photo credit: Wikipedia


Luận về Sách và Đọc
Arthur Schopenhauer

Võ Tấn Phát dịch
từ bản dịch Anh ngữ của Thomas Bailey Saunder

Dốt nát làm mất phẩm giá chỉ khi đi cùng với giàu có. Người nghèo bị cái nghèo và nhu cầu cấp thiết trói buộc: công việc chiếm hết đầu óc của hắn, chiếm chỗ của kiến thức. Nhưng một kẻ giàu mà dốt nát thì sống chỉ biết hưởng lạc, và giống như muông thú; như thường thấy hàng ngày: và bọn họ có thể bị quở trách vì không biết dùng tiền của và thời gian rảnh rỗi một cách tốt nhất.

Khi ta đọc, một người khác suy nghĩ cho ta: ta chỉ đơn giản là lập lại đường đi trí tuệ của y. Khi tập viết, học trò chỉ dùng bút mực đồ lại những mẫu chữ thầy cô giáo viết sẵn bằng bút chì: cũng như khi đọc vậy; phần lớn nhất của công việc suy nghĩ đã được làm sẵn cho ta rồi. Đó là tại sao ta thấy thư giãn hơn khi cầm sách lên đọc sau một thời gian đắm chìm trong suy nghĩ. Và khi đọc, trí óc ta thực sự chỉ là sân chơi của những suy tư của một kẻ khác. Hậu quả là nếu một kẻ dành hết cả ngày để đọc sách, lúc rảnh lại thư giản không cần động não, y sẽ đánh mất khả năng suy nghĩ; cũng như một kẻ chỉ cưỡi ngựa, cuối cùng quên mất làm sao đi bộ. Đó là trường hợp của nhiều người có học: bọn họ đọc riết tới đần độn luôn. Bởi vì chỉ dành hết thời gian để đọc, và không làm gì hết trừ đọc sách, thậm chí còn làm đầu óc tê liệt nặng hơn là luôn luôn làm việc tay chân, vì kẻ làm việc tay chân cho phép mình đi theo suy nghĩ của bản thân. Một cái lò xo cứ thường xuyên bị ép sẽ mất tính đàn hồi; đầu óc cũng sẽ như thế nếu tư tưởng của người khác cứ thường xuyên nhồi nhét vào. Cũng giống như ta sẽ làm hư dạ dày và hại cơ thể nếu nhồi vào quá nhiều chất bổ béo, ta có thể đổ tràn và làm nghẹt đầu óc khi nhồi nhét nhiều quá. Đọc càng nhiều, càng ít dấu hiệu đọng lại của những gì đã đọc được: bộ óc trở thành tấm bảng cứ bị viết đi viết lại đè lên nhau. Không có thời gian để suy ngẫm, và không có cách nào khác để tiêu hoá những gì đọc được. Nếu ta cứ đọc hoài đọc hoài, mà không bắt đầu óc phải suy nghĩ, những gì ta đọc sẽ không mọc rễ, và thường biến mất. Thực sự tinh thần cũng giống như thể xác, cùng lắm chỉ một phần năm thức ăn là tiêu hoá. Phần còn lại bốc hơi và bài tiết ra ngoài.

Hậu quả là tư tưởng viết ra trên giấy không gì khác hơn những dấu chân trên cát: ta thấy con đường một người đã đi qua, nhưng để biết y đã nhìn thấy gì trên đường đi, ta cần đôi mắt của y.

Chất lượng một phong cách viết không có được nhờ đọc những nhà văn có phong cách đó; dù phong cách đó có là nhiều thuyết phục, giàu tưởng tượng, biệt tài so sánh, táo bạo, cay đắng, ngắn gọn, thanh nhã, dễ dàng trong diễn đạt hay hóm hỉnh, đối chọi bất ngờ, súc tích hay kỳ quặc, v.v. Nhưng nếu những phong cách này có mặt tiềm ẩn trong ta, thì ta có thể nhận ra và đem chúng vào ý thức; ta có thể học được mục đích chúng có thể được dùng ra sao; ta có thể được củng cố thiên hướng sử dụng chúng, hay có can đảm sử dụng chúng; ta có thể phán xét bằng các thí dụ để thấy ảnh hưởng của việc áp dụng chúng, và từ đó rút ra cách dùng chúng cho đúng; và dĩ nhiên chỉ khi đạt đến mức này ta mới thực sự làm chủ những phong cách này. Cách duy nhất mà việc đọc có thể tạo ra phong cách là dạy cho ta cách dùng để ta có thể sử dụng năng khiếu tự nhiên của mình. Ta phải có những năng khiếu đó trước khi ta học cách sử dụng chúng. Không có những năng khiếu đó, việc đọc không dạy cho chúng ta thứ gì khác ngoài những văn phong chết cứng và làm ta trở thành những kẻ bắt chước hời hợt.

Các tầng của trái đất lưu giữ lại những sinh vật đã từng sống trong những thời đại xa xưa; và những hàng sách trên kệ của một thư viện cũng tàng trữ như thế những sai lầm của quá khứ và cách mà chúng bị bóc trần ra. Giống như những sinh vật xưa, những sai lầm đó cũng từng sống động trong thời của chúng, và gây nhiều náo động; nhưng giờ đây chúng cứng ngắt và hoá thạch, và chỉ còn là thứ gây tò mò cho nhà khảo cổ văn chương.

Herodotus kể lại rằng Xerxes khóc trước đội quân của mình trải dài vô hạn quá tầm nhìn, khi nghĩ tới chuyện tất cả họ, sau một trăm năm nữa sẽ không ai còn sống. Và khi nhìn một danh sách những cuốn sách mới, ta có thể khóc khi nghĩ tới chuyện chỉ mười năm nữa, không có một cuốn nào còn được ai nhớ tới.

Trong văn chương cũng như trong đời sống: đi đâu ta cũng gặp một đám người không thể thay đổi được, tràn ngập khắp nơi, chiếm chỗ và làm dơ bẩn mọi thứ, như ruồi nhặng mùa hè. Vì thế một số lượng lớn, mà không ai đếm hết được, những cuốn sách tồi tệ, những thứ cỏ dại ghê tởm của văn chương, đã chiếm hết dưỡng chất của hoa màu và làm nó nghẹt thở. Thời giờ, tiền bạc, và sự quan tâm của công chúng, lẽ ra phải được dành cho sách hay và những mục đích cao quý của chúng, thì bị sách tồi giành hết: chúng được viết ra chỉ nhằm kiếm tiền hay tìm kiếm địa vị. Như thế chúng không chỉ vô dụng; chúng gây ra nguy hại lớn. Chín mươi phần trăm toàn bộ văn chương hiện thời không có mục đích nào khác hơn là moi tiền từ công chúng; và để đạt mục đích đó tác giả, nhà xuất bản, và nhà phê bình cùng cấu kết nhau.

Tôi muốn kể ra đây một trò xảo trá và độc ác, dù mang nhiều lợi nhuận và thành công, được thực hành bởi các nhà văn, những kẻ viết dạo, và một số lượng lớn tác giả. Hoàn toàn không đếm xỉa gì đến gu thẩm mỹ và văn hoá thực thụ đương thời, bọn họ đã thành công trong việc dẫn dắt tất cả mốt đọc sách, để tất cả đều được hướng dẫn để đọc đúng lúc, cùng một thứ, nghĩa là, những cuốn sách mới nhất; nhằm mục đích có chuyện để thảo luận trong nhóm họ giao lưu. Đó là một cái đích được đáp ứng bởi những tiểu thuyết tồi, được viết ra bởi những nhà văn đã từng được mến mộ, như Spindler, Bulwer Lytton, Eugene Sue. Có gì đáng buồn hơn một đám đông đọc sách như vậy, luôn hướng tới đọc ngấu nghiến sách của những tác giả cực kỳ tầm thường viết chỉ vì tiền, và nhiều vô kể? Và vì thế bọn họ hài lòng với chuyện chỉ cần biết tên sách của một số ít thiên tài của mọi thời và mọi quốc gia. Báo chí văn chương cũng là một công cụ xảo quyệt duy nhất cướp đi của công chúng thời gian đọc sách, mà nếu muốn đạt được tầm cao văn hoá, thì phải dành cho những sản phẩm thực thụ của văn chương, thay vì bị xâm chiếm bởi những kẻ tầm thường cẩu thả hàng ngày.

Vì thế, trong việc đọc, điều quan trọng là phải biết kiềm chế. Kỹ năng đó bao gồm chuyện không cứ phải đọc một cuốn sách chỉ vì vào thời điểm đó nó được nhiều người đọc; như những cuốn sách chính trị hay tôn giáo, tiểu thuyết, thơ ca, hay những thứ tương tự, gây nhiều tiếng vang, và có thể được tái bản nhiều lần. Mà hãy nghĩ kỹ một chút, một người viết cho những tên ngốc thì luôn muốn có số người đọc đông đảo; hãy cẩn thận giới hạn thời gian dành cho việc đọc, và để hết vào việc đọc những đầu óc vĩ đại của mọi thời và mọi quốc gia, những người vượt trội hơn số nhân loại còn lại, những người mà danh tiếng đã cho thấy như thế. Chỉ những người đó mới có thể giáo dục và trao truyền kiến thức. Đọc một cuốn sách tồi là quá nhiều, còn đọc bao nhiêu sách hay cũng không đủ. Sách tồi là thuốc độc tâm hồn; chúng tàn phá đầu óc. Bởi vì nhân loại chỉ đọc những thứ mới mẻ hơn là những thứ tuyệt vời nhất của mọi thời đại, người viết chỉ lẩn quẩn trong vòng vây của những tư tưởng đang thịnh hành đương thời; và như thế thời đại đó cứ lún càng ngày càng sâu vào vũng lầy của chính nó.

Mọi thời đại đều có hai nền văn chương diễn ra, song hành với nhau, nhưng ít biết đến nhau; một cái là thực, cái kia chỉ là bề nổi. Cái thứ nhất phát triển thành nền văn chương trường cửu; nó được theo đuổi bởi những ai sống vì khoa học hay vì thì ca; con đường của nó đi thì tỉnh táo và yên lặng, nhưng cực kỳ chậm rãi; và nó sản sinh ra ở Âu Châu chỉ hiếm hoi cỡ một chục tác phẩm mỗi thế kỷ; nhưng đó là những tác phẩm vĩnh cửu. Nền văn chương kia thì được đeo đuổi bởi những kẻ sống bám vào khoa học và thi ca; nó phi nước đại huyên náo và thét la phe phái; và mỗi năm nó tung ra hàng ngàn tác phẩm. Nhưng sau vài năm ta phải hỏi: bây giờ chúng ra sao? còn đâu những danh tiếng đến rất nhanh và ồn ào kia? Loại văn chương này là phù du, còn loại kia là vĩnh cửu.

Trong lịch sử của chính trị, nửa thế kỷ luôn là một khoảng thời gian dài; chất liệu tạo ra chúng luôn thay đổi; luôn có chuyện gì đó đang diễn ra. Nhưng trong lịch sử văn chương thường bế tắt hẳn trong cùng thời kỳ đó; không có gì xảy ra cả, vì những cố gắng vụng về không đáng nói tới. Ta đứng yên cùng một chỗ như 50 năm trước.

Để làm rõ thêm ý kiến của tôi, hãy so sánh sự tiến bộ của tri thức nhân loại với quỹ đạo của một hành tinh. Những con đường sai lầm mà nhân loại thường đi sau mỗi bước tiến bộ quan trọng giống như những đường tròn ngoại luân trong hệ thống địa tâm của Ptolemy, và sau khi đã hoàn tất một vòng ngoại luân đó, thế giới lại quay về chỗ cũ. Nhưng những bộ óc vĩ đại, những người đã thực sự dẫn dắt nhân loại tiến lên phía trước, không hề đi theo nhân loại trên những vòng tròn ngoại luân đó. Nó giải thích tại sao danh tiếng sau khi mất thường được đánh đổi bằng ca tụng lúc còn sống, và ngược lại. Một ví dụ về đường tròn ngoại luân như thế là triết học bắt đầu bằng Fichte và Schelling, và đạt đến đỉnh điểm bởi những trò hề của Hegel. Đường tròn ngoại luân này đi trệch hướng khỏi điểm giới hạn của triết học được Kant thừa kế và phát triển; và từ điểm đó tôi đã tiếp tục phát triển thêm nữa. Trong cùng thời gian đó những triết gia giả mạo tôi đã nêu đích danh và vài kẻ khác đi loanh quanh trên đường tròn ngoại luân đó, đã đi hết đường; như thế những kẻ đồng hành cùng bọn họ biết rằng bọn họ chỉ quay lại chính nơi mà họ khởi hành.

Tình huống này giải thích tại sao mà, cứ mỗi 30 năm, khoa học, văn chương, và nghệ thuật, theo tinh thần của thời đại, bị tuyên bố phá sản. Những sai lầm mỗi lúc một ít cộng lại trở thành to lớn đến mức trọng lượng kỳ quặc của nó đủ làm cho cả hệ thống đổ sụp; trong cùng lúc đó sự đối lập của những sai lầm trên lại lớn mạnh lên. Như thế một thất vọng xảy ra, thường theo đó là sai lầm theo hướng ngược lại. Mô tả những phong trào theo chu kỳ này là mục đích thực sự thiết thực cho lịch sử văn học; tuy vậy rất ít được quan tâm. Bên cạnh đó, khoảng thời gian khá ngắn ngủi của những giai đoạn đó thì khó để thu thập đủ dữ liệu cho một giai đoạn đã qua từ xa xưa; vì thế cách dễ dàng nhất là quan sát vấn đề này ở thời đại của chính mình. Một ví dụ từ khoa học tự nhiên là nghiên cứu địa chất của hành tinh Neptune của Werter.

Nhưng hãy quay lại ví dụ đề cập ở trên, gần gũi nhất với chúng ta. Trong nền triết học Đức, thời đại rực rỡ của Kant bị ngay lập tức theo sau đó là một thời đại cố áp đặt thay vì thuyết phục. Thay vì thấu đáo và sáng tỏ, nó lại cố gắng làm loá mắt, cường điệu, và đến độ không thể hiểu nổi: thay vì đi tìm chân lý, nó kích thích. Triết học không thể tiến bộ theo cách này; và cuối cùng thì cả trường phái này và phương pháp của nó cũng phá sản. Vì sự vô liêm sỉ của Hegel và đồ đệ đã diễn ra, — hoặc vì bọn họ nói năng vô nghĩa phức tạp, hoặc vì vênh váo không chút đắn đo, hoặc bởi vì mục đích của toàn bộ khối sáng tác này hoàn toàn hiển nhiên, — nên cuối cùng không còn gì ngăn trở trò bịp của toàn bộ công trình của họ phơi ra trước thiên hạ: và khi mà một số chuyện lộ ra, sự ủng hộ của giới thượng lưu bị rút lại, thì hệ thống đó bị công khai chế nhạo. Cái tệ hại nhất trong các thứ triết học nghèo nàn từng tồn tại trên đời đã có kết cục đáng buồn, và kéo theo xuống hố thẳm nhục nhã, cả những hệ thống của Fichte và Schelling trước đó. Và như thế, xét cả nền triết học Đức cho tới nay, toàn bộ sự bất tài của triết học trong nửa đầu thế kỷ kể từ sau Kant là hiển nhiên: và tuy vậy người Đức vẫn khoe khoang tài năng triết học của họ khi so sánh với ngoại nhân, đặc biệt là một nhà văn người Anh đã mỉa mai một cách độc ác khi gọi họ là “đất nước của những nhà tư tưởng”.

Để lấy ví dụ về hệ thống tổng quát của những đường tròn ngoại luân từ lịch sử nghệ thuật, hãy xét trường phái điêu khắc Bernini đã phát triển rực rỡ trong thế kỷ trước, đặc biệt là sự phát triển chiếm ưu thế của nó ở Pháp. Lý tưởng của trường phái này không phải là vẻ đẹp cổ điển, mà là vẻ tự nhiên đời thường: thay vì sự đơn giản và thanh nhã của nghệ thuật cổ điển, nó đại diện cho những dáng vẻ của một điệu nhảy minuet Pháp.

Xu hướng này đã phá sản khi, dưới sự hướng dẫn của Winkelman, người ta quay về trường phái cổ. Lịch sử hội họa đưa ra một minh họa trong phần tư đầu của thế kỷ này, khi nghệ thuật chỉ được coi là phương tiện và công cụ của tâm tình tôn giáo trung cổ, và kết quả là những chủ đề của nó chỉ được lấy ra từ những đề tài tôn giáo: tuy nhiên, những chủ đề này được xử lý bởi những họa sĩ, những người không có chút mộ đạo thực thụ nào, và trong sự lừa mị đó họ đi theo những tên tuổi như Francesco Francia, Pietro Perugino, Angelico da Fiesole, và đánh giá những người này cao hơn những bậc thầy sau đó. Chính vì sự khủng khiếp này, và vì trong thi ca chuyện tương tự cũng xảy ra, mà Goethe đã viết chuyện ngụ ngôn Pfaffenspiel. Trường phái này cũng nổi tiếng kỳ quái bất thường, bị phá sản, rồi tiếp theo đó là sự quay về với thiên nhiên, với tuyên bố lấy đề tài từ mọi hình ảnh của đời sống, dù thỉnh thoảng có trượt sang những cái thô tục.

Sự tiến bộ của tư tưởng nhân loại trong văn chương cũng như thế. Lịch sử văn chương phần lớn giống như danh mục của một bảo tàng các dị dạng; linh hồn của nó nhiều nhất là chỉ còn lại bộ da. Những tạo vật được sinh ra với hình dạng xinh đẹp không tìm thấy ở đó. Chúng vẫn sống động, và có thể gặp ở khắp nơi trên thế giới, bất tử, và càng ngày càng xanh tươi. Chỉ riêng bản thân chúng thôi mới tạo thành cái mà tôi gọi là văn chương thực sự; lịch sử của nó, dù ít ỏi về số lượng tác giả, từ nhỏ chúng ta học từ miệng của những người có học, trước khi các cuốn sách truyền đạt cho chúng ta.

Để giải độc cho một khuynh hướng đang thịnh hành là chỉ chuyên đọc lịch sử văn chương, nhằm mục đích có thể huyên thuyên về tất cả mọi thứ, mà không cần phải có chút kiến thức thực thụ nào, hãy để tôi đề cập tới tác phẩm của Lichtenberg (tập II., trang 302), rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

Tôi tin rằng sự hiểu biết nhiều hơn mức cần thiết về lịch sử khoa học và học thuật, vốn đang phổ biến trong thời đại chúng ta, thì vô cùng tai hại cho sự tiến bộ của tri thức. Có nhiều vui thú trong chuyện theo dõi dòng lịch sử này; nhưng thực ra, nó làm cho trí não không những đã không còn trống rỗng, mà còn không có năng lực của chính nó, bởi vì nó quá đầy tràn. Bất kỳ người nào cảm thấy khao khát, không phải là lấp đầy trí óc, mà củng cố nó, phát triển năng lực và tiềm năng trí tuệ của bản thân, và nói chung, làm tăng cường sức mạnh trí tuệ của mình, sẽ thấy rằng không có gì làm nản chí bằng cuộc đối thoại với một kẻ được coi là nhà văn học, về một vấn đề nào đó mà y không hề suy ngẫm chút nào về nó, dù y biết hàng ngàn giai thoại nho nhỏ liên quan tới lịch sử và nghiên cứu về vấn đề đó. Nó y hệt như ta phải đọc một cuốn sách dạy nấu ăn khi ta đang đói bụng vậy. Tôi tin rằng cái gọi là lịch sử văn chương sẽ không thịnh hành trong số những người biết suy xét, những người hiểu được giá trị của chính họ và giá trị của kiến thức thực thụ. Những người này thà sử dụng lý trí của chính mình hơn là phí sức để tìm hiểu những kẻ khác đã dùng lý trí của họ như thế nào. Điều tồi tệ nhất là, như ta sẽ thấy, càng nhiều kiến thức theo hướng nghiên cứu văn chương, càng ít năng lượng để thúc đẩy kiến thức; thứ duy nhất tăng lên là lòng tự tôn đã nắm giữ mớ kiến thức đó. Những kẻ như thế tin rằng họ có kiến thức ở mức độ cao hơn những người có kiến thức thực thụ. Rõ ràng đó là một nhận định có cơ sở, rằng kiến thức không làm người nắm giữ nó thấy tự hào. Những kẻ để chính mình tự mãn thái quá, những kẻ không thể tự mình phát triển kiến thức, thì bận rộn với công việc làm sáng tỏ những chỗ tối trong lịch sử, hay ghi chép lại những gì người khác đã làm. Bọn họ tự mãn, bởi vì họ coi thứ công việc này, dù phần lớn chỉ là máy móc, là thực hành kiến thức. Tôi có thể minh họa bằng ví dụ ý này của tôi rõ hơn, nhưng sẽ là một công việc kinh tởm.

Tuy vậy, tôi mong ai đó sẽ thử viết một bi sử của văn chương, theo ta biết về cách mà các văn sĩ và nghệ sĩ, những người đem lại niềm tự hào nhất cho những đất nước họ sinh ra, đã được đất nước họ đối xử như thế nào trong lúc họ còn sống. Thứ lịch sử đó sẽ cho thấy cuộc chiến không ngừng nghỉ, cuộc chiến mà những thứ tốt đẹp và chân thật của mọi thời đại và mọi quốc gia phải chống lại những thứ xấu xa và tai ác. Nó sẽ kể lại sự hy sinh vì đạo nghĩa của hầu hết những ai thực sự khai sáng cho nhân loại, của hầu hết các bậc thầy vĩ đại của tất cả các nghành nghệ thuật: nó sẽ cho chúng ta thấy làm sao mà, trừ một ít ngoại lệ, họ bị tra tấn đến chết, không được công nhận, không được thông cảm, không có đệ tử; làm sao mà họ sống trong nghèo khổ khốn cùng, trong khi tiếng tăm, danh vọng, và tiền bạc lại dành cho của những kẻ không xứng đáng; làm sao mà số phận của họ là số phận của Esau, người đã săn bắn kiếm được thịt hưu cho cha mình, lại bị cướp mất phúc trạch bởi Jacob, kẻ ngụy trang trong bộ áo của người anh em; làm sao mà, sau mọi tồi tệ như thế, họ vẫn tiếp tục vì tình yêu công việc họ làm, cho đến tận cùng khi cuộc chiến đắng cay của bậc thầy của nhân loại chấm dứt, khi vòng nguyệt quế bất tử được trao cho họ, và thời khắc đã điểm khi ta có thể nói:

Der schwere Panzer wird zum Fluegelkleide
Kurz ist der Schmerz, unendlich ist die Freude.

Áo giáp nặng đã trở thành đôi cánh thiên thần
ngắn ngủi niềm đau, vô tận niềm vui.


Nguồn:
https://en.m.wikisource.org/wiki/On_Books_and_Reading
https://www.gutenberg.org/files/10833/10833-h/10833-h.htm

C74CEDB9-C82F-44A0-AFB5-1906AE9CA63B
Photo credit: Wikipedia