Pathway to Zen — Janet Roth

Pathway to Zen
Janet Roth

I have written before about the suiseki that was given to Mas by his teacher, Mr. Hirotsu.  It is not a stone that immediately strikes the eye but instead rewards long, quiet, contemplation.  As I’ve related, Mas said he did not understand the stone at all when Mr. Hirotsu gave it to him. Over many years he came to realize that Hirotsu-sensei had been trying to lead him, through this suiseki, to the world of Zen.

“Pathway to Zen” (“Lối Thiền”); 7″ x 4.5″ x 5″; Keiseki Hirotsu
“Pathway to Zen” (“Lối Thiền”); 7″ x 4.5″ x 5″; Keiseki Hirotsu

Mas could certainly appreciate dramatic stones and even enjoyed a bit of “bling”, but always it was the spiritual depths of quiet and subtle suiseki that drew him. This can perhaps be felt in the stone he called “Daruma”. Like the one from Mr. Hirotsu, it has depths waiting to be explored.

“Daruma” (“Đạt Ma”); 6″ x 4.5″ x 6″; Mas Nakajima
“Daruma” (“Đạt Ma”); 6″ x 4.5″ x 6″; Mas Nakajima

This past summer I joined a few friends for a collecting trip around Northern California.  I was not planning to collect any stones for myself but was there to enjoy time with friends and to help guide the group to collecting locations. One of the stops was, of course, a place on the Klamath River, deep in the Klamath Mountains of Northern California, where Mas and I loved to collect.

I chose a beautiful spot with a view of the river and scattered some of Mas’ ashes. Almost immediately I looked down, and found a very beautiful little stone, which reminded me of the one from Mr. Hirotsu.

Our good friends Tan-Phat Vo and Lisa Vole were also along on the trip. Phat had learned from Mas the craft of carving daiza and we had all spent much time over the years discussing the art and spirit of suiseki. At lunch I handed my little stone to Phat and asked him if he thought he could make a daiza for it, to which request he very generously agreed.

Recently Phat and Lisa paid a visit to California and brought me the finished suiseki. I had forgotten how beautiful the stone was – and now, finished as a suiseki in Phat’s exquisite daiza, it is sublime.

“Gateway to Zen” (“Cửa Thiền”); 4″ x 2″ x 5″; Tan-Phat Vo
“Gateway to Zen” (“Cửa Thiền”); 4″ x 2″ x 5″; Tan-Phat Vo

It gives me such joy to live with this trinity of stones from Mas, his teacher, and his student. I can only hope that someday I too will be able to glimpse that spiritual realm to which these suiseki lead.

Source: https://suisekiart.com/2022/01/15/pathway-to-zen/

Lối Thiền
Janet Roth
Võ Tấn Phát dịch

Tôi đã viết về viên thủy thạch Mas được vị thầy là ông Hirotsu tặng. Đó không phải là một viên thủy thạch gây chú ý ngay tức khắc, mà cần một sự suy tư lâu dài trong tĩnh lặng mới thưởng nghiệm được. Theo đó, Mas kể rằng anh không hề hiểu được hòn đá khi ông Hirotsu đem tặng. Phải qua nhiều năm sau Mas mới hiểu ra vị thầy Hirotsu đã gắng dẫn dắt anh, thông qua thủy thạch, vào thế giới Thiền.

Dĩ nhiên Mas cũng thích những viên đá nhiều kịch tính và thậm chí đôi khi một số đá sặc sỡ nữa, nhưng chính những hòn thủy thạch yên tĩnh, nhẹ nhàng, sâu lắng thấm vào tâm hồn mới thực sự thu hút Mas. Điều này có thể cảm nhận được từ viên đá Mas đặt tên là “Đạt Ma”. Giống như viên đá của ông Hirotsu, nó có những chiều sâu thẳm chờ ta khám phá.

Mùa hè vừa rồi tôi cùng với vài người bạn đi tìm đá ở Bắc California. Tôi không dự tính sẽ tìm đá cho mình mà chỉ đi chung vui với bạn hữu và hướng dẫn họ tới các nơi tìm đá. Một trong các điểm dừng, dĩ nhiên là một bãi đá trên sông Klamath, nằm sâu trong rừng núi Klamath ở California, một chỗ tìm đá mà Mas và tôi yêu thích.

Tôi chọn một chỗ phong cảnh tuyệt đẹp nhìn xuống dòng sông, và rải một ít tro cốt của Mas. Gần như ngay lập tức tôi nhìn xuống và thấy một viên đá nhỏ và tuyệt, làm tôi nhớ ngay đến viên đá của ông Hirotsu.

Hai người bạn thân Phát và Trang cũng đi cùng chuyến tìm đá này. Phát học cách làm đế của Mas và qua nhiều năm tháng chúng tôi đã thảo luận về nghệ thuật và tinh tuý của môn thủy thạch. Vào lúc ăn trưa tôi đem hòn đá nhỏ ra và hỏi thử Phát có thể làm cái đế gỗ cho hòn đá không, thì anh chàng vui vẻ đồng ý.

Mới đây Phát và Trang đến California và đem đến viên thủy thạch hoàn tất. Tôi đã quên mất vẻ đẹp của viên đá — giờ đây đã thành một viên thủy thạch hoàn hảo với cái đế gỗ thanh tú do Phát làm, nó trông tuyệt hảo.

Khó nói hết được niềm vui của tôi khi ngắm nhìn bộ ba viên thủy thạch này, một viên của người thầy của Mas, một viên của Mas, và một viên từ người học trò của Mas. Tôi chỉ có thể ước mong rằng sẽ có ngày tôi chạm đến chốn tinh thần mà những hòn thủy thạch này dẫn dắt ta vào.

Suiseki

Suiseki
Phat Vo

This article was printed in the California Aiseki Kai Catalog 2014

I don’t know exactly when and why we began to love rocks. Maybe it is an innate human quality. Or maybe it is just like most other passions; we cannot understand them, we simply experience them. Then one day, as a way of professing our love we decided to join Aiseki Kai and take collecting suiseki seriously.

The art of suiseki improves us in so many way. It trains our eyes to appreciate the asymmetry of shapes, the balance of volumes, the pleasing roughness of texture, as well as the absorbent nature of dark colors. The art of suiseki is the most democratic of all: all the rocks of the world are there for any of us to collect; but it takes perseverance and constant research to make one a respectable collector.

Meditating with a favorite suiseki thousands of years old trains our mind. We feel at one with the universe, acknowledge the impermanence of life, and enjoy the present moment in every breath. We are present with our suiseki. We respect nature as is and value the imperfection of things. Cutting a stone, for example, should never be considered.

People often write about the difference between the East and the West. Hiking in Yosemite Valley, or rafting in the Grand Canyon, the rock formations around us look like the old sumi-e paintings of Japan or the landscapes of the Chinese masters. How close the West and the East! Chinese painter Shen Zhou or Japanese poet Basho and his visual counterpart Sesshu would have loved to spend time there writing commemorative poems, or drawing sumi-e paintings of these wonderful scenes. An what is more Zen than the title of Kundera’s novel Unbearable Lightness of Being, or these lines in William Blake’s poem, Auguries of Innocence:

“To see a world in a grain of sand
And a heaven in a wild flower,
Hold infinity in the palm of your hand,
And eternity in an hour.”

Oh, how much alike we all are, East or West! This might explain the rapid spread of the arts of bonsai and suiseki in the West!

Einstein once said gloomily, “I know not with what weapons World War III will be fought, but World War IV will be fought with sticks and stones.” It took the terrible tolls of World War II for the American people and the Japanese people to understand each other, and for the Japanese people to offer gifts of suiseki to America. In this turbulent time, shouldn’t we all find the common beauty in rocks and exchange suiseki between nations, before it’s too late?

Trang & Phat, “Island of Self” (“Hải Đảo Tự Thân”), Kern River, WxHxD 11x4x5.5 in. Photo by Eric Stoner.
Trang & Phat, “Island of Self” (“Hải Đảo Tự Thân”), Kern River, WxHxD 11x4x5.5 in. Photo by Eric Stoner.

Thủy thạch
Võ Tấn Phát

Bài đã đăng ở California Aiseki Kai Catalog 2014

Tôi không biết đích xác khi nào và vì sao chúng tôi bắt đầu mê đá. Có lẽ đó là bẩm sinh của loài người. Hay có lẽ giống như hầu hết mọi đam mê khác trên đời, ta chỉ có thể trải nghiệm thôi chứ không thể nào thấu hiểu hết. Rồi một ngày để bày tỏ tình yêu của mình chúng tôi gia nhập Ái Thạch Hội và bắt đầu sưu tầm đá thật sự.

Môn thủy thạch hoàn thiện chúng ta về nhiều mặt. Nó luyện cho con mắt biết yêu cái bất cân xứng của hình, cái cân bằng của khối, cái thô ráp thú vị của bề mặt, cũng như sức hút hồn của sắc màu tối. Nghệ thuật thủy thạch là môn dân chủ nhất: vì hết thảy đá ngoài kia ai cũng lượm được cả; nhưng cần phải bền chí và kiên trì học hỏi mới trở thành một bậc thầy của môn thủy thạch.

Khi lắng lòng suy tư bên một hòn thuỷ thạch hàng ngàn năm tuổi, trí tuệ của ta được khai mở. Ta thấy mình hoà nhập với vũ trụ, thấu suốt được cái vô thường của đời sống, và tận hưởng mỗi giây mỗi phút của từng hơi thở. Ta thấy mình sống trong giờ phút hiện tại với hòn thuỷ thạch. Ta tôn kính tự nhiên và yêu quý cái bất toàn của mọi vật. Cưa đá để làm nó hoàn chỉnh hơn là điều cấm kỵ.

Người ta thường viết về sự khác biệt của Đông và Tây. Khi lội bộ ở Thung lũng Yosemite, hay chèo thuyền dưới Đại Vực (Grand Canyon), những núi đá xung quanh ta gợi lại những bức tranh thuỷ mặc của Nhật hay tranh phong cảnh của các danh hoạ Trung Hoa. Đông và Tây thật gần nhau vậy! Danh hoạ Trung Hoa Thẩm Chu, hay thi sĩ Nhật Bản Ba Tiêu, hay hoạ sĩ Tuyết Chu chắc chắn sẽ thèm đến làm thơ hay vẽ tranh ghi nhớ những thắng cảnh đó. Và có gì Thiền hơn tiêu đề cuốn tiểu thuyết của Kundera Đời Nhẹ Khôn Kham, hay những vần thơ này của William Blake, Những Vần Vô Nhiễm (Auguries of Innocence):

“Thế giới trong hạt cát
Thiên đường trong đoá hoa
Vô hạn trong bàn tay
Vĩnh cửu trong một khắc.”

Ô, chúng ta giống nhau làm sao, Đông và Tây! Đó là vì sao những môn nghệ thuật bonsai và thủy thạch lan toả nhanh ở Phương Tây!

Einstein có lần đã nói rất bi quan: “Tôi không biết người ta đánh nhau bằng thứ gì trong Thế Chiến III, nhưng Thế Chiến IV thì chắc là đánh nhau bằng gậy bằng đá thôi”. Phải qua những kinh hoàng của Thế Chiến II người Mỹ và Nhật mới hiểu nhau hơn, và nhân dân Nhật mới tặng nước Mỹ những món quà thủy thạch để kết bạn. Ở thời điểm hỗn loạn này, chúng ta có nên đi tìm cái đẹp trong đá và trao những món quà thủy thạch giữa các quốc gia với nhau, trước khi quá trễ?