Morning Glories and Suiseki

Hokusai, Blue blossom of morning glory on vine, ink wash on paper
Hokusai, Blue blossom of morning glory on vine, ink wash on paper


Morning Glories and Suiseki

Phat Vo

Morning glory or asagao in Japanese, in my opinion, is the best flower to display with suiseki during summertime. The fleetingness and softness of the flower contrast sharply with the almost indestructibility and hardness of the rock. And we are there, somewhere in between, but sometimes more ephemeral than the most fragile flower, enjoying the arrangement, and contemplating the meaning of life.

The morning glory was introduced to Japan rather recently. When The Tale of Genji was written in the 11th century, asagao was referred to as blue bell in chapter 20. Until the 16th century it was still rare in Japan, as told by Okakura Kakuzo in The Book of Tea.

“… In the sixteenth century the morning-glory was as yet a rare plant with us. Rikyu had an entire garden planted with it, which he cultivated with assiduous care. The fame of his convulvuli reached the ear of the Taiko, and he expressed a desire to see them, in consequence of which Rikyu invited him to a morning tea at his house. On the appointed day Taiko walked through the garden, but nowhere could he see any vestige of the convulvulus. The ground had been leveled and strewn with fine pebbles and sand. With sullen anger the despot entered the tea-room, but a sight waited him there which completely restored his humor. On the tokonoma, in a rare bronze of Sung workman- ship, lay a single morning-glory—the queen of the whole garden!”

But the morning glory had spread fast, and by the 17th century it was found in the poor poet Basho’s garden.

morning glories —
locked during daytime,
my fence gate
(Basho)

Or it was found wild near a well.

the morning glory
took the well-bucket away from me —
I go to the neighbor for water
(Chiyo-Ni)

Kuniyoshi, Chiyo-Ni and Morning Glories, woodblock
Kuniyoshi, Chiyo-Ni and Morning Glories, woodblock

Naturally the greatest Japanese artists loved to paint morning glory flowers. Katsushika Hokusai painted morning glories and produced multiple woodblocks of them. Utagawa Kuniyoshi depicted the famous moment of Chiyo-Ni seeing the morning glory taking over her water bucket. But the best is Utagawa Hiroshige with his woodblocks on the subject of morning glories, and we could feel the sensitive flowers trembling under the weight of a grasshopper.

Hiroshige, Morning Glories and Grasshopper, woodblock
Hiroshige, Morning Glories and Grasshopper, woodblock

This adoration of morning glories is a very Japanese thing, as the flower has not got into the art and literature of China or other East Asian countries over their long histories. It is perhaps no accident that the worship of the morning glory is associated with the maturity of teaism.

We used to grow some Japanese morning glories over the summer and enjoyed them in a pot, or with our suiseki. Lately we traveled often and so we settled with origami morning glories. The feeling was different. A nice hanging scroll of the flower is better, you might say.

Origami morning glories
Origami morning glories

In summertime while looking for stones on the banks of Eel River, we never ceased to be amazed at the sight of pink morning glories here and there. Somehow they have survived the frost, snow, and heavy rain of the harsh winter, to bloom for a few hours in those summer mornings. They are tougher than they look.

Morning glories near Dos Rios on the Eel River
Morning glories near Dos Rios on the Eel River

Ever since we got into suiseki, we have looked hard for a morning glory picture in stone. But the asagao suiseki seems so elusive. Just recently we found a small rock from Hawaii that resembled a single morning glory flower. What a joy!

Morning glory, Hawaii beach
Morning glory, Hawaii beach

A few years back I googled Matsunaga Teitoku, author of a lovely poem on morning glory.

The morning glory blooms but an hour
And yet it differs not at heart
From the great pine that lives for a thousand years.
(Matsunaga Teitoku)

And I found it in several moving eulogies mourning the deaths of children. Who could have thought a fragile flower could bring people across space and time together.

Suzuki Kiitsu, Morning Glories, folding screen
Suzuki Kiitsu, Morning Glories, folding screen

Article appeared in California Aisekikai Newsletter May 2023 Issue

Triêu Nhan và Thuỷ Thạch
Võ Tấn Phát

Triêu nhan hay asagao trong tiếng Nhật, theo tôi, là loại hoa thích hợp nhất để trưng bày với thủy thạch trong mùa hè. Vẻ phù du và mảnh dẻ của đóa hoa tương phản mạnh mẽ với độ cứng hầu như không thể phá hủy của hòn đá. Và chúng ta hiện diện ở nơi này, đâu đó giữa hai thái cực, nhưng đôi khi dễ vỡ hơn cả đóa hoa mỏng mảnh nhất, thưởng thức sự trưng bày, và suy ngẫm về ý nghĩa của kiếp nhân sinh.

Hoa triêu nhan được đem vào Nhật Bản chỉ gần đây. Trong tiểu thuyết Nguyên Thị Vật Ngữ được viết vào thế kỷ 11, triêu nhan được dùng để chỉ hoa chuông xanh ở chương 20. Đến tận thế kỷ 16 triêu nhan vẫn còn hiếm ở Nhật, như Okakura Kakuzo viết trong cuốn Trà Thư.

“… Vào thế kỷ thứ mười sáu, triêu nhan còn là một loại hoa hiếm có ở Nhật Bản. Lợi Hưu có cả một vườn trồng toàn hoa đó, và ông chăm nom hết sức cẩn thận. Danh tiếng của loại hoa leo đó đến tai Thái Cáp. Thái Cáp ngỏ ý muốn xem hoa, do đó Lợi Hưu mời Thái Cáp tới nhà dùng trà buổi sáng. Tới ngày hẹn, Thái Cáp đi dạo chơi khắp vườn, nhưng không thấy bóng triêu nhan đâu cả. Mặt đất đã san bằng và trải cuội với cát. Bạo chúa bước vào trà thất, vừa buồn vừa giận, nhưng một cảnh bất ngờ làm cho ông vui hẳn lên. Trên sàng gian, trong một báu vật bằng đồng tinh xảo đời Tống, đặt một đóa triêu nhan duy nhất – vị nữ vương của tất cả hoa viên!”

Nhưng triêu nhan đã lan tỏa nhanh chóng, và đến thế kỷ 17 hoa đã mọc cả ở vườn nhà thơ nghèo Ba Tiêu.

triêu nhan—
giữa ban ngày lại khóa
cổng hàng rào của ta
(Ba Tiêu)

Hoặc triêu nhan mọc hoang dại bên bờ giếng.

triêu nhan
chiếm gàu nước của ta rồi —
đành xin nước thôi
(Thiên Đại Ni)

Hiển nhiên các họa sĩ lớn nhất của Nhật Bản đều mê vẽ triêu nhan. Katsushika Hokusai vẽ tranh thủy mặc hay họa những bức mộc bản về triêu nhan. Utagawa Kuniyoshi họa những bức mộc bản ghi lại thời điểm nổi danh khi Thiên Đại Ni bắt gặp triêu nhan chiếm mất gàu nước. Nhưng tuyệt nhất có lẽ là Utagawa Hiroshige với những bức mộc bản vẽ triêu nhan, và ta cảm nhận được đóa hoa nhạy cảm đó run rẩy dưới sức nặng của con châu chấu.

Lòng sùng bái triêu nhan là rất riêng của Nhật Bản, vì loại hoa này không đi vào văn chương nghệ thuật trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Hoa hay các nước Đông Á khác. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà sự tôn sùng triêu nhan đi đôi với sự trưởng thành của trà đạo.

Chúng tôi thường trồng triêu nhan Nhật vào mùa hè và ngắm nhìn chúng trong bình hay thưởng thức chúng với thủy thạch. Gần đây chúng tôi thường đi du lịch nhiều, nên đành sắp đặt bình hoa triêu nhan origami (gấp giấy). Cảm giác dĩ nhiên khác nhau. Bạn có lẽ sẽ bảo, treo một bức thủy mặc vẽ hoa triêu nhan thì hay hơn.

Vào mùa hè khi tìm kiếm đá trên bờ sông Eel, chúng tôi không bao giờ hết ngạc nhiên trước những đóa triêu nhan phớt hồng mọc rải rác khắp nơi. Bằng cách nào đó chúng đã sống sót qua được tuyết giá, mưa bão của mùa đông khắc nghiệt, để nở ra chỉ vài giờ vào những sáng mùa hè. Triêu nhan mạnh mẽ hơn vẻ ngoài của chúng.

Từ khi bắt đầu đam mê thủy thạch, chúng tôi gắng tìm hình ảnh triêu nhan trên đá. Nhưng thủy thạch có hình triêu nhan khó tìm thấy. Mới đây chúng tôi lại thấy một hòn đá ở Hawaii tựa như một đóa triêu nhan. Thật là quá hay!

Vài năm trước đây tôi tra tìm trên mạng Matsunaga Teitoku, tác giả một bài thơ đẹp về triêu nhan.

triêu nhan chỉ nở một giờ
mà tâm không khác
thông già nghìn năm
(Matsunaga Teitoku)

Và tôi đã thấy bài thơ này được dùng trong vài bài điếu văn cảm động cho tang lễ các trẻ thơ. Có ai ngờ được một đóa hoa mỏng manh như thế có thể mang con người vượt không-thời gian để đến với nhau.

Huntington Library Aiseki Kai 2022 Exhibition

Huntington Library Aiseki Kai 2022 Exhibition – Lisa and Phat Vo

 

“Island of Self”, “Hải Đảo Tự Thân”, Kern River, CA WxHxD 11x5x6 inches
“Island of Self”, “Hải Đảo Tự Thân”, Kern River, CA WxHxD 11x5x6 inches

 

One Stroke Daruma, Đạt Ma Một Nét Bút (Nhất Bút Đạt Ma), A river in the USA, WxHxD 9x11x4 inches
One Stroke Daruma, Đạt Ma Một Nét Bút (Nhất Bút Đạt Ma), A river in the USA, WxHxD 9x11x4 inches

 

Chrysanthemum, Hoa Cúc, Eel River, WxHxD 7x11x11 inches
Chrysanthemum, Hoa Cúc, Eel River, WxHxD 7x11x11 inches

 

Plum Blossoms, Hoa Mai A river in the USA, WxHxD 8x8.5x4.5 inches
Plum Blossoms Hoa Mai A river in the USA WxHxD 8×8.5×4.5 inches

 

Tsukubai (stone washbasin), Bồn nước, A river in the USA, WxHxD 7.5x4.5x7 inches
Tsukubai (stone washbasin), Bồn nước, A river in the USA WxHxD 7.5×4.5×7 inches

 

Glacier, Băng Hà, Eel River, WxHxD 14x5.5x9.5 inches
Glacier, Băng Hà, Eel River, WxHxD 14×5.5×9.5 inches

Suiseki and the Chrysanthemum

Chrysanthemum in Vase
Suiseki and the Chrysanthemum
Phat Vo

Chrysanthemums were first cultivated in China in 15th century BC. In 5th century Tao Qian canonized the chrysanthemum as a recluse of flowers, as his poetic lines “I pluck chrysanthemums under the eastern hedge/Then gaze long at the distant summer hills” told of a dream of finding peace in a bustling district. The Chinese literati class included the chrysanthemum among the Four Nobles (along with the plum blossom, orchid, bamboo) in arts and literature. In the Mustard Seed Garden Manual of Painting first published in China in the 17th century, The Book of Chrysanthemums preface summed up the characteristics of the chrysanthemum the literati so much admired:

“The chrysanthemum is a flower of proud disposition; its color is beautiful, its fragrance lingers… Although the chrysanthemum is usually placed in the category of herbaceous plants, its proud blossoms brave the frost and it is classed with the pine (i.e., with trees and ligneous plants). Its stem is solitary and strong, yet as supple as the stems of spring flowers. Its leaves are rich and sleek, yet they have aspects of varied as those that quickly fade.”

Gao Fenghan, Chrysanthemums and Rock
Gao Fenghan, Chrysanthemums and Rock

Woodblock print by Utagawa Hiroshige
Woodblock print by Utagawa Hiroshige

Chrysanthemums later spread to Korea, Japan, and Vietnam, and were loved by the Confucian literati as well as the Buddhist monks. The Japanese were so taken by the chrysanthemum that they made it the Emperor’s crest. Chrysanthemums have permeated the whole of Japanese society, from the court’s symbol, to the noblemen’s ink paintings, to the monks’ haiku, to the farmers’ decorations on everyday utensils. The Japanese tearoom was constructed with Tao Qian’s philosophy, as a serene haven in the middle of a noisy city.

Japanese Emperor’s Crest
Japanese Emperor’s Crest

Naturally suiseki connoisseurs love chrysanthemum stones. It seems like a miracle to have a picture of an elegant and intricate chrysanthemum flower imprinted on a piece of hard rock in nature. People who are fortunate enough to find one in nature can talk for hours about that marvelous moment he or she discovered such a stone.

Last summer after visiting Mt. Rainier and on the way home, we stopped at the Eel River to look for stones. We walked along the river for hours without finding anything significant. When we decided it was time to head back, I saw a chrysanthemum stone in front of me. We dug it up, cleaned it, and were thrilled with joy. We just stayed there and discussed the best way to present it. One position suggested a Chinese poet with white hair holding a few chrysanthemum flowers; another position seemed like chrysanthemums in front with Mt. Fuji in the background. We were so fascinated with our stone that we forgot the time, and later had to walk back to our car in the dark for maybe half an hour.

“Chrysanthemums Under the Eastern Hedge”, WxHxD 11x11x7 inches
“Chrysanthemums Under the Eastern Hedge”, WxHxD 11x11x7 inches

“Chrysanthemums and Mt. Fuji”, WxHxD 11x11x7 inches
“Chrysanthemums and Mt. Fuji”, WxHxD 11x11x7 inches

Chrysanthemums were a symbol of autumn back in old Vietnam, but it was also a familiar flower during Tet (Lunar New Year) when we grew up. In America we still buy chrysanthemums to celebrate Tet and to honor our deceased relatives.

While chrysanthemum stones are extremely rare, chrysanthemum flowers are so common nowadays. We cannot walk into a grocery store or a nursery without spotting some yellow chrysanthemums. We usually just buy a bunch of flowers together without thinking, and don’t even take time to know the fragrance of each type of flower, let alone of the chrysanthemum. And we would throw away the whole vase of flowers at the first sight of a wilted flower or a yellow leaf. Modern life is so convenient that we miss out on the beauty of taking time to appreciate each step of development of a single chrysanthemum flower. And we miss out on some simple surprises that our ancestors enjoyed.

emaciated
yet somehow the chrysanthemums
begin to bud
— Basho, translation by Makoto Ueda

Article appeared in California Aiseki Kai Newsletter November 2022 Issue

Thuỷ Thạch và Cúc
Võ Tấn Phát

Cúc được trồng trước tiên ở Trung Hoa vào thế kỷ 15 trước Công Nguyên. Vào thế kỷ thứ 5, Đào Tiềm điển phạm hoá cúc thành loài hoa ẩn dật, với những câu thơ “Hái cúc dưới giậu đông, thơ thới nhìn núi Nam” đã ghi lại mơ ước tìm được an bình giữa chốn thị thành nhộn nhịp. Giới văn nhân Trung Hoa liệt cúc vào hàng Tứ Quân Tử (cùng với mai, lan, và trúc) trong văn chương nghệ thuật. Trong cuốn Giới Tử Viên Hoạ Truyền xuất bản lần đầu tiên vào thế kỷ 17, lời nói đầu của tập Cúc Phổ đã tóm tắt những phẩm chất của của cúc mà giới sĩ phu ngưỡng mộ:

“Cúc là loài hoa kiêu hãnh; màu hoa đẹp, hương hoa đọng… Dù cúc được xếp vào loại thân thảo, những đoá hoa kiêu hãnh đối diện với giá rét và cúc được xếp chung với tùng (tức là các loài thân mộc). Thân hoa đứng đơn độc và mạnh mẽ, nhưng mềm mại như thân các loại hoa mùa xuân. Lá cúc đậm màu và trơn láng, nhưng có đầy đủ phẩm chất của các loại lá mau chóng tàn phai.”

Sau đó cúc lan truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, và Việt Nam, và được cả giới sĩ phu Khổng Giáo lẫn giới tu sĩ Phật Giáo yêu chuộng. Người Nhật yêu thích cúc tới nỗi đã lấy cúc làm huy hiệu Hoàng Đế. Cúc đã thấm đẫm xuống mọi tầng lớp của xã hội Nhật, từ huy hiệu của triều đình, tới tranh thủy mặc của giới quý tộc, tới thơ haiku của các nhà sư, cho tới các trang trí trên những vật dụng thường ngày của nông dân. Trà thất Nhật Bản được xây với triết lý của Đào Tiềm, như một trú cư thanh bình giữa phố thị ồn ào.

Lẽ tự nhiên là một người sành thủy thạch yêu thích đá hình hoa cúc (cúc hoa thạch). Hình ảnh đóa hoa cúc thanh nhã mềm mại in trên một phiến đá cứng trong tự nhiên ắt phải là một phép mầu. Ai may mắn tìm được một hòn đá hình hoa cúc có thể huyên thuyên hàng giờ về giây phút tuyệt vời lúc tìm được hòn đá đó.

Mùa hè vừa rồi sau khi thăm viếng núi Rainier, trên đường về nhà, chúng tôi dừng lại ở sông Eel để tìm đá. Chúng tôi đã lang thang hàng mấy giờ liền dọc theo bờ sông mà không tìm được gì. Khi chúng tôi quyết định quay lại, thì tôi thấy một hòn đá hoa cúc ngay trước mặt. Chúng tôi đào lên, rửa sạch bùn đất, và mừng vui khôn xiết. Chúng tôi ngồi bên bờ sông bàn luận nên trưng bày hòn đá như thế nào. Ở một góc nhìn này thì hòn đá giống như một thi nhân Trung Hoa tóc bạc đang cầm vài đóa hoa cúc; ở một góc nhìn khác thì tựa như khóm cúc với núi Phú Sĩ ở hậu cảnh. Chúng tôi bị hòn đá làm mê hoặc đến quên cả thời gian, khi quay lại chỗ đậu xe chúng tôi phải lần mò trong đêm tối cả nửa giờ.

Hoa cúc cũng là biểu tượng mùa thu của Việt Nam một thời xa xưa, nhưng khi chúng tôi lớn lên thì cúc lại rất quen thuộc vào dịp Tết. Ở Mỹ chúng tôi cũng mua cúc về đón Tết và tưởng nhớ những người thân đã mất.

Trong khi đá hoa cúc thì cực kỳ hiếm, hoa cúc lại rất thông thường hôm nay. Chúng ta không thể bước vào bất kỳ ngôi chợ hay vườn cây nào mà không thấy hoa cúc vàng đâu đó. Chúng ta thường mua cả bó hoa mà không chút bận tâm, và không thèm bỏ thời gian ra để nhận biết hương thơm mỗi loại hoa, nói gì đến hương cúc. Rồi chúng ta sẵn sàng đổ cả bình hoa đi khi có dấu hiệu một đóa hoa tàn hay một chiếc lá úa. Đời sống hiện đại quá tiện lợi nên ta làm sao biết được điều tuyệt diệu khi chậm rãi thưởng thức từng nét đổi thay của mỗi đóa cúc. Và ta cũng thiếu vắng những bất ngờ giản dị mà cổ nhân từng thụ hưởng.

úa tàn
mà sao cúc
trổ hoa
— Ba Tiêu

Northern California Suiseki Stones — Sam Edge

Northern California Suiseki Stones
Sam Edge


Earlier that summer our club had taken a trip to the Trinity and the Klamath rivers.  On our drive up to our camp ground on the Klamath we stopped for lunch on the bank of the Trinity River.  It was a beautiful spot with picnic tables, shade trees, and the cool breeze of the roaring river.  I will post photos of that trip at some point.

After lunch we decided to try our hand at locating a few nice stones along the riverbank.  As I was wandering around turning over stones, I came to a clump of bushes that went right into the water.  I decided to go rummaging around in the bushes and low and behold just lying on the ground was this stone.  Janet has reminded me on several trips that often a stone is just lying there as if waiting for you to finally show up to pick it up.  This was clearly the case with this beautiful stone.  Not a single piece of this stone was underground – it was just as if it was patiently waiting for me to come along to pick it up and admire it.

Trinity River Stone, photo by Sam Edge
Trinity River Stone, photo by Sam Edge

Many are going to look at this stone and say “well it has been polished!”  Frankly, if I hadn’t been the one to pick it up in this exact state that is exactly what I would have said as well.  Is this a classic suiseki shape – of course not.  Do we love this stone – yes we do!

I ran this stone over to Mas to see what he thought.  He agreed that had he not been there he would have thought this old patina was created through polishing.  Mas thought this was perhaps the best stone our group found that day – at least until that point…  It is a beautiful stone from both sides.  We elected to have this side be the front as it just “felt better.”  Several people who have seen this stone have said that it should be cut to make a nice mountain stone.  To cut this stone would be to take away the very heart and beauty of it.  To think of the years that this stone was in the water being polished by the running water and sand that cascaded across all sides of this stone.  How long did it take to create this smooth and beautiful patina.  Certainly it was in the river for years and years.  What caused it to reach the shoreline and decide to stay rather than being returned the following winter – who knows.  Perhaps had we not been there that day to pick it up it would have returned last winter when the river once again rose and raged.  But on that Saturday we were there at just the right time to see its beauty and to make it a part of our collection.

To be direct this is not a stone we will sell or give away. At some point it will be returned to the trinity as it reminds us that most things in life are never owned but simply on loan.  I hope you think the diaza Koji Suzuki made for this stone allows us to appreciate it in how it is displayed.

Later that afternoon we headed on up to the Klamath river where we stayed less than 100 yards away from the water.  On Sunday, while walking the banks I had decided to run back and pick up a stone that I had sat aside to show Mas to see what he thought of it.  While walking back and before crossing over some 6 foot bushes to where our group was sitting on the river bank while watching small, fresh steelhead running through the water I looked down and saw this stone.

Tranquility, photo by Sam Edge
Tranquility, photo by Sam Edge

We will need to post some more photos of this stone for you as this bronze color patina is natural and unpolished by human hands.  At first when I saw it I wasn’t quite sure what it was other than a deep copper colored bronze-like stone.  When I picked it up and held it the thing that struck me about this stone was it’s softness – and just by holding it it brought a sense of tranquility.  Often I see or hold stones and its texture and color brings other emotions of almost all of which are not tranquility.  I’m not saying that looking at a nice distant mountain stone doesn’t bring about a sense of peace but this stone exuded a state of tranquility.  Much like when you are quietly walking through a forest where even the sound of your feet somehow never escapes the ground to your ears.  That kind of quietness – that sense of peace.

We debated a long time how to display this stone.  Our first thought was just a simple pillow – I still think this is best – but in the end we wanted to have a diaza made for this stone so we can display it as some future point in a show.  Is this stone perfectly smooth – we think not, but it does give a sense of smoothness in a turbulent world.  My personal work is often extremely stressful, most start-ups are, and the one I’m helping is no exception.  Trying to raise capital, building a product on a limited budget, and trying to meet often conflicting priorities will raise one’s blood pressure. What I do find though when I think my day is spiraling out of control is that I walk away from my computer(s) and I take a few minutes to gaze upon this stone at least for a short moment a sense of tranquility departs from it and envelops my state of mind.
Let me say that many who read this post might wonder if the stress hasn’t perhaps sent me over the ‘edge’ – no pun intended – but I would challenge you that if your stones or suiseki isn’t evoking this kind of visceral reaction are you taking enough time to study your stone to see what it has to offer?

I must admit that before we took up suiseki and tanseki trips, we often saw stones and quickly passed by them. Sometimes with a brief appreciation but often that was only fleeting.  Perhaps age has something to do with the desire to slow down and to take the time to be a bit more observant of one’s surroundings.  I’m not exactly sure but we do know that these stones in our lives recently have caused us to pause and ponder – isn’t that a good thing?

Source: https://samedge.wordpress.com/2010/04/10/northern-california-suiseki-stones/

Thủy Thạch của Bắc California
Sam Edge
Võ Tấn Phát dịch


Trước đó vào mùa hè hội đá của chúng tôi đã tổ chức các chuyến đi đến các con sông Trinity và Klamath. Trong lúc lái xe đến chỗ cắm trại trên sông Klamath chúng tôi dừng lại ăn trưa trên bờ sông Trinity. Một chỗ phong cảnh đẹp có bàn ghế dưới bóng râm của những tán cây, và gió nhẹ thổi qua con sông đang gầm vang rền. Tôi sẽ đăng hình chuyến đi đó khi có dịp.

Sau bữa trưa chúng tôi đi dọc theo bờ sông tìm kiếm đá. Trong khi đang lang thang lật các viên đá lên ngắm nghía, tôi đụng một đám cây rậm rạp kéo dài xuống tận mé nước. Tôi quyết định lục lọi trong những bụi cây này và bất ngờ thấy hòn đá này nằm trên mặt đất. Janet thường nói trong nhiều chuyến tìm đá là có những hòn đá cứ nằm đó dường như chờ người tới lượm. Hòn đá xinh đẹp này là một trường hợp như vậy. Không có phần nào của hòn đá nằm chìm dưới đất cả – cứ như hòn đá kiên nhẫn nằm chờ đợi tôi đến lượm lên và chiêm ngưỡng nó vậy.

Trinity River Stone, photo by Sam Edge
Trinity River Stone, photo by Sam Edge

Nhiều người nhìn thấy hòn đá này sẽ nói “hòn đá này đã được mài bóng!” Và thật sự là nếu chính tôi không thấy hòn đá này và lượm nó lên như vậy thì chắc chắn tôi cũng sẽ nghĩ như thế. Nó có phải là dáng thủy thạch cổ điển không – dĩ nhiên không. Tôi có yêu thích hòn đá này không – dĩ nhiên là có!

Tôi đem hòn đá này đến hỏi ý kiến Mas. Ông đồng ý là nếu mà không có mặt ở đó thì ông cũng sẽ nghĩ rằng bề mặt già cỗi của hòn đá là do mài mòn. Mas nghĩ rằng đây là viên đá đẹp nhất mà cả nhóm đã lượm được ngày hôm đó – ít ra là cho đến lúc đó… Hòn đá đẹp cả hai mặt. Chúng tôi chọn chưng mặt này ra trước vì “cảm thấy đẹp hơn”. Một vài người thấy hòn đá này cứ đòi cắt hòn đá để nó thành hình núi đẹp. Nhưng cắt hòn đá này là cắt đi linh hồn và vẻ đẹp của hòn đá. Hãy nghĩ về những năm tháng hòn đá này nằm dưới nước được mài mòn do nước và cát cứ chảy mãi miết qua bề mặt đá. Phải mất bao lâu mới tạo được bề mặt láng và dáng già cỗi miên man như thế. Hiển nhiên hòn đá đã nằm dưới nước năm này qua năm khác. Duyên cớ gì mà hòn đá đã tới bờ sông và quyết định nằm lại đó thay vì trở lại dòng sông khi nước dâng vào mùa đông sau đó – ai mà biết được. Có lẽ nếu chúng tôi không có mặt hôm đó để lượm hòn đá lên thì nó đã quay lại lòng sông vào mùa đông năm đó khi nước theo chu kỳ lại đầy tràn cuồn cuộn chảy. Nhưng vào ngày thứ bảy đó chúng tôi đã ở đó đúng lúc để nhận ra vẻ đẹp của nó và thêm vào bộ sưu tập của mình.

Xin nói thẳng là đây không phải là viên đá mà chúng tôi sẽ bán hay tặng. Đến lúc nào đó nó sẽ được trả về dòng sông Trinity để nhắc nhở chúng ta rằng hầu hết mọi thứ trên đời không phải là của cải sở hữu mà chỉ là đồ thuê mướn. Tôi hy vọng rằng cái đế gỗ do Koji Suzuki chạm khắc sẽ cho thấy được hết vẻ đẹp của hòn đá lúc trưng bày.

Chiều hôm đó chúng tôi đi tiếp tới sông Klamath và ngủ chỉ cách bờ sông 100 m. Sáng Chủ Nhật trong khi đang dạo trên bờ sông tôi quyết định quay lại lấy một hòn đá tôi để riêng ra cho Mas coi và hỏi ý kiến ông. Trong khi quay lại và trước khi qua một lùm cây rộng khoảng 2 m để đến chỗ cả nhóm đang ngồi coi cá hồi nhỏ đang vượt sông, tôi nhìn xuống và thấy hòn đá này.

Tranquility, photo by Sam Edge
Tranquility, photo by Sam Edge

Chúng tôi sẽ đăng thêm nhiều tấm hình của hòn đá này độc giả thấy sắc cổ màu đồng của hòn đá là tự nhiên và không do tay người mài. Lúc đầu khi tôi thấy nó tôi không chắc nó là gì khác hơn là một hòn đá màu đồng sậm. Khi lượm nó lên và cầm trong tay thì điều làm tôi ngạc nhiên là sự mềm mại của hòn đá – và chỉ cần cầm trong tay là nó đem lại cảm giác bình an. Thường khi tôi nhìn thấy hay cầm một hòn đá, bề mặt và màu sắc của nó gợi những cảm giác hầu hết không phải là bình an. Tôi không nói là khi ta nhìn một hòn đá tuyệt vời hình núi xa thì ta không có cảm giác thanh bình, nhưng hòn đá này như ứa ra sự bình an. Tựa như khi ta yên lặng dạo bước qua một khu rừng mà thậm chí tiếng bước chân không thoát khỏi mặt đất để tới tai ta. Chính sự yên tĩnh đó – chính cảm giác yên bình đó.

Chúng tôi đã tranh luận rất lâu làm sao để trưng bày hòn đá này. Lúc đầu chúng tôi nghĩ chỉ cần đặt trên một cái gối đơn giản – tôi vẫn nghĩ đó là cách tốt nhất – nhưng cuối cùng chúng tôi muốn có một cái đế gỗ để trưng bày hòn đá như một tâm điểm trong triển lãm trong tương lai. Hòn đá có hoàn toàn phẳng lặng không – chúng tôi không nghĩ vậy, nhưng nó đem lại một cảm giác phẳng lặng trong một thế giới hỗn loạn. Công việc của tôi thường vô cùng căng thẳng, hầu hết các công ty khởi nghiệp đều như vậy, và công ty mà tôi đang tư vấn cũng không phải ngoại lệ. Tìm vốn đầu tư, tạo ra sản phẩm với ngân sách giới hạn, và cố gắng làm theo những tiêu chuẩn đôi khi mâu thuẫn nhau, tất cả đều làm điên đầu. Nhưng ngày nào mà tôi thấy mệt mỏi bất lực, tôi thấy rằng nếu tôi đứng dậy rời bàn làm việc và ngắm nhìn hòn đá này chỉ vài phút thôi, thì một cảm giác bình an sẽ rời hòn đá đến ôm ấp hồn tôi dù chỉ trong chốc lát. Nhiều người đọc tới đây sẽ nghĩ rằng căng thẳng đẩy tôi xuống bờ vực [tác giả chơi chữ: edge là họ của tác giả mà cũng có nghĩa là bờ vực – ND] – nhưng nếu hòn thủy thạch của bạn không gợi nên phản ứng tự đáy lòng như thế này, tôi muốn hỏi rằng bạn đã dành đủ thời gian nghiên cứu hòn đá để thấy nó đem lại điều gì cho bạn chưa?

Tôi phải thừa nhận rằng trước khi nhập môn thủy thạch và đi tìm đá, chúng tôi cũng thường thấy đá và chỉ lướt qua thôi. Đôi khi có chút yêu thích nhưng thường thoáng qua rồi thôi. Có lẽ tuổi tác làm chúng tôi mong muốn chậm rãi lại và để thời gian quan sát kỹ hơn thế giới xung quanh. Tôi không biết chắc nhưng những hòn đá đã đi vào đời chúng tôi gần đây đã làm chúng tôi dừng lại và suy gẫm – như thế không tốt sao?

A Suiseki Secret

3C7AE7D5-A1B5-400D-BA46-9AB0FD55D2AF
Lisa and Phat found this boat stone together on an Eel River beach. It was a hot summer day and the river was beautiful…

A Suiseki Secret
Phat Vo

There is an open secret that terrifies most men in all suiseki clubs: women find better suiseki than men do. If men had known better, it is how it is. It is no accident that diamond is a girl’s best friend. Women appreciate precious stones more than men do. In fact, more likely women were first to use precious stones as decorative objects. Men were just brutes, and for them, all rocks were either weapons or tools, and only value precious stones because women love them. And despite all the algorithms and calculations and tools to detect the precious stone mines, men could barely know a piece of jade from a piece of dirt, and so they could hardly find enough precious stones for world need. If men had just let women take charge of the precious stone businesses, women would have mined the whole universe of these precious rocks. When it comes to suiseki it is natural that women are attracted to better stones.

But we men should not be ashamed of it. After all it is just one in a zillion things women can do better than men. Men when alone are simple minded, concerned mostly with food and drinks. Only after meeting women, men become poets and artists and musicians; and only after marriage men become philosophers of some sort. But like most everything men put their hands and minds to, they tend to overdo it. Men then need women to bring them down to earth.

One day late at night while Socrates was in a deep conversation with his friends, his wife Xanthippe gave him either a subtle call to mate or a not-so-subtle call to take out the trash. But since men don’t like to run away from a fight, physical or meta-physical, Socrates played the absent minded card and ignored her. Her call got louder and eventually Xanthippe dumped a bucket of water over his head. Socrates just smiled and said, “This is quite natural. After thunder comes rain.”

Father of Western Philosophy or not, Socrates was no match for his wife Xanthippe, Mother of Universal Reality.

But let’s stop beating a dead horse (I mean dead men of the past) and let’s go back to the trouble we men of rocks are facing now. After collecting long enough, most men realize they cannot compete with their women, no matter how hard they try.

So some men just give up and follow their woman’s lead. At an exhibition when they are asked about their rocks, these men might say something like, “Oh, I am just here to support my wife.” We just pretend to recognize their apparent selflessness with comments like, “That’s very nice of you.” Others just continue to collect, only to sit in silence at suiseki exhibitions. Then guests just ignore their stones and go straight to their women’s suiseki and start praising them.

I have my own way to cope with that and I will reveal it here if you promise not to tell my wife. After countless times of reading and contemplating over Sun Tzu’s “The Art of War” and many years of practicing martial arts, I came up with my strategy, somewhere between “snatch victory from the jaws of defeat” and “if you can’t beat them, join them.” I learned to make daiza before my wife could learn and master the skill, and spent good money on suiban and doban for her stones. Then I submit our stones under our names “Lisa and Phat” for suiseki shows. At the show if some nosy guests still ask, “So, who found it?” I just calmly and casually say, “We found it together on the banks of the Kern River” for example, and then I quickly change the subject by describing the beauty of the stone and/or telling them about the weather or the scenery when we found it.


Aiseki Kai Newsletter, July 2022 issue

3C7AE7D5-A1B5-400D-BA46-9AB0FD55D2AF
Trang và Phát cùng tìm thấy hòn đá hình thuyền này bên bờ sông Eel. Hôm đó nhằm mùa hè, trời thì nóng, và phong cảnh trên sông như tranh…


Một Bí Mật trong Thuỷ Thạch

Võ Tấn Phát

Có một bí mật ai cũng biết, mà hầu hết các đấng nam nhi trong các hội đá đều kinh hãi: phụ nữ tìm được đá đẹp hơn nam giới. Nếu đàn ông hiểu biết hơn chút thôi, thì chuyện đó là hiển nhiên. Không phải ngẫu nhiên mà kim cương là người bạn tốt nhất của phụ nữ. Phụ nữ xem trọng đá quý hơn nam giới. Thực ra có lẽ phụ nữ mới biết bắt đầu dùng đá quý để trang điểm. Đàn ông thì như thú hoang, đá thì hoặc là dụng cụ hoặc là vũ khí thôi, và chỉ biết coi trọng đá quý vì phụ nữ yêu thích chúng. Và mặc cho những phương pháp tính toán, đo đạc, máy móc đủ thứ, để dò tìm các mỏ đá quý, đám đàn ông cũng chẳng phân biệt nổi kim cương với bùn đất, và vì vậy bọn họ đâu tìm đủ đá quý cho thiên hạ dùng. Nếu mà đàn ông chịu nhường chuyện tìm đá quý cho phụ nữ thì chắc phụ nữ đã đào hết đá quý trong vũ trụ này rồi. Lẽ tự nhiên là trong môn thủy thạch, đàn bà cũng thu hút đá đẹp hơn hẳn đám đàn ông.

Nhưng đàn ông chúng ta cũng không nên coi đó là chuyện xấu hổ. Nói cho cùng đó chỉ là một trong hàng tỷ tỷ thứ trên cõi đời đàn bà giỏi giang hơn đàn ông. Đàn ông ở một mình thì đầu óc đơn giản, chỉ biết lo chuyện ăn nhậu. Chỉ khi gặp đàn bà rồi, đàn ông mới thành nào là thi sĩ nào là nghệ sĩ nào là nhạc sĩ; chỉ khi cưới vợ rồi đàn ông mới thành triết gia. Nhưng như bất cứ thứ gì trên đời mà đàn ông chú tâm bắt tay vào, đàn ông thường đi quá đà. Lúc đó thì đàn ông lại cần đàn bà kéo họ trở về mặt đất.

Một đêm khuya nọ trong khi Socrates thảo luận những vấn đề sâu sắc với bạn bè, bà vợ Xanthippe cất tiếng gọi, hoặc là lời gọi tình dịu dàng kín đáo, hoặc là tiếng gọi đi đổ rác chẳng kín đáo cũng chẳng dịu dàng gì. Nhưng vì đàn ông không thích bỏ cuộc trong lúc giao đấu, dù là đấu sức hay đấu trí, Socrates giả đò đãng trí không nghe. Tiếng gọi càng lúc càng tăng cường độ, rồi cuối cùng bà vợ Xanthippe đổ ụp một thùng nước đầy lên đầu ông chồng. Socrates chỉ biết cười và nói: “Chuyện này bình thường mà. Hết giông bão thì mưa thôi.”

Có là cha đẻ của môn Triết học Tây phương hay không, Socrates không phải là đối thủ của bà vợ Xanthippe, mẹ đẻ của môn Thực tại học của toàn thế giới.

Nhưng hãy ngừng châm chọc những người đàn ông chết lâu lắc trong quá khứ mà trở về với vấn đề nan giải đang làm điên đầu đám đàn ông mê đá của hôm nay. Sau khi đã lặn lội tìm đá đủ lâu, hầu hết đàn ông đều hiểu rằng dù có cố bao nhiêu đi nữa họ không thể nào bằng được với các phụ nữ dấu yêu của đời họ.

Vì thế một số ông đầu hàng số phận và đi theo sự dẫn dắt của người đàn bà của đời họ. Khi triển lãm đá và có ai hỏi về đá của họ, thì các vị đàn ông này sẽ trả lời lấp lửng kiểu như: “Tôi chỉ đến để phụ vợ tôi thôi.” Và chúng ta giả vờ khen ngợi cái dáng vẻ vị tha của họ bằng những lời có cánh đại loại như: “Ồ ông thật là người chồng tốt.” Những ông khác vẫn tiếp tục cuộc chơi, để rồi trong các cuộc triển lãm đá đành ngồi im lặng một đống. Rồi nhìn hết người này đến người khác bỏ qua những viên đá của họ, đi thẳng tới và khen hết lời những viên đá của các bà chủ đời họ.

Riêng tôi lại có cách khác để đương đầu với vấn đề này, và sẽ hé lộ ra đây nếu mọi người hứa là sẽ không nói lại cho vợ yêu quý của đời tôi biết. Sau khi đã đọc đi đọc lại Tôn Tử Binh Pháp không biết bao nhiêu lần, và sau rất nhiều năm tập luyện võ thuật, tôi đã nghĩ ra một âm mưu, nằm đâu đó giữa “chuyển bại thành thắng” và “đánh không lại thì đầu [hàng]”. Tôi học làm đế gỗ cho đá trước khi vợ tôi học làm đế và làm đế đẹp, và tôi mua những cái khay xịn bằng sứ hay bằng đồng cho đá của nàng. Đến kỳ chưng đá tôi để tên chung hai đứa “Trang và Phát” là chủ nhân của các hòn đá. Trong cuộc triển lãm vẫn có nhiều kẻ tò mò hỏi vặn vẹo: “Vậy ai tìm được hòn đá này?”, thì tôi sẽ làm mặt lạnh trả lời tự nhiên như ruồi: “Hai đứa tôi cùng tìm được trên sông Kern”, rồi nhanh chóng chuyển đề tài sang tán chuyện vẻ đẹp của hòn đá hay thời tiết hôm lượm được hòn đá đó.

Pathway to Zen — Janet Roth

Pathway to Zen
Janet Roth

I have written before about the suiseki that was given to Mas by his teacher, Mr. Hirotsu.  It is not a stone that immediately strikes the eye but instead rewards long, quiet, contemplation.  As I’ve related, Mas said he did not understand the stone at all when Mr. Hirotsu gave it to him. Over many years he came to realize that Hirotsu-sensei had been trying to lead him, through this suiseki, to the world of Zen.

“Pathway to Zen” (“Lối Thiền”); 7″ x 4.5″ x 5″; Keiseki Hirotsu
“Pathway to Zen” (“Lối Thiền”); 7″ x 4.5″ x 5″; Keiseki Hirotsu

Mas could certainly appreciate dramatic stones and even enjoyed a bit of “bling”, but always it was the spiritual depths of quiet and subtle suiseki that drew him. This can perhaps be felt in the stone he called “Daruma”. Like the one from Mr. Hirotsu, it has depths waiting to be explored.

“Daruma” (“Đạt Ma”); 6″ x 4.5″ x 6″; Mas Nakajima
“Daruma” (“Đạt Ma”); 6″ x 4.5″ x 6″; Mas Nakajima

This past summer I joined a few friends for a collecting trip around Northern California.  I was not planning to collect any stones for myself but was there to enjoy time with friends and to help guide the group to collecting locations. One of the stops was, of course, a place on the Klamath River, deep in the Klamath Mountains of Northern California, where Mas and I loved to collect.

I chose a beautiful spot with a view of the river and scattered some of Mas’ ashes. Almost immediately I looked down, and found a very beautiful little stone, which reminded me of the one from Mr. Hirotsu.

Our good friends Tan-Phat Vo and Lisa Vole were also along on the trip. Phat had learned from Mas the craft of carving daiza and we had all spent much time over the years discussing the art and spirit of suiseki. At lunch I handed my little stone to Phat and asked him if he thought he could make a daiza for it, to which request he very generously agreed.

Recently Phat and Lisa paid a visit to California and brought me the finished suiseki. I had forgotten how beautiful the stone was – and now, finished as a suiseki in Phat’s exquisite daiza, it is sublime.

“Gateway to Zen” (“Cửa Thiền”); 4″ x 2″ x 5″; Tan-Phat Vo
“Gateway to Zen” (“Cửa Thiền”); 4″ x 2″ x 5″; Tan-Phat Vo

It gives me such joy to live with this trinity of stones from Mas, his teacher, and his student. I can only hope that someday I too will be able to glimpse that spiritual realm to which these suiseki lead.

Source: https://suisekiart.com/2022/01/15/pathway-to-zen/

Lối Thiền
Janet Roth
Võ Tấn Phát dịch

Tôi đã viết về viên thủy thạch Mas được vị thầy là ông Hirotsu tặng. Đó không phải là một viên thủy thạch gây chú ý ngay tức khắc, mà cần một sự suy tư lâu dài trong tĩnh lặng mới thưởng nghiệm được. Theo đó, Mas kể rằng anh không hề hiểu được hòn đá khi ông Hirotsu đem tặng. Phải qua nhiều năm sau Mas mới hiểu ra vị thầy Hirotsu đã gắng dẫn dắt anh, thông qua thủy thạch, vào thế giới Thiền.

Dĩ nhiên Mas cũng thích những viên đá nhiều kịch tính và thậm chí đôi khi một số đá sặc sỡ nữa, nhưng chính những hòn thủy thạch yên tĩnh, nhẹ nhàng, sâu lắng thấm vào tâm hồn mới thực sự thu hút Mas. Điều này có thể cảm nhận được từ viên đá Mas đặt tên là “Đạt Ma”. Giống như viên đá của ông Hirotsu, nó có những chiều sâu thẳm chờ ta khám phá.

Mùa hè vừa rồi tôi cùng với vài người bạn đi tìm đá ở Bắc California. Tôi không dự tính sẽ tìm đá cho mình mà chỉ đi chung vui với bạn hữu và hướng dẫn họ tới các nơi tìm đá. Một trong các điểm dừng, dĩ nhiên là một bãi đá trên sông Klamath, nằm sâu trong rừng núi Klamath ở California, một chỗ tìm đá mà Mas và tôi yêu thích.

Tôi chọn một chỗ phong cảnh tuyệt đẹp nhìn xuống dòng sông, và rải một ít tro cốt của Mas. Gần như ngay lập tức tôi nhìn xuống và thấy một viên đá nhỏ và tuyệt, làm tôi nhớ ngay đến viên đá của ông Hirotsu.

Hai người bạn thân Phát và Trang cũng đi cùng chuyến tìm đá này. Phát học cách làm đế của Mas và qua nhiều năm tháng chúng tôi đã thảo luận về nghệ thuật và tinh tuý của môn thủy thạch. Vào lúc ăn trưa tôi đem hòn đá nhỏ ra và hỏi thử Phát có thể làm cái đế gỗ cho hòn đá không, thì anh chàng vui vẻ đồng ý.

Mới đây Phát và Trang đến California và đem đến viên thủy thạch hoàn tất. Tôi đã quên mất vẻ đẹp của viên đá — giờ đây đã thành một viên thủy thạch hoàn hảo với cái đế gỗ thanh tú do Phát làm, nó trông tuyệt hảo.

Khó nói hết được niềm vui của tôi khi ngắm nhìn bộ ba viên thủy thạch này, một viên của người thầy của Mas, một viên của Mas, và một viên từ người học trò của Mas. Tôi chỉ có thể ước mong rằng sẽ có ngày tôi chạm đến chốn tinh thần mà những hòn thủy thạch này dẫn dắt ta vào.

Plum Blossoms

Plum Blossoms
Phat Vo

We were born in the tropical part of the country of Vietnam and grew up with images of “yellow plum blossoms,” Ochna integerrima, or “mai” in Vietnamese, every lunar New Year. In school we learned of many poems involving plum blossoms. Little did we know that the plum in ancient East Asian literature is of a different type, Prunus mume.

Plum, or mei in Chinese (ume in Japanese, or mai in Vietnamese) was loved by the literati class since ancient times. But it was not until the Song Dynasty that plum was the plant front and center in philosophy, art, and literature. The neo-Confucian philosopher, Zhu Xi, associated plum tree with four virtues of heaven. The hermit, Lin Bu, called plum his soul mate, and his poem on plum ever since has been considered the best on plum blossoms in Chinese literature. The Zen monk, Shi Zhongren, invented the ink wash painting of plum blossoms on silk. The great literati, Su Shi, praised plum blossoms with phrases like “Bones of Jade, Soul of Ice”. The poet, Lu Yu, wished to transform his body into a million incarnations, each under a plum tree to appreciate it fully. The list goes on and on.

Later this love of plum blossoms has been transmitted to other countries in East Asia. In Japan the use of plum blossoms in art had grown strong among the Zen circles. Eihei Dogen wrote a lively treaty on plum blossoms. Ikkyu Sojun, Hakuin Ekaku, Ryōkan Taigu, Matsuo Basho and Sesshu Toyo contemplated over life with poems about plum blossoms or paintings of plum blossoms.

Plum - kitchen

Plum - tea, wine

As we love Japanese culture, and especially as we are into suiseki art, we naturally love plum blossoms. Plum blossom images are everywhere in our kitchen utensils. Plum trees and blossoms are in our sake containers, tea pots, tea bowls, and tea cups. We have ranma (transoms) with plums. We have a few woodblock prints with plum blossoms and bush warblers. We enjoy suiseki with images of plum blossoms from suiseki club members, and wish some day to find a beautiful plum imaged suiseki. And the funny thing was that we had never seen real plum blossoms.

In February 2020 we planned to go to Japan to see the suiseki exhibition and later to experience some plum blossom festivals in Kyoto. The trip was canceled due to COVID-19. We then used our saved vacation in 2020 and 2021 to travel in the USA to find stones, and unexpectedly we found some beautiful ume suiseki. Was it karma?

Ume and Uguisu (Plum and warbler)
Ume and Uguisu (Plum and warbler) WxHxD 8×4.5×4 in

In January 2022 we overheard that plum trees were blooming at The Huntington Library; we arranged with Jim Greaves to meet with him there to view the plum blossoms, first time for us, and to see Jim’s wonderful suiseki collection at The Huntington. Our excitement spread to Jim. Later that day we came over and stayed overnight at Jim’s house. There in his Japanese tea room under the dim light we enjoyed one of the best suiseki, collected years ago on the Merced River by Jim’s deceased wife Alice, named “Ume over Lake Biwa.” That was a perfect weekend.

Huntington Library- Jim and Phat
Huntington Library- Jim and Phat

Huntington Library - Lisa and Phat
Huntington Library – Lisa and Phat

Huntington Library, Japanese Garden - Plum
Huntington Library, Japanese Garden – Plum

Huntington Library, Japanese Garden - Plum Blossoms
Huntington Library, Japanese Garden – Plum Blossoms

Alice Greaves, “Ume over Lake Biwa”, Merced River
Alice Greaves, “Ume over Lake Biwa”, Merced River

Nowadays mei is everywhere. Its image becomes an object of kitschy conformity. But it need not be so. The culture of East Asia has long loved mei for its beauty and admired mei for its spirit. Mei often associates with men of conscience of their day, who could not remain silent before the injustices of the world, who gave honest assessments to the Emperors or their superiors, who were seldom listened to, often punished, sometimes with death. But even so, these gentlemen found solace in mei: its flowers might be destroyed by snow or rain, but the fragrance lingered long afterwards. In this land while we enjoy the beauty and fragrance of mei, our minds could not but recall the spirits of these noblemen of the past, while our hearts go out to the men and women of conscience of today.

Source: http://aisekikai.com/resources/February+newsletter+22.pdf

Trang and Phat, “Ume” (Plum Blossoms) WxHxD 6×4.5×4.5 in
Trang and Phat, “Ume” (Plum Blossoms) WxHxD 6×4.5×4.5 in


Mai

Võ Tấn Phát

Chúng tôi sinh ra ở xứ nóng miền Nam Việt Nam, và khi lớn lên Tết nào cũng thấy mai vàng, tên khoa học là Ochna Integerrima. Trong trường học chúng tôi đọc nhiều bài thơ về mai, mà không hề biết mai trong thơ văn cổ điển Đông Á là loài mai khác, tên khoa học là Prunus Mume.

Mai — tiếng Trung Hoa là mei, tiếng Nhật là ume, tiếng Anh là plum, hay đôi khi là apricot — được giới văn nhân Trung Hoa yêu thích từ xa xưa. Nhưng phải đến thời Tống, mai mới đứng đầu các loài thảo mộc trong triết học, nghệ thuật, và thơ văn. Nhà triết học Tống Nho, Chu Hi, cho rằng mai có bốn đức lớn của trời đất. Vị ẩn sĩ Lâm Bô coi mai là vợ, và bài thơ của ông vẫn được coi là bài thơ vịnh mai hay nhất trong văn chương Trung Hoa. Thiền sư Thích Trọng Nhân khởi đầu môn vẽ mai bằng thủy mặc trên lụa. Đại văn hào Tô Thức đã tôn sùng mai bằng những câu như “Xương ngọc, hồn băng”. Nhà thơ Lục Du ước gì thân mình được hoá thành trăm nghìn mảnh để mỗi mảnh nằm dưới mỗi gốc mai. Danh sách đó kéo dài vô hạn.

Tình yêu mai sau đó đã lan sang các nước Đông Á khác. Ở Nhật Bản hình ảnh hoa mai bàng bạc khắp chốn Thiền môn. Vĩnh Bình Đạo Nguyên viết một bài pháp ngữ sống động về hoa mai. Nhất Hưu Tông Thuần, Bạch Ẩn Huệ Hạc, Lương Khoan Đại Ngu, Tùng Vĩ Ba Tiêu, Tuyết Chu Đẳng Dương suy ngẫm về nhân sinh qua thơ văn về mai hay họa phẩm vẽ mai.

Vì chúng tôi yêu văn hoá Nhật, và nhất là vì chúng tôi mê đắm nghệ thuật thủy thạch, lẽ tự nhiên là chúng tôi yêu mai. Hình ảnh mai có khắp nơi trên các vật dụng trong nhà bếp. Mai cũng có cùng khắp trên bình rượu, bát trà, bình trà, chén uống trà. Nhà chúng tôi trang trí bằng khung cửa sổ gỗ của Nhật khắc hình mai. Chúng tôi mua những bức tranh khắc gỗ có hoa mai và chim oanh. Chúng tôi yêu thích những hòn thủy thạch hình mai của những thành viên của các hội thủy thạch, và ước một ngày nào đó tìm được một hòn thủy thạch hình mai. Điều nực cười là chúng tôi chưa hề thấy mai thật ngoài đời.

Vào tháng hai năm 2020 chúng tôi đã chuẩn bị tất cả mọi thứ để du lịch Nhật Bản, đến tham quan cuộc triển lãm thủy thạch quan trọng, rồi đến Kyoto tham dự các hội hoa mai. Chuyến đi bị hủy bỏ vì COVID-19. Trong hai năm 2020 và 2021 chúng tôi để dành những ngày nghỉ phép để đi dạo khắp nước Mỹ tìm đá. Rồi bất ngờ chúng tôi tìm được vài hòn thủy thạch hình mai rất tuyệt. Có duyên nợ gì nhau chăng?

Tháng giêng năm 2022 chúng tôi đọc được tin ở Huntington Library hoa mai đang nở ở vườn Trung Hoa và vườn Nhật, nên chúng tôi sắp xếp với ông Jim Greaves gặp nhau để ngắm hoa, là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy hoa mai, và sẵn dịp thưởng thức bộ sưu tập thủy thạch của ông ở đó. Sự hào hứng của chúng tôi cũng lây sang Jim. Tối đó chúng tôi đến nghỉ lại nhà của Jim. Trong căn trà thất kiểu Nhật, dưới ánh sáng mờ ảo, chúng tôi được thưởng ngoạn một trong những viên thủy thạch đẹp nhất, “Mai trên Hồ Tỳ Bà”, do người vợ quá cố Alice của ông tìm thấy nhiều năm trước trên sông Merced. Một kỷ niệm cuối tuần tuyệt hảo!

Hôm nay mai có mặt khắp nơi. Hình ảnh mai trở thành thời thượng sếnh sáo. Nhưng mai đâu phải thế. Nền văn hoá Đông Á từ xưa đã yêu mai vì đẹp và kính mai vì thần. Mai thường đồng hành với những bậc quân tử gánh vác lương tâm thời đại của họ, những người không thể lặng thinh trước bất công của thế gian, dám cất lời trung nghĩa với Hoàng đế hay với quan trên, ít được lắng nghe, thường bị trừng phạt, đôi khi bị xử chết. Nhưng dù vậy, họ vẫn tìm được niềm an ủi ở mai: dù hoa mai có bị vùi dập tan nát trong mưa bão tuyết giá, hương mai vẫn lưu mãi về sau. Ở chốn này khi chúng ta vui hưởng vẻ đẹp và hương thơm của mai, trí ta không khỏi nhớ lại khí phách của những bậc trượng phu của quá khứ, tâm ta không khỏi hướng về những tù nhân lương tâm của hôm nay.

Nguồn: http://aisekikai.com/resources/February+newsletter+22.pdf

“Klamath Forest” — Janet Roth

3657CAF2-CA8C-4541-8AD6-F4A9B0C94F22
“Klamath Forest”

Janet Roth

I found this stone at Black Butte Lake on one of our early trips together with Mas Nakajima. I was sitting down on the rocks and looking at the stones around me and saw this one. It was simply sitting upright on the surface next to me as if waiting to be found. I called Mas over to look, and he went very quiet. Finally, he said, “I’ve been looking my entire life for this stone.” His love for the stone shows in the daiza, which he carved to firmly and gently cradle it while ensuring its best qualities were revealed. This stone does not have big flashy features demanding one’s attention, but this beautiful, quiet suiseki constantly reveals new depths to me over the years. As Mas would say, “you never get tired.”

This stone is 30.5 x 12.7 x 13.3 cm (12 x 5 x 5.25 inches). Photo: Sam Edge

Source: https://www.vsana.org/som-2021-05

“Rừng Klamath”
Janet Roth
Võ Tấn Phát dịch

Tôi tìm thấy viên đá này ở Hồ Black Butte trong một chuyến đi tìm đá chung đầu tiên với Mas Nakajima. Tôi ngồi xuống bãi đá, nhìn đá xung quanh tôi, và thấy viên đá này. Nó nằm trên mặt đất gần tôi, khoe phía đẹp nhất ra, cứ như chờ đợi được tìm thấy. Tôi gọi Mas lại nhìn viên đá và anh bỗng im lặng hẳn. Cuối cùng Mas nói: “Cả đời tôi cố gắng tìm một viên đá thế này.” Lòng yêu thích viên đá này được Mas thể hiện ở cái đế gỗ, mà anh đã chạm khắc để cái đế ôm lấy viên đá vừa vững chãi vừa thanh thoát, trong khi phô bày ra những phẩm chất đẹp nhất của viên đá. Viên đá này không có những đặc điểm hào nhoáng khiến ta chú ý ngay lập tức, nhưng viên thủy thạch yên tĩnh, xinh đẹp này cứ tiếp tục bộc lộ độ sâu lắng mới mẻ cho tôi thấy qua năm tháng. Như Mas thường nói: “mình không bao giờ thấy chán.”

Kích thước hòn đá này 30.5 x 12.7 x 13.3 cm (12 x 5 x 5.25 inches). Ảnh: Sam Edge

California Aiseki Kai 32nd Annual Viewing Stone Virtual Show

California Aiseki Kai 32nd Annual Viewing Stone Virtual Show

Our stones

9212A507-03FF-4CA9-AF2D-1843CCF588FF
“Ume” (Plum Blossoms)
A River in the United States
WxHxD 6×4.5×4.5 in

3510DCA8-CED5-4287-820A-21D9290D521B
Doha
Merced River
WxHxD 13×4.5×4.5 in

AA078173-AF36-4D65-9A5D-8BC8214C41AD
Shelter
Yuha Desert
WxHxD 9.5×6.5×6 in

Link: https://www.huntington.org/events/viewing-stones-online-show-2021

California Ái Thạch Hội – Triển Lãm Đá Hằng Năm – Năm thứ 32

Tụi mình có 3 hòn đá trong cuộc triển lãm trên mạng năm nay

Mai Hoa
Một con sông ở Mỹ

Thổ Pha (núi trên bình nguyên)
Sông Merced

Chỗ trú mưa
Sa mạc Yuha

Liên kết: https://www.huntington.org/events/viewing-stones-online-show-2021

The Importance of Books

Lady Murasaki; Eel River stone; collected by Mas Nakajima 2015; walnut daiza 2015.  In the permanent collection of the Oakland Museum of California. Photo by Lisa Vole
Lady Murasaki; Eel River stone; collected by Mas Nakajima 2015; walnut daiza 2015.  In the permanent collection of the Oakland Museum of California. Photo by Lisa Vole


The Importance of Books

Around 130 million books have been published in the history of humanity; a heavy reader will at best get through 6,000 in a lifetime. Most of them won’t be much fun or very memorable. Books are like people; we meet many but fall in love very seldom. Perhaps only thirty books will ever truly mark us. They will be different for each of us, but the way in which they affect us will be similar.

The core – and perhaps unexpected – thing that books do for us is simplify. It sounds odd, because we think of literature as sophisticated. But there are powerful ways in which books organise, and clarify our concerns – and in this sense simplify.

Centrally, by telling a story a book is radically simpler than lived experience. The writer omits a huge amount that could have been added in (and in life always – by necessity – is there). In the plot, we move from one important moment directly to the next – whereas in life there are endless sub-plots that distract and confuse us. In a story, the key events of a marriage unfold across a few dozen pages: in life they are spread over many years and interleaved with hundreds of business meetings, holidays, hours spent watching television, chats with one’s parents, shopping trips and dentist’s appointments. The compressed logic of a plot corrects the chaos of existence: the links between events can be made much more obvious. We understand – finally – what is going on.

Writers often do a lot of explaining along the way. They frequently shed light on why a character is acting as they do; they reveal people’s secret thoughts and motives. The characters are much more clearly defined than the people we actually encounter. On the page, we meet purer villains, braver more resourceful heroes, people whose suffering is more obvious or whose virtues are more striking than would ever normally be the case. They – and their actions – provide us with simplified targets for our emotional lives. We can love or revile them, pity them or condemn them more neatly than we ever can our friends and acquaintances.

We need simplification because our minds get checkmated by the complexity of our lives. The writer, on rare but hugely significant occasions, puts into words feelings that had long eluded us, they know us better than we know ourselves. They seem to be narrating our own stories, but with a clarity we could never achieve.

Literature corrects our native inarticulacy. So often we feel lost for words; we’re impressed by the sight of a bird wheeling in the dusk sky; we’re aware of a particular atmosphere at dawn, we love someone’s slightly wild but sympathetic manner. We struggle to verbalise our feelings; we may end up remarking: ‘that’s so nice’. Our feelings seem too complex, subtle, vague and elusive for us to be able to spell out. The ideal writer homes in on a few striking things: the angle of the wing; the slow movement of the largest branch of a tree; the angle of the mouth in a smile. Simplification doesn’t betray the nuance of life, it renders life more visible.

The great writers build bridges to people we might otherwise have dismissed as unfeasibly strange or unsympathetic. They cut through to the common core of experience. By selection and emphasis, they reveal the important things we share. They show us where to look.

They help us to feel. Often we want to be good, we want to care, we want to feel warmly and tenderly – but can’t. It seems there is no suitable receptacle in our ordinary lives into which our emotions can vent themselves. Our relationships are too compromised and fraught. It can feel too risky to be very nice to someone who might not reciprocate. So we don’t do much feeling; we freeze over. But then – in the pages of a story – we meet someone, perhaps she is very beautiful, tender, sensitive, young and dying; and we weep for her and all the cruelty and injustice of the world. And we come away, not devastated, but refreshed. Our emotional muscles are exercised and their strength rendered newly available for our lives.

Not all books necessarily contain the simplifications we happen to need. We are often not in the right place to make use of the knowledge a book has to offer. The task of linking the right book to the right person at the right time hasn’t yet received the attention it deserves: newspapers and friends recommend books to us because they work for them, without quite thinking through why they might also work for us. But when we happen to come across the ideal book for us we are presented with an extraordinarily clearer, more lucid, better organised account of our own concerns and experiences: for a time at least our minds become less clouded and our hearts become more accurately sensitive. Through books’ benign simplification, we become a little better at being who we always really were.

Source: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-importance-of-books/

Suiseki: Lady Murasaki; Eel River stone; collected by Mas Nakajima 2015; walnut daiza 2015.  In the permanent collection of the Oakland Museum of California. Photo by Lisa Vole

Source: https://suisekiart.com/2017/01/02/lady-murasaki/

From Wikipedia:
Murasaki Shikibu (紫 式部, English: “Lady Murasaki”; c. 973 or 978 – c. 1014 or 1031) was a Japanese novelist, poet and lady-in-waiting at the Imperial court in the Heian period. She is best known as the author of The Tale of Genji, widely considered to be one of the world’s first novels, written in Japanese between about 1000 and 1012.

Tosa Mitsuoki illustration of Lady Murasaki writing.  c. late 17th C.
Tosa Mitsuoki illustration of Lady Murasaki writing. c. late 17th C.

Tầm quan trọng của sách
Võ Tấn Phát dịch

Khoảng 130 triệu đầu sách được xuất bản trong lịch sử nhân loại; một độc giả chuyên cần nhất cùng lắm chỉ có thể đọc khoảng 6000 cuốn trong đời. Phần lớn sách không thú vị hay đáng nhớ lắm. Sách cũng như người; ta gặp nhiều nhưng hiếm khi phải lòng ai. Có lẽ chỉ khoảng 30 cuốn sách thực sự ghi dấu ấn lên ta. Chúng sẽ khác nhau cho mỗi người, nhưng cái cách chúng ảnh hưởng lên chúng ta thì giống nhau.

Điều cốt lõi — và có lẽ không ngờ — mà sách đã làm cho ta là đơn giản hoá. Nghe thì kỳ quặc, vì ta nghĩ văn chương vốn phức tạp. Nhưng có những phương cách mà sách hệ thống lại, và làm rõ ràng hơn những điều ta quan tâm — và ở ý nghĩa này sách đơn giản hoá.

Điều chính yếu là, bằng cách kể một câu chuyện, một cuốn sách đã đơn giản hơn rất nhiều so với kinh nghiệm sống. Nhà văn đã bỏ đi một số lượng lớn những thứ có thể thêm vào (và trong đời thực — thì cần thiết — phải hiện diện ở đó). Trong cốt truyện, ta nhảy từ một khoảnh khắc quan trọng này sang khoảnh khắc kế tiếp — trong khi ngoài đời thì vô tận những phân đoạn của câu chuyện đó sẽ làm ta mất tập trung và rối trí. Trong một câu chuyện, những sự kiện quan trọng của một cuộc hôn nhân hiển lộ qua vài chục trang giấy: trong đời thực thì nó sẽ trải qua nhiều năm trời và đan xen với hàng trăm cuộc họp hành, những ngày lễ lạc, hàng giờ liền coi truyền hình, những lần trò chuyện với cha mẹ, mua sắm, và đến gặp nha sĩ. Cái trình tự hợp lý đơn giản hoá đó của cốt chuyện sẽ điều chỉnh lại sự hỗn loạn của đời sống: các mối liên hệ giữa các sự kiện trở nên rõ ràng hơn. Cuối cùng ta hiểu được điều gì đang diễn ra.

Nhà văn thường giải thích rất nhiều theo mạch chuyện. Họ thường làm sáng tỏ lý do tại sao một nhân vật lại hành động như vậy; họ bóc trần những suy nghĩ và những động cơ bí mật của con người. Những nhân vật trong sách như vậy được xác lập rõ ràng hơn nhiều so với những người mà ta thực sư gặp gỡ. Trên trang sách, ta gặp những kẻ thuần ác, những anh hùng dũng cảm hơn và tháo vát hơn, những con người mà đau khổ thì hiển nhiên hơn và đức hạnh thì nổi bật hơn so với trong đời thường. Họ — cùng với những hành động của họ — là những mục tiêu được đơn giản hoá cho đời sống tình cảm của ta hướng tới. Ta có thể yêu hay ghét, thương hại hay lên án họ dễ dàng hơn là làm thế với bạn bè hay người quen.

Ta cần đơn giản hoá bởi vì trí óc ta bị kiểm soát bởi rối rắm của cuộc đời. Nhà văn, trong những dịp hiếm hoi nhưng cực kỳ quan trọng, viết ra những cảm xúc lâu nay cứ lẩn tránh khỏi trí óc ta; các nhà văn đó biết rõ về ta hơn ta biết về chính mình. Họ dường như đang kể chuyện đời ta, nhưng với sự sáng sủa ta không thể nào đạt được.

Văn chương điều chỉnh lại sự thiếu khả năng diễn đạt tự bẩm sinh của ta. Rất nhiều khi ta cảm thấy không đủ chữ; ta có ấn tượng mạnh khi thấy chim bay lượn trên nền trời hoàng hôn; ta cảm được bầu không khí đặc biệt lúc bình minh; ta yêu mến phong thái hơi hoang dã nhưng đầy cảm thông của ai đó. Nhưng chúng ta rất khó khăn khi muốn diễn đạt những cảm xúc đó; rồi cuối cùng chỉ có thể nói: ‘tuyệt quá’. Cảm xúc của ta dường như quá phức tạp, quá vi tế, quá mơ hồ, và khó nắm bắt nên ta không thể diễn đạt thành lời. Một nhà văn lý tưởng sẽ tập trung vào những đặc điểm nổi bật: độ nghiêng của đôi cánh; chuyển động chậm chạp của cành cây lớn nhất; khoé miệng cười. Đơn giản hoá không hẳn phản bội cái sắc thái muôn vẻ của đời sống, mà nó làm đời sống rõ ràng hơn.

Những nhà văn vĩ đại xây những cây cầu tới những con người mà ta dễ bỏ qua như những kẻ kỳ cục hay khó thương. Họ cắt ngang qua cái cốt lõi kinh nghiệm chung của nhân loại. Bằng cách lựa chọn và nhấn mạnh, họ bóc trần ra những điều quan trọng chúng ta đều sở hữu. Họ cho ta biết phải nhìn vào đâu.

Họ giúp ta cảm nhận. Thường thì ta muốn là người thiện, ta muốn quan tâm tới tha nhân, ta muốn cảm thấy ấm áp và dịu dàng — nhưng ta không thể. Dường như không có những bầu chứa thích hợp trong đời sống bình thường của ta để trút hết tâm sự vào đó. Các mối quan hệ của ta thì dễ tổn thương và đầy bất trắc. Ta có thể cảm thấy quá mạo hiểm khi tỏ lòng tốt với ai đó để rồi không được đáp lại. Vì thế ta không thực hành cảm xúc; ta đóng băng. Nhưng rồi, trong những trang sách, ta gặp một ai đó, có lẽ cô rất xinh đẹp, dịu dàng, nhạy cảm, trẻ và sắp chết; và ta khóc cho cô gái và tất cả những tàn ác bất công của thế gian này. Và ta trải qua, không bị tổn hại, mà được làm mới. Những cơ bắp cảm xúc của ta được tập luyện và năng lượng cảm xúc hồi phục trong đời ta.

Không phải sách nào cũng nhất thiết chứa đựng những đơn giản hoá ta cần. Ta thường không ở đúng chỗ để tận dụng kiến thức mà một cuốn sách cung cấp. Việc liên kết một cuốn sách thích hợp cho đúng người vào đúng thời điểm vẫn chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng: báo chí và bạn bè giới thiệu sách cho ta vì chúng hợp với họ, mà không nghĩ kỹ làm sao chúng cũng hợp với ta. Nhưng khi ta tình cờ bắt gặp một cuốn sách lý tưởng cho mình, ta được trình ra một tập hợp những quan tâm và kinh nghiệm của chính ta, cực kỳ rõ ràng, sáng sủa hơn, được hệ thống tốt hơn: ít ra vào lúc đó trí ta ít vẩn đục hơn và tim ta nhạy cảm hơn. Thông qua sự đơn giản hoá vô hại của sách, ta trở nên tốt hơn chút nữa trong khi trở thành chính con người thật của mình.

Thủy thạch: Lady Murasaki; đá sông Eel, California; đá do Mas Nakajima sưu tầm năm 2015 và làm đế bằng gỗ walnut cùng năm. Tặng phẩm cho Viện Bảo tàng Nghệ thuật Oakland ở California. Hình chụp của Trang Vo-Le.

Wikipedia:
Murasaki Shikibu (Kana: むらさきしきぶ; Kanji: 紫式部, Hán Việt: Tử Thức Bộ; 978—1019?) là biệt hiệu của một nữ văn sĩ cung đình thời Heian Nhật Bản, tác giả của cuốn tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, kiệt tác Truyện kể Genji (Nguyên Thị Vật Ngữ), được viết bằng tiếng Nhật vào khoảng năm 1000 đến 1012.