Six Persimmons by Mu Ch’i – Peter C. Swann

99A1062C-B399-429C-ABF6-92418BF22D93
Six Persimmons by Mu Ch’i

Peter C. Swann

The outstanding example of a Ch’an-inspired still-life is the small painting of six Persimmons by Mu Ch’i, a priest-painter active in the Hangchou area during the first half of the 13th century. Most of his work has been preserved in Japan where it has greatly influenced Japanese painters of later generations. Sickman says of this elusive work, “Few other Ch’an paintings are so convincingly the product of an instantaneous flash of inspiration or so perfectly illustrate the way the Ch’an painter can register his visions in terms of ink splashes.*” The spacing is perfect, the balance masterly, the suggestion of form, color and texture is uncanny. As Meredith said, “Perfect simplicity is unconsciously audacious.” Each stalk and leaf has its subtle difference and yet all are interrelated in a way which directs the eyes and unifies the composition. The ink shades build up in power toward the centre which is the focus of its calm spirit; the rest of the fruits seem to point towards this central dark shape. A still atmosphere of meditation surrounds these forms as if they were human beings. The author once stood before this painting and tried to explain its subtle qualities to another westerner who could see nothing in it. This was the nearest he ever reached towards understanding the enlightenment at which the Ch’an faith aimed. The difference was that the Ch’an master would not have tried to explain the meaning of the work. He would have remained silent.

Source: Peter C. Swann, Chinese Painting, New York, 1958, p. 86

Notes:
Six Persimmons (六柿圖) ink painting by Chinese Ch’an (Zen) Monk-Painter Muqui (or Much’i) Fachang (牧谿 法常 – 1210?-1269?)

* L. Sickman, The Art and Architecture of China, London, 1956, p. 140.

60AA67B5-E575-4733-83A7-9713B9193082

Sáu Trái Hồng, tranh thủy mặc của Mục Khê
Peter C. Swann
Võ Tấn Phát dịch

Một thí dụ nổi bật của tranh tĩnh vật dưới ảnh hưởng Thiền tông là một họa phẩm nhỏ gồm sáu trái hồng của Mục Khê, một Thiền sư-họa sĩ ở Hàng Châu vào nửa đầu thế kỷ 13. Phần lớn tác phẩm của ông đã được bảo tồn ở Nhật Bản, và gây ảnh hưởng sâu đậm lên nhiều thế hệ họa sĩ Nhật Bản sau này. Sickman đã nói về tác phẩm khó nắm bắt này: “Ít có họa phẩm Thiền tông nào khác đủ sức thuyết phục để thấy đó là sản phẩm của một cảm hứng chớp nhoáng tức thời, hoặc đủ hoàn hảo để minh họa cho con đường mà một họa sĩ Thiền có thể ghi lại cái thấy của mình bằng những nét chấm phá thủy mặc.” Sự sắp xếp thì hoàn hảo, sự cân bằng thì thượng thừa, sự khơi gợi về hình dáng, màu sắc và cấu trúc thì kỳ diệu. Như Meredith nói: “Đơn giản hoàn hảo là táo bạo vô thức.” Mỗi cái cuống và lá khác nhau chút đỉnh, nhưng tất cả đều liên kết nhau để lôi cuốn ánh mắt và hợp nhất bố cục. Sắc mực thì đậm dần về trung tâm, là tâm điểm của linh hồn an bình của họa phẩm; những trái hồng còn lại dường như hướng về hình tối ở trung tâm. Một bầu không khí thiền định tĩnh lặng bao bọc những hình thể này cứ như chúng là con người vậy. Tác giả [cuốn sách này] có lần đứng trước họa phẩm này và cố giải thích những nét đẹp tinh tế của nó cho một người Tây phương, một kẻ chẳng nhìn thấy gì trong đó. Đó là lần tác giả thấy gần hiểu được sự giác ngộ mà Thiền tông hướng tới. Sự khác biệt là một vị Thiền sư sẽ không cố giải thích ý nghĩa của họa phẩm. Ông sẽ lặng thinh.

Sáu Trái Hồng (六柿圖 – Lục Thị Đồ) – tranh thủy mặc của Thiền sư-họa sĩ Mục Khê Pháp Thường (牧谿 法常 – 1210?-1269?)

12BC9894-394D-414E-BABC-1A0BCC253977

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s