
Coastal Rocks
Phat Vo
There is a joke among suiseki collectors: if you don’t know what to do with a stone, call it a coastal rock.
Recently Lisa and I have travelled a lot along US Pacific Coast, and we’re seen many coastal rocks, and they are beautiful. That makes me think a little harder about coastal rocks as a type of suiseki.
Categorically, iwagata-ishi or coastal rock stones suggest (1) a high, wind-swept rocky coastline, (2) tall, rough offshore rock, (3) steep cliff at end of a peninsula; white mineral deposits at base is prized, suggesting waves breaking against cliffs.[1]
We don’t have any coastal rock suiseki. If we have a good stone that resembles a coastal rock, we immediately think of a near mountain, or a distant mountain, or an island. The joke just imprints in our minds the unseriousness of coastal rock. And it’s sad. By ignoring this category totally we might have missed a very good coastal rock, because we might have considered it bad mountain stone, for example.
And it’s also sad that many people approach the art of suiseki because it seems easy. While it’s joyful to collect rocks for suiseki, we probably need to think of suiseki as a very serious business. After all, the ones who started the suiseki clubs in the USA thought so. Richard Ota: “It has been said in Japan that the full appreciation of Sui-seki can be acquired only after one has cultivated and acquired reverence and appreciation for ancient writings, objects d-arte, paintings and bonsai.” [2] Another master, Keiseki Hirotsu, said: “true suiseki admirers were the people who understood Zen Buddhism, but for some mysterious reason, became attracted to stones and eventually finding a peaceful world of stillness, nothingness, and tranquility in solitude, which is the world of Zen Buddhism.”[3]
Note:
[1] https://www.suiseki.com/classifications/japanese.html
[2] Richard Ota, Sui-seki
http://www.aisekikai.com/resources/june+newsletter+09.pdf
[3] Hideko Metaxas, Suiseki Philosophy
Golden Statements, November/December 2001
Included in Aiseki Kai January 2022 newsletter:
http://aisekikai.com/resources/January+newsletter+22.pdf
—

Đá ven bờ biển
Võ Tấn Phát
Có một câu nói đùa trong giới sưu tầm thủy thạch: nếu có hòn đá nào mà không biết loại gì, thì xếp cho nó vào loại đá ven bờ biển.
Gần đây Trang và tôi thường đi vân du dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của nước Mỹ, nhìn thấy nhiều tảng đá ven bờ biển, và những tảng đá này rất đẹp. Những cảnh đó làm tôi nghĩ kỹ lại quan niệm riêng của mình về loại đá bờ biển.
Theo cách xếp loại, thì iwagata-ishi (nham tích thạch) hay đá bờ biển gợi ra (1) núi đá cao sát biển hứng chịu nhiều phong ba, (2) tảng đá cao ngoài biển gần bờ, (3) dốc đá ở tận cùng của bán đảo; nếu có khoáng thạch trắng ở chân hòn đá thì càng quý, vì gợi ra hình ảnh sóng đánh vào vách đá.[1]
Chúng tôi không có hòn thủy thạch dạng đá bờ biển nào cả. Nếu chúng tôi tìm được hòn đá đẹp mà hơi giống đá ven biển, thì ngay lập tức chúng tôi xếp vào loại hoặc núi gần, hoặc núi xa, hoặc hải đảo. Câu nói đùa cợt đã in vào trí óc chúng tôi niềm tin rằng đá ven bờ biển không đáng để tâm. Và điều đó thật đáng tiếc. Khi hoàn toàn bỏ qua loại đá này, chúng tôi có lẽ đã bỏ qua một viên đá rất đẹp dạng đá bờ biển, chỉ vì chúng tôi nhìn thấy một viên đá hình núi xấu, chẳng hạn.
Và cũng đáng buồn khi nhiều người đến với môn thủy thạch vì dường như nó dễ dàng. Trong khi thủy thạch mang lại niềm vui, chúng ta có lẽ nên coi đó là một nghệ thuật nghiêm túc. Rốt cuộc thì những người khởi đầu các hội thủy thạch ở Mỹ đều nghĩ như vậy. Richard Ota: “Ở Nhật bản người ta cho rằng một người chỉ thấu hết cái đẹp của thuỷ thạch khi nào y trau dồi, thực lòng sùng mộ, và cảm nhận được thư pháp cổ nhân, tác phẩm mỹ thuật, tranh và cây cảnh.”[2] Một bậc thầy khác, Keiseki Hirotsu, đã nói rằng: “Một người yêu thủy thạch là một người thấu hiểu Phật Giáo Thiền Tông, nhưng vì một lý do bí ẩn nào đó, bị đá hút hồn rồi cuối cùng tìm thấy một thế giới bình an của thinh lặng, của cái không, của niềm an lạc trong cô tịch, vốn là thế giới của Phật Giáo Thiền Tông.”[3]
Chú thích:
[1] https://www.suiseki.com/classifications/japanese.html
[2] Richard Ota, Thuỷ Thạch
http://www.aisekikai.com/resources/june+newsletter+09.pdf
[3] Hideko Metaxas, Minh Triết của Thuỷ Thạch
Golden Statements, November/December 2001
Bài viết đăng ở nguyệt san của Ái Thạch Hội tháng 1 năm 2022:
http://aisekikai.com/resources/January+newsletter+22.pdf