
To The Other Shore
Phat Vo
On a trip to the Eel River in 2015, we crisscrossed the river and wandered for miles. As usual, we picked up and carried in our backpacks several potentially good stones. Then Lisa found a long, skinny, and curving stone. She called me over to tell me she found a bridge stone. When I saw it, I was startled and told Lisa that it was a beautiful boat. And I told her that we had to wrap it in all the extra clothes we carried, throw out all the rocks in her backpack, and just carry that wrapped boat stone home in her pack. A little surprised and annoyed by my reaction, Lisa was at first hesitant but then found the boat worthy of our extra care.
That same year we displayed it at the annual California Aiseki Kai exhibition at The Huntington. Everyone was talking about our boat. Don Kruger joked about slipping it into his pocket and taking it home for himself. Nina Ragle could not find a better boat stone in her collection. In his lecture, Larry Ragle mentioned that there was a fine example of a boat stone that could be seen in the exhibition, and as a result many visitors came up asking about our boat stone. Jim Greaves offered to trade a ‘boat load’ of boat stones for ours; the only bad thing is that every year since, he has looked at our stones, shook his head and teased us that since finding the boat stone we have gone downhill in our ability to find great suiseki.
In the East and West boats have been significant in literature and in art. In Greek mythology the ferryman Charon carried the deceased souls on his boat to the world of death. In East Asia, boats are everywhere. Landscape ink paintings often include boats as one of the few elements indicating the presence of man. Chinese people romanticized the death of the Poet Immortal, Li Po, with a version of him drunken on a boat, jumping into the river to embrace the reflection of the moon. The most well-known Chinese poem is about a sleepless literati man on a boat at midnight near the famous Cold Mountain Buddhist Temple. The great Japanese painter’s pen name was Sesshu, or Snow Boat. The most well known Japanese woodblock print, Hokusai’s The Wave, depicts three small boats in an angry sea. One of the best Chinese literature figures, Su Dongpo, often wrote about his journeys on a boat at night. Buddha compared his teaching as a means to find truth, to a boat as a means to cross over a river; and so his teaching was not a thing to hold onto, just as there was no reason to continue to drag the boat along on land. The most famous Buddhist sutra (teaching) is the Heart Sutra; the name of our stone derives from its concluding mantra (sacred utterance) that urges Buddhists to bravely cross ‘to the other shore’ to reach enlightenment.
Note: The Heart Sutra
https://plumvillage.org/sutra/the-heart-sutra/
Source: http://www.aisekikai.com/resources/July+newsletter+21.pdf
—
Qua Bờ
Võ Tấn Phát
Trong một chuyến đi tìm đá trên sông Eel vào năm 2015, hai đứa mình cứ lội qua lại hai bên sông và lang thang hàng mấy dặm. Như thường lệ, chúng tôi lượm bỏ vào ba lô vài hòn đá đẹp có tiềm năng. Rồi Trang tìm được một viên đá dài, mỏng và cong. Cô nàng gọi tôi tới khoe đã tìm được viên đá giống như chiếc cầu đá (bắc qua lạch nước). Vừa nhìn thấy tôi giật mình và bảo là viên đá hình thuyền này tuyệt đẹp. Rồi tôi nói Trang dùng mớ áo quần đem theo phòng hờ gói viên đá lại thật kỹ, bỏ hết những hòn đá trong ba lô ra, và chỉ mang viên đá này về là đủ. Hơi ngạc nhiên và bực mình vì phản ứng có vẻ quá đáng của tôi, Trang lúc đầu miễn cưỡng nhưng rồi cũng thấy hòn đá đẹp này đáng được nâng niu cẩn thận như vậy.
Cuối năm đó chúng tôi đem hòn đá đi triển lãm ở Ái Thạch Hội California ở Huntington Library. Ai ai cũng bàn luận về hòn đá. Don Kruger cười nói ông muốn tuồn nhẹ hòn đá này vào túi áo đem về nhà. Nina Ragle nói bà không tìm được hòn đá nào đẹp hơn trong bộ sưu tập của mình. Trong những buổi giới thiệu thủy thạch, Larry Ragle nhắc đến hòn đá hình thuyền của tụi mình đang triển lãm, và nhiều người đã đến hỏi về viên đá. Jim Greaves hỏi tụi mình đổi một lô lốc đá hình thuyền ông đang có ở nhà; chỉ có một chuyện hơi phiền với hòn đá này là những năm sau đó, mỗi lần nhìn đá tụi mình đem tới, Jim lại lắc đầu và nói giỡn là đá của tụi mình xuống dốc mất rồi.
Ở cả Phương Đông lẫn Phương Tây thuyền có địa vị quan trọng trong văn chương nghệ thuật. Trong thần thoại Hy Lạp người đưa đò Charon chở linh hồn những người mới chết trên con thuyền của mình sang thế giới người chết. Đặc biệt ở Đông Á, thuyền có mặt khắp nơi. Tranh phong cảnh thủy mặc thường có một chiếc thuyền để đánh dấu sự hiện diện của con người. Người Trung Hoa thi vị hoá cái chết của vị Thi Thánh của họ, Lý Bạch, bằng huyền thoại khi về già ông say rượu trên thuyền và nhảy xuống nước ngỡ ôm trăng. Bài thơ nổi tiếng nhất của Trung Hoa tả lại lúc nửa đêm một thi nhân mất ngủ trên chiếc thuyền ở gần Hàn San Tự. Bút hiệu của họa sĩ vĩ đại nhất của Nhật Bản là Sesshu, Tuyết Chu, hay Thuyền Tuyết. Bức tranh khắc gỗ nổi tiếng nhất của Nhật Bản, Sóng của Hokusai, có hình ba chiếc thuyền nhỏ giữa biển khơi cuồng nộ. Một trong những khuôn mặt lớn nhất của văn chương Trung Hoa, Tô Đông Pha, cũng thường tả những chuyến đi thuyền trên sông vào ban đêm. Đức Phật so sánh những lời dạy của ngài như một phương tiện để tìm ra chân lý, cũng như chiếc thuyền là phương tiện qua sông; vì thế không cứ khư khư đeo bám vào những lời dạy đó, cũng như không có lý do gì cứ kéo theo chiếc thuyền trên bộ sau khi đã qua sông. Bài kinh nổi tiếng nhất của Đạo Phật là Bát Nhã Tâm Kinh; tên của hòn đá được lấy từ câu thần chú cuối bài thúc giục hành giả hãy nhất quyết ‘qua bờ’ để đạt giác ngộ viên mãn.
Đã đăng trên Nguyệt san của Ái Thạch Hội California: http://www.aisekikai.com/resources/July+newsletter+21.pdf